Tìm hiểu và ứng dụng một số phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng khiếu Bóng bàn tại Trường TH Vĩnh Ninh

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa thể chất, là sự tổng hợp những thành tựu của phát triển xã hội, sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích, nâng cao năng lực thể chất, kéo dài tuổi thọ.

 Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động khác ( đạo đức, thẩm mĩ ) góp phần giáo dục thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường còn góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao.

 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội, sự bùng nổ mạnh mẽ trong việc phát triển thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao lan rộng khắp trong cộng đồng, trong đó có nhà trường. Các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông thường xuyên được tổ chức thi đấu trong các cơ quan, trường học. Bên cạnh đó, các môn như cờ vua, cờ tướng, điền kinh, bóng bàn rất ít khi được thi đấu. Trong nhà trường thì lại càng ít hơn và mang tính thời vụ, nhất là môn bóng bàn ở tiểu học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu và ứng dụng một số phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng khiếu Bóng bàn tại Trường TH Vĩnh Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở lý luận và tham khảo sách giáo khoa chuyên môn, quá trình dạy học và ý kiến của đồng nghiệp. Tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục như sau:
 - Nên tìm một chuyên gia bóng bàn học những kĩ năng cơ bản nhất về môn này( thầy cô giáo chuyên sâu, vận động viên). Đồng thời nắm vững nguyên tắc của môn bóng bàn
- Trên thực tế mỗi một sai lầm khi thực hiện kỹ thuật của người chơi thì tương ứng sẽ có một phương pháp sửa chữa đặc hiệu. Tuy vậy cũng có một số phương pháp cơ bản để sửa chữa kỹ thuật là: 
Bước 1: Phân tích lại kỹ thuật đặc biệt của người chơi
Bước 2: Cho tập động tác lăng tay ngoài bàn không bóng 
Bước 3: Tập bóng cho từng quả, đặc biệt từ chỗ sai của kỹ thuật để thực hiện (tập đánh bóng tại chỗ) 
Bước 4: Tập đánh bóng trên một đường cơ bản sau đó mới phối hợp giữa đường và điểm trong quá trình thực hiện cần nghiêm túc, không nóng vội, nhờ người có kỹ thuật giám sát chặt chẽ từng bước và sửa chữa ngay những sai sót cả cũ lẫn mới của người chơi.
	Qua quá trình tập luyện tôi nhận thấy có một số kĩ thuật các em chưa thể hoàn thiện được kĩ năng của mình, thực hiện chưa thành thạo, còn nhiều sai sót, cho nên tôi đã lựa chọn một số kĩ thuật đơn giản phù hợp với các em như sau: 
Các kĩ thuật cơ bản được lựa chọn: 
	1/ Cầm vợt bóng bàn kiểu ngang: Với kiểu cầm vợt này rất phù hợp với kiểu đánh công bóng 2 mặt cũng như cắt bóng, líp bóng vòng cung của trái tay và bao gồm phạm vi quán xuyến lớn. 
	2/Líp công thuận tay:
-Đặc điểm: Vị trí đứng hơi xa bàn, động tác nhỏ, tốc độ nhanh, đường bóng linh hoạt, có kèm theo xoáy lên. Chủ động phát lực đánh bóng, có thể tạo ra cơ hội đập vụt. Đây là kỹ thuật mang tính tấn công có hiệu quả nhất để đối phó với bóng xoáy xuống (đặc biệt là đối phó với cắt bóng). Đây cũng là kỹ thuật mà vận động viên loại hình tấn công gần bàn cần phải nắm vững.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở khu vực giữa hoặc hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn 50-60cm, chân trái hơi đứng ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hơi chìm đưa vợt xuống phía dưới ra sau bên phải cơ thể, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt hơi ngửa ra sau. Sau khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn đến vị trí cao, với sự kéo theo của cánh tay, lấy cẳng tay làm chính vung vợt lên trên ra trước sang trái đón bóng, cùng lúc với xoay thân sang trái. Ở thời điểm bóng từ trên cao rơi xuống dùng mặt vợt ngửa sau đón đánh vào phần giữa dưới của bóng (nếu bóng đến có cường độ xoáy xuống nhỏ, có thể đánh vào phần giữa bóng). Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính theo hướng ra trước lên trên và sang trái ma sát đánh vào bóng làm cho bóng xoáy lên. Sau khi đánh bóng, tay cầm vợt theo đà lên trên ra trước và sang trái, sau đó nhanh chóng trỏ về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái
	3/ Kỹ thuật cắt bóng thuận tay:
Cắt bóng thuận tay là kỹ thuật thường dùng chủ yếu của vận động viên cắt bóng.
- Đặc điểm: Động tác tương đối nhỏ, điểm đánh bóng tương đối cao, nhịp độ đánh bóng và tốc độ của bóng tương đối nhanh và có kèm theo xoáy xuống. Đường bóng và điểm rơi biến hóa nhiều, có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương đồng thời làm cho đối phương phải di chuyển phải, trái để đánh bóng nên có thể tạo được cơ hội tấn công hoặc trực tiếp giành điểm.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng tùy thuộc vào vị trí của bóng đến mà xác định, nói chung cách bàn khoảng 1m. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải. Cánh tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi nâng lên phía trên bên phải đồng thời xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên bên phải thân người làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn và đang ở cuối thời kỳ đi lên thì thân người xoay sang bên trái, cẳng tay và cổ tay vung vợt về phía trước xuống dưới bên trái. Khi bóng ở thời kỳ điểm cao hoặc trước khi đi xuống thì vợt đánh vào phần giữa lệch dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bằng cẳng tay và cổ tay với sự kéo theo của cánh tay sẽ dùng lực nhịp nhàng làm cho mặt vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống dưới phía trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
	4/ Kỹ thuật cắt bóng trái tay
Đây là kỹ thuật thường dùng của vận động viên bóng bàn khi vận dụng kết hợp tấn công và cắt bóng. Kỹ thuật cắt bóng này cũng giống với kỹ thuật cắt bóng thuận tay và cũng có thể chia ra thành: cắt bóng gần, cắt bóng xa, cắt bóng đuổi thân, cắt bóng đột kích, cắt bóng giật vồng xoáy mạnh, cắt bóng giật vồng giật xung. Đặc điểm động tác của các loại kỹ thuật này cơ bản cũng giống với các kỹ thuật cắt bóng thuận tay. Điểm khác biệt là ở chỗ phương hướng thực hiện ngược nhau giữa phải và trái. Ngoài ra điểm cắt bóng của vợt ngang trái tay hơi gần thân hơn so với cắt bóng thuận tay. Đồng thời phát lực của cẳng tay và cổ tay tập trung hơn.
	5/ Kỹ thuật động tác chặn bóng trái tay (Kỹ thuật chặn đẩy):
Đứng ở khoảng giữa hoặc lệch trái bàn bóng, thân người cách bàn khoảng 40-50cm. Hai chân mở sang 2 bên rộng hơn vai, chân trái hơi ra trước hoặc hai chân đứng ngang bằng, hai đầu gối hơi khụy, hóp bụng và ngực, thân trên hơi quay sang phải, tay phải co tự nhiên cầm vợt ở phía bên phải thân người, đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt gần như vuông góc với mặt đất.
Khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, cẳng tay nhanh chóng đưa vợt ra trước bóng. Ở thời điểm bóng bật lên, dùng mặt vợt vuông góc với mặt bàn đẩy vào phần giữa của bóng, chỉ dụng sức nhẹ nhang của cẳng tay và cổ tay, chủ yếu dựa vào sức bật trở lại của bóng để chặn bóng trả lại đối phương. Sau khi chặn bóng, tay vung vợt ra trước theo đà đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị trước khi đánh bóng. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác đánh bóng, trọng tâm cơ thể dồn lên hai chân.
	6/ Kỹ thuật giao bóng
a. Giao bóng xoáy lên thuận tay và trái tay
Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước và lên trên. Bên trái tay chủ yếu là động tác duỗi cẳng tay, kết hợp với miết cổ tay. Bên thuận tay chủ yếu là động tác gấp cẳng tay kết hợp với cẳng tay. Điểm tiếp xúc với bóng chỉ là phần giữa trên của bóng. Đánh bóng khi bóng ở độ cao ngang phần lưới.
Khi giao bóng cần chú ý đến điểm nảy ở trên bàn đối phương. Do bóng có sức xoáy lớn, nhanh cho nên điểm rơi của bóng càng cuối bàn càng có tác dụng. Muốn vậy phải căn cứ lực tác dụng và điểm nảy đầu tiên bàn bên mình để điều chỉnh.
b. Giao bóng xoáy xuống thuận tay và trái tay:
Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, từ trên xuống dưới. Động tác chủ yếu của thuận tay và trái tay là duỗi cẳng tay và cổ tay. Vợt tiếp xúc bóng ở giữa dưới hoặc thấp hơn một tí khi bóng ở độ cao ngang lưới hoặc thấp hơn. Thường thường loại giao bóng này có đặc điểm là xoáy mạnh hoặc xoáy ít kết hợp với điểm rơi.
	7/ Phương pháp đỡ giao bóng
Phương pháp cơ bản của đỡ giao bóng gồm có: 
a. Đỡ giao bóng nhanh thuận tay và trái tay
Vì tốc độ bóng đánh sang nhanh, đường vòng cung thấp, điểm rơi xa, xung lực (lực lao) lớn lại có thêm độ xoáy lên nên bóng đi nhanh, góc độ lớn ở bên trái thường không kịp né thân đánh trả. Vì vậy nên thường dùng đẩy chặn trái tay hoặc đánh trả giật nhanh hoặc công nhanh thuận tay. Khi dùng cắt bóng đánh trả nên lùi ra sau một chút, đợi cho tốc độ bóng đánh sang chậm lại một chút sẽ đánh trả sẽ tương đối chắc chắn hơn.
b.Đỡ giao bóng xoáy xuống nhanh
 Do bóng đánh sang có tốc độ nhanh, điểm rơi xa lại xoáy xuống, khi đánh trả rất dễ chúc lưới, vì vậy khi đẩy hoặc công bóng đánh trả nên làm cho mặt vợt hơi ngửa ra sau, đồng thời tăng thêm lực lên trên thích đáng. Khi đánh trả bằng gò bóng, cắt bóng nếu tốc độ bóng đánh sang nhanh nhưng cường độ xoáy xuống không lớn thì góc độ mặt vợt không nên quá ngửa sau và điểm tiếp xúc với bóng khi đánh trả nên vào phần giữa bóng đồng thời tăng thêm sức ma sát bóng xuống dưới.
c. Đỡ giao bóng xoáy xuống "xoáy và không xoáy”
Trước hết cần phán đoán chuẩn xác độ xoáy của bóng đánh sang. - Đối với bóng xoáy xuống có thêm độ xoáy thì có thể dùng gò bóng để đỡ trả bóng, đồng thời mặt vợt phải ngửa ra sau và dùng sức ra trước nhiều hơn một chút để "xúc” bóng lên. Nếu dùng giật hoặc líp bóng để đánh trả thì cần tăng sức mạnh kéo nâng lên trên. - Đối với bóng xoáy xuống "không xoáy” có thể dùng đẩy chặn hoặc công bóng để đánh trả. Nhưng do phần lớn bóng loại này thường có kèm theo xoáy xuống nhẹ, vì vậy khi đánh trả thì góc độ mặt vợt có thể hơi ngửa ra sau (hoặc không nên nghiêng ra trước nhiều) đồng thời tăng thêmlực hướng lên trên thích đáng.
d. Đỡ giao bóng ngắn
 Do loại giao bóng này bóng sang bàn mình gần lưới, đồng thời thường được dùng kết hợp với giao bóng nhanh, vì vậy luôn phải chú ý đến điểm rơi của bóng đến. Khi phát hiện bóng đến là bóng ngắn cần phải nhanh chóng di chuyển lên phía trước đến được vị trí đánh bóng thích hợp, sau đó căn cứ vào phương hướng và mức độ xoáy của bóng đến và sở trường kỹ thuật của bản thân để sử dụng gò, đẩy, công, líp bóng cho phù hợp. Vì phần lớn bóng loại này đều ở trong bàn nên khi đánh trả thì vợt thường bị trở ngại của mặt bàn, làm cho biên độ động tác không thể lớn nên cần phải vận dụng đầy đủ sức mạnh của cẳng tay và cổ tay đồng thời cần phải dựa vào tính năng xoáy của bóng đến để điều chỉnh góc độ mặt vợt và phương hướng dùng sức cho phù hợp. Sau khi đánh bóng cần nhanh chóng trở về vị trí đứng bình thường chuẩn bị đón đánh bóng lần sau.
e. Đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên trái thuận tay
Do loại giao bóng này thường có thủ pháp tay giống nhau nhưng độ xoáy lại có sự khác biệt giữa xoáy nghiêng lên và xoáy nghiêng xuống. Do vậy trước khi đánh trả cần phải đặc biệt chú ý đến phương hướng xoáy của bóng đến. Đỡ giao bóng xoáy nghiêng lên thường sử dụng đẩy bóng, công bóng để đánh trả. Khi đỡ bóng mặt vợt cần hơi nghiêng trước, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái một cách thỏa đáng, cần tăng thêm lực hướng xuống phía dưới và phía trước để phòng ngừa khi vợt tiếp xúc với bóng sẽ bật ngược sang phía bên phải. Nếu dùng gò bóng hoặc cắt bóng để đỡ bóng thì mặt vợt không nên ngửa ra sau quá nhiều, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái thỏa đáng, ngoài ra còn phải tăng lớn lực ma sát vào bóng theo hướng xuống phía dưới. Khi dùng líp bóng để đánh trả cần tăng lớn góc độ nghiêng trước của mặt vợt, đồng thời giảm tối đa sức mạnh nâng kéo lên trên, tăng thêm lực kéo ra trước. Đỡ bóng xoáy nghiêng xuống dưới bên trái nên dùng gò, cắt để đánh trả. Khi đỡ bóng cần hơi ngửa ra sau, đồng thời hơi nghiêng lệch sang trái, tăng thêm lực hướng ra trước, ngăn ngừa bóng đến bật trở lại ra phía dưới bên trái. Nếu dùng đẩy bóng, công bóng để đỡ thì mặt vợt cần hơi ngửa ra sau, đồng thời hơi nghiêng lệch về bên trái, tăng tối đa sức mạnh ma sát bóng lên trên. Khi dùng líp bóng để đỡ trả thì mặt vợt không nên quá nghiêng về trước, đồng thời tăng thêm sức mạnh nâng kéo lên trên.
f. Đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên phải trái tay
 Phương pháp đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên phải trái tay về cơ bản giống với đỡ giao bóng xoáy lên (xoáy xuống) bên trái thuận tay, chỉ khác là khi đánh vào bóng vợt cần phải nghiêng lệch sang bên phải thỏa đáng để triệt tiêu sức mạnh bắn sang bên trái của bóng đến. Trên đây là các phương pháp đỡ các loại giao bóng nói chung. Người tập khi đã thành thạo được các phương pháp nói trên sẽ làm cho kỹ thuật cơ bản của mình được nâng cao. Dựa vào sở trường kỹ thuật của mình và đòi hỏi kỹ - chiến thuật trong thi đấu có thể vận dụng các phương pháp khác nhau để chủ động đánh trả các loại giao bóng của đối phương.
	8/ Kỹ thuật gò nhanh trái tay:
- Đặc điểm: Động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương, có thể kết hợp với gò bóng chậm, có thể thay đổi nhịp độ gò bóng để tạo điều kiện tấn công đập vụt.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở vị trí hơi lệch trái bàn, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân phải hơi lên trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người cúi ra trước và hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, cẳng tay hơi xoay trong, đưa vợt lên phía trên trước bên trái cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau.
Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt xuống phía dưới trước sang phải để đón bóng. Ở thời điểm bóng đi lên thì đánh vào phần giữa dưới của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng lực một cách thỏa đáng làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng xuống dưới ra trước sang phải. Cần chú ý lợi dụng lực bật lên của bóng đến.
Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống phía dưới trước bên phải đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải. 
	9/ Kỹ thuật gò bóng nhanh thuận tay
- Đặc điểm: Động tác nhỏ, nhịp độ và tốc độ đánh bóng tương đối nhanh, đường vòng cung thấp và có kèm theo xoáy xuống. Do đó có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị đánh bóng của đối phương, có thể kết hợp với gò bóng chậm, có thể thay đổi nhịp độ gò bóng để tạo điều kiện tấn công đập vụt.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng lệch sang bên trái, thân người cách bàn khoảng 40cm, chân trái ra trước, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, cẳng tay hơi xoay ngoài, đưa vợt lên phía trên trước bên phải cơ thể làm cho mặt vợt hơi ngửa sau. Sau khi bóng đến bật lên hỏi mặt bàn, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra phía dưới, trước để đón bóng. Khi bóng còn ở thời điểm đi lên thì dùng mặt vợt ngửa sau đánh vào phần giữa và dưới của bóng.
Trong giây lát vợt đánh vào bóng, cẳng tay và cổ tay dùng sức thỏa đáng làm cho vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước, xuống dưới sang trái. Chú ý lợi dụng sức bật lên của bóng đến. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà về phía dưới trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
	10/ Kỹ thuật di chuyển:
a.Bước đơn
- Đặc điểm: Động tác nhanh và đơn giản, phạm vi di chuyển nhỏ, quá trình di chuyển bước trọng tâm cơ thể luôn vững vàng thích hợp với việc sử dụng trong khi bóng đến có cự ly gần với cơ thể.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng một chân làm chân trụ, chân còn lại dựa vào đường bóng và điểm rơi của bóng đến để di chuyển bước ra trước, ra sau, sang trái hoặc sang phải.
b.Bước vượt
- Đặc điểm: Tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi di chuyển lớn hơn bước đơn. Có thể sử dụng khi bóng đến cách thân hơi xa. Vì bước di chuyển thứ nhất có biên độ lớn làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp nên không dễ sử dụng liên tục.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng chân khác hướng với hướng bóng đến đạp đất, chân cùng hướng bước một bước dài về hướng bóng đến, trọng tâm cơ thể di chuyển theo chân này, còn chân kia nhanh chóng bước theo một bước. Nếu điểm rơi của bóng đến cách thân tương đối xa hoặc tương đối gần thì phương hướng di chuyển bước có thể lệch sau hoặc lệch trước.
c.Bước đôi
- Đặc điểm: Biên độ di chuyển lớn hơn bước đơn và nhỏ hơn bước nhảy. Khi di chuyển không có động tác trên không, có lợi cho việc giữ trọng tâm cơ thể ổn định, thích hợp sử dụng cho cách đánh cắt bóng, cách đánh tấn công nhanh và giật vồng. Khi công cắt bóng sẽ di chuyển trong phạm vi nhỏ cũng thường sử dụng bước đôi.
- Thực hiện kỹ thuật động tác: Phương pháp di chuyển cơ bản giống với bước nhảy, chỉ khác nhau ở chỗ không nhảy lên trên không. Khi di chuyển, trước tiên chân khác với hướng bóng đến bước sang ngang lần chân cùng hướng bóng đến, sau đó chân cùng hướng bóng đến lại tiếp tục bước sang bên hướng bóng đến.
d.Bước chéo
- Đặc điểm: Bước chéo là một phương pháp di chuyển bước có biên độ di động lớn nhất, chủ yếu dùng để đối phó với bóng đến có khoảng cách quá xa với cơ thể, cách đánh tấn công nhanh hoặc giật vồng. Khi né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay khoảng trống, hoặc khi líp cắt bóng trong lúc di động thường sử dụng bước chéo để đỡ bóng ngắn hoặc đỡ cắt đột kích. 
-Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước hết dùng chân gần với hướng bóng đến làm thành chân chống đất, bước nhanh chân xa bóng lên trước qua chân chống đất sang phía bóng đến 1 bước lớn, sau đó chân chống đất tiếp tục di chuyển một bước sang ngang theo hướng bóng đến.
II.3/ Kết quả đạt được: 
	Sau các năm giảng dạy Bóng bàn cho học sinh khối lớp 4 - 5, với niềm hứng thú và quan điểm luôn học hỏi tìm tòi tôi đã có kết quả rất khả quan: HS rất hứng thú với việc tập luyện, đa số là các em đều thực hiện tốt yêu cầu đặt ra, phát hiện được nhiều em yêu thích và có năng khiếu.
	Trong những năm qua trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã tuyển chọn các học sinh có năng khiếu tham dự Hội khỏe Phù đổng cấp huyện, giải các môn thể thao mở rộng và đã đạt thành tích như sau: 
Năm
Huy chương
Ghi chú
2011 -2012
1 HC bạc, 1HC đồng
2012 -2013
1HC vàng,1 HC bạc
2013- 2014
1 HC vàng,1 HC bạc, 1 HC đồng, 1 HC bạc tỉnh
Năm học 2014 – 2015, mặc dù Phòng GD & ĐT không tổ chức thi đấu môn Bóng bàn, nhưng theo kế hoạch HKPĐ cấp trường vẫn tổ chức thi đấu và đạt kết quả tốt.
Những kết quả trên đã góp phần vào thành tích chung toàn đoàn của trường trong các hội thi về thể dục thể thao của Phòng GD & ĐT:
Năm
Nội dung
Giải toàn đoàn
Ghi chú
2011 -2012
Giải ĐK và các môn TT mở rộng
Nhì
2012 -2013
HKPĐ Huyện
Ba
2013- 2014
Giải các môn TT mở rộng
Ba
2014 -2015
HKPĐ Huyện
Ba
III/ PHẦN KẾT LUẬN
III.1/ Ý nghĩ của sáng kiến:
	Qua thời gian tìm hiểu thực trạng và đề xuất những giải pháp, áp dụng những phương pháp tập luyện, sử dụng các bài tập kĩ thuật, bản thân tôi nhận thấy:
- Việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật bài tập cũng như hình thức tập luyện phù hợp trên đã đem lại những kết quả tốt cho môn Bóng bàn ở trường tiểu học Vĩnh Ninh, mở ra hướng đi căn bản cho công tác tập luyện môn thể thao này ở các trường trên địa bàn, cũng như công tác xã hội hóa thể dục thể thao.
- Với trình độ tiếp thu tập luyện, điều kiện khách quan về thể chất của học sinh tiểu học thì những kĩ thuật này là vừa sức với các em. Những kĩ thuật được sử dụng hiệu quả đó là: 
1/ Cách cầm vợt bóng bàn kiểu ngang.
2/Líp công thuận tay.
3/ Kỹ thuật cắt bóng thuận tay.
4/ Kỹ thuật cắt bóng trái tay.
5/ Kỹ thuật chặn bóng trái tay (Kỹ thuật chặn đẩy).
6/ Kỹ thuật giao bóng. 
7/ Phương pháp đỡ giao bóng.
8/ Kỹ thuật gò nhanh trái tay.
9/ Kỹ thuật gò bóng nhanh thuận tay.
10/ Kỹ thuật di chuyển.
- Đây là các kĩ thuật mà các em dể tiếp thu và tập luyện nhanh tiến bộ, được sữ dụng nhiều trong quá trình tập.
III.2/ Đề xuất – kiến nghị: 
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, xin được đề xuất một số ý kiến kiến nghị sau:
- Nhà trường cần đầu tư mua sắm dụng cụ đảm bảo tiêu chuẩn, kịp thời để công tác tập luyện không bị gián đoạn.
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh và học sinh tác dụng và lợi ích của tập luyện Bóng bàn nói riêng và các môn thể thao khác nói chung, từ đó nhờ sự giúp sức của phụ huynh trên một số mặt của công tác tập luyện.
- Các giáo viên, huấn luyện viên cần phải hoàn thiện kĩ thuật để khi tập luyện không xảy ra sai sót về kĩ thuật động tác.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi, tổ chức các cuộc thi năng khiếu để các em bộc lộ những kĩ năng học được của mình, từ đó có cơ hội học tập nâng cao hơn nữa kĩ thuật.
- Cần duy trì thường xuyên các hoạt động tập luyện trong cả năm học để kĩ năng học tập của các em không bị giảm sút.
	Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi, mong rằng qua sáng kiến này nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, của các đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi hơn.
	 Vĩnh Ninh, ngày 13 tháng 5 năm 2015.
	 Người viết
	 Đặng Văn Nam
XẾP LOẠI CỦA HĐTĐ TRƯỜNG TH VĨNH NINH
XẾP LOẠI CỦA HĐTĐ PHÒNG GD & ĐT QUẢNG NINH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bong_ban.doc
Sáng Kiến Liên Quan