Thuyết minh mô tả SKKN Một số giải pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động chơi ở các góc theo hướng trải nghiệm tại trường Mầm non Yên Phụ

Chương trình Giáo dục mầm non nhấn mạnh yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ mầm non là phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu và sự hứng thú của trẻ theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực, phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Đối với trẻ Mẫu giáo, vui chơi ngoài giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giải trí còn có vai trò quan trọng đối với việc học tập và phát triển. Chơi đáp ứng nhu cầu tự nhiên của trẻ như: vận động, tình cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo về thế giới tự nhiên, xã hội, khoa học và nghệ thuật, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, khám phá, bắt chước, giúp trẻ vượt lên trên mức độ mà mình đang có, thay đổi những gì trẻ biết và có thể làm được. Học giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không làm được trong cuộc sống thực. Việc học dựa vào chơi có ý nghĩa khi trẻ tự thỏa mãn bản thân và khi trẻ có thể lựa chọn chơi cái gì và chơi như thế nào. Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ học có hiệu quả thông qua chơi.

Trên thực tế hiện nay mặc dù đã thực hiện chương trình giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tuy nhiên giáo viên vẫn còn tổ chức chơi hoạt động ở các góc với các nội dung, hình thức đơn giản, chủ yếu còn phụ thuộc vào các đồ dùng sẵn có. Rất ít các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, sử dụng vật thật để trẻ được quan sát khám phá, thực hành, trải nghiệm tại góc chơi.

- Môi trường các góc trong và ngoài lớp học chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá, trải nghiệm của trẻ.

- Nhiều giáo viên khi tiến hành tổ chức hoạt động góc chưa xây dựng kế hoạch phù hợp, khi tổ chức còn mang tính rập khuôn theo tài liệu hướng dẫn, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Chưa có nhiều hoạt động theo hướng trải nghiệm dẫn đến chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của mình khi tham gia hoạt động nên chưa tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh mô tả SKKN Một số giải pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động chơi ở các góc theo hướng trải nghiệm tại trường Mầm non Yên Phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 Mẫu 02/SK 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ 
 GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi tham gia hoạt 
động chơi ở các góc theo hướng trải nghiệm tại trường Mầm non Yên Phụ.
 Tác giả/ Đồng tác giả
 Tỷ lệ 
 (%) 
 đóng 
 Nội dung
 góp vào 
 Nơi đóng góp
 việc tạo 
 Ngày công tác Trình (Ghi rõ nội 
 ra sáng 
 tháng (hoặc Chức độ dung đóng 
 TT Họ và tên kiến 
 năm nơi danh chuyên góp vào sáng 
 nếu có 
 sinh thường môn kiến đối với 
 (ghi rõ 
 trú) từng đồng tác 
 đối với 
 giả)
 từng 
 đồng 
 tác giả)
 - Xây dựng 
 kế hoạch, 
 nghiên cứu 
 thực nghiệm 
 Trường 
 Chu Thị 25/01/ Giáo cụ thể.
 1 MN Đại học 50
 Thuận 1983 viên - Nghiên cứu 
 Yên Phụ
 và thực 
 nghiệm các 
 giải pháp: 2, 
 5, 6, 7
 2 Chu Thị 28/01/ Trường Giáo Đai 50 - Nghiên cứu 3
thuộc vào các đồ dùng sẵn có. Rất ít các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, sử 
dụng vật thật để trẻ được quan sát khám phá, thực hành, trải nghiệm tại góc 
chơi. 
 - Môi trường các góc trong và ngoài lớp học chưa đáp ứng được nhu cầu 
khám phá, trải nghiệm của trẻ.
 - Nhiều giáo viên khi tiến hành tổ chức hoạt động góc chưa xây dựng kế 
hoạch phù hợp, khi tổ chức còn mang tính rập khuôn theo tài liệu hướng dẫn, 
thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng 
tạo của trẻ. Chưa có nhiều hoạt động theo hướng trải nghiệm dẫn đến chưa phát 
huy được tính tích cực, chủ động của mình khi tham gia hoạt động nên chưa tích 
lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng. 
 - Chưa quan tâm nhiều đến cá nhân trẻ, kích thích khả năng sáng tạo có 
trong trẻ dẫn đến một số trẻ nhận thức, kỹ năng chậm hơn so với các bạn.
 - Chưa có sự phối hợp với phụ huynh khi cho trẻ chơi hoạt động ở các góc 
theo hướng trải nghiệm nên phụ huynh chưa tích cực với việc hỗ trợ giáo viên 
trong việc cung cấp nguyên vật liệu, đồ dùng và hỗ trợ hay cùng tham gia với 
giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục khám phá khoa học theo hướng 
trải nghiệm cho trẻ.
 Chính vì vậy mà nhóm tác giả chúng tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm 
“Một số giải pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi tham gia hoạt động góc theo hướng 
trải nghiệm” với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động 
chơi cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, bởi đó là một việc làm hết sức cần thiết. 
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến.
 Đề tài “Một số giải pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi tham gia hoạt động chơi ở các 
góc theo hướng trải nghiệm tại trường Mầm non Yên Phụ”, góp phần thực hiện 
hiệu quả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ qua các hoạt động trải nghiệm và 
nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ 
làm trung tâm” của đơn vị nói riêng, cụ thể là: 5
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
 Với trẻ mầm non hoạt động vui chơi đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó 
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ. Có thể nói “Trò chơi và tuổi thơ 
là hai người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Khi chơi trẻ biết phát 
huy những ý tưởng, những sáng kiến trong khi chơi, biết chủ động tạo ra những 
tình huống, vận dụng một cách linh hoạt các công cụ khi chơi, tưởng tượng ra 
nhiều nhân vật, tình huống ... để trò chơi tăng thêm phần hấp dẫn, đó sẽ là một 
thành công trong việc học.
 Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là hoạt động chơi ở các góc đã giúp cho trẻ 
phát triển một cách toàn diện, cân bằng. Đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp 
trẻ hình thành nhân cách. Chính vì tầm quan trọng, đó là tạo sự hứng thú chơi 
trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn chúng tôi đã 
tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để tổ chức tốt cho trẻ hoạt động góc theo 
hướng trải nghiệm.
 Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ theo hướng trải nghiệm không chỉ giúp 
trẻ hình thành kỹ năng chơi mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển 
những kiến thức, kỹ năng sống, việc học làm người lớn của trẻ. Tất cả các hoạt 
động chơi ở góc mà trẻ tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình 
cảm và xã hội, trẻ biết cách giao tiếp văn minh, sống hoà đồng thân thiện với 
mọi người, biết cách phản ứng trước các tình huống của cuộc sống cũng như yêu 
và sáng tạo ra cái đẹp. Qua trò chơi trẻ biết phối hợp sự vận động, tăng cường 
khả năng phản xạ, sự nhanh nhẹn. 
 Tham gia hoạt động chơi ở các góc theo hướng trải nghiệm là trẻ được vui 
chơi, thực hành, trải nghiệm thực tế thông qua các vai chơi từ đó tạo ra những 
kiến thức mới dựa trên những đánh giá, phân tích bằng những kinh nghiệm, kiến 
thức sẵn có của trẻ, trẻ sử dụng tất cả các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, 
cảm nhận, thực hành) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận 
được lâu hơn, rõ nét hơn. Hoạt động góc theo hướng trải nghiệm giúp trẻ có thể 
tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được đóng vai, 
được chơi thực tế với những đồ vật thật, được khám phá kiến thức, được thực 7
 - Trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được 
bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
 Giáo viên chịu khó gần gũi chuyện trò với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt 
của các con, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống 
xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.
 Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,
 Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự 
chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ.
 7. Nội dung
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới
 Giải pháp 1: Tạo góc chơi với những đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ 
hoạt động trải nghiệm.
 * Mục đích: 
 - Nhằm giúp giáo viên cho trẻ thực hiện chơi ở các góc theo hướng trải 
nghiệm.
 Giúp cho trẻ có hứng thú khám phá, tìm tòi khi chơi các trò chơi ở các góc.
 * Cách thức thực hiện: 
 Để góc chơi của trẻ đầy tính thiết thực và cuốn hút trẻ, góc chơi của trẻ phải 
đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò ham hiểu 
biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho góc 
sinh động.
 - Với trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”, vì vậy xây dựng các góc chơi sinh 
động hấp dẫn là hết sức cần thiết. Trẻ tìm hiểu, khám phá thông qua các đồ chơi, 
các trò chơi, các vai chơi, để từ đó trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm của cuộc 
sống.
 - Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho 
trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động 
phong phú, đa dạng hơn, giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với 
đồ vật và rèn luyện kỹ năng. 9
 Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. 
Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát 
của giáo viên.
 - Thay đổi vị trí các góc sau mỗi tháng theo trọng tâm để tạo cảm giác mới 
lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
 - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ 
đề đang thực hiện.
 - Với từng chủ đề, từng tháng, từng tuần, tôi luôn thay đổi các góc chơi và 
cách chơi khác nhau đi kèm là những đồ dùng, đồ chơi phong phú và sáng tạo.
 Ví dụ: Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: 
Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước. Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh: Cây 
vạn niên thanh, cây hoa cúc mặt trời, cây hoa bách nhật giàn dây leo, cùng với 
nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, 
nắn, ngửi từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ. Không 
những thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ làm tranh 
từ nguyên liệu thiên nhiên như: Hoa, lá ép khô, vỏ cây, coọng rơm, vỏ sò, vỏ ốc 
đồng thời cho trẻ chơi với sản phẩm do chính mình làm ra. Từ đó tôi đã tạo ở 
trẻ niềm hăng say, hứng thú và tích cực hoạt động. Trẻ càng tích cực hoạt động 
với đồ vật bao nhiêu thì sẽ càng khám phá được nhiều cái hay, cái mới và tích 
lũy được nhiều vốn kinh nghiệm hơn. Đó chính là cái đích của hoạt động cho trẻ 
làm quen với môi trường góc. 

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_mo_ta_skkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_tre_5_6_tu.doc
Sáng Kiến Liên Quan