Tham luận Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh

Để quản lý học sinh trong lớp có hiệu quả, trước hết, GVCN cần phải hiểu kỹ đối tượng mà mình quản lý. GVCN phải tìm hiểu kỹ từng học sinh trong lớp, từ đó phân loại các em để có phương pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng, có sự lựa chọn những biện pháp giáo dục vào từng em sao cho phù hợp và có hiệu quả. GVCN tìm hiểu từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về một số mặt sau:

a) Hoàn cảnh, điều điện sống của từng học sinh

Mỗi học sinh lớn lên trong từng hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ nhận thức văn hóa, phẩm chất đạo đức của cha mẹ, điều kiện kinh tế của từng gia đình, mức độ quan tâm của các thành viên trong gia đình với con cái, phương pháp giáo dục con, các mối quan hệ trong gia đình và gia đình đó với xã hội, Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng rất lớn tới học sinh. Vì thế, nếu tìm hiểu kỹ những yếu tố này sẽ giúp GVCN tìm ra những nguyên nhân tích cực hoặc tiêu cực tác động đến học sinh trong lớp do mình chủ nhiệm. Từ đó, GVCN có phương pháp tác động để giáo dục từng học sinh cho phù hợp, đồng thời có thể tham mưu, tư vấn đưa ra các phương pháp giáo dục giúp gia đình học sinh và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc, hoặc những khuyết điểm mà các em mắc phải.

b) Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của từng học sinh

Các đặc điểm về sinh lý lứa tuổi có tác động và ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Các em có sự phát triển tâm sinh lý bình thường, thì tự tin trong quá trình học tập và rèn luyện. Nhưng đối với những em có những bất thường về tâm sinh lý thì các em đó sẽ tự ti, GVCN cần hiểu kỹ từng em để có những phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên chủ nhiệm là người làm công việc chỉ đạo, quản lý giáo dục toàn diện 
học sinh một lớp. Đồng thời là người chỉ đạo mọi hoạt động của học sinh bao gồm: Hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện theo quy định của Điều lệ Trường phổ thông. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường. Cùng với nhà trường, thông qua công tác chủ nhiệm. GVCN là nơi để các em học sinh chia sẻ những buồn vui, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống. Đồng thời là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp. 
Vậy làm sao để làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường là một nỗi trăn trở của mỗi GV khi làm công tác chủ nhiệm. Sau đây tôi xin đưa ra một vài giải pháp đổi mới trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng ở từng lớp nói riêng và trong nhà trường nói chung.	
II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI 
1. Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh
Để quản lý học sinh trong lớp có hiệu quả, trước hết, GVCN cần phải hiểu kỹ đối tượng mà mình quản lý. GVCN phải tìm hiểu kỹ từng học sinh trong lớp, từ đó phân loại các em để có phương pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng, có sự lựa chọn những biện pháp giáo dục vào từng em sao cho phù hợp và có hiệu quả. GVCN tìm hiểu từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về một số mặt sau:
a) Hoàn cảnh, điều điện sống của từng học sinh
Mỗi học sinh lớn lên trong từng hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ nhận thức văn hóa, phẩm chất đạo đức của cha mẹ, điều kiện kinh tế của từng gia đình, mức độ quan tâm của các thành viên trong gia đình với con cái, phương pháp giáo dục con, các mối quan hệ trong gia đình và gia đình đó với xã hội, Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng rất lớn tới học sinh. Vì thế, nếu tìm hiểu kỹ những yếu tố này sẽ giúp GVCN tìm ra những nguyên nhân tích cực hoặc tiêu cực tác động đến học sinh trong lớp do mình chủ nhiệm. Từ đó, GVCN có phương pháp tác động để giáo dục từng học sinh cho phù hợp, đồng thời có thể tham mưu, tư vấn đưa ra các phương pháp giáo dục giúp gia đình học sinh và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc, hoặc những khuyết điểm mà các em mắc phải.
b) Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của từng học sinh
Các đặc điểm về sinh lý lứa tuổi có tác động và ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Các em có sự phát triển tâm sinh lý bình thường, thì tự tin trong quá trình học tập và rèn luyện. Nhưng đối với những em có những bất thường về tâm sinh lý thì các em đó sẽ tự ti, GVCN cần hiểu kỹ từng em để có những phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp. 
2. Xây dựng bộ máy quản lí lớp
Sau khi nắm bắt thông tin và hiểu được tâm sinh lí của học sinh, GVCN phải lập kế hoạch xây dựng một bộ máy quản lí lớp sao cho thật hiệu quả. 
- Cán bộ lớp: Khi lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp GVCN cần phải đảm bảo tính dân chủ, nhưng phải có sự tư vấn, giúp đỡ các em một cách khách quan để giúp các em trong lớp lựa chọn lớp trưởng chính xác, xứng đáng là người đứng đầu lớp, có khả năng quản lý và biết cách tập hợp, tổ chức các bạn tham gia hiệu quả trong các hoạt động tập thể. Lớp phó và đội ngũ tổ trưởng là những người trợ giúp cho lớp trưởng thực hiện tốt các hoạt động của lớp.
- Các cán sự bộ môn: các môn học GVCN cần xác định được 1 cán sự bộ môn, học sinh này học tốt bộ môn đó và có khả năng là cầu nối giữa giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp, nhằm mục đích giúp các bạn giải đáp thắc mắc về môn đó, giúp đỡ các bạn học yếu môn đó. Đồng thời giúp giáo viên bộ môn nắm vững các thông tin của học sinh về môn học để giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp để có chất lượng, kết quả tốt nhất về bộ môn đó.
- Đội cờ đỏ kiểm tra, đôn đốc các phong trào thi đua, nề nếp của lớp.
Để đội ngũ cốt cán hoạt động có hiệu quả và tự quản tốt GVCN cần qui định nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể.
3. Xây dựng lớp tự quản
Thực chất đây là quá trình từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tình của GVCN thành ý thức tự quản, tự giác đầy trách nhiệm và hứng thú của học sinh. Từ đó, chuyển hoá lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự định hướng, dẫn dắt của GVCN lớp. 
 Mục đích xây dựng lớp tự quản là hình thành, rèn luyện cho học sinh biết làm chủ bản thân; luôn chủ động, nhanh nhạy trong mọi mặt hoạt động. Đây là cơ hội tốt nhất, môi trường tốt nhất để học sinh tập dượt, rèn luyện tính tự giác, sự năng động, sự sáng tạo khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 
 Lấy học sinh làm trung tâm trong công tác chủ nhiệm. Trên cơ sở đó, từng bước biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Học sinh có điều kiện tốt nhất để thể hiện mình; tự ý thức, tự quản bản thân mình; tự quản tổ mình, lớp mình. Trong môi trường tự quản ấy, nhân cách học sinh mới được xác lập, được thử thách qua công việc hàng ngày, hàng tuần. 
 Tâm lý lứa tuổi cho thấy: lứa tuổi học sinh trung học là lứa tuổi luôn ham tìm tòi, ham hiểu biết, ham hoạt động và muốn khám phá, khẳng định bản thân (thể hiện trong học tập, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tập thể). Vì vậy, xây dựng lớp tự quản vừa thoả mãn được nét tâm lý phong phú của học sinh mà còn tạo điều kiện, cơ hội để các em được rèn luyện và phát triển theo chiều hướng tích cực, tự giác. 
Xây dựng lớp tự quản không những giúp các em tự quản lý các hoạt động của lớp mình mà còn góp phần quản lý các hoạt động chung của nhà trường. Các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng của các lớp sẽ tạo nên môi trường tốt cho việc phát triển nhân cách các em. 
4. Tổ chức sinh hoạt, thảo luận chuyên đề
 Thay vì cách làm xưa nay là GVCN “thuyết giảng” về bài học đạo đức một chiều; phê bình những sai phạm cũng như biểu dương những thành tích một chiều thì nay chúng ta đưa ra những “Chuyên đề” phù hợp cho học sinh thảo luận trong giờ chủ nhiệm. 
 Nội dung các chuyên đề phải thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Có thể theo chủ điểm hàng tháng hoặc những vấn đề đang được xã hội quan tâm như môi trường sống, an toàn giao thông; tình bạn, xài tiền như thế nào khi chúng ta còn sống phụ thuộc vào cha mẹ; lợi ích của việc đọc sách và lòng đam mê tìm hiểu kiến thức; bạo lực gia đình và trách nhiệm của chúng ta; tự học như thế nào để có kết quả tốt; kinh nghiệm học giỏi bộ môn; khắc sâu kiến thức và phương pháp học tập,
5. Công tác tham mưu, phối hợp
 a) Lãnh đạo trường 
- Xin ý kiến chỉ đạo kịp thời ngay từ đầu năm học đối với những tình huống, vướng mắc, khó tháo gỡ của lớp, của các đối tượng học sinh yếu kếm, học sinh khó khăn.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà trường, của những mạnh thường quân ưu tiên cho những học sinh yếu kém, những em hoàn cảnh khó khăn như: mượn SGK, các suất quà, học bổng, áo quần, xe đạp, tạo điều kiện tốt nhất để các em yên tâm học tập.
b) Cha mẹ học sinh
- Trao đổi với phụ huynh thường xuyên về vấn đề học tập, đạo đức của các em.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh, nhất là học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, quản lý không để xảy ra tình trạng học sinh đến trường nhưng trốn tiết, bỏ học.
- Thông báo kết quả học tập cho phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử và các kì họp, khích lệ, khen ngợi những em tiến bộ; nhắc nhở nhiều hơn đối với những em chưa tiến bộ.
- Theo dõi và quản lý con em, kiên quyết nói “Không” với Game Online bạo lực và không lành mạnh theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
c) Giáo viên bộ môn
- Trao đổi với giáo viên bộ môn thường xuyên, để giáo viên bộ môn nắm được tình hình cụ thể của lớp, nhất là các đối tượng học sinh yếu kém. 
- Chỉ dẫn các em tận tình từng bước một về các kiến thức bài học, từ thấp đến cao. Tuy nhiên, đối với học sinh yếu kém thì rất cần sự kiên nhẫn của thầy cô, bởi các em hiểu bài rất chậm, có cả trường hợp giảng đi giảng lại năm ba lần mà các em vẫn chưa hiểu. Và lúc ấy, rất cần sự nhẫn nại của thầy cô để các em từng bước hiểu và nâng dần sự chiếm lĩnh tri thức. 
d) Đoàn, Đội
- Hướng dẫn các phong trào thi đua, phân công các đối tượng dù là yếu kém hoặc cá biệt vẫn được tham gia các trò chơi để khích lệ các em “Vừa chơi vừa học” tạo tâm lí thoải mái ham đến trường, đến lớp. 
- Nếu các em yếu kém vi phạm nội quy thì giáo viên có thể kết hợp với Ban KTKL nhà trường xử lí kịp thời và uốn nắn những biểu hiện, hành vi vi phạm của học sinh một cách khéo léo, hợp lí.
6. Người thầy phải biết “làm gương”
- Không chỉ là người biết, hiểu học sinh, người thầy phải là người mẫu mực, soi rọi cho học sinh noi theo về trình độ chuyên môn, tác phong, hành động, lời nói, cử chỉ, ăn mặc, đi đứng, nhất là phải giữ lời hứa, vì các em thích làm theo thầy cô. Vậy, giáo viên nên ý thức được việc này. Để các em có thể noi theo, người giáo viên phải thường xuyên học tập, trau dồi về trình độ chuyên môn, không ngừng tự hoàn thiện mình, chú ý kĩ càng trong giao tiếp, trong nói năng, trong các mối quan hệ, nhất là đối với học sinh.
- Đặc biệt, giáo viên nên tạo lòng tin cho học sinh làm sao cho các em phải thật sự tự tin, luôn nghĩ rằng thầy cô là chỗ dựa để các em sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ, những khó khăn trong học tập cũng như hoàn cảnh sống của bản thân. Các em học sinh yếu kém hay rụt rè, nhút nhát, tỏ ra bất cần vì cứ nghĩ rằng mọi người sẽ không ai thông cảm và thấu hiểu hoàn cảnh của các em. Chính vì thế, người giáo viên phải tỏ ra gần gũi, lắng nghe suy nghĩ của các em, để rồi phân tích, giải thích, chỉ dẫn cho các em một cách thấu đáo mọi vấn đề cho các em rõ, không nên áp đặt các em. 
III. KẾT LUẬN
- Để thành công trong việc giáo dục và quản lý lớp chủ nhiệm thì người GVCN phải hiểu được học sinh của mình, thật sự quan tâm đến các em, xem các em như chính người thân của mình vậy. 
- Thế nên, mỗi thầy, cô giáo đều có phương pháp giáo dục học sinh theo cách riêng của mình, không ai giống ai cả nhưng điều có điểm chung là phải hoàn thành nhiệm vụ chủ nhiệm lớp một cách triệt để, sao cho các em thấy được thầy cô giáo, bạn bè luôn yêu thương mình và là động lực để các em học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt nhất./.

File đính kèm:

  • doctham_luan_doi_moi_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan