Tham luận Nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên (Vật lí)

1. Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm của BGH nhà trường cử đi tập huấn chuyên môn và đồng nghiệp đống góp ý kiến trong quá trình giảng dạy theo mô hình trường học mới.

 - Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cho con em đến học lớp VNEN.

 - Số lượng các môn học theo mô hình VNEN được giảm.

 - Giúp học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo, tính tự giác, sự tự tin, hứng thú trong học tập.

 - Học sinh phát huy tốt các kĩ năng: Làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đánh giá và biết phấn đấu trong quá trình học tập của mình.

2. Khó khăn:

 - Đây là chương trình thử nghiệm nên thiếu tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên.

 - Sĩ số lớp đông, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế.

 - Môn KHTN (phần Vật lí): Để HS tiếp thu được kiến thức phải trực tiếp hoạt động thực hành trên mỗi nội dung, mỗi bài học. Nhưng phần lớn phần vật lí dạy gần như truyền thống vì không có ĐDDH, rất khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như HS làm thí nghiệm để thu thập kiến thức mới.

 - Học sinh thuộc địa bàn nông thôn nên khả năng giao tiếp còn hạn chế.

 - Phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề học tập của con em mình, do kinh tế gia đình, vẫn có tâm lí “Trăm sự vào thầy”, chưa có thói quen “làm bạn cùng con” trong học tập, hỗ trợ các con giải quyết các bài tập ứng dụng trong cuộc sống

 - Do học theo nhóm, một số học sinh trong nhóm làm việc riêng còn ỷ lại vào các các bạn khá – giỏi trong nhóm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên (Vật lí)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN KHTN (VẬT LÍ)
Kính thưa quý thầy cô!
	 Trước nhu cầu phát triển của xã hội thì ngành giáo dục không ngừng đổi mới. Bộ Giáo dục đã có những mô hình dạy học thử nghiệm như VNEN. Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động của học sinh. Tức là chuyển từ dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực của học sinh.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học, phát huy tính tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cũng là thế mạnh của dạy học theo mô hình trường học mới.
	Bản thân tôi được nhà trường cử đi tập huấn và trực tiếp giảng dạy môn KHTN (Vật lí) nhiều năm qua. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng thấy có những thuận lợi, khó khăn và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng môn KHTN ( Vật lý) cụ thể như sau:
1. Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm của BGH nhà trường cử đi tập huấn chuyên môn và đồng nghiệp đống góp ý kiến trong quá trình giảng dạy theo mô hình trường học mới.
	- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cho con em đến học lớp VNEN.
	- Số lượng các môn học theo mô hình VNEN được giảm.
	- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo, tính tự giác, sự tự tin, hứng thú trong học tập.
	- Học sinh phát huy tốt các kĩ năng: Làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đánh giá và biết phấn đấu trong quá trình học tập của mình.
2. Khó khăn:
	- Đây là chương trình thử nghiệm nên thiếu tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên.
	- Sĩ số lớp đông, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế.
	- Môn KHTN (phần Vật lí): Để HS tiếp thu được kiến thức phải trực tiếp hoạt động thực hành trên mỗi nội dung, mỗi bài học. Nhưng phần lớn phần vật lí dạy gần như truyền thống vì không có ĐDDH, rất khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như HS làm thí nghiệm để thu thập kiến thức mới.
	- Học sinh thuộc địa bàn nông thôn nên khả năng giao tiếp còn hạn chế.
	- Phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề học tập của con em mình, do kinh tế gia đình, vẫn có tâm lí “Trăm sự vào thầy”, chưa có thói quen “làm bạn cùng con” trong học tập, hỗ trợ các con giải quyết các bài tập ứng dụng trong cuộc sống 
	- Do học theo nhóm, một số học sinh trong nhóm làm việc riêng còn ỷ lại vào các các bạn khá – giỏi trong nhóm.
	Để nâng cao chất lượng môn KHTN (vật lí) tôi đưa ra giải pháp như sau: 
3. Giải pháp:
	- Tham mưu BGH trường trang bị thiết bị ĐDDH phục vụ môn học.
	- Ứng dụng CNTT vào bài giảng.
	- Nâng cao năng lực cơ bản của người giáo viên trong mô hình trường học mới: Phải khẳng định, mô hình VNEN là để thích ứng với từng em học sinh. Chính  vì vậy, mô  hình có thể đạt được hiệu quả rất cần các thầy cô giáo thật sự thân thiện, nắm bắt tâm lí, thực hiện nguyên tắc tôn trọng trò và  tôn trọng  tiến độ học tập của trò; làm tốt mối quan hệ nhà trường – gia đình và cộng đồng.
- Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên phải được coi trọng, ưu tiên hàng đầu và nhất là phương pháp quản lý.
- Tăng cường năng lực cho các em trong ban lãnh đạo của hội đồng tự quản. Đặc biệt, GV cần giúp cho từng hoc sinh lần lượt trải nghiệm, tham gia điều hành trong ban lãnh đạo HĐTQ.Hoạt động của hội đồng tự quản nó ngấm vào các hoạt động học của các em, ngấm vào cách hoạt động nhóm.Dần dần các em biết được hoạt động nhóm là gì? Trách nhiệm của bản thân, ý thức tập thể, tự giác.
- Đổi mới hoạt động học cho học sinh: Học sinh là chủ thể của quá trình học. Bản chất của vấn đề là học sinh tự giác tuân theo tài liệu chỉ dẫn và hướng dẫn của giáo viên. Nhưng căn bản là các em cần được hướng dẫn cách học, cách hoạt động nhóm, cách thể hiện năng lực của bản thân. Điều nàyrất cần sự linh hoạt và tâm huyết của người giáo viên.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng tài liệu hướng dẫn học. Tài liệu hướng dẫn học vừa là cuốn sách cho trò học, đồng thời là cuốn sách cho thầy cô dạy. 
- Đổi mới kiểm tra đánh giá: Tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhóm, của giáo viên và đánh giá của gia đình. Đặc biệt, chú trọng đánh giá kĩ năng và năng lực của học sinh.
	Trên đây là phần tham luận môn KHTN ( vật lí) Nâng cao chất lượng môn học của đơn vị trường. Rất mong sự đóng góp của các đơn vị trường. 
	Xin chân thành cám ơn
	 Giáo viên
	Phó hiệu trưởng
	 Trương Triều Trung	 Nguyễn Quốc Cường

File đính kèm:

  • doctham_luan_nang_cao_chat_luong_mon_khoa_hoc_tu_nhien_vat_li.doc
Sáng Kiến Liên Quan