SKKN Xây dựng và tổ chức dạy học tự chọn có nội dung tích hợp về đề tài biến đổi khí hậu dùng trong dạy học Vật lí ở trường Trung học phổ thông

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong

việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng

chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây

dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy

học.

Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc

sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được

liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối với học sinh. Mặt khác, các kiến

thức đó sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống.

Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức còn cần đánh giá học sinh

về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống, đây

cũng chính là mục tiêu của dạy học tích hợp.

- Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong

cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời dạy học tích hợp

giúp tránh những kiến thức, kỹ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ

từng môn học. Do đó vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát triển kỹ năng/năng

lực chuyên môn cho học sinh, thông qua việc giải quyết các tình huống phức hợp.

- Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích

hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những

vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so

với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một

trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào

tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của

cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của

học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và tổ chức dạy học tự chọn có nội dung tích hợp về đề tài biến đổi khí hậu dùng trong dạy học Vật lí ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm thảo luận, trả lời 
- Yêu cầu một nhóm trả lời, các nhóm còn lại góp 
ý và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. 
- Thảo luận nhóm và trả lời 
được: những hoạt động của 
con người làm BĐKH là đi lại 
bằng xe máy, ôtô, các nhà máy 
sản xuất công nghiệp, phá 
rừng. 
 Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu 
đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người, chiếm khoảng 90% 
(mục 2.2.5.2.2.a) 
Hoạt động 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người 
Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời 
câu hỏi: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe 
con người như thế nào? 
- Yêu cầu một nhóm trả lời, các nhóm còn lại góp 
ý và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. 
- Khái quát lại những ảnh hưởng của biến đổi khí 
hậu đến sức khỏe con người trên thế giới và ở 
Việt Nam (mục 2.2.5.2.2. b ) 
- Thảo luận nhóm, đưa ra câu 
trả lời 
- Nội dung câu trả lời: Thiên 
tai gây thiệt hại về tính mạng 
con người; biến đổi khí hậu 
làm lây lan các bệnh truyền 
nhiễm, làm giảm sản lượng 
lương thực dẫn đến nhiều 
người bị suy dinh dưỡng hơn; 
nhiệt độ tăng làm giảm sức đề 
kháng của con người. 
Hoạt động 4. Tìm hiểu những biện pháp thích nghi và ứng phó với biến đổi khí 
hậu. 
Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Nêu vấn đề: Những biện pháp thích nghi và ứng 
phó với biến đổi khí hậu bao gồm: 
+ Những biện pháp thích nghi với BĐKH 
+ Những biện pháp nhằm giảm tác động của 
BĐKH 
- Nêu câu hỏi: Theo các em, thế nào là thích ứng 
với BĐKH và thế nào là giảm nhẹ BĐKH? 
- Nhận xét câu trả lời của HS 
- Nêu vấn đề: Có nhiều biện pháp thích ứng có 
khả năng được thực hiện để ứng phó với BĐKH, 
có thể chia thành 8 nhóm sau: Chấp nhận tổn thất; 
- Tiếp nhận vấn đề. 
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ 
và trả lời. 
+ Thích ứng với BĐKH là 
những phản ứng nhằm giảm 
tác động do BĐKH gây ra 
+ Giảm nhẹ BĐKH là giảm 
 43 
chia sẻ tổn thất; làm thay đổi nguy cơ; ngăn ngừa 
các tác động; giáo dục, thông tin và khuyến khích 
thay đổi hành vi; thay đổi hoặc chuyển địa điểm; 
nghiên cứu; thay đổi cách sử dụng. 
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm giải 
thích 2 nhóm thuật ngữ 
- Yêu cầu một nhóm trả lời, các nhóm còn lại góp 
ý và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. 
- Nêu câu hỏi: 
+ Hãy nêu những biện pháp nhằm giảm tác động 
của biến đổi khí hậu? 
+ Là HS chúng ta cần làm gì để giảm tác động 
của biến đổi khí hậu? 
mức độ và cường độ phát thải 
khí nhà kính. 
- HS suy nghĩ và trả lời: 
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng, 
xử lý rác thải đúng cách, tiết 
kiệm năng lượng. 
+ Là HS có thể: Tiết kiệm 
điện, tiết kiệm giấy, trồng cây, 
tái chế và sử dụng sản phẩm 
tái chế 
GV nhận xét và khái quát lại những biện pháp nhằm giảm tác động của biến đổi 
khí hậu (mục 2.2.5.2.2.c) 
2.2.5.4. Phƣơng tiện dạy học 
 Các tranh ảnh về biến đổi khí hậu. Thiết bị hỗ trợ dạy học: máy tính, máy 
chiếu 
2.2.5.5. Câu hỏi kiểm tra đánh giá 
 Câu 1. Hãy nêu những hoạt động của con người làm khí hậu biến đổi ở địa 
phương em? 
 Câu 2. Em và những người ở địa phương em nên làm gì để thích nghi và ứng 
phó với những biến đổi của khí hậu? 
Đề kiểm tra tổng hợp các bài học 
Thời gian làm bài: 45 phút 
Phần 1 (5 điểm ). Trắc nghiệm nhiều lựa chọn 
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không phải biểu hiện của biến đổi khí hậu? 
A. Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan. 
B. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất. 
C. Sự tăng lên của khí CO2 trong bầu khí quyển. 
D. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái. 
Câu 2. Một trong những phát biểu sau đây không phải là nguyên nhân tự nhiên 
quan trọng làm khí hậu thay đổi 
A. Sự thay đổi bức xạ mặt trời. B. Sự xói mòn đất. 
 44 
C. Sự thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất. D. Hoạt động núi lửa. 
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây sinh ra do Mặt Trời làm nóng không đều mặt địa 
cầu? 
A. Mưa. B. Lốc xoáy. C. Gió. D. Thủy triều. 
Câu 4. Chọn câu sai. Ở khu vực nông thôn, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do 
A. nước thải sinh hoạt, bệnh viện. B. thuốc trừ sâu, diệt cỏ 
C. mưa lớn kéo dài. D. dầu mỡ và các chất bôi trơn. 
Câu 5: Thành phần nào của môi trường bị ô nhiễm trầm trọng? 
A. Không khí. B. Đất. C. Nguồn nước. D. Sinh vật 
Câu 6: Ozon có hại đối với con người nằm ở tầng nào trong khí quyển? 
A. Bình lưu. B. Đối lưu. C. Điện ly. D. Ion. 
Câu 7: Khí nhà kính nào có khả năng giữ nhiệt cao nhất? 
A. CO2 B. N2O C. CH4 D. CFCs 
Câu 8: Mưa axit là hiện tượng mưa có độ PH 
A. nhỏ hơn 6 B. nhỏ hơn 7,6 C. nhỏ hơn 6,8 D. bằng 5,6 
Câu 9: Khí quyển được giới hạn bởi: 
A. Giới hạn dưới quy ước khoảng 60-100km, ranh giới trên lấy đến 1500km. 
B. Giới hạn dưới quy ước khoảng 80-150km, ranh giới trên lấy đến 1500km. 
C. Giới hạn dưới quy ước khoảng 60-100km, ranh giới trên lấy đến 1000km. 
D. Giới hạn dưới quy ước khoảng 80-100km, ranh giới trên lấy đến 1000km. 
Câu 10: Diện tích biển và đại dương chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt Trái Đất? 
A. 61% B. 66% C. 71% D. 76% 
Câu 11: Hình thức xử lý rác thải chủ yếu ở nước ta hiện nay là: 
A. Đốt cháy. C. Dùng chất phân hủy hoàn toàn 
B. Chôn lấp. D. Tái chế, tái sử dụng. 
Câu 12: Trên thế giới, công nghệ nào đang phát triển nhanh nhất nguồn năng lượng 
tái tạo? 
A. Thủy điện. C. Những pin mặt trời. 
B. Những tuabin gió. D. Máy phát động cơ diesel. 
Câu 13: Lượng cacbon trên Trái Đất phân bố nhiều nhất trong 
A. khí quyển. B. tầng sâu đại dương. C. nhiên liệu hóa thạch. D. đá vôi. 
Câu 14. Bạn có thể làm gì để làm chậm sự nóng lên toàn cầu 
A. Tiết kiệm điện. C. Tái chế (sản phẩm). 
B. Trồng cây. D. Tất cả các ý kiến trên. 
Câu 15. Tại sao động thực vật có thể thích nghi với những thay đổi trong quá khứ? 
A. Con người bảo vệ chúng từ thay đổi khí hậu. 
B. Khí hậu trong quá khứ thay đổi chậm đủ để thực vật và động vật thích nghi. 
 45 
C. Khí hậu không thay đổi trong quá khứ, vì vậy, thực vật và động vật không 
phải thích nghi với môi trường mới. 
D. Thực vật và động vật luôn luôn hưởng lợi từ những thay đổi khí hậu. 
Câu 16. Hành động nào sau đây thải khí nhà kính vào bầu khí quyển? 
A. Lái một chiếc xe hơi. B. Đi bộ. C. Cưỡi chiếc xe đạp. D. Bơi 
thuyền. 
Câu 17. Một trong những lý do khiến các nhà khoa học nghĩ nước biển dâng đó là 
A. Tàu thủy làm cho nước biển cao hơn. 
B. Hiện tượng băng tan thêm nhiều nước biển hơn. 
C. Lỗ thủng tầng ozon làm đại dương nóng lên. 
D. Tất cả các ý kiến trên. 
Câu 18. Hai khí nhà kính quan trọng nhất là 
A. CO2 và CFCs. B. CO2 và CH4. C. CO2 và N2O. D. CO2 và SO2. 
Câu 19. Bao nhiêu phần trăm bức xạ Mặt Trời đến tầng trên cùng của khí quyển 
được hấp thụ bởi bầu khí quyển? 
A. 70% B. 50% C. 30% D. 20% E. 
10% 
Câu 20. Bao nhiêu phần trăm bức xạ Mặt Trời đến tầng trên cùng của khí quyển 
được hấp thụ ở bề mặt Trái Đất? 
A. 70% B. 50% C. 30% D. 20% E. 
10% 
Phần 2 (2 điểm). Trắc nghiệm đúng – sai. 
Hãy đánh dấu đúng (Đ) hay sai (S) vào những câu sau đây 
Câu 21: Nếu không có bầu khí quyển bao quanh Trái Đất thì nhiệt độ trung bình 
của Trái Đất là 00C. 
Câu 22: Địa nhiệt là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. 
Câu 23. Tầng ozon ngăn cản phần lớn các tia tử ngoại có hại xuyên qua bầu khí 
quyển 
Câu 24. Phát triển ngành năng lượng gió và năng lượng sinh học sẽ giúp chống lại 
biến đổi khí hậu. 
Câu 25. Sự tăng nhiệt độ trên toàn cầu sẽ làm cho các bệnh nhiệt đới như sốt rét, 
sốt xuất huyết ngày càng phổ biến. 
Câu 26. Sử dụng túi nilon và thực phẩm đông lạnh có thể hạn chế biến đổi khí hậu 
Câu 27. Phá rừng nhiệt đới đã và đang làm giảm lượng khí nhà kính vào bầu khí 
quyển. 
Câu 28. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu do những quá trình tự nhiên và 
do ảnh hưởng hoạt động của con người. 
 46 
Phần 3 (3 điểm). Tự luận. 
Em hãy cho biết những biểu hiện biến đổi khí hậu ở địa phương em và nêu 
những biện pháp thích nghi và ứng phó với những biến đổi đó. 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. KẾT LUẬN 
 Trong đề tài này, tôi đã trình bày cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, thực 
trạng dạy học tích hợp và một số phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo 
trạm, dạy học theo dự án). Kết hợp toàn bộ cơ sở lí luận mà tôi đã nghiên cứu cùng 
với việc nghiên cứu các nội dung kiến thức về biến đổi khí hậu, tôi thấy có thể vận 
dụng quan điểm tích hợp trong việc xây dựng các bài học tự chọn về biến đổi khí 
hậu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo trạm, dạy học 
theo dự án) để giảng dạy các bài học này nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tự 
chủ của học sinh. 
 Trên cơ sở đó, tôi đã tiến hành xây dựng nội dung các bài học về biến đổi 
khí hậu, đồng thời thiết kế các giáo án giảng dạy các kiến thức này. Cụ thể: 
 - Quan điểm định hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, học 
sinh là trung tâm của quá trình dạy học để học sinh trực tiếp tham gia giải quyết 
vấn đề, học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. 
 - Quan điểm dạy học định hướng hành động, tổ chức thiết kế các hoạt động 
phức hợp cho hoạt động phức hợp cho học sinh hoạt động. 
 - Quan điểm dạy học tích hợp, giúp học sinh tích hợp các kiến thức, kĩ năng 
thuộc các môn học khác nhau để giải quyết vấn đề đặt ra. 
 Đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên trong quá trình dạy học, đặc 
biệt là công tác bồi dưỡng kiến thức về BĐKH và năng lực tư duy sáng tạo cho học 
sinh, nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của chúng ta, góp 
phần hiện thực hóa định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước 
nhà. Trong thời gian tới, tôi tiếp tục cùng với đồng nghiệp mở rộng xây dựng và tổ 
chức dạy học tích hợp về BĐKH cho những bài học của giáo trình Vật lí phổ 
thông. 
 Trên đây là nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Trong 
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, mặc dù đã hết sức cố gắng tìm tòi và suy 
nghĩ, nhưng đề tài không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý 
kiến của các quý thầy, cô giáo và các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
 Với các cấp quản lí giáo dục 
 47 
Trang bị hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như máy chiếu, máy tính, 
các thiết bị thí nghiệm có chất lượng  đáp ứng tốt cho hoạt động dạy – học. 
Nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, giáo dục môi trường thường được 
tích hợp, lồng ghép vào các môn học và đã thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, để 
tích hợp có hiệu quả hơn thì bên cạnh sách giáo khoa, cần có một tài liệu hướng 
dẫn cụ thể về nội dung biến đổi khí hậu cho cả giáo viên lẫn học sinh nhằm giúp 
học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức biến đổi khí hậu và biết vận dụng những kiến 
thức đã học ở trường để ứng phó với biến đổi khí hậu. 
 Với giáo viên giảng dạy 
 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và liên môn Vật lí – Hóa học – Sinh học – 
Địa lí – Công nghệ để trao đổi và thống nhất các nội dung tích hợp về biến đổi khí 
hậu. 
 48 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ sách giáo khoa, sách giáo viên các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công 
nghệ lớp 10, 11, 12, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2007 
[2]. Dương Trọng Bái, Vũ Quang, Phạm Viết Trinh, Tài liệu giáo khoa chuyên vật 
lí lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2003 
[3]. Nguyễn Trọng Sửu (chủ biên), Nguyễn Thị Tuyết Lan, Ngô Thị Quyên, Đổi 
mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Vật lí 10, 11, 12, Nhà xuất 
bản Đại học Sư phạm – 2012 
[4]. Nguyễn Văn Biên, Dạy học đề tài biến đổi khí hậu trong môn Vật lí ở trường 
phổ thông, Tạp chí khoa học, Hà Nội – 2011 
[5]. Nguyễn Trọng Hiệu, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Khải, Trần Đức Tuấn, Giáo 
dục ứng phó với biến đổi khí hậu cấp THPT, Tài liệu Bộ GD&ĐT, Hà Nội –2011 
[6].Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Nguyễn Trọng Sửu, Ngô Thị 
Quyên, Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lí cấp THPT, Hà Nội 
– 2012 
[7] Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một số môn học cấp THPT do 
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
[8] Tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số 
môn học cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
[9] Một số tài liệu tham khảo của các dự án và trên Internet. 
 PHỤ LỤC 1 - TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
Mỗi tiêu chí (TC) tối đa 20 điểm, được đánh giá theo 4 mức độ như sau: 
Tốt (giỏi): 20 điểm; khá: 15 điểm; đạt yêu cầu: 10 điểm; cần điều chỉnh: 5 điểm 
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO BÀI 2: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 
Tính tích cực các nhóm Hoạt động nhóm Kết quả phiếu học tập 
1. Hứng thú, nhiệt tình thông 
qua hành vi học tập 
1. Sự tham gia 1. Trả lời câu hỏi 
2. Hoàn thành phiếu học tập 2. Trao đổi, tranh luận 2. Thí nghiệm 
3. Báo cáo tổng kết 3. Sự hợp tác 3. Giải bài toán 
 4. Sắp xếp thời gian 
Tối đa: 60 điểm Tối đa: 80 điểm Tối đa: 60 điểm 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT 
Hoạt động 
nhóm 
Bài trình chiếu 
Ấn phẩm của 
dự án 
Các sản phẩm 
thật của dự án 
Trang Wet 
1. Sự tham gia 1. Nội dung 1. Nội dung 
1. Chất lượng 
sản phẩm 
1. Nội dung 
2. Trao đổi, 
tranh luận 
trong nhóm 
2. Hình thức 2. Hình thức 
2. Công dụng 
thực tế 
2. Hình thức 
3. Sự hợp tác 
3. Sử dụng 
CNTT 
3. Làm việc 
nhóm 
3. Sử dụng vật 
liệu 
3. Sử dụng 
CNTT 
4. Sự sắp xếp 
thời gian 
4. Làm việc 
nhóm 
4. Sử dụng 
CNTT 
4. Làm việc 
4. Làm việc 
nhóm 
5. Trình bày 
bài thuyết 
trình 
5. Giới thiệu 
ấn phẩm 
5. Giới thiệu 
sản phẩm 
5. Giới thiệu 
trang web 
Tối đa: 
80 điểm 
Tối đa: 
100 điểm 
Tối đa: 
100 điểm 
Tối đa: 
100 điểm 
Tối đa: 
100 điểm 
PHỤ LỤC 2 – CÁC PHIẾU HỌC TẬP 
 PHIẾU HỌC TẬP 
 Bài 2. Hiệu ứng nhà kính 
Trạm 1: Hiệu ứng nhà kính trong chai nhựa 
Thí nghiệm: 
Chuẩn bị: 
 - Đổ nhanh nước ngọt trong một lon coca vào chai nhựa có thể 
tích 1,5 lít. Khí CO2 thoát ra từ nước ngọt sẽ nằm bên trong chai để 
tạo thành lớp khí nhà kính. 
 - Đổ toàn bộ chất lỏng trong lon coca-cola còn lại vào trong 
một cái cốc miệng rộng, dùng thìa khuấy liên tục trong 3 phút để toàn 
bộ khí CO2 có trong chất lỏng bay hết rồi mới đổ lượng nước ngọt này 
vào chai nhựa thứ 2. 
 - Dùng hai nhiệt kế đo nhiệt độ ban đầu của nước ngọt trong hai chai, ta sẽ thu 
được nhiệt độ của chúng xấp xỉ nhau và gần bằng nhiệt độ phòng. 
 - Đem hai chai nước đặt dưới ánh sáng mặt trời sao cho ánh sáng chiếu vào hai 
chai là như nhau. Cứ sau 2 phút, ghi lại giá trị của nhiệt độ hai chai rồi điền vào bảng 
số liệu 
Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 
Nhiệt độ chai 1 
Nhiệt độ chai 2 
Giải thích kết quả thí nghiệm: 
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
.......................................................
....................................................... 
Vẽ đồ thị phụ thuộc các nhiệt độ vào thời gian. 
........................................................................... 
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
........................................................................... 
Họ và tên:  
Lớp:.. 
Nhóm:.. 
 PHIẾU HỌC TẬP 
 Bài 2. Hiệu ứng nhà kính 
Trạm 2: Trái đất băng giá 
 Nếu không có khí quyển, 30% năng lượng ánh sáng Mặt 
Trời.,70%............................
................................................... 
 T Tính nhiệt độ trung bình của Trái đất TB khi không có khí quyển? 
Họ và tên:  
Lớp:.. 
Nhóm:.. 
Thế nào là hằng 
số Mặt Trời 
Hãy viết công 
thức tính công 
suất bức xạ nhiệt 
của Trái Đất? 
? 
Trạm 3: Trái đất được giữ ấm 
PHIẾU HỌC TẬP 
Bài 2. Hiệu ứng nhà kính 
Cơ chế gây hiệu ứng nhà kính: 
Nếu có khí quyển, 50% năng lượng ánh sáng Mặt Trời... 
..tại mặt đất, 30%...................................,20% bị khí quyển 
....(10%....................................,10%...........................................) 
60% năng lượng tới mặt đất sẽ được truyền trở lại dưới dạng.. 
52% trong số này bị khí quyển., 26%..................................................... 
26%........................................................................................................................... 
 Quá trình này được lặp lại và cho kết quả là: Tại mặt đất sẽ nhận 50% năng 
lượng mặt trời, 95% năng lượng mặt trời từ khí quyển do quá trình bức xạ ngược 
lại từ khí quyển được lặp đi lặp lại. Mặt khác, Mặt đất truyền nhiệt ra khí quyển 
nhờ đối lưu 32% 
? Tính nhiệt đội trung bình của Trái đất TB khi có khí quyển? 
? 
Họ và tên:  
Lớp:.. 
Nhóm:.. 
 PHIẾU HỌC TẬP 
 Bài 2. Hiệu ứng nhà kính 
Trạm 4: Mô hình hiệu ứng nhà kính 
Mô hình xô nước 
- Cho một vòi nước chảy liên tục vào một xô nước 
với tốc độ không đổi. Dưới đáy xô có một lỗ tròn 
nhỏ đường kính khoảng 5 mm để nước chảy ra khỏi 
xô. Gắn một thước lên thành xô để đánh dấu mực 
nước trong xô. 
- Điều chỉnh tốc độ nước chảy của vòi để mực nước 
trong xô ổn định. 
- Lấy một cái cốc hứng nước chảy ra khỏi xô. Khi 
cốc đầy nước đổ nước trong cốc trở lại xô. Lặp lại 
quá trình này liên tục và đều đặn trong khoảng 5 
phút. Đánh dấu mực nước tương ứng trong xô trong 
thời gian này. 
1. Dòng nước chảy vào xô A. Khí nhà kính 
2. Cốc B. Nhiệt độ mặt đất 
3. Vòi nước C. Năng lượng bức xạ 
4. Mực nước D. Mặt Trời 
5. Nước E. Năng lượng 
6. Dòng nước chảy khỏi xô F. Năng lượng bức xạ tới Trái 
Đất 
Hãy điều chỉnh mô hình để 
kiểm chứng điều này. 
Họ và tên:  
Lớp:.. 
Nhóm:.. 
Chỉ ra 
những 
bộ 
phận 
tương 
đương 
Có nhà thiên văn có quan 
điểm rằng: Mặt Trời bức 
xạ ngày càng mạnh và do 
đó nhcũng khiến nhiệt độ 
trung bình tăng lên 
 PHIẾU HỌC TẬP 
 Bài 2. Hiệu ứng nhà kính 
Trạm 5: Đo hằng số Mặt Trời 
Chuẩn bị thí nghiệm: 
- Vỏ lon được giữ tròn miệng để có thể đậy chặt bằng nút cao su có lỗ. Luồn qua 
lỗ này một nhiệt kế nhạy, có độ chính xác càng cao càng tốt. Lấy dao cắt ra một 
khối xốp có kích thước 20x10 cm rồi khoét một hình trụ trên khối xốp để có thể 
đút lọt khít một vỏ lon vào trong hình trụ này. 
 - Hơ muội đèn bám đầy vào đáy lon. 
 - Dùng cân xác định khối lượng của vỏ lon. Đổ đầy nước vào lon và xác 
định khối lượng của lon nước để suy ra khối lượng của nước trong lon là nuocM 
 - Đậy chặt lon nước bằng nút cao su có cắm sẵn một nhiệt kế. 
 - Đút lon vào trong một hình trụ xốp sao cho đầu nhiệt kế xuyên qua đáy 
hình trụ xốp ra ngoài và đáy lon hướng ra phía ngoài 
Tiến hành thí nghiệm 
- Đọc nhiệt độ ban đầu của nước trong lon. 
- Cố định hộp xốp và giá đỡ sao cho ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào đáy 
lon. 
- Sau 10 phút, lấy một miếng xốp bịt kín đáy lon và quay nhẹ toàn bộ khối xốp 
để nhiệt độ nước trong lon đều nhau. Đọc nhiệt độ trên nhiệt kế khi đó, ta xác 
định được độ biến thiên nhiệt độ t 
Viết phƣơng trình cân bằng nhiệt và tính hằng số Mặt Trời? 
Họ và tên:  
Lớp:.. 
Nhóm:.. 
 PHIẾU HỌC TẬP 
 Bài 2. Hiệu ứng nhà kính 
Trạm 6: Hình ảnh về hiệu ứng nhà kính 
Theo dõi video và một số hình ảnh về hiệu ứng nhà kính 
 Nêu những hậu quả của hiệu ứng nhà kính được đề cập trong đoạn phim và 
 các hình ảnh đó? 
Họ và tên:  
Lớp:.. 
Nhóm:.. 
? 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_to_chuc_day_hoc_tu_chon_co_noi_dung_tich_ho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan