Thực trạng luyện tập môn điền kinh của học sinh trường THPT

1. Lý do chọn đề tài

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái quý nhất của con người là sức khỏe, các em chịu khó tập Giáo dục thể chất là giữ gìn cái quý báu nhất của con người.” Câu nói của Bác đã nhắc nhở mọi người nhất là các em học sinh phải coi trọng sức khỏe - thứ tài sản quý giá nhất của con người. Có lẽ vì thế mà môn giáo dục thể chất đã ra đời, nhằm rèn luyện sức khỏe cho các em học sinh. Nhưng thực trạng giảng dạy môn giáo dục thể chất như thế nào?

* Ưu điểm

- Việc tổ chức dạy, học môn Giáo dục thể chất trong trường phổ thông đã đi vào nền nếp, chất lượng dạy học từng bước được nâng lên. Dạy đủ 2 tiết Giáo dục thể chất/1tuần đối với THPT; đảm bảo các quy định về chế độ kiểm tra, đánh giá xếp loại, tổng kết học kỳ, năm học theo quy định. Theo định kỳ hằng năm, 100% các trường THPT tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực HS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Môn Giáo dục thể chất trong các trường THPT ngoài việc thực hiện dạy, học tốt giờ học Giáo dục thể chất chính khóa. Trường đã thường xuyên duy trì tốt nền nếp tập thể dục giữa giờ xen kẽ với việc tổ chức các trò chơi dân tộc cho HS. Tổ chức tốt, có hiệu quả các hoạt động thi đấu thể thao vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; các môn thể thao phổ biến được tập luyện và tổ chức thi đấu thường xuyên là: Môn Điền kinh, Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông, Đá cầu, Bắn nỏ, Kéo co, Đẩy gậy .

- Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, theo chu kỳ, SởGD&ĐTtỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo và tổ chức hội thi chọn GV dạy giỏi môn Giáo dục thể chấtkhối THPT, qua đó đã thu hút đông đảo GV ở các trường nhiệt tình hưởng ứng tham gia, qua đó đã lựa chọn được những GV có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt để bổ sung vào đội ngũ cốt cán bộ môn Giáo dục thể chất của tỉnh.

 

docx17 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 4315 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng luyện tập môn điền kinh của học sinh trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tôi đã đọc, phân tích tổng hợp và thu thập tài liệu khoa học chuyên môn có liên quan đến đề tài. Trong đó, các tài liệu về thể thao trường học, điền kinh và huấn luyện môn điền kinh được chú trọng nhất.
- Phương pháp quan sát sư phạm
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra và quan sát các buổi học ở trường, tập ngoại khóa ở trường và ngoài nhà trường về hoạt động tập luyện môn điền kinh. Thông qua đó chúng tôi có dữ liệu chuyên môn để đi đến giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn và phát phiếu hỏi
Bên cạnh việc quan sát sư phạm, chúng tôi còn tiến hành phương pháp phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến một số học sinh thường xuyên tham gia tập luyện và một số học sinh của cả các khối 10, 11, 12 của nhà trường. Từ đó chúng tôi có giải pháp cụ thể để có thêm những dữ liệu chắc chắn hơn nữa trong việc giải quyết nhiệm vụ.
- Phương pháp toán thống kế
Sau khi thu thập các ý kiến phỏng vấn từ các em, chúng tôi đã dùng toán thống kê xử lý các số liệu thu được để đi đến kết luận cho đề tài.
b. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
c. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ 3/2013 đến 10/2015.
d. Địa điểm nghiên cứu
Trường THPT Văn Giang
B. NỘI DUNG
1. Các quan điểm giáo dục thể chất của Đảng và Nhà nước
Để xây dựng một nền Giáo dục thể chất thể thao XHCN đó là xây dựng phong trào thể dục thể thao của nhân dân, do dân và vì dân. Với mục tiêu nhằm tăng cường sức khỏe cho nhân dân lao động thì chúng ta phải làm tốt phong trào thể thao quần chúng ở các trường học phát triển một cách cân đối, khoa học, liên tục và là một trong những yếu tố đảm bảo sự phát triển của phong trào thể dục thể thao.
Mục tiêu của thể thao trường học là nhằm tăng cường sức khỏe phát triển thể chất, góp phần hình thành bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho người học. Đó là phương hướng chiến lược của thể thao trường học, trong đó đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới phát triển học sinh toàn diện tất cả các mặt: đức, trí, thể , mỹ để học sinh trở thành những người mới XHCN.
Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII nêu rõ: “Cơ thể cường tráng là cơ sở vật chất của đời sống vật chất, tinh thần của xã hội”. Không có cơ thể cường tráng học sinh khó hoàn thành nhiệm vụ học tập và khó phát huy năng lực của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
C.Mác trong “Tư bản” cũng đã vạch ra rằng: “Mầm mống của nền giáo dục thời đại tương lai khi mà tất cả các trẻ em đã qua một tuổi nào đó, lao động sản xuất sẽ được kết hợp với giáo dục và thể dục không những là phương pháp tăng mức sản xuất xã hội, mà còn là với phương cách duy nhất để tạo ra những con người phát triển toàn diện”.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho thanh niên “phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước, lợi dân”.
Những quan điểm đó của các nhà lãnh đạo về thể thao trường học đồng thời cũng chỉ rõ vị trí, ý nghĩa quan trọng của thể dục thể thao trong giáo dục toàn diện cũng như mối quan hệ biện chứng giữa Giáo dục thể chất, đức dục và trí tuệ.
Trong thời kỳ hiện nay công nghiệp hóa - hiện đại hóa dân có yêu cầu càng mới càng cao đối với việc nâng cao thể chất cho học sinh, yêu cầu con người phải phát triển mạnh khỏe, hài hòa để có thể công tác trong những điều kiện với tốc độ cao, cường độ lớn thần kinh căng thẳng. Do đó việc đẩy mạnh phong trào thể thao trường học có một ý nghĩa to lớn.
Để thực hiện các bài tập đạt kết quả cao thì khi giải quyết các nhiệm vụ học sinh phải có tính chủ động, tự lập và sáng tạo. Nói một cách khác, là trong quá trình dạy học thê dục thể thao trường học phải đồng thời phát huy vai trò tích cực của người thầy và trò. Dưới sự hướng dẫn của thầy học sinh tích cực tự giác hoàn thành nhiệm vụ.
2. Tác dụng của việc tập luyện môn điền kinh đối với học sinh trường THPT Văn Giang
Môn điền kinh được ví là môn thể thao “nữ hoàng”, là các hoạt động tự nhiên của mỗi con người bình thường như đi, chạy, nhảy .... là môn thể thao quần chúng, được mọi người yêu thích và tham gia tập luyện, rất phù hợp với mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già, không kể nam hay nữ tất cả đều có thể tập luyện được. Đối với thanh thiếu niênvà nhi đồng tập luyện điền kinh có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh, rèn tính nhanh nhẹn, thông minh tăng cường khả năng quan sát và khả năng chịu đựng của cơ thể.
3. Thực trạng luyện tập môn điền kinh của học sinh trường THPT Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trường THPT Văn Giang tỉnh Hưng Yên nằm trên địa bàn của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong đạt chuẩn quốc gia năm 2015 nhà trường được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền. Đội ngũ giáo viên nhà trường đa số là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình và có năng lực. Trường có 39 lớp với gần 1653 học sinh, nhóm giáo viên giáo dục thể chất có 8 người trình độ chuyên môn đều là cử nhân đại học TDTT. Bản thân tôi là GV chuyên sâu môn điền kinh, ra trường với bằng tốt nghiệp loại giỏi là cộng tác viên thanh tra Sở giáo dục và đạo tạo Hưng Yên môn giáo dục thể chất. Nhiều năm dạy và dẫn đoàn điền kinh tỉnh Hưng Yên dự thi toàn quốc + Hội khỏe phù đổng.
Về phong trào học tập: Nhà trường luôn là lá cờ đầu về học tập, nhiều năm được đứng vào tốp 200 trường có điểm thi đại học cao nhất toàn quốc. Phong trào thể dục thể thao trường học cũng rất nổi bật, nhà trường đã giành nhiều thành tích, qua các năm đều giành huy chương trong các giải điền kinh, hội khỏe phù đổng của tỉnh Hưng Yên.
Điền kinh là một trong môn thể thao thế mạnh của nhà trường, hiện nay số học sinh tập luyện môn điền kinh rất đông.Hàng năm nhà trường đều tổ chức giải điền kinh học sinh cấp trường.
Trong các giải điền kinh của tỉnh tổ chức, hàng năm đội tuyển nhà trường đều giành được huy chương. Tuy nhiên kết quả chưa đúng với kỳ vọng của lãnh đạo nhà trường và các giáo viên bộ môn. Vì vậy tôi đưa ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa việc tập luyện thành tích đoàn VĐV điền kinh của nhà trường.
4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc tập luyện môn điền kinh
Công tác tổ chức thi đấu giải điền kinh học sinh nói riêng và hội khỏe phù đổng nói chung nhằm phát huy phong trào TDTT trong các nhà trường. Đồng thời qua đó, chúng tôi tìm và phát hiện học sinh có năng khiếu tham gia thi đấu cấp tỉnh và toàn quốc.
Trong những năm qua phong trào TDTT trong nhà trường luôn đạt được kết quả cao. Để nhằm duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được đòi hỏi công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV cần cẩn thận và quan trọng. Đặc biệt trách nhiệm này thuộc về các giáo viên bộ môn giáo dục thể chất của nhà trường. Những người có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong việc tổ chức tuyển chọn và huấn luyện vận động viên.
Dựa vào văn bản chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu trường THPT Văn Giang. Căn cứ vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tôi nhận thấy nhà trường có những thuận lợi, khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Công tác giáo dục thể chất và phong trào TDTT trong nhà trường được Ban giám hiệu quan tâm đặc biệt về việc duy trì và thúc đẩy phong trào TDTT trong nhà trường.
- Trang thiết bị và cơ sở vật chất là một trong những trường có cơ sở vật chất tốt của tỉnh Hưng Yên.
- Học sinh tham gia các phong trào thể dục thể thao trong nhà trường rất sôi nổi và tích cực.
- Bản thân là một giáo viên học chuyên sâu môn điền kinh và có nhiều năm công tác nên có kinh nghiệm trong công tác tổ chức phong trào TDTT nhất là môn điền kinh.
* Khó khăn
- Có một số học sinh, phụ huynh còn coi nhẹ giờ học thể dục trong trường học, dẫn đến một số học sinh có năng khiếu nhưng không muốn tham gia sợ ảnh hưởng đến học thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng.
- Cơ sở vật chất khá đầy đủ nhưng sân bãi cho tổ chức tuyển chọn và huấn luyện một số nội dung vẫn phải đi sau các trường khác trong khu vực gần trường.
- Giáo viên học chuyên sâu môn điền kinh chỉ có một mình còn lại giáo viên GDTC ở nhóm chủ yếu học bóng đá và bóng bàn.v.v...
5. Kết quả nghiên cứu
Để đánh giá chính xác hơn về thực trạng việc tập luyện môn điền kinh của học sinh trước và sau khi áp dụng:
Trước khi áp dụng:
Tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh tham gia tập luyện cả ba khối để tìm hiểu nhu cầu sở thích của các em về môn thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng. Thông qua các ý kiến từ phỏng vấn tôi đã thu nhận được những ý kiến chung về hoạt động thể thao trong nhà trường và hoạt động tập luyện môn điền kinh của các em ngoài giờ học tôi đã phát phiếu cho360 học sinh của 9 lớp ở các khối 10, 11, 12.
Để đánh giá chính xác hơn về thực trạng tập luyện môn điền kinh của học sinh, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu, qua xử lý số liệu thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra đối với học sinh
trước khi áp dụng năm 2013
Câu hỏi
Trả lời
Tỷ lệ
Câu 1: Theo em giờ học Giáo dục thể chất có thực sự giúp các em nâng cao sức khỏe?
- Có
70%
- Bình thường
25%
- Không
5%
Câu 2: Các môn thể thao ở trường, em thích môn nào nhất?
- Cầu lông
50%
- Điền kinh
26%
- Đá cầu
24%
Câu 3: Em có thường tập luyện thể thao ngoài giờ lên lớp không?
- Có
30%
- Bình thường
35%
- Không
35%
Câu 4: Các môn thể thao khác?
- Bóng đá
25%
- Bóng chuyền
20%
- Điền kinh
15%
- Cầu lông
21%
- Đá cầu
19%
Trong bảng ta thấy:
- Câu số 1 số học sinh tập Giáo dục thể chất chiếm 70% còn lại các em trả lời bình thường, có một số em trả lời không thích.
- Với câu số 2, có 26% học sinh thích tập luyện môn điền kinh, còn môn cầu lông 50% và đá cầu 24%.
- Với câu số 3, học sinh tham gia tập luyện ngoài giờ học trên lớp chiếm tỉ lệ thấp hơn số học sinh trả lời không thích.
- Và ở câu số 4 các em thích tập các môn đều nhau hơn.
- Với các câu trả lời như trên môn điền kinh chưa phải là môn được học sinh yêu thích nhất và tham gia tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên kết quả thi giải điền kinh cấp tỉnh được tổ chức hàng năm lại là phương thức để các nhà quản lý các cấp lãnh đạo đánh giá kết quả học tập và biểu dương các đơn vị về giảng dạy và phong trào thể thao trường học.
Bảng 2: Kết quả thi giải điền kinh cấp tỉnh năm 2013 của nhà trường
Đội tuyển có 10 học sinh tham gia thi đấu
Môn thi
Kết quả thi đấu
Xếp hạng đồng đội
100m (nam)
HCV
1500m (nam)
Nhì đồng đội (nam)
Nhảy cao (nam)
HCV
Nhảy xa (nam)
Đẩy tạ (nam)
100m (nữ)
HCV
800m (nữ)
HCV
Nhất đồng đội (nữ)
Nhảy cao (nữ)
HCV
Nhảy xa (nữ)
Đẩy tạ (nữ)
Tổng
5 huy chương vàng
Nhất toàn đoàn
Nhìn vào kết quả thi đấu chỉ có năm học sinh đạt giải trên tổng số 10 em tham gia. Đây là một tỉ lệ thấp chưa đáp ứng được với yêu cầu của lãnh đạo nhà trường và giáo viên bộ môn.
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN TÔI SỬ DỤNG 
CÁC PHƯƠNG PHÁP SAU
a. Giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm của học sinh
Muốn làm tốt được việc này các thầy, cô giảng dạy môn giáo dục thể chất phải là những người có chuyên môn tốt, giờ học phải tạo được hứng thú với học sinh. Với mỗi tiết dạy phải là một trải nghiệm thú vị và luôn đổi mới đối với người học tránh lặp lại nhiều lần gây nhàm chán, qua đó giáo dục học sinh ý thức, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Trong các giờ dạy các thầy cô mạnh dạn đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với tâm lý đối tượng, phù hợp với đặc thù địa phương, làm cho các em hứng thú, phấn khỏi, quên mệt mỏi...
Giảng dạy là vậy nhưng khi gọi học sinh vào đội tuyển thì lại xảy ra một số khó khăn mới: Học sinh không tha thiết với cuộc khi. Khó khăn không phải xảy ra với một trường mà hầu hết các trưởng đoàn dẫn quân đi tham dự giải đều gặp phải: Những học sinh có năng khiếu thành tích tốt nhưng khi gọi vào đội tuyển thì trốn tránh hoặc ép buộc tham gia thì tập luyện chống đối. Để giải quyết tình trạng này trước hết các thầy cô giáo dạy bộ môn GDTC phải làm tốt công tác tư tưởng về vai trò và trách nhiệm của mình nêu rõ những cái được khi em học sinh tham gia thi đấu nếu cần thì phải nhờ sự can thiệp của BGH nhà trường.
b. Xây dựng kế hoạch thi giải điền kinh cấp trường
Dựa vào sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, BGH nhà trường hàng năm để xây dựng kế hoạch tổ chức, kết hợp các tổ chức đoàn TNCSHCM, các giáo viên chủ nhiệm các khối ... tổ chức giải chào mừng các ngày lễ lớn (20/11, 26/3, 1/5...) qua các giải này tôi lựa chọn được các VĐV ưu tú nhất bổ sung vào đội tuyển điền kinh nhà trường. Qua các giải điền kinh, hội khỏe phù đổng cấp trường đánh giá thi đua giữa các lớp với nhau, điều này khích lệ được học sinh tích cực tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa.
Khi xây dựng kế hoạch phải đủ dài để các vận động viên có đủ thời gian tập luyện chu đáo mới mang lại kết quả cao trong hội thi.Nhất là các em tham dự nội dung chạy 400m, 800m và 1500m.
Tổ chức giải phải long trọng, chu đáo, biến ngày tổ chức giải thành ngày hội với học sinh toàn trường.
Ngoài việc chọn VĐVqua tổ chức giải ở trường chúng tôi còn lựa chọn VĐV qua các giải điền kinh, hội khỏe phù đổng cấp tỉnh đối với các VĐV của phòng Giáo dục huyện nhà (xem thành tích, xem danh sách trúng tuyển vào lớp 10) nếu trúng tuyển vào lớp 10 ở trường mình thì tôi sẽ có phương pháp huấn luyện từ đầu.
Việc lựa chọn đội tuyển còn dựa vào sự phát triển của các đ/c giáo viên GDTC qua giảng dạy. Kết thúc mỗi phần học chúng tôi luôn tổ chức thi đấu trong giờ (cuối giờ mỗi lớp cử 2 học sinh nam - nữ thi đấu giáo viên làm trọng tài chính xác - công bằng) vừa gây hứng thú vừa luyện tập vừa chọn tuyển VĐV.
c. Công tác huấn luyện
Sau khi có đội tuyển giáo viên dạy phải sắp xếp thời gian để dạy. Đây cũng là một khó khăn khi các em học sinh ở rất nhiều lớp tập hợp lại, với các em học hai ca thì càng khó khăn. Vì vậy, tôi phải nhờ sự can thiệp của ban chuyên môn nhà trường tạo điều kiện mới tập hợp được đội tuyển hai buổi học trên một tuần.
Giáo án tập luyện cho các em cũng phải thật kỹ càng, đánh giá học sinh qua từng buổi học để qua đó điều chỉnh các buổi sao cho phù hợp. Một yếu tố mang lại hiệu quả cao nhất trong các buổi tập là ngoài tập luyện chung, thì giáo viên còn luyện riêng cho từng em. Cuối buổi tập cho các em rèn luyện thể lực chung đó là chạy bền. Chạy bền ngoài việc nâng cao thể lực thì không ít lần phát hiện được các em chạy bền có khi lại đạt được kết quả cao hơn các em đang học nội dung chính. Điều đó mang lại cho giáo viên hướng dẫn có nhiều sự lựa chọn tốt hơn với đội tuyển.
d. Biểu dương thành tích học sinh
Đây là một giải pháp mang lại hiệu quả cao đối với phong trào, hàng năm nhà trường đều thực hiện tốt công việc khen thưởng kịp thời đối với thầy và trò nhà trường có thành tích tốt trong các giải về văn hóa và phong trào thể dục thể thao nhà trường nói chung và môn điền kinh nói riêng. Số tiền giải trao cho học sinh như sau:
Giải nhất (HCV)	: 300.000đ
Gải nhì (HCB)	: 200.000đ
Giải ba (HCĐ)	: 100.000đ
Với thầy có giáo dạy đội tuyển
Giải nhất (HCV)	: 300.000đ
Gải nhì (HCB)	: 200.000đ
Giải ba (HCĐ)	: 100.000đ
Số tiền này được cho là cao so với mặt bằng chung của tỉnh Hưng Yên, phần thưởng này có phần lớn từ việc thực hiện công tác xã hội hóa của nhà trường.
Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp trên
Bảng 3: Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra đối với học sinh
sau khi áp dụng năm 2014
Câu hỏi
Trả lời
Tỷ lệ
Câu 1: Theo em giờ học Giáo dục thể chất có thực sự giúp các em nâng cao sức khỏe?
- Có
75%
- Bình thường
22%
- Không
3%
Câu 2: Các môn thể thao ở trường, em thích môn nào nhất?
- Cầu lông
45%
- Điền kinh
32%
- Đá cầu
23%
Câu 3: Em có thường tập luyện thể thao ngoài giờ lên lớp không?
- Có
40%
- Bình thường
35%
- Không
25%
Câu 4: Các môn thể thao khác?
- Bóng đá
26%
- Bóng chuyền
20%
- Điền kinh
21%
- Cầu lông
14%
- Đá cầu
19%
- Với câu 1 ta thấy tỉ lệ học sinh tham gia tập Giáo dục thể chất chiếm 75%, cao hơn trước 5% đó là điều đáng mừng và nó đem lại do số học sinh tham gia tập luyện môn điền kinh tăng lên còn lại các số em trả lời không thích giảm đi.
- Với câu số 2, có 32% học sinh thích tập luyện môn điền kinh, tăng lên 6%, con số này còn khiêm tốn nhưng tôi tin rằng với kết quả thi tốt của các em trong các giải điền kinh hàng năm sẽ đẩy mạnh được phong trào tập luyện môn điền kinh nói riêng và phong trào thể thao trường học phát triển.
- Với câu số 3, học sinh tham gia tập luyện ngoài giờ học trên lớp cũng được tăng lên.
- Và ở câu số 4 các em thích tập các môn đều nhau hơn và môn điền kinh được thay đổi tỉ lệ tăng lên so với trước. Với những sự thay đổi đó chúng ta cùng xem kết quả thi giải điền kinh cấp tỉnh của trường THPT Văn Giang hai năm sau khi áp dụng năm 2013 và 2014
Bảng 4: Kết quả thi giải điền kinh cấp tỉnh năm 2014 của nhà trường
Đội tuyển có 10 học sinh tham gia thi đấu
Môn thi
Kết quả thi đấu
Xếp hạng đồng đội
100m (nam)
HCV
1500m (nam)
HCB
Nhì đồng đội (nam)
Nhảy cao (nam)
HCV
Nhảy xa (nam)
HCV
Đẩy tạ (nam)
100m (nữ)
HCV
800m (nữ)
HCV
Nhất đồng đội (nữ)
Nhảy cao (nữ)
Nhảy xa (nữ)
HCV
Đẩy tạ (nữ)
Tổng
6 huy chương vàng
1 huy chương bạc
Nhất toàn đoàn
Bảng 5: Kết quả thi giải điền kinh cấp tỉnh năm 2015 của nhà trường
Đội tuyển có 10 học sinh tham gia thi đấu
Môn thi
Kết quả thi đấu
Xếp hạng đồng đội
100m (nam)
HCV
1500m (nam)
HCV
Nhảy cao (nam)
HCV
Nhì đồng đội (nam)
Nhảy xa (nam)
HCĐ
Đẩy tạ (nam)
100m (nữ)
HCV
800m (nữ)
HCV
Nhất đồng đội (nữ)
Nhảy cao (nữ)
HCV
Nhảy xa (nữ)
HCV
Đẩy tạ (nữ)
Tổng
7 huy chương vàng
1 huy chương đồng
Nhất toàn đoàn
So sánh kết quả thi đấu của 3 năm: Năm 2013 khi chưa áp dụng một số giải pháp áp dụng vào việc tập luyện và thi đấu giải điền kinh học sinh cấp tỉnh và 2 năm 2014 và 2015 sau khi áp dụng kết quả. Tôi nhận thấy rất rõ số học sinh của năm sau đạt giải đều tăng hơn những năm trước về số giải cá nhân. Điều đó đã cho thấy muốn có kết quả tốt tôi cần phải làm những việc sau:
- Trước hết là giáo viên phải nhiệt tình hướng dẫn học sinh, phải dạy tốt.
- Thứ hai là giáo dục ý thức và trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia học tập TDTT để phát triển toàn diện.
- Thứ ba thực hiện tốt phong trào thể thao trường học và biểu dương kịp thời học sinh được giải để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tập luyện môn điền kinh nói riêng và phong trào thể thao nói chung.
Làm tốt những điều trên tôi hy vọng các đội thi điền kinh sẽ đạt giải cao trong các kỳ thi, đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo nhà trường và giáo viên bộ môn GDTC.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ thực tế nghiên cứu về một số giải pháp tuyển chọn và huấn luyện môn điền kinh ở nhà trường THPT Văn Giang tỉnh Hưng Yên, tôi đi đến kết luận:
Điền kinh là một môn thể thao được đa số người dân tập luyện để củng cố và nâng cao sức khỏe, phục vụ tốt cho học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc đồng thời nó giúp cho mọi người có một cuộc sống lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi nhà trường. Việc tập luyện môn điền kinh lúc đầu chỉ mang tính bột phá, thích lúc nào thì tập nay được các em học sinh hưởng ứng nhiệt tình tập luyện có khoa học vì vậy rèn luyện sức khỏe không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Từ thực tế kết quả thi đấu cao, học sinh yêu thích và tham gia tập luyện thê dục thể thao nhiều hơn đã khích lệ phong trào thể dục thể thao của trường THPT Văn Giang. Tôi và những giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường đã có một cách nhìn nhận thực chất hơn trong việc giảng dạy và huấn luyện đội tuyển điền kinh trong nhà trường. Qua đó, các ban ngành, các nhà quản lý và các giáo viên dạy môn giáo dục thể chất xây dựng các kế hoạch và những biện pháp nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện môn điền kinh trong nhà trường ngày một lớn mạnh hơn nữa.
2. Kiến nghị
Các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và nhất là BGH nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên bộ môn GDTC, học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao nói chung và môn điền kinh thế mạnh của nhà trường nói riêng. Cần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào tập luyện không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng về chất lượng với những sự quan tâm như vậy phong trào thể dục thể thao của học sinh trường THPT Văn Giang, sẽ luôn là lá cờ đầu của tỉnh Hưng Yên.

File đính kèm:

  • docxSKKN Thuc trang luyen tap mon dien kinh cua hoc sinh truong THPT_12344539.docx
Sáng Kiến Liên Quan