Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy Ngữ văn

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.

Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đã nói rằng: “Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.

 

doc33 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 31169 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
 5.2 Một số hoạt động dạy học trên lớp với bản đồ tư duy
 Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD: 
 Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
 Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. 
 Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
 Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã từng hướng dẫn học sinh làm nhiều BĐTD như
Từ sự hướng dẫn của GV, các em HS cũng tự lập được nhiều BĐTD theo ý thích riêng của mình.
5.3 Tác dụng của việc sử dụng bản dồ tư duy.
Sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của các em. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
 Lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy trong dạy học là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh . Mỗi học sinh có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Cùng một chủ đề nhưng mỗi học sinh có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng. Do đó giáo viên nên khuyến khích học sinh lập BĐTD theo ý tưởng của riêng mình nhằm phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi em.
 6- Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi:
 6.1 Tổ chức trò chơi trong dạy Ngữ văn 
 Trò chơi trong văn học hay còn gọi là sân chơi lành mạnh bổ ích. Đó là việc tổ chức cho học sinh thi trả lời bằng những hoạt động vui chơi giải trí nhằm giáo dục toàn diện học sinh và củng cố rèn luyện kĩ năng phát triển óc tư duy linh hoạt sáng tao.
 6.2 Thiết kế nội dung trò chơi:
	Như đã xác định mục đích, ý nghĩa của trò chơi, chúng ta nên tổ chức trò chơi vào phần củng cố bài là hợp lý nhất. Vì vậy, nội dung trò chơi phải nhằm củng cố, khắc sâu trọng tâm của bài dạy. Xây dựng nội dung của trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
	- Đảm bảo yêu cầu phổ cập: nghĩa là đa phần các bài tập trong trò chơi phải có mức độ vừa phải, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Đồng thời, có nhiều bài tập để nhiều học sinh tham gia.
	- Có yếu tố sáng tạo: trong trò chơi nên có 01 bài tập (hoặc 01 ý) trở lên có nội dung sáng tạo. Để giải quyết những bài tập này học sinh phải vận dụng những kiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn.
	- Nội dung trò chơi phải được phân cách thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, mỗi bài tập đó với từng cá nhân học sinh.
	- Nội dung trò chơi nên thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thể hiện khác nhau (tùy theo mỗi dạng bài dạy, mỗi tiết dạy, mỗi khối lớp). Ví dụ điền vào chỗ trống, ô trống, dùng vạch nối tương ứng để tạo thành cặp liên kết đúng, điền trắc nghiệm đúng sai, điền kết quả v.v
 Khi thiết kế nội dung một trò chơi ta có thể lấy nội dung bài học hoặc một bài tập thuộc trọng tâm bài trong sách giáo khoa. Sau đó, bằng sự “chế biến” của mình chúng ta sẽ có nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài tập tương tự ở mức độ phổ cập.
Ví dụ: Sau mỗi bài dạy văn bản ta có thể tổ chức trò chơi ô chữ để khắc sâu củng cố kiến thức . 
VD Khi dạy bài ôn tập văn học lớp 7 ta có thể thiết kế trò chơi sau đây
1
L
U
C
B
A
T
2
T
R
A
N
N
H
A
N
T
O
N
G
3
U
C
T
R
A
I
4
N
G
U
Y
Ê
N
M
O
N
G
5
T
H
A
T
N
G
O
N
T
U
T
U
Y
E
T
6
N
G
U
Y
E
N
T
R
A
I
7
S
O
S
A
N
H
8
C
H
I
E
U
T
A
9
L
E
L
O
I
10
N
A
M
Đ
I
N
H
Hàng ngang
Câu 1. Gồm 6 chữ cái. Bài “Côn Sơn ca” được dịch sang thể thơ nào? 
Câu 2. Gồm 12 chữ cái. Ông là người có địa vị tối cao nhưng tâm hồn ông luôn gắn bó với nơi thôn dã. Ông là ai? 
Câu 3. Gồm 6 chữ cái. Nguyễn Trãi có tên hiệu là gì? 
Câu 4. Gồm 10 chữ cái. Trần Nhân Tông cùng vua cha lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân giặc nào? 
Câu 5. Gồm 15 chữ cái. “Thiên Trường vãn vọng” được Trần Nhân Tông sáng tác theo thể thơ nào? 
Câu 6. Gồm 10 chữ cái. Đại từ “ta” trong bài “Côn Sơn ca” chỉ ai? 
Câu 7. Gồm 6 chữ cái. Một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài “Côn Sơn ca” ? 
Câu 8. Gồm 7 chữ cái. Cảnh vật ở phủ Thiên Trường được miêu tả vào thời điểm nào? 
Câu 9. Gồm 5 chữ cái. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn dưới ngọn cờ của ai? 
Câu 10. Gồm 7 chữ cái. Phủ Thiên Trường xưa nay thuộc tỉnh nào? 
Hàng dọc . Gồm 10 chữ cái. Điền vào câu sau “Ca dao ca ngợi cảnh đẹp .... đất nước” 
 6.3 Tác dụng của việc tổ chức trò chơi
 Trò chơi sẽ làm cho tập thể các em có bầu không khí mới. Những tràng vỗ tay, tiếng reo hò, khuôn mặt rạng rỡ, tiếng cười, giúp các em hiểu biết và quý mến nhau hơn. Các em không cảm thấy căng thẳng khi học Ngữ văn, phá tan sự sợ sệt lo âu ám ảnh đối với các em học sinh yếu, giúp các em tự tin hòa nhập vào tập thể. Học sinh yêu trường mến lớp kính trọng thầy cô. Đặc biệt các em cảm thấy mình được học tập sinh hoạt trong sự thoải mái
 Việc tổ chức và hướng dẫn có hệ thống khoa học giúp các em phát triển trí tuệ. Sự nhanh nhẹn, trung thực, nâng cao ý thức kỷ luật. “Chơi mà học, học mà chơi” là quan điểm đúng đắn. Hiệu quả giáo dục trò chơi là nhờ tính hấp dẫn, sự thu hút, lôi cuốn của nó. Điều đó luôn tạo cho các em sự say mê, sự phấn khởi.
 6.4 Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi.
 - Khi tổ chức trò chơi giáo viên là người hướng dẫn là trung tâm của sự thu hút học sinh tam gia đồng thời giáo viên cũng là trọng tài của các trò chơi do vậy giáo viên phải chững chạc, nghiêm túc nhưng lại phải hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em. Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trò chơi, nhằm tác động đến tình cảm tâm lí đem lại niềm vui tươi hứng thú.
 - Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với bài toán, hướng dẫn học sinh cách chơi. Tránh xử phạt đội thua, người thua mà chủ yếu động viên khuyến khích đội thắng, người thắng.
 - Thời gian chơi không quá 10 phút trong một tiết học.
 Là giáo viên khi tổ chức trò chơi không nên dùng ở mức độ giải trí đơn thuần mà phải xem trò chơi thực sự là phương tiện giáo dục có hiệu quả nhanh, dễ tiếp thu mà các em rất thích.
Giáo án minh họa
 Mỗi biện pháp dạy học đề có ưu điểm riêng .Vì vậy trong quá trình vận dụng vào từng bài dạy cụ thể người giáo viên cần cân nhắc lựa chọn những biện pháp phù hợp với mục tiêu của vấn đề , phù hợp với học sinh và phù hợp với sở thích của chính mình. Sau đây tôi xin trình bày một tiết mà tôi đã tiến hành đối với học sinh .
Ngµy so¹n:14 /11/2014 Ngµy d¹y:...../11/2014
Tuần 14
 Tiết 70 
 Tập làm văn: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
 I.Mục tiêu bài học: 
1.KiÕn thøc: 
-HÖ thèng ho¸ kiÕn thøc vÒ v¨n b¶n tù sù vµ bæ sung mét sè ®¬n vÞ kiÕn thøc míi vÒ ng­êi kÓ chuyÖn.
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kẻ với ngôi kể trong văn bản tự sự.
2.KÜ n¨ng: RÌn kü n¨ng x¸c ®Þnh ng­êi kÓ chuyÖn trong v¨n tù sù vµ chuyÓn ®æi ng«i kÓ.
3.Th¸i ®é: Gi¸o dôc ý thøc sö dông ng«i kÓ thÝch hîp trong t¹o lËp v¨n b¶n tù sù.
II.Chuẩn bị : -GV: bài soạn , tìm hiểu các đoạn văn có các ngôi kể khác nhau, phiếu học tập ,bảng phụ có ô chữ, bút dạ.
Phương pháp: Đàm thoại ,vấn đáp,gợi mở, thảo luận ,sử dụng trò chơi.
 -HS: soạn bài, tìm hiểu các đoạn văn trong SGK ,phiếu học tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp,vệ sinh lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ: dùng hình thức vấn đáp:
-GV: Khi kể chuyện người kể thường sử dụng các ngôi kể nào?
Khi người kể xưng “tôi’ trong văn bản thì ngôi kể đó thuộc ngôi kể nào?
-HS: Khi kể chuyện người kể thường sử dụng các ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba để kể chuyện.
Khi người kể xưng “tôi” thì ngôi kể đó thuộc ngôi kể thứ nhất.
 3.Bài mới: giới thiệu bài :
 ở các lớp 6,7,8 các em đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể .Trong chương trình ngữ văn lớp 9 ,các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự ,cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu giờ học hôm nay.
 *Tiến trình bài học:
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
-HS: đọc đoạn trích SGK/192
-GV nêu vấn đề: đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ,của tác giả nào?
?Đoạn trích trên kể về ai ? kể về sự việc gì?
?Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên.
? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây không phải là các nhân vật trong đoạn trích kể chuyện?( gợi: người kể có xưng tôi hoặc tên của một trong ba nhân vật không?).
-HS: trả lời 
-GV: chốt ý.
? Những câu “giọng cười .tiếc rẻ”, “những người .như vậy” là nhận xét của người nào ,về ai?
-HS: trả lời
-GV:=> đó là lời của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
 Thảo luận câu d* SGK (3phút)
-GV: gợi ý : căn cứ vào chủ thể kể câu chuyện ,đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn của người kể và lời văn.
-GV: phát phiếu học tập->HS: Thực hiện 
-GV:Dùng bảng phụ đã ghi sẵn nội dung và phân tích
? Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ? người kể chuyện có vai trò gì ?
- HS: Thực hiện ghi nhớ Sgk/193.
Phân tích ngữ liệu 2 
-HS: Đọc đoạn trích 2phút:
-GV:chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò chơi “giải ô chữ” trong thời gian 5phút
 Nêu thể lệ ,cách thức tiến hành trò chơi
+ trò chơi có các ô chữ gồm 8 hàng ngang
Mỗi một hàng ngang có một gợi ý để trả lời
Lần lượt các tổ được gọi và lựa chọn hàng ngang
-Hàng ngang số1: gồm 10 chữ cái :Bút danh của tác giả đoạn trích trên là gì?
-Hàng ngang thứ 2: gồm 11 chữ cái: tên của văn bản trên ?
-Hàng ngang thứ 3:gồm 6 chữ cái :nhân vật chính đoạn trích trên là ai?
-Hàng ngang thứ 4:gồm 3 chữ cái : câu nói đầu tiên khi mẹ chú bé gặp chú bé là gì?
-Hàng ngang thứ 5: gồm 3 chữ cái : người kể chuyện trong đoạn trích xưng hô như thế nào?
-Hàng ngang thứ 6:gồm 7 chữ cái: khi đuổi theo mẹ chú bé đã thở như thế nào?
-Hàng ngang thứ 7:gồm 11 chữ cái :mẹ chú bé đã lấy vạt áo làm gì ?
-Hàng ngang thứ 8:gồm 1 chữ cái: số đầu tiên trong dãy số tự nhiên?
-Từ chìa khóa: hàng dọc gồm 8 chữ cái bắt đầu bằng chữ N là ngôi kể của đoạn trích?
? So sánh vai trò của 2 ngôi kể ?( gợi :ngôi kể thứ 3 có ưu ,nhược gì ,ngôi kể thứ nhất có ưu nhược gì ?)
-GV: Phân tích qua và củng cố lại nội dung của bài
* Ghi nhớ SGK /193.
 4: Củng cố : Luyện tập:
- Gv gọi HS đọc bài tập 1
? So với đoạn trích ở phần 1, cách kể ở đoạn trích này có gì khác: Người kể ở đ©y là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên
- Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “ Tôi” ( ngôi thứ nhất)
- Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “Tôi”
- Hạn chế: khó có thể miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động.
HS ®äcvµ nªu yªu cÇu bµi tËp 2-T193:
? So víi c¸ch kÓ ®trÝch ë môc I , c¸ch kÓ ë ®trÝch nµy cã g× kh¸c ?
?Ng­êi kÓ chuyÖn ë ®©y lµ ai ?
-Ng­êi kÓ chuyÖn trong ®o¹n trÝch nµy lµ nv “t«i”(ng«i thø nhÊt)-chó bÐ –trong cuéc gÆp gì víi mÑ m×nh sau nh÷ng ngµy xa c¸ch .
?Ng«i kÓ nµy cã ­u ®iÓm g× & cã h¹n chÕ g× so víi ng«i kÓ ë ®trªn?
- ¦u®iÓm :Gióp cho ng­êi kÓ dÔ dµng ®i s©u vµo t©m t­ t×nh c¶m, miªu t¶ ®­îc nh÷ng diÔn biÕn t©m lÝ tinh vi, phøc t¹p ®ang diÔn ra trong t©m hån nv “t«i”.
-Nh­îc ®iÓm :H¹n chÕ trong viÖc miªu t¶ bao qu¸t c¸c ®èi t­îng kq, sinh ®éng, khã t¹o ra c¸i nh×n nhiÒu chiÒu, do ®ã dÔ g©y ra sù ®¬n ®iÖu trong giäng v¨n trÇn thuËt.
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự :
1.Đoạn trích SGK/192:
-Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già ,cô kỹ sư và anh thanh niên.
-Người kể không xuất hiện trong câu chuyện (vô nhân xưng )
-Người kể ở ngôi thứ ba (tác giả là người kể câu chuyện.
Ngôi kể này người kể chuyện dường như biết hết ,thấy hết mọi việc
=> Trong văn bản tự sự kể theo ngôi thứ 3 người kể dấu mình đi nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản nên miêu tả bao quát các đối tượng ,tạo ra cái nhìn nhiều chiều .Người kể có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện
* Ghi nhớ SGK /193:
2.Đoạn trích SGK/ 193:
N
G
U
Y
Ê
N
H
Ô
N
G
T
R
O
N
G
L
O
N
G
M
E
B
E
H
Ô
N
G
C
O
N
N
I
N
Đ
I
T
Ô
I
H
Ô
N
G
H
Ô
C
T
H
Â
M
N
Ư
Ơ
C
M
Ă
T
I
*.Kết luận:
- Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ cảm động giữa chú bé Hồng với mẹ .
-Cách kể ở đọan trích này xưng “tôi” là bé Hồng .
-Người kể chuyện xưng “tôi” thuộc ngôi thứ nhất
=> người kể đi sâu miêu tả nội tâm với những diễn biến tinh vi ,phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn mình.Tuy nhiên lại không bao quát được các đối tượng khác.
II.Luyện tập:
Bµi tËp 1
Bµi tËp 2
5.HDVN
- GV: hệ thống lại vai trò người kể chuyện ở hai ngôi kể trên
 - Về nhà các em chuyển đổi ngôi kể ở hai đoạn trích trên theo các ngôi 
 - Häc bµi 
 - So¹n bµi:¤n tËp TiÕng ViÖT
 -Soạn bài “ Chiếc Lược Ngà”
 III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Trong năm học 2014-2015, tôi đã áp dụng sáng kiến để soạn giảng và vận dụng vào thực tế tôi nhận thấy có sự thay đổi đáng mừng:
 - Học sinh đã có thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Bên cạnh đó bài tập giao về nhà đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm được kiến thức cơ bản sau khi học xong mỗi bài.
 Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2014 tôi điều tra và sát hạch bằng phiếu điều tra và bài kiểm tra 90 phút kết hợp trắc nghiệm và tự luận cho kết quả như sau :
 - Về hứng thú : 
Tổng số HS
 có hứng thú
 Chưa có hứng thú
SL
%
SL
%
40
26
65
14
35
 - Kết quả học tập:
TSHS
 giỏi
khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
40
9
22
17
43
14
35
Như vậy so với kết quả thì tỉ lệ học sinh có hứng thú tăng lên 35% theo đó tỉ lệ học sinh giỏi cũng tăng lên 12% , tỉ lệ học sinh khá tăng lên 23%, tỉ lệ học sinh trung bình giảm rõ rệt. 
 IV- NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy rằng nói về phương pháp dạy học Văn trong nhà trường là một vấn đề rất rộng lớn mà trong phạm vi một sáng kiến không thể nào nói hết được . Để tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học hình ở THCS có rất nhiều những biện pháp khác nhau mà mỗi người giáo viện có thể áp dụng . Đó là các biện pháp như:
- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm bằng các kĩ thuật như khăn phủ bàn, kĩ thuật các mảnh ghép.
- Tổ chức cho học sinh học tập theo góc,theo nhóm hoặc theo dự án.
Với những hướng đi như vậy tôi xẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tiếp theo, ở những đề tài khác. 
 PHẦN KẾT LUẬN
MỘT SỐ KẾT LUẬN
 Trên đây là một số biện pháp tạo hướng thú cho học sinh học môn Ngư văn mà bản thân tôi đã nghiên cứu, tích lũy và thực hiện có hiệu quả trong giảng dạy ở trường THCS Chỉ Đạo với đối tượng học sinh khá. Mỗi biên pháp dạy học dù thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học, người dạy chưa khai thác hết . Chính vì thế mà không có biện pháp nào được cho là lí tưởng . Mỗi biện pháp đều có ưu – nhược điểm của nó . Vậy người thầy nên xây dựng cho mình một cách thực hiện riêng phù hợp với môi trường , bản chất của vấn đề cần trao đổi ; phù hợp với thành phần nhóm học, công cụ dạy học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của chính mình.
 Thực tiễn dạy học trong thời gian qua và việc áp dụng phương pháp trên vào quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra một số bài học cơ bản sau:
 Một là: Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng dạy học , Nâng cao và rèn luyện kỹ năng sư phạm ở độ nhuần nhuyễn. 
 Hai là: Thường xuyện đổi mới về cách soạn, cách giảng; đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập.
 Ba là: Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng, tạo niềm tin, hứng thú cho các em trong môn học.
 Bốn là: Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng học sinh vào việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận. Trong mỗi tiết học phải tạo ra được sự giao lưu đa chiều giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, giữa các tổ - nhóm.
 Năm là: Giáo viên cần mạnh dạn đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như các phàn mềm vẽ hình, các loại máy đa năng, các hiệu ứng hình ảnh để tiết học thêm sinh động.
 II- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
 Để làm tốt và hiệu quả hơn công tác giáo dục, giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhỏ sau:
1./. Với nhà trường và tổ chuyên môn:
 - Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo, chuyên đề bàn về phương pháp dạy học Văn theo ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn để cán bộ giáo viên được trao đổi nhiều hơn nữa nhằm học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
2./.Đối với GV:
- Phải đọc, soạn thật kỹ bài cần dạy.
Xác định rõ, cụ thể nội dung, mục tiêu cần truyền đạt cho học sinh.
Lựa chọn soạn thảo các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiễu nhất.
Khuyến khích tinh thần học tập tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Nhắc nhở, định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
Đầu tư đồ dùng dạy học: ( phấn màu, hộp bút màu, bảng phụ ) . 
3.Đối với HS:
Đọc bài và học bài ở nhà nhiều lần .
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
Chuẩn bị bài đầy đủ theo hướng dẫn của GV.
Hăng hái, mạnh dạn xây dựng bài
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
A- ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 2
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
B- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3
I- CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1./. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
2./. CƠ SỞ KHOA HỌC 4
3./. CƠ SỞ THỰC TẾ 5
II- CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 6
1./. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 7
2./. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3./ THỜI GIAN HOÀN THÀNH. 7
PHẦN NỘI DUNG 8
I- NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 8
II- CÁC GIẢI PHÁP MÀ SÁNG KIẾN ĐÃ VẬN DỤNG 8 
A . Hứng thú trong học văn 8 
B. Biên pháp tạo hứng thú trong tiết dạy văn 9
 1 - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc tạo tâm thế học. 9
 2 - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc đọc diễn cảm. 11
 3 - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua đàm thoại. 14
 4 - Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc ứng dụng CNTT. 15
 5 - Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc sử dụng bản đồ tư duy. 17
 6- Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi. 20
Giáo án minh họa 23
III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
 IV- NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ 28
PHẦN KẾT LUẬN 29
I- MỘT SỐ KẾT LUẬN 29
II- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. 30
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Sách Gíao khoa môn Ngữ văn THCS.
+ Sách Giao viên môn Ngữ văn THCS.
+ Tài liệu Chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Ngữ văn THCS.
+ Dạy văn –Học văn (Đặng Hiển-NXB ĐHSP – 2003)
+ Những vấn đề dạy học Tiếng Việt THCS (Nguyễn Đức Tồn-NXB GD-HN2001) 
+Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy 
TS.Trần Đình Châu – Dự án Phát triển GD THCS II- Bộ GD & ĐT 
TS. Đặng Thị Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục VN
 Trong SKKN này chắc chắn ít nhiều cũng có những điểm thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp để SKKN được hoàn thiện hơn./.
 Xin trân trọng cảm ơn!
Chỉ Đạo ngày 15 tháng 3 năm 2015
 Người viết sáng kiến: 
 PHÙNG VĂN TIÊM
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
I./ Hội đồng khoa học Trường THCS Chỉ Đạo:
 Nhận xét, đánh giá:
.
 Xếp loại:
II./ Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Văn Lâm:
 Nhận xét, đánh giá:
 Xếp loại:

File đính kèm:

  • docSKKN_GIAI_A_HOI_THI_GVG_TP_HY.doc
Sáng Kiến Liên Quan