Tham luận Tổ chức dạy học trong một tiết dạy tác dụng đến các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình và yếu

1. Thuận lợi:

Khác rất nhiều đối với quan điểm dạy học khác, điểm khá đặc thù của dạy học phân hóa là nhằm phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập. Nói cách khác, dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt.

Dạy học phân hóa đảm bảo mọi đối tượng HS đều đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học trong chương trình. Có nội dung dành cho đối tượng HS giỏi, khá; HS TB, yếu.

 Dạy học phân hóa theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp cho GV biết được lượng kiến thức mới và thực hành rèn kỹ năng qua mỗi bài học để xác định yêu cầu cần đạt cho từng đối tượng HS. Đồng thời xác định được nội dung cần nâng cao cho đối tượng HS giỏi, khá; nội dung cần truyền thụ cho HS TB, yếu.

Yêu cầu cần đạt trong tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, GV xác định được những kiến thức trọng tâm cần truyền thụ, khắc sâu trong mỗi tiết dạy, cho mỗi đối tượng HS.

HS giỏi, khá được GV căn cứ vào Chuẩn để mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát huy tính sáng tạo của HS; HS TB, yếu có cơ hội tiếp cận kiến thức theo khả năng, tạo được sự hứng thú và đam mê trong học tập, không thấy bị thua kém bạn bè.

2. Khó khăn:

- GV phải phân loại được từng đối tượng HS để từ đó mới có kế hoạch dạy học cho phù hợp.

- Kế hoạch dạy học phải chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng HS, do đó GV cảm thấy vất vả hơn khi lập kế hoạch dạy học.

- GV còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học cho từng đối tượng HS. Nếu quan tâm nhiều đến HS yếu, không có thời gian để định hướng cho HS giỏi, khá phát huy năng lực của bản thân; HS giỏi, khá dễ bị nhàm chán.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Tổ chức dạy học trong một tiết dạy tác dụng đến các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình và yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HẢI 
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
 Long Điền Đông, ngày 9 tháng 11 năm 2020
BÁO CÁO THAM LUẬN 
NỘI DUNG: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRONG MỘT TIẾT DẠY TÁC DỤNG ĐẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH: GIỎI, KHÁ, TRUNG BÌNH VÀ YẾU
THỰC TRẠNG
Những năm gần đây, việc thực hiên tổ chức dạy học trong một tiết học tác dụng đến các đối tượng học sinh : Giỏi , khá, trung bình và yếu của Bộ GD- ĐT đã trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể chất lượng học tập của học sinh, học sinh tích cực chủ động hơn trong việc học. Thông qua việc đổi mới PPDH theo phân hóa và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực từng đối tượng HS trong giai đoạn hiện nay. Tôi xin phép không đề cập đến tay nghề , cơ sở vật chất hay sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường , vì mỗi trường có những cái riêng và chung. Vì vậy bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm cơ bản sau.
	II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
	1. Thuận lợi:
Khác rất nhiều đối với quan điểm dạy học khác, điểm khá đặc thù của dạy học phân hóa là nhằm phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập. Nói cách khác, dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt.
Dạy học phân hóa đảm bảo mọi đối tượng HS đều đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học trong chương trình. Có nội dung dành cho đối tượng HS giỏi, khá; HS TB, yếu.
	Dạy học phân hóa theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp cho GV biết được lượng kiến thức mới và thực hành rèn kỹ năng qua mỗi bài học để xác định yêu cầu cần đạt cho từng đối tượng HS. Đồng thời xác định được nội dung cần nâng cao cho đối tượng HS giỏi, khá; nội dung cần truyền thụ cho HS TB, yếu.
Yêu cầu cần đạt trong tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, GV xác định được những kiến thức trọng tâm cần truyền thụ, khắc sâu trong mỗi tiết dạy, cho mỗi đối tượng HS.
HS giỏi, khá được GV căn cứ vào Chuẩn để mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát huy tính sáng tạo của HS; HS TB, yếu có cơ hội tiếp cận kiến thức theo khả năng, tạo được sự hứng thú và đam mê trong học tập, không thấy bị thua kém bạn bè. 
2. Khó khăn:
- GV phải phân loại được từng đối tượng HS để từ đó mới có kế hoạch dạy học cho phù hợp.
- Kế hoạch dạy học phải chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng HS, do đó GV cảm thấy vất vả hơn khi lập kế hoạch dạy học.
- GV còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học cho từng đối tượng HS. Nếu quan tâm nhiều đến HS yếu, không có thời gian để định hướng cho HS giỏi, khá phát huy năng lực của bản thân; HS giỏi, khá dễ bị nhàm chán.
	III. GIẢI PHÁP: 
	* Một là, GV nhận thức được quan điểm dạy học phân hóa có những đặc thù riêng, bởi vì dạy học phân hóa cũng có những nguyên tắc khác biệt, trong đó nổi bật nhất của quan điểm dạy học này là GV phải thừa nhận HS là khác nhau; xem trọng chất lượng hơn số lượng; tập trung vào HS, học tập là sự phù hợp và hứng thú; hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân.
* Hai là, GV đứng lớp phải phân loại lớp học thành các nhóm HS giỏi, khá, TB, yếu, để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm tra phù hợp. KHDH không soạn chung cho cả lớp mà kèm theo yêu cầu riêng cho từng nhóm HS.
* Ba là, GV cần phải chú ý đến vùng miền, hoàn cảnh sống, điều kiện sống của nhân dân ở địa phương vì đó là mặt bằng trình độ chung. Từ đó có cách vận dụng phù hợp với trình độ nhận thức, dựa vào điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường, của bản thân HS và GV chuẩn bị được để xây dựng các phương pháp dạy học như thiết kế hệ thống câu hỏi, sử dụng phương tiện dạy học phù hợp.
* Bốn là, gợi ý đến chuyên môn và GV tham khảo các hình thức dạy học phân hóa như sau:
- Phân hóa theo hứng thú: Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho HS tìm hiểu khám phá nhận thức.
- Phân hóa theo sự nhận thức: Lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Lớp học có nhiều nhịp độ, chẳng hạn như nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận thức TB, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm.
- Phân hóa giờ học theo học lực: Căn cứ vào trình độ học lực có thực của HS để có những tác động sư phạm phù hợp. Dựa trên trình độ giỏi, khá, TB, yếu mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng.
- Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của HS: Với nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao, lại phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp HS hào hứng học tập.
* Năm là, giúp cho GV nhận thức được để tổ chức dạy học phân hóa thành công, người GV cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp HS cởi mở, tự tin hơn.
* Sáu là, chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ nhằm đánh giá việc GV tổ chức dạy học phân hóa; trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tập trung thảo luận, cùng tháo gở những vướng mắc của GV trong quá trình dạy học phân hóa đối tượng HS.
Ä Tóm lại: Trong quản lý dạy học phân hóa, tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò khá quan trọng, giúp Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc giảng dạy của GV. Đối với Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm quản lý việc đổi mới nhận thức của cán bộ, GV, HS về dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa. Đặc biệt, trong dạy học phân hóa cần tuân thủ quy trình 4 bước sau: 
Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy; 
Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS; 
Trong giờ dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học; 
Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy.
Như vậy, dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải có tâm và phải phát hiện được năng khiếu của mọi học sinh. Để tổ chức dạy học phân hóa thành công, giáo viên cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp học sinh cởi mở, tự tin hơn.
Trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, đặc biệt là giáo dục, con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả đạt được. Vì vậy, để dạy học phân hóa theo từng đối tượng học sinh đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nhạy bén, năng động, sáng tạo, có ý chí, nghị lực và không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà ngành giáo dục đặt ra.
Trên đây là tham luận của bản thân tôi, qua nhiều năm giảng dạy, suy nghĩ và kinh nghiệm có được không sao tránh được những thiếu xót những điều chưa rõ chưa thông . Mong quí đồng nghiệp góp ý chân tình để hoàn thiện tham luận.
Chân thành cảm ơn !
 Duyệt của lãnh đạo Duyệt của TTCM Người thực hiện 
 Trần Văn Điều

File đính kèm:

  • doctham_luan_to_chuc_day_hoc_trong_mot_tiet_day_tac_dung_den_ca.doc
Sáng Kiến Liên Quan