Tham luận Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy các tiết thực hành Hóa học
Khoa học tự nhiên luôn đề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở của việc hình thành kiến thức hóa học, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trong thực tế những năm gần đây, có lẽ chúng ta không có nhiều điều kiện để làm thí nghiệm trong khi giảng dạy bài mới cũng như tiến hành thí nghiệm ở các tiết thực hành.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: cơ sở vật chất thiếu thốn (thiết bị thí nghiệm cấp về quá lâu nên đã hư hỏng, một số thiết bị cấp về chất lượng không đảm bảo, hóa chất thiếu hoặc biến chất do thời gian sử dụng lâu dài ), một số thí nghiệm khó tiến hành thành công (như sắt tác dụng với lưu huỳnh ), ý thức học của học sinh chưa cao, không hiểu được mục đích của thí nghiệm do bị hỏng kiến thức cũ, nhiều em xem tiết dạy có thí nghiệm hoặc tiết thực hành là cơ hội để gây ồn ào, mất trật tự khiến giáo viên khó bao quát lớp.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN KHI DẠY CÁC TIẾT THỰC HÀNH HÓA HỌC. Khoa học tự nhiên luôn đề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở của việc hình thành kiến thức hóa học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong thực tế những năm gần đây, có lẽ chúng ta không có nhiều điều kiện để làm thí nghiệm trong khi giảng dạy bài mới cũng như tiến hành thí nghiệm ở các tiết thực hành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: cơ sở vật chất thiếu thốn (thiết bị thí nghiệm cấp về quá lâu nên đã hư hỏng, một số thiết bị cấp về chất lượng không đảm bảo, hóa chất thiếu hoặc biến chất do thời gian sử dụng lâu dài), một số thí nghiệm khó tiến hành thành công (như sắt tác dụng với lưu huỳnh), ý thức học của học sinh chưa cao, không hiểu được mục đích của thí nghiệm do bị hỏng kiến thức cũ, nhiều em xem tiết dạy có thí nghiệm hoặc tiết thực hành là cơ hội để gây ồn ào, mất trật tự khiến giáo viên khó bao quát lớp. Vậy cần phải làm gì để phần nào tháo gỡ những khó khăn trên, nhằm làm tăng tính say mê, hứng thú học tập bộ môn của học sinh là điều mà những tổ viên tổ bộ môn sinh hóa công nghệ trường THCS Lê Quý Đôn luôn trăn trở. Sau đây, tôi xin chia sẽ một số cách thực hiện mà tổ bộ môn chúng tôi đã áp dụng, và theo ý kiến chủ quan của chúng tôi thì có một số hiệu quả nhất định. * Thứ nhất: để khắc phục tình trạng hóa chất thiếu thốn hoặc kém chất lượng theo thời gian: - Điều chế chất mới từ các chất có sẳn trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: Khi tiến hành thí nghiệm cho khí hydro khử đồng (II) oxit, ta tạo ra CuO từ Cu(OH)2 sẽ hiệu quả hơn dùng CuO được cấp từ lâu giảm chất lượng. - Tạo ra các chất cần thiết bằng các chất dễ tìm xung quanh. Ví dụ: + Ngâm hoa dâm bụt trong cồn tạo chất chỉ thị màu thay thế dung dịch phenol phtalein. + Dùng giũa mài mòn vật dụng (hỏng) bằng nhôm để tạo ra bột nhôm. - Sử dụng hóa chất thay thay thế khi hóa chất cần dùng do bị thiếu hoặc để đảm bảo thí nghiệm diễn ra nhanh hơn. Ví dụ: + Có thể thay thế Bari clorua bằng Canxi clorua. + Thay CuSO4 bằng CuCl2 khi làm thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch muối để phản ứng xãy ra nhanh hơn. * Thứ hai: tiến hành thí nghiệm thay thế nếu thí nghiệm khó thực hiện hoặc không an toàn với học sinh. Ví dụ, khi làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí, để tránh tạo ra P2O5 ảnh hưởng đến học sinh ta có thể không đốt phôt pho mà ta đốt nến. Lúc này ta thay nước bằng dung dịch nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 nhằm đảm bảo thí nghiệm thành công. Riêng đối với những thí nghiệm khó thực hiện hoặc do dụng cụ cấp về chất lượng kém, hoặc do tính nguy hiểm của nó mà ta có thể cho học sinh xem video clip các thí nghiệm đó. Ví dụ: điện phân dung dịch muối ăn, các thí nghiệm liên quan đến khí Clo Tuy nhiên, dù thay thế hay biến tấu thế nào thì cũng cần phải đảm bảo: + Các thí nghiệm phải đơn giản thể hiện rõ hiện tượng hóa học cần quan sát, học sinh tiến hành dễ thành công. + Dụng cụ, hóa chất thay thế phải dễ tìm kiếm, rẻ, thường được tận dụng các sản phẩm thừa trong cuộc sống. + Kết quả đảm bảo không sai lệch về kiến thức khoa học. + Đảm bảo an toàn cho học sinh. * Thứ ba: để khắc phục tình trạng học sinh không nắm được kiến thức cũ liên quan đến thí nghiệm, không biết mục đích của thí nghiệm, ta phải: - Giới hạn những nội dung kiến thức liên quan yêu cầu HS học thuộc. - Yêu cầu HS xem kĩ trước bài mới hoặc nội dung yêu cầu của các thí nghiệm. Trước khi dạy bài thực hành, giáo viên có thể kiểm tra sự chuẩn bị đó của học sinh và tùy mức độ hoàn thành mà cho điểm phù hợp. - đơn giản hóa yêu cầu đối với học sinh. Ví dụ: chỉ cần nêu một dấu hiệu nhận biết trong số nhiều dấu hiệu nhận biết khi phản ứng hóa học xãy ra trong một thí nghiệm. * Thứ tư: để khắc phục tình trạng học sinh ồn ào đùa giởn khi tiến hành thí nghiệm: phân chia mỗi nhóm có ít nhất 1 “hạt nhân” là học sinh khá (giỏi) để định hướng kiến thức cho các bạn khác, ta sẽ gọi bất kì 1 học sinh nào đó trong nhóm cầm giấy có ghi chép bài làm trình bày trước lớp. * Thứ năm: để khắc phục tình trạng thiếu dụng cụ: cho đại diện mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm biểu diễn cho cả lớp quan sát, xoay vòng như thế. Để đảm bảo tất cả học sinh đều quan sát được hiện tượng ta sẽ trình chiếu video clip về thí nghiệm đó cho cả lớp xem (nhược điểm không thể khắc phục được của việc này là khó rèn cho học sinh sử dụng dụng cụ thí nghiệm đúng cách, an toàn). Kính thưa quý thầy cô giáo, những giải pháp đưa ra ở trên phần đông là giải pháp tình thế mà chúng tôi đã tiến hành, có những ưu điểm và tồn tại không ít khuyết điểm. Chắc rằng có những đồng nghiệp của chúng tôi ở đây đã thực hiện và thực hiện tốt hơn những gì mà chúng tôi đã biết và trình bày. Chúng tôi xin chân thành lắng nghe những kinh nghiệm quý báu của quý đồng nghiệp chia sẽ để học hỏi, áp dụng nhằm làm cho những khó khăn khi dạy tiết thực hành hoặc bài dạy có thực hành trở nên đơn giản, dễ làm, hiệu quả, cuốn hút học sinh hăng say học tập bộ môn hơn. Xin chân thành cảm ơn. Long Điền Đông ngày 07 tháng 11 năm 2020 Kí duyệt của BGH Kí duyệt của tổ bộ môn GV thực hiện Trần Trọng Đạt
File đính kèm:
- tham_luan_mot_so_giai_phap_thao_go_kho_khan_khi_day_cac_tiet.doc