Tham luận Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm

Vật lý là môn KHTN rất gần gũi với đời sống, củng rất trù tượng với các em học sinh. Cho nên trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức mới thì các em dễ nhàm chán và thụ động. Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi cán bộ giảng dạy. Để thực hiện tốt điều này, vấn đề đặt ra là làm sao ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm tích cực hóa người học để tự HS khám phá kiến thức thông qua việc hoạt động nhóm để có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Có như thế thì tránh được cách học thụ động mà bấy lâu nay đã tồn tại trong bao thế hệ thầy trò của người Việt Nam.

Phương pháp thực hành thí nghiệm là phương pháp giảng dạy phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp thực hành thí nghiệm hướng tới việc hoạt động tự giác, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải của người dạy. Sau đây tôi xin chia sẽ một phương pháp giảng dạy tích cực: tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM
1. Đặt vấn đề:
Vật lý là môn KHTN rất gần gũi với đời sống, củng rất trù tượng với các em học sinh. Cho nên trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức mới thì các em dễ nhàm chán và thụ động. Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên đối với mỗi cán bộ giảng dạy. Để thực hiện tốt điều này, vấn đề đặt ra là làm sao ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm tích cực hóa người học để tự HS khám phá kiến thức thông qua việc hoạt động nhóm để có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Có như thế thì tránh được cách học thụ động mà bấy lâu nay đã tồn tại trong bao thế hệ thầy trò của người Việt Nam.
Phương pháp thực hành thí nghiệm là phương pháp giảng dạy phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp thực hành thí nghiệm hướng tới việc hoạt động tự giác, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải của người dạy. Sau đây tôi xin chia sẽ một phương pháp giảng dạy tích cực: tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm.
2. Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm
 	Để cho hoạt động thực hành thí nghiệm của học sinh đạt kết quả cao và đáp ứng theo yêu cầu của giáo viên thì theo tôi cần thực hiện một số công việc sau đây:
* Phân nhóm thực hành, thí nghiệm: 
Với phương pháp tổ chức cho thực hành thí nghiệm theo nhóm có thể áp dụng một phần trong quá trình học tập theo từng nội dung học tập, chẳng hạn giải quyết nội dung từng phần của bài học hay của từng chương. Tùy theo từng nội dung hoặc kiến thức làm thực hành thí nghiệm mà ta phân nhóm sau cho phù hợp.
Thông thường nhóm khoảng từ 4-6 học sinh và nên có nhóm trưởng, thư kí. Việc phân nhóm thực hành có thể có nhiều cách khác nhau nhưng miễn sao đạt được mục đích thực hành, thí nghiệm. Trong nhóm cần có sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hành thí nghiệm nhằm giúp các thành viên trong nhóm nắm bắt kiến thức mới một cách dễ dàng và hiệu quả.
* Chuẩn bị dụng cụ cho các nhóm:
	Tùy theo từng nội dung kiến thức cần tìm hiểu mà Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ thực hành sao cho các nhóm đảm bảo đủ các dụng cụ thực hành, thí nghiệm để rút ra kết luận cho chính xác. Thường là chuẩn bị dụng cụ theo nhóm của từng lớp. (làm thí nghiệm về kiến thức gì? Cần chuẩn bị những dụng cụ nào? Cho bao nhiêu nhóm?
* GV làm thí nghiệm kiểm tra trước:
	Sau khi chuẩn bị xong các dụng cụ thực hành thí nghiệm thì Gv cần làm thử để dự đoán các tình huống có thể xãy ra với các nhóm học sinh để có sự điều chỉnh, khắc phục kịp thời.
* Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm:
	Sau khi thống nhất phương án và dụng cụ thực hành thí nghiệm, để tiến hành làm thí nghiệm thì GV phát dụng cụ thực hành cho các nhóm và thông báo một số quy định khi sử dụng các dụng cụ thực hành thí nghiệm.
* Giới thiệu dụng cụ thực hành thí nghiệm:
	Sau khi các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm thì GV cùng học sinh tìm hiểu các loại dụng cụ và công dụng của từng loại, cách sử dụng như thế nào?...
* Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm:
	Sau khi tìm hiểu xong các dụng cụ thí nghiệm thì các nhóm tự tiến hành thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới.
	Tùy theo từng đối tượng học sinh các lớp mà GV có thể hướng dẫn các nhóm thực hiện từng bước theo gợi ý của giáo viên.
* Quan sát, giúp đỡ, định hướng các nhóm khi làm thực hành thí nghiệm:
	Trong quá trình làm thí nghiệm thì giáo viên quan sát các nhóm nếu thấy nhóm nào khó khăn thì GV có thể giúp đỡ, định hướng kịp thời.	
* Thảo luận nhóm, thống nhất kết luận:
	 Sau khi làm thí nghiệm xong các nhóm tiến hành thảo luận để đi đến kết luận thống nhất.
* Trình bày kết luận của nhóm và thống nhất cả lớp:
	Sau khi hoàn thành kết luận của nhóm mình thì đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác tranh luận, đặt câu hỏi (nếu có)
	Giảng viên công bố cách thức thuyết trình bằng phương tiện gì? Người thuyết trình được chỉ định ngẫu nhiên hay cho nhóm chọn và đề cử (nếu nhóm đề cử thì mỗi lần thuyết trình sẽ phải thay người khác để mỗi cá nhân đều có cơ hội thuyết trình). Ngoài ra, có thể chấp nhận cho cả nhóm cùng tham gia hỗ trợ thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện. Dù thực hiện bằng cách nào nhưng yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhóm phải hiểu và nắm được nội dung bài thuyết trình của nhóm mình (có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào trong nhóm lên tóm tắt bài thuyết trình trước khi người khác thuyết trình).
 	Giáo viên chỉ định nhóm nhận xét và phản biện cụ thể hoặc mời ngẫu nhiên bất kỳ trong những nhóm khác phản biện hoặc cũng có thể phản biện tự do (cho sinh viên xung phong). Nên để cho các lớp được tự do phản biện trước, nếu không ai nhận xét và phản biện thì giáo viên mới chỉ định. Lúc này giáo viên nên đóng vai trò là người quan sát, qua đó ghi nhận đúng sai và đánh giá các nhóm. 
Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình và cũng có thể hỗ trợ nhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác khi nhóm thuyết trình không trả lời được hoặc đặt thêm câu hỏi gợi mở để nhóm có thể trả lời.
* Giáo viên thống nhất chung:
	Sau khi nghe các nhóm trình bày kết luận thì giáo viên thống nhất chung kết luận cho các nhóm. 
* Đánh giá hoạt động của nhóm:
Để việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm được chính xác, công bằng và minh bạch, cần thực hiện đánh giá qua nhiều khâu, nhiều phần: 
Tinh thần, thái độ thực hành thí nghiệm của các thành viên trong nhóm, kết quả hoạt động nhóm, khã năng thuyết trình, việc thực hiện các quy định,.
3. Ưu và nhược điểm của phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm:
 * Ưu điểm của phương pháp thực hành, thí nghiệm:
 	Phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm có một số ưu điểm so với các phương pháp giảng dạy truyền thống:
Việc ứng dụng phương pháp này đã tích cực hóa người học. Qua đó, giúp họ chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua việc chính tay mình làm thí nghiệm nên tạo được sự thích thú, khơi dậy niềm đam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Thông qua việc chủ động tìm tòi, quan sát và khám phá kiến thức mới giúp học sinh tư duy chủ động thay vì tư duy thụ động lối cũ chỉ nghe thầy giảng, lĩnh hội kiến thức một chiều.
Trong quá trình làm việc nhóm giúp học sinh rèn luyện tính tự chủ trong công việc (nhóm phân công) và biết cách phối hợp với các thành viên khác trong nhóm (tổng hợp thành công việc chung), từ đó giúp học sinh nâng cao kỹ năng thực hành thí nghiệm, làm việc nhóm.
Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trình bày (kỹ năng thuyết trình) trước đám đông thông qua thuyết trình bài thảo luận của nhóm.
* Nhược điểm của phương pháp thực hành, thí nghiệm:
Mặc dù có nhiều ưu điểm, song phương pháp này cũng có những nhược điểm: 
Vẫn còn tạo kẽ hở cho một số đối tượng lười học, thiếu ý thức tự chủ trong học tập, chờ hưởng lợi từ thành tích của nhóm.
	Việc đánh giá khó có sự công bằng tuyệt đối giữa các thành viên trong nhóm, vì giáo viên không thể biết hết mức độ đóng góp của từng sinh viên, mặc dù nhóm đưa ra tỷ trọng điểm mỗi thành viên được hưởng.
4. Thuận lợi và khó khăn của phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm:
* Thuận lợi:
So với trước đây, việc áp dụng phương pháp tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm hiện nay có nhiều thuận lợi:
Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng giúp sinh viên tìm kiếm dễ dàng hơn
Các kênh thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng, tiện lợi hơn trong việc thu thập, thậm chí học sinh không cần ngồi tại lớp vẫn có thể thu thập thông tin qua internet một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Điều kiện cơ sở vật chất của các trường ngày nay cũng tốt hơn rất nhiều so với trước đây như: Phòng học đảm bảo đủ rộng, thoáng mát, có phòng học riêng cho lớp, cho môn
* Khó khăn
Hiện nay có nhiều thuận lợi so với trước kia nhưng thực tế vẫn còn một số khó khăn nhất định trong việc áp dụng phương pháp này:
Năng lực của học sinh trong nhóm không đồng đều. Hơn nữa, nhiều em cũng chưa thành thạo trong một số kỹ năng liên quan đến phương pháp này nên việc học của các em gặp khó khăn.
Số lượng học sinh trong nhóm còn đông, có nhóm 7,8 em học sinh gây khó khăn cho quá trình thảo luận nhóm 
 Với những ưu điểm, nhược điểm, thu thuận lợi cũng như những khó khăn còn tồn tại, việc áp dụng phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm đòi hỏi người thầy phải nhiệt tình hơn, nỗ lực nhiều hơn để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm giúp các em học sinh học tập tốt hơn. 
Vĩnh Hưng A, ngày 14 tháng 10 năm 2019
 	 Người viết
Nguyễn Văn Đảm

File đính kèm:

  • doctham_luan_to_chuc_cho_hoc_sinh_thuc_hanh_thi_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan