Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp nitơ với thực vật cho học sinh khối 11 ở trường THPT Nghĩa Dân

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

 Kiến thức về nitơ (Hóa học 11), kiến thức về sấm sét (Vật lý 11) và quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và quá trình cố định nitơ ở thực vật (Sinh học 11), chu trình nitơ (Sinh học 12), ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (phân vi sinh vật cố định đạm) (Công nghệ 10) có mối liên hệ với nhau.

 Đặc biệt phân bón với năng suất cây trồng và môi trường là một đơn vị kiến thức rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn trồng trọt ở đại đa số gia đình của các em học sinh. Thông qua học chủ đề này học sinh biết những loại phân bón mà gia đình sử dụng có những đặc điểm, tính chất gì cùng với cách bảo quản và sử dụng chúng sao cho tốt nhất và hiệu quả nhất. HS cũng nhận thức được hậu quả của việc bón phân dư thừa, bón phân không đủ liều lượng từ đó hiểu và vận dụng, tuyên truyền tới gia đình và địa phương về bón phân hợp lí.

 Khi tích hợp các nội dung kiến thức như trên đảm bảo được tính logic về nội dung và logic nhận thức của HS. Từ đó hình thành năng lực tư duy logic và tư duy khoa học ở HS.

 

doc45 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp nitơ với thực vật cho học sinh khối 11 ở trường THPT Nghĩa Dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh gây ra?
 Câu 2. Giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu 3: Vì sao trong thực tế người ta thường trồng xen cây họ đậu với cây ngũ cốc và kết hợp thả bèo hoa dâu với trồng lúa?
PHIẾU HỖ TRỢ TRẢ LỜI CÂU 2:
Vật lí: Hiện tượng sấm sétà lúa phất cờ à vai trò của sấm sét.
Hóa học: tính chất hóa học của nitơ.
Sinh học:
 + Tại sao là lúa chiêm mà không phải là lúa mùa?
+ Lúa chiêm là lúa vào tháng nào trong năm? Lúc đó có phải vào mưa lũ hay không?
+ Lúa lấp ló đầu bờ là lúa thời kì sinh trưởng nào?
PHIẾU HỖ TRỢ TRẢ LỜI CÂU 3:
Cây họ đậu có loại vi khuẩn cố định nitơ nào?
Bèo hoa dâu cộng sinh với loại vi khuẩn cố định nitơ nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Trong tự nhiên, sét được hình thành như thế nào?
Sét được hình thành giữa hai đám mây tích điện trái dấu với nhau hoặc giữa đám mây tích điện với mặt đất.
Câu 2. Giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ: lúa tháng 3 – lúa con gái.
- Mùa đó có mưa, bão, có sấm sét.
- Khi đó N2 trong không khí kết hợp với O2 để tạo NO2. Sau đó NO2 kết hợp với nước mưa để hình thành NO3- cung cấp cho lúaà lúa phất cờ mà lên
Câu 3: Vì sao trong thực tế người ta thường trồng xen cây họ đậu với cây ngũ cốc và kết hợp thả bèo hoa dâu với trồng lúa?
- Cây họ đậu có vi khuẩn nốt sần Rhizobium
- Bèo hoa dâu có vi khuẩn lam
Đây là những vi khuẩn có khả năng cố định niơ
Câu 4: Hàng năm, mặc dù không có tác động của môi trường bên ngoài (lũ lụt, hạn hán) và con người (bỏ trống, không trồng cây), nhưng đất vẫn mất một lượng đạm rất lớn. Em hãy chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên và đề xuất các biện pháp khắc phục?
à Nguyên nhân: hiện tượng phản nitrat hóa do vi sinh vật kị khí thực hiện.
àBiện pháp khắc phục: đảm bảo độ thoáng cho đất (cày phơi ải đất, )
- HS: Làm việc cá nhân (5 phút)
- HS thảo luận theo nhóm để hoàn thiện bảng kiến thức (thời gian: 7 phút)
Quá trình cố định N2 trong khí quyển
Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
Ứng dụng để sản xuất phân bón
Con đường 
vật lí – hóa học
Con đường sinh học
- HS: các nhóm báo cáo sản phẩm sau đó các nhóm nhận xét cho nhau (thời gian: 20 phút)
- GV: chốt lại kiến thức cho HS (thời gian: 5 phút)
- HS: tự ghi lại kiến thức vừa lĩnh hội được. (thời gian: 3 phút)
Quá trình cố định N2 trong khí quyển
Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
Ứng dụng để sản xuất phân bón
Con đường 
vật lí - hóa học
Sự phóng điện trong cơn giông, mưa bão, sấm sét đã oxi hóa N2 thành NO3-
- N2 + O2 àNO
- NO + O2 à NO2
- NO2 + O2 + H2Oà HNO3
- HNO3 à NO3- + H+
Protein (xác sinh vật)à Polipeptità axitamin à NH3
- Phân hóa học
- Phân hữu cơ
Con đường sinh học
Quá trình khử N2 được thực hiện bởi:
+ Nhóm vi khuẩn tự do: Azotobacter, Nostoc
+ Nhóm vi khuẩn cộng sinh: vi khuẩn nốt sần Zhizobium, Anabaena azolleae
Các vi sinh vật này có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gẫy liên kết ba để N2 à NH4+
- N2 + H2 à NH3
- NH3 + H2O à NH4+ + OH-
Nguồn nitơ từ xác động vật hoặc thực vật chết (protein) được vi sinh vật phân giải thành NH3.
- Phân vi sinh vật cố định đạm
GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về vi sinh vật có khả năng cố định đạm.
Hình 4. Một số vi sinh vật cố định đạm
Rễ cây họ đậu
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu vai trò của nitơ và nguồn cung cấp nitơ cho cây (tiết 4)
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc SGK/tài liệu bổ trợ và để trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao thiếu nitơ cây không thể sinh trưởng và phát triển được? 
- Hãy cho biết các dạng nitơ mà cây có thể hấp thụ?
- Kể tên các nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng? Trong đó nguồn nào là chủ yếu? Vì sao?
- Hãy cho biết biểu hiện của từng cây khi trồng trong các dung dịch?
 	+ GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng kiến thức sau:
Tên nguyên tố
Thuộc nhóm nguyên tố
Vai trò với thực vật
Dấu hiệu khi thiếu
Nguồn cung cấp
Nitơ
- HS: hoạt động cá nhân trên lớp (thời gian: 5 phút)
- HS thảo luận theo nhóm để hoàn thiện bảng kiến thức (thời gian: 7 phút)
- HS: các nhóm báo cáo sản phẩm sau đó các nhóm nhận xét cho nhau (thời gian: 5 phút)
- GV: chốt lại kiến thức cho HS (thời gian: 5 phút)
Hình 6. Hình ảnh lá cây cà chua thiếu một số nguyên tố khoáng
- GV cho HS đọc đoạn trích: Rau củ quả chứa nhiều phân đạm gây bệnh ung thư
Rau củ quả chứa nhiều phân đạm gây bệnh ung thư
 Gần đây, nhiều người đang tỏ ra lo ngại về dư lượng nitrat trong rau củ quả được bày bán trên thị trường liệu có đảm bảo hay không và ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe.
 Nitrat tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong thực vật, nếu ăn liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến gan, thận. Tác hại của nitrat là ngấm lâu dài và có thể chuyển hoá thành nitrit, rồi kết hợp với một số chất là nguyên nhân gây ung thư. Do vậy chỉ số dư lượng nitrat được quản lý chặt trong an toàn thực phẩm. Tuy nhiên nhìn bằng mắt thường rất khó nhận biết và tính toán dư lượng nitrat.
Theo 
GV chuyển giao nhiệm vụ về nhà:
 Nhóm 1 và 2: tìm hiểu về phân đạm.
Nhóm 3 và 4: tìm hiểu về phân vi sinh vật cố định đạm.
Nhóm 5 và 6: tìm hiểu về hậu quả (hoặc ý nghĩa ) của bón phân hợp lí, bón phân dư thừa, bón phân chưa đủ liều lượng.
Sản phẩm của mỗi nhóm là bài báo cáo bằng Powerpoint được trình bày ở tiết sau (tiết 5).
Hoạt động 3: Phân bón với cây trồng và môi trường (tiết 5)
- Đại diện HS mỗi nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình đã tìm hiểu ở nhà bằng Powerpoint. HS các nhóm đặt câu hỏi và nhận xét theo tinh thần 3 khen, 2 chê, 1 góp ý. 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Vì sao cần phải bón phân hợp lý tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, loại cây trồng, thời kì sinh trưởng?
Câu 2. Bón phân dư thừa gây hậu quả gì?
Câu 3. Phân vi sinh vật cố định đạm là gì? Nêu thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm? Phân biệt phân vi sinh vật cố định đạm và phân hóa học?
Câu 4. Nhà bạn Nam có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau. Mẹ bạn Nam đã ngăn mảnh vườn thành 2 luống, một luống trồng rau để gia đình ăn, một luống trồng rau để bán và được đánh dấu rõ ràng. Trên cả 2 luống, mẹ bạn Nam đều trồng cùng một loại rau, đều sử dụng phân đạm để bón.
Theo em, mẹ bạn Nam đã làm gì trên 2 luống trồng rau đó và nhằm mục đích gì?
Việc làm của mẹ bạn Nam như vậy có hậu quả và ý nghĩa gì? Từ đó em có thái độ như thế nào trong vấn đề sử dụng phân bón cho cây trồng?
- HS trả lời các câu hỏi và tự ghi lại kiến thức vừa lĩnh hội được. (thời gian: 3 phút)
	GV nhấn mạnh: Dư lượng NO3- trong mô thực vật là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ sạch của nông phẩm. Lượng NO3- tồn đọng quá nhiều trong mô thực vật (bón phân thừa) có thể gây ung thư.
- GV: chuyển giao nhiệm vụ cho HS về nhà chuẩn bị cho hoạt động luyện tập ở tiết 6.
c. Sản phẩm: HS trả lời hai câu hỏi trên và hoàn thiện bảng kiến thức
3. Hoạt động luyện tập (tiết 6)
a. Nội dung: Như tài liệu
b. Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Mỗi HS của nhóm hoàn thiện một cánh hoa trong bông hoa chung là nitơ với thực vật.
HS quan sát, đánh giá việc tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động học tập của HS.
Hình 7. Kĩ thuật mảnh ghép
- GV nghiệm thu kết quả hoạt động.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chủ đề?
- HS làm việc cá nhân.
- HS thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến.
- GV nghiệm thu kết quả hoạt động.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của các nhóm.
4. Hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi khám phá
a. Nội dung: Như tài liệu
b. Tổ chức hoạt động
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
 Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao: 
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
 Cho biết hiện tượng đó có gì khác với quá trình cố định nitơ sinh học?
Câu 2: Vì sao trong thực tế người ta thường trồng xen cây họ đậu với cây ngũ cốc và kết hợp thả bèo hoa dâu với trồng lúa?
- HS học cá nhân ở nhà, hỏi người thân, tìm trên mạng Internet, đồng ruộng,
Câu 3. Hàng năm, mặc dù không có tác động của môi trường bên ngoài (lũ lụt, hạn hán) và con người (bỏ trống, không trồng cây), nhưng đất vẫn mất một lượng đạm rất lớn. Em hãy chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên và đề xuất các biện pháp khắc phục?
c. Sản phẩm: HS báo cáo và sản phẩm vào góc học tập của lớp.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
- Phạm vi áp dụng: HS khối 11.
- Thời gian áp dụng: đầu tháng 11
- Khả năng thay thế giải pháp: 
+ Các giáo viên khác có thể lựa chọn các kĩ thuật dạy học không giống với tác giả để phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, trường mình giảng dạy.
+ GV có thể sắp xếp lại cấu trúc logic của chủ đề, bổ sung thêm hoặc giảm bớt kiến thức để phù hợp với từng đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ GV có thể xây dựng kế hoạch dạy học khác sao cho phù hợp với trường mình.
+ GV tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở trường mình hoặc trên trường học kết nối để có thể xây dựng lại chủ đề này theo ý mình.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Tôi chọn 3 lớp trong khối 11 của trường THPT Nghĩa Dân là 11A4, 11A5, 11A6 vì 3 lớp này có trình độ năng lực HS là tương đương nhau (HS học trung bình – khá).
 Sau khi dạy thực nghiệm (11A6 – 1 lớp thí nghiệm) và đối chứng (lớp 11A4, 11A5 – 2 lớp đối chứng) tôi nhận thấy kết quả như sau:
1. Kết quả thu được ở 3 lớp
 1.1. Kết quả thu được ở lớp 11A4 (dạy theo phương pháp truyền thống: không sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và cũng không dạy theo chủ đề tích hợp liên môn)
Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có hứng thú, không tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức không cao.
1.2. Kết quả thu được ở lớp 11A5 (sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhưng không dạy theo chủ đề tích hợp liên môn)
HS hứng thú và tích cực trong học tập nhưng kiến thức còn rời rạc, chưa tổng quát, chưa gắn với thực tiễn nên khả năng vận dụng kiến thức của HS vào giải quyết tình huống thực tiễn còn rất hạn chế.
Hình 8. Hoạt động của HS
1.3. Kết quả thu được ở lớp 11A6 (Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp liên môn)
- Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, rất hứng thú, tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích tiết học, HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn một cách dễ dàng.
Hình 9. Hoạt động học của các nhóm học sinh
Hình 10. Sơ đồ tư duy về phân bón
(bài báo cáo bằng Powerpoint của hóm V được trình bày ở tiết 5).
Hình 11. Phiếu kĩ thuật dạy học mảnh ghép của học sinh
Hình 12. Sơ đồ tư duy tóm tắt chủ đề của học sinh
- Trước đây quá trình chuyển hoá N2 thành NH4+, NO3- được dạy lặp đi lặp lại ở nhiều môn học khác nhau ở các thời điểm khác nhau.
Trong chủ đề này HS đã được vận dụng kiến thức của cả 3 môn (liên môn) Vật lí, Hoá học, Sinh học vào quá trình cố định nitơ phân tử và từ đó nêu được những ứng dụng của nó.
Ngoài quay phim, chụp ảnh hoạt động học của HS như trên, tôi còn sử dụng phỏng vấn, điều tra để chứng minh hiệu quả đạt được của đề tài.
 a. Phỏng vấn HS 11A6 
Sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn, tôi đã tiến hành phỏng vấn 39 em học sinh của lớp 11A6 với nội dung: em cảm thấy như thế nào khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề liên môn? Em có thích cách dạy học như vậy không?
Kết quả: 39 HS cùng có câu trả lời em rất thích thầy, cô giáo dạy như vậy.
b. Dùng phiếu điều tra
Đồng thời với phỏng vấn tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra để thăm dò ý kiến về thái độ của HS trong nhà trường về bộ môn Sinh học và đánh giá của HS về phần chuyển giao nhiệm vụ của GV, kết quả thu được như sau:
* Thăm dò thái độ của HS với môn Sinh học
Bảng 1. Thái độ của HS với môn Sinh học
Trước khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn
Sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học liên môn
32 HS trả lời không thích
11 HS thay đổi cách nhìn với bộ môn
7 HS thích học bộ môn
28 HS hứng thú với bộ môn
 	Vậy ta có thể kết luận việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy liên môn Vật lí – Hoá học – Sinh học – Công nghệ có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm số lượng HS không thích học môn này.
* Thăm dò thái độ của HS về phần chuyển giao nhiệm vụ của GV
Sau khi hoàn thành bảng KWL, HS đã làm phiếu đánh giá phần chuyển giao nhiệm vụ của GV, kết quả như sau:
Bảng 2. Đánh giá phần chuyển giao nhiệm vụ của giáo viên
Đánh giá của học sinh
Tỉ lệ %
Nhiệm vụ rất hay
53%
Nhiệm vụ bình thường
29%
Nhiệm vụ khó
18%
Trước đây, trong dạy học phần chuyển giao nhiệm vụ ít được chú trọng. Nhưng hiện nay, chuyển giao nhiệm vụ là một khâu quan trọng trong dạy học. Nhiệm vụ được chuyển giao phải là tình huống có vấn đề nhưng phải vừa sức với học sinh, nhiệm vụ này không được giải quyết ngay mà HS cần có thời gian để đi tìm, gỡ nút thắt trong vấn đề và sẽ được trả lời vào phần hình thành kiến thức mới trong bài học. Đa số HS cho rằng nhiệm vụ của GV chuyển giao rất hay. HS thấy hứng thú, thích được tìm tòi, khám phá.
c. Kết quả làm bài kiểm tra
 	Sau tiết học sinh học có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và phương pháp dạy học liên môn, tôi đã tiến hành kiểm tra nhận thức của 15 HS thông qua phiếu học tập ( kiểm tra trong 25 phút) để đánh giá lại một lần nữa về tác dụng của đề tài. 
Hình 13. Sản phẩm thu được của học sinh:
Bảng 3. Kết quả học tập của HS
HS
Điểm số chưa sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực và chưa dạy học liên môn (11A4)
Điểm số khi sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực nhưng chưa dạy học liên môn (11A5)
Điểm số sau khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy liên môn (lớp 11A6)
1
4
4
5
2
3
5
5
3
4
6
7
4
2
5
5
5
5
4
6
6
1
4
5
7
4
3
5
8
5
6
7
9
4
7
6
10
3
5
6
11
5
4
6
12
4
8
9
13
5
5
7
14
4
5
7
15
4
4
6
Mô tả dữ liệu thu được
Mốt
3
4
5
Trung vị
4
5
6
Giá trị trung bình
3.733333333
5
6.13333333333
Độ lệch chuẩn
1.5025123243
1.309307341
1.125462868
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy thái độ của HS đối với môn Sinh học đã có những thay đổi rõ rệt. Điều đó chứng tỏ tác dụng của đề tài này.
Qua thực tế áp dụng cho thấy việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp đã đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học, nó thực sự làm tăng hứng thú học tập của học sinh và làm giảm điểm thấp trong dạy học sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
* Điểm mới trong dạy chủ đề ở lớp 11A6
Trước kia giáo viên dạy 1 lớp gồm 45 HS thì nay GV dạy 45 HS 1 lớp có nghĩa là trước kia GV chỉ dạy cả lớp còn hiện nay GV dạy từng đối tượng HS trong lớp. GV phải có khả năng quan sát tốt, quan sát cả lớp, quan sát đến từng đối tượng HS để có biện pháp giúp đỡ HS kịp thời khi cần, hoặc nhờ những HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém trong lớp.
C. KẾT LUẬN
1. Tóm lược những nội dung của chủ đề
Trong chủ đề này kiến thức Hóa học, Vật lí, Sinh học, Công nghệ hòa quện vào nhau và một giáo viên có thể giảng dạy toàn bộ chủ đề mà vẫn cảm thấy nhẹ nhàng. Chủ đề này đã giải quyết được vấn đề đổi mới hiện nay, đặc biệt tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới với một số môn tích hợp trong đó có môn khoa học tự nhiên.
Chủ đề này đã làm giảm sự chồng chéo các nội dung kiến thức ở các môn học, giảm gánh nặng cho HS. Chủ đề này đã giúp GV và HS ít hao phí công sức và tiền của, thời gian.
Chủ đề này GV đã áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cùng với việc sử dụng âm thanh, ánh sáng phòng học, ngôn ngữ cơ thể để duy trì năng lượng và trạng thái hưng phấn của học sinh. Học sinh được hoạt động nhiều mà vẫn thấy thỏa mái, không uể oải và mệt mỏi. Kiến thức HS tiếp thu một cách nhẹ nhàng, khắc sâu hơn.
Mặc dù đại đa số gia đình các em học sinh đều làm nông nghiệp, nhưng các em đều chưa biết có bao nhiêu loại phân bón cho cây trồng, vai trò của nó ra sao, cách bảo quản và sử dụng chúng thế nào, đặc biệt chưa nhận thức được hậu quả của việc bón thừa hoặc thiếu phân cho cây trồng. 
Qua chủ đề này vấn đề phân bón với cây trồng và môi trường được các em tìm hiểu kĩ qua mạng internet, qua tạp chí, và trình bày dưới dạng Powerpoint. Các em cũng ý thức được hậu quả của việc bón phân dư thừa và tuyên truyền tới gia đình và địa phương mình.
 Chủ đề này đã giải quyết được vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Tại sao trong quần thể người hiện nay lại xuất hiện nhiều bệnh lạ (đặc biệt bệnh ung thư)? Kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển nhưng đôi lúc chúng ta nhìn thấy người thân của mình chết dần chết mòn, chết đau đớn mà chúng ta không làm gì được? Một trong những nguyên nhân của nó là bón phân không hợp lí cho nông sản mà mình ăn vào.
 	HS đã vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn như: sự hình thành sấm sé, hậu quả của sấm sét và biện pháp khắc phục hậu quả do sấm sét gây ra; phương pháp bón phân, biện pháp bón phân hợp lí để vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa bảo vệ môi trường, biện pháp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng
Chủ đề này đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế khi áp dụng. Qua học chủ đề HS đã phát triển năng lực: nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo, tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu về phân bón với năng suất cây trồng và môi trường, năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm, .....
Đặc biệt với chủ trương đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt năm học 2018 – 2019 có thêm bộ sách giáo khoa mới có môn Khoa học tự nhiên (là những chủ đề tích hợp của các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học) thì chủ đề này được thực hiện bây giờ sẽ giúp học sinh đỡ bỡ ngỡ, làm quen dần và có thể đưa vào chương trình sách giáo khoa mới.
2. Điều kiện áp dụng
a. Đối với giáo viên
- GV phải có kiến thức cơ bản về Vật lí, Hoá học, Sinh học khá vững vàng. Muốn vậy giáo viên phải tích cực tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối. Trên cơ sở cấu trúc logic của chủ đề này, giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh và cơ sở vật chất nhà trường hiện có.
- GV phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn.
- Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức.
- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
b. Đối với HS 
HS phải chuẩn bị bài thật tốt để GV không bị động và có thời gian để tổ chức các hoạt động học cho HS.
3. Đề xuất, kiến nghị
- Các cấp lãnh đạo nên có chế độ khuyến khích, động viên GV ở các trường THPT trên toàn tỉnh xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn khác để nâng cao năng lực cho HS.
- Để nâng cao chất lượng môn Sinh học ở các trường THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải thay đổi chương trình giáo dục và sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tiễn dạy và học hiện nay.
- Mỗi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ động xây dựng các chủ đề dạy học liên môn, ứng dụng nhuần nhuyễn công nghệ thông tin vào dạy học.
4. Triển vọng
- Tiếp tục triển khai sâu, rộng chủ đề này để thấy rõ hiệu quả của nó.
- Chủ đề này có thể mở rộng kiến thức hơn, tăng kiến thức vận dụng để có thể giảng dạy đối tượng HS giỏi, HS chuyên, HS thi học sinh giỏi, HS thi học sinh giỏi quốc gia.
5. Hạn chế
Phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên chưa đánh giá được chính xác hiệu quả giáo dục.
LỜI CAM ĐOAN
Đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Họ và tên tác giả: Trần Thanh Thuý
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Công nghệ lớp 10, NXB Giáo dục, 2000.
2. Sách giáo khoa Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
3. Sách giáo khoa Sinh học lớp 12, NXB Giáo dục, 2000.
4. Sách giáo khoa Vật lí lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
5. Sách giáo khoa Hoá học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
6. Sách bài tập Hoá học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
7. Sách bài tập Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
8. Sách bài tập Vật lí lớp 11, NXB Giáo dục, 2000.
9. ww.cuctrongtrot.gov.vn/Tech_Science.aspx?index=detail&type=b&...   
10.www.chephamsinhhoc.net/.../cach-bon-phan-hop-ly-cho-cay-trong.html   
11. www.vnlink.net/Nong_Nghiep/Trong_Trot/phan_dam.htm
12.www.phanvisinh.net/phan-vi-sinh/thong-tin-ve-phan-vi-sinh-co-dinh-da...
13. https://www.google.com
14.

File đính kèm:

  • docSKKN Su dung cac KT day hoc tich cuc vao day chu de tich hop nito voi thuc vat SH11_12327677.doc
Sáng Kiến Liên Quan