Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường trong tiết dạy môn Sinh học 9
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Sinh học là môn học giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy môn sinh học trong trường phổ thông có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung về môi trường trong tiết dạy, trong đó việc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cần thiết trong hoạt động dạy học.
Hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, hạn hán kéo dài, cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự yếu kém về khâu xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.
Giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường là một vấn đề có tính thiết thực và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này là rất cần thiết cho các em học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước. Hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh- sạch- đẹp.
Là giáo viên sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua các tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Chính vì thế tôi đã chọn giải pháp “Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường trong tiết dạy môn sinh học 9”
bảo vệ môi trường. Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác. Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu. Để tổ chức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ theo các bước sau đây: Bước 1: Xác định tên chủ đề Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung. Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm. Bước 4: Thành lập nhóm Bước 5: Tuyên truyền phát động trò chơi, hội thi. Bước 6: Thiết kế chương trình Bước 7. Chuẩn bị cơ sở vật chất- thiết bị. Bước 8: Tiến hành trò chơi, hội thi. Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Ví dụ: dạy bài 62. Thực hành vận dụng luật bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương (sinh học 9) Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành: Mỗi tổ sẽ biểu diễn một tiểu phẩm theo các chủ đề cho trước để tuyên truyền (các tổ bốc thăm) Chủ đề 1: không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh. Chủ đề 2: không gây ô nhiễm nguồn nước. Chủ đề 3: không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát Chủ đề 4: không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá. Mỗi tổ có thời gian 5 phút để biểu diễn Hoạt động 3: Học sinh tiến hành biểu diễn Hoạt động 4: Đánh giá Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá chéo giữa các tổ và cho điểm Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm từng tiểu phẩm. 2.2.3.3 Tổ chức ngoại khóa trong giờ thực hành: Huyện Long Điền có nhiều đất ruộng, bãi biển nên hệ sinh thái đa dạng, nhưng trong những năm gần đây dưới sự tác động của con người môi trường tại đây có nhiều thay đổi tích cực và tiêu cực. Vì vậy tổ chức ngoại khóa cho học sinh là dịp để các em nắm chắc nội dung bài học, từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện có và tương lai. 2.2.3.4. Tổ chức hoạt động dạy học bằng tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương Trong quá trình thực hành, bằng kiến thức gắn liền với điều tra thực tế môi trường, tuy ở mức độ nhỏ nhưng học sinh cảm nhận được vai trò cảu việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn cầu nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ: Bài 45: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Giáo viên lựa chọn hình thức quan sát thiên nhiên. Đây là hình thức có nhiều điều kiện thích hợp để giáo dục lòng yêu thiên nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Khu vực tìm hiểu: toàn bộ khuôn viên trường và ngoài đồng ruộng. - Phân lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành quan sát và ghi chép theo yêu cầu sách giáo khoa ở toàn bộ khuôn viên trường trong tiết học, sau đó giáo viên yêu cầu các nhóm về nhà quan sát thêm ngoài đồng ruộng. - Ví dụ như học sinh đã quan sát được rất nhiều sinh vật sống trong đồng ruộng như: con gà, cỏ ba lá, rau má, rau muống, lúa, cây bạch đàn, con nhện, con kiến, giun đốt, cóc, nhái, ếch - Các em cũng thấy được rất nhiều địa y trên thân cây xanh. - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Số lượng sinh vật em đã quan sát được? + Em quan sát thấy có mấy loại môi trường sống? + Môi trường sống nào có số lượng sinh vật sống nhiều nhất? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét tình hình môi trường tại khu vực quan sát (có rác thải, không khí có mùi, có nhiều ruồi, muỗi không?) - Giáo viên nêu câu hỏi: + Tác hại của việc xả rác bừa bãi? + Cần làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên? - Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường: + Sử dụng giấy viết tiết kiệm. + Bảo vệ sự trong sạch của ao hồ, ruộng, sân trường, sông ngòi và bãi biển bằng cách tuyệt đối không xả rác xuống các thủy vực ấy. + Nên sử dụng các loại hàng hóa ít bao nilong, giữ và tái sử dụng các loại bao, túi chứa hàng cũ Bài 51-52: Thực hành: Hệ sinh thái - Giáo viên phân lớp thành 6 nhóm tìm hiểu 1 hệ sinh thái nhỏ như cánh đồng và hoàn thành nội dung như hướng dẫn của sách giáo khoa (giao nhiệm vụ này ở nhà). - Khi đến lớp giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Học sinh báo cáo xong giáo viên liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường bằng câu hỏi: + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hệ sinh thái đã quan sát? - Giáo viên giúp học sinh làm rõ các ý sau: + Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái (nhiều hay ít). + Lưới thức ăn trong hệ sinh thái (so sánh 3 thành phần trong lưới thức ăn) + Các loài có bị đe dọa tiêu diệt không? (nếu có thì sẽ gây ra hiện tượng gì?) → Từ đó để học sinh rút ra được các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái. Nghiêm cấm săn bắt động vật Bảo vệ những loài thực vật và động vật có số lượng ít. Tuyên truyền đến mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương Giáo viên chọn địa điểm (khu vực chợ Long Điền) và yêu cầu học sinh khảo sát (giao nhiệm vụ ở nhà). Đến lớp báo cáo kết quả. Giáo viên yêu cầu học sinh làm rõ các nội dung: + Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm môi trường? Có cách nào khắc phục được không? + Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay là tốt lên? Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó? Học sinh báo cáo xong giáo viên liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường bằng câu hỏi: + Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm? 2.2.3.5. Các bài học cần tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường trong môn sinh học 9 được tích hợp trong chương trình thông qua bài học cụ thể sau: Bài 21: Đột biến gen Nội dung tích hợp: phần II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: Nguyên nhân gây đột biến biến gen là các tác nhân vật lý và hóa học mà ở địa phương sống bằng nghề trồng lúa, do đó việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo bảo vệ thực vật tràn lan, mà các chất này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường → Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích gia đình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách→ Bảo vệ môi trường đất, nước. Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Nội dung tích hợp: Phần III. Hiện tượng đa bội thể Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: đa số đột biến gây hại ở động vật→phòng tránh các tác nhân gây đột biến cho người và động vật. Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người→ Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước. Tuy nhiên, đột biến ở thực vật lại có thể tạo giống mới ưu việt, năng suất cao→ Sử dụng trong công nghệ sinh học. Hiện nay ở một số nơi, người dân sử dụng hầu hết các loài thực vật có năng suất cao nhập nội→Giảm đa dạng loài bản địa→Suy giảm đa dạng sinh học→giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài bản địa. Bài 25: Thường biến Nội dung tích hợp: phần II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Muốn có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lí cho cây, nếu bón thừa cây hấp thụ không hết các chất hóa học sẽ tích tụ trong đất và phát tán vào nguồn nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người → Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường. Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người Nội dung tích hợp: phần III. Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: các bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào→ Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp không sử dụng thuốc trừ sâu. Bài 30: Di truyền học với con người Nội dung tích hợp: phần III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền→ Giáo dục học sinh đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và phòng chống ô nhiễm môi trường. Nếu sử dụng năng lượng hạt nhân thì phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kĩ thuật và an toàn. Bài 32: Công nghệ gen Nội dung tích hợp: phần III. Khái niệm công nghệ sinh học Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm và lai tạo ra các giống sinh vật có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt là việc làm hết sức cần thiết và có hiệu quả để bảo vệ thiên nhiên. Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái Nội dung tích hợp: phần I. Môi trường sống của sinh vật Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: môi trường sống ảnh hưởng đến tất cả sinh vật kể cả con người→ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi gây ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Nội dung tích hợp: phần I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: Trong trồng trọt cần biết loại cây ưa sáng, ưa bóng để có năng suất cao→Giáo dục học sinh ý thức trồng và chăm sóc cây để môi trường trong lành. Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Nội dung tích hợp: phần I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: khi trời rét chúng ta cần làm gì để tránh rét cho cây trồng và vật nuôi? →Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây trồng và vật nuôi→ Bảo vệ môi trường. Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Nội dung tích hợp: phần II. Quan hệ khác loài Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: trong trồng trọt cần tăng cường phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học, sử dụng các loài có quan hệ đối địch (nuôi ong mắt đỏ trong các vườn cây để diệt sâu hại) giảm sử dụng thuốc trừ sâu→hạn chế ô nhiễm môi trường Bài 45-46: Thực hành: tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: môi trường hiện nay đang bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của con người→biến đổi khí hậu→thiên tai, lũ lụt, hạn hán thường xuyên và xảy ra khắp nơi→giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng trong gia đình và trường học, lớp học. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật và sự thích nghi cuả sinh vật với môi trường: môi trường tác động đến sinh vật đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường→giáo dục học sinh có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường xanh, sạch và giảm khí thải, giảm ô nhiễm môi trường. Bài 47: Quần thể sinh vật Nội dung tích hợp: phần I. Thế nào là một quần thể sinh vật? Và phần III. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới quần thể sinh vật Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: quần thể sinh vật có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người→ giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các quần thể sinh vật. Môi trường ảnh hưởng tới số lượng, mật độ cá thể trong quần thể→giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống của sinh vật. Bài 48: Quần thể người Nội dung tích hợp: phần III. Tăng dân số và phát triển xã hội Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: ảnh hưởng của dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác→ giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Bài 49: Quần xã sinh vật Nội dung tích hợp: phần III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: các loài trong quần xã luôn có quan hệ mật thiết với nhau thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã→giáo dục học sinh ý thức bảo vệ quần xã sinh vật, tăng cường sử dụng thiên địch tự nhiên để phòng trừ sâu hại, giảm sử dụng thuốc trừ sâu hóa học→tiết kiệm và giảm ô nhiễm môi trường. Bài 50: Hệ sinh thái Nội dung tích hợp: phần II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn→giáo dục học sinh ý bảo vệ đa dạng sinh học, không làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Nhằm hạn chế sự mất cân bằng trong trồng trọt hiện nay người ta sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt các loài sâu hại, đó là biện pháp thù địch, dùng loài này để khống chế loài kia. Bài 51- 52: Thực hành: hệ sinh thái Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái ở địa phương. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến từng người dân. Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Nội dung tích hợp: phần III. Vai trò cuả con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường: làm biến mất một số loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm mất cân bằng sinh thái. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt→mỗi người đều phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình Bài 54: Ô nhiễm môi trường Nội dung tích hợp: phần II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: để giảm bớt sự đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường thì chúng ta cần làm gì? (trồng rừng, đi xe đạp ở những nơi gần khi nào cần thiết mới đi xe máy)→ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm. Để giảm bớt ô nhiễm do hóa chất gây ra cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Bài 55. Ô nhiễm môi trường(tt) Nội dung tích hợp: phần III. Hạn chế ô nhiễm môi trường Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: học sinh nêu ra được các biện pháp bảo vệ môi trường đồng thời có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Bài 56- 57: Thực hành: tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả ô nhiễm môi trường từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại địa phương Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Nội dung tích hợp: phần II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Mặt khác, chúng ta cần tìm ra và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường để góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Bảo vệ rừng và cây xanh trên trái đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và giảm ô nhiễm môi trường. Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã Nội dung tích hợp: phần II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái, tạo cảnh quan trong lành→giáo dục học sinh ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ và cải tạo thiên nhiên. Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái Nội dung tích hợp: phần II. Bảo vệ hệ sinh thái rừng; phần III. Bảo vệ hệ sinh thái biển Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: các hệ sinh thái quan trọng cần bảo vệ là: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển , hệ sinh thái nông nghiệp→mỗi quốc gia và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ các hệ sinh thái Bài 61: Luật bảo vệ môi trường Nội dung tích hợp: phần III. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường Nội dung giáo dục giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Và mỗi công dân phải có trách nhiệm trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương Nội dung giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương, đồng thời hướng dẫn các em có ý thức tuyên truyền người thân cùng bảo vệ môi trường. Bài 63: Ôn tập sinh vật và môi trường Nội dung giáo dục dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường: tổng hợp các kiến thức về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai→Nâng cao ý thức trách nhiệm của các em trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường 3. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 3.1. Thời gian áp dụng của giải pháp Từ tháng 10/2012 đến tháng 5/2018. 3.2. Hiệu quả đạt được: Qua quá trình giảng dạy và thực hiện giải pháp đã mang lại hiệu quả như sau: Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó giúp các em có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh và chung tay bảo vệ môi trường. Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi đã thống kê lại số học sinh đã dạy và đạt kết quả qua bài thu hoạch về vấn đề bảo vệ môi trường như sau: Kết quả cuối học kì II năm học 2017-2018: Lớp Sĩ số Ý thức bảo vệ môi trường Tốt Khá Trung bình Số lượng % Số lượng % Số lượng % 9C 30 28 93.3% 2 6.7% 0 0% 9E 36 32 88.9% 4 11.1% 0 0% 9G 34 30 88.2% 4 11.8% 0 0% 9H 34 30 88.2% 4 11.8% 0 0% Tổng 134 120 89.6% 14 10.4% 0 0% 3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp Triển khai ở trường Trung học cơ sở Văn Lương và áp dụng giải pháp vào các nội dung bài học cần được tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình sinh học 9 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục môn sinh học nói chung và giáo dục môi trường nói riêng thì giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức về lĩnh vực môi trường để làm cho bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, giáo viên phải làm cho học sinh thấy được kiến thức phải gắn liền với thực tiễn. Vì vậy không những tổ chức cho học sinh tìm hiểu môi trường trên lớp học mà còn phải cho học sinh quan sát môi trường thực tế. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh thì giáo viên yêu cầu các thành viên nhóm phải tích cực hoạt động đóng góp ý kiến. Khi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo viên cần khẳng định lại bản thân của mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tốt về bảo vệ môi trường. 4.2. Đề xuất, kiến nghị Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh cùng giáo viên có được chuyến đi thực tế về môi trường, về hệ sinh thái mang tính chất vừa chơi vừa học. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Văn Hưng (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học trung học cơ sở, nhà xuất bản giáo dục. 2. Đặng Duy Lợi (2014), Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở trường trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục. 3. Nguyễn Quang Vinh (2012), Sách giáo viên Sinh học 9, Nhà xuất bản giáo dục. 4. Luật Bảo vệ môi trường của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. Xác nhận, đánh giá xếp loại của đơn vị: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Long Điền, ngày 19 tháng 9 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Bùi Thị Thu
File đính kèm:
- Sang kien Kinh Nghiem sinh hoc THCS_12637092.doc