SKKN Xây dựng, quản lý ngân hàng trắc nghiệm toán 12 bằng phần mềm BT PRO – Áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá

Nội dung:

3.1 Tiến trình thực hiện:

Để tài sáng kiến :” Xây dựng, quản lý ngân hàng trắc nghiệm toán 12 bằng phần

mềm BT PRO – Áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá”

được thực hiện theo 3 bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn phần mềm BTPro để xây dựng, quản lý ngân hàng trắc

nghiệm toán 12.

Bước 2: Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm qua tài liệu biên soạn, sưu tầm hay từ các

diễn đàn, cộng đồng giáo viên toán trên mạng xã hội.

Bước 3: Áp dụng vào công tác chuyên môn: dạy học và kiểm tra đánh giá.

3.2 Thời gian thực hiện:

Cá nhân áp dụng cho học sinh lớp 12A6 trong năm 2018-2019Trang 7

3.3 Biện pháp tổ chức:

Từ những thực trạng đang tồn tại trong quá trình công tác, bản thân đã tìm tòi, học

hỏi những cách làm từ nhiều tài liệu để áp dụng có hiệu quả thiết thực trong năm học

2018-2019 ,cụ thể như sau:

3.3.1 Giới thiệu tổng quan về phần mềm BT PRO:

Đây là phần mềm dùng để xây dựng, quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và tự

luận của tác giả Lê Hoài Sơn với rất nhiều tính năng phù hợp và gần gũi với giáo viên.

i) Trộn đề trắc nghiệm (MixTest):

Có thể nói hiện nay giáo viên đang, đã quen với việc dạy và học trắc nghiệm môn

toán. Vì vậy khi kiểm tra đánh giá thì hình thức trắc nghiệm phải luôn có trong bài kiểm

tra định kỳ. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải thực hiện việc trộn đề hoán vị để học

sinh ngồi gần không thể trao đổi. Với tính năng trộn đề trắc nghiệm này sẽ là sự lựa chọn

phù hợp cho giáo viên (nhất là giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin).

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng, quản lý ngân hàng trắc nghiệm toán 12 bằng phần mềm BT PRO – Áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nhóm xây dựng lại các dạng toán phù hợp với bản thân. 
- Gán lại mã số ID chưa phù hợp thành mã số ID theo dạng toán riêng đã được điều 
chỉnh. 
- Chuẩn hóa lại bộ câu hỏi cần thêm vào ngân hàng. 
- Thêm các câu hỏi vào ngân hàng nữa là xong. 
* Ưu điểm: 
- Xây dựng ngân hàng theo các dạng toán phù hợp với bản thân và thực tế giảng dạy tại 
đơn vị. 
- Chủ động bổ sung, chỉnh sửa các dạng toán trong ngân hàng sao cho phù hợp. 
- Dùng làm các đề kiểm tra, đề luyện tập bám sát theo ma trận đề kiểm tra, 
* Khuyết điểm: 
- Số lượng câu hỏi ngân hàng còn hạn chế vì chỉ có một mình thực hiện. 
* Giải pháp: 
- Sắp xếp thời gian bổ sung vào ngân hàng trắc nghiệm hàng tuần để tăng số lượng câu 
hỏi. 
- Dựa trên các kho ngân hàng lớn các nhóm tuyển chọn các câu hỏi bổ sung vào ngân 
hàng cá nhân. 
Trang 21 
 Và trên đây chính là ba kho ngân hàng trắc nghiệm chính giúp cho bản thân phục 
vụ trong công tác giảng dạy. Ngân hàng này không ngừng được bổ sung thêm câu hỏi 
mới giúp cho ngân hàng phong phú hơn và đảm bảo tính khách quan hơn khi giáo viên 
kiểm tra chất lượng học tập của học sinh. 
3.3.3 Áp dụng vào công tác giảng dạy: 
 Trong năm học 2018-2019 bản thân được phân công giảng dạy lớp 12A6 là một 
trong ba lớp yếu của khối. Các lớp 12A5;12A6;12A7 là các lớp mà các em học sinh chủ 
yếu muốn tốt nghiệp, các em đã các môn khoa học xã hội là môn thi sẽ xét tốt nghiệp. 
Điều nay lý giải cho việc ý thức học tập, thái độ học tập môn toán khá là kém vì các em 
cho rằng mình bẩm sinh đã không giỏi toán và không thể làm tốt môn toán. Vì vậy bên 
cạnh việc giảng dạy bộ môn, bản thân luôn động viên, khuyến khích để học sinh hứng thú 
hơn và làm sao cho các em tin rằng mình cũng có thể giải toán. 
* Cách thực hiện: 
- Biên soạn chuyên đề, chủ đề dạy học: Một tính năng trong ngân hàng trắc nghiệm đó là 
in theo dạng chuyên đề theo từng mức độ của từng dạng toán. Để học sinh có thể luyện 
tập các dạng toán sau khi học xong các nội dung lý thuyết, tôi đã biên soạn các câu hỏi từ 
ngân hàng trắc nghiệm chủ yếu mức độ biết và hiểu để học sinh luyện tập: 
+ Bước 1: Xác định các dạng toán của chuyên đề, chủ đề cần dạy: Sau khi học sinh đã 
học lý thuyết với các ví dụ thì giáo viên phải lựa chọn những dạng toán nào liên quan tới 
nội dung đã học với các mức độ 1, 2 chủ yếu và một số ít mức độ 3 để học sinh luyện tập. 
Các câu hỏi trắc nghiệm có thể để nguyên nguồn gốc của câu hỏi. Số câu hỏi trong một 
chuyên đề giáo viên phải ước tính trong một tiết(45 phút) thì học sinh có thể giải được 
bao nhiêu câu, và chuyên đề hay chủ đề giải trong mấy tiết. Bước này giáo viên thực hiện 
cho kỹ vì qua đó học sinh sẽ hứng thú hơn khi giải được dạng cơ bản, cùng với nguồn 
gốc câu hỏi thì bản thân mỗi em cũng tự tin hơn khi giải được các câu hỏi trong đề thi. 
Đặc biệt số câu hỏi trắc nghiêm phù hợp học sinh sẽ không quá ngán trong quá trình giải 
toán. Dần dần hình thành thói quen thích học toán và giải toán. 
+ Bước 2: In, phát tài liệu và giao nhiệm vụ cho học sinh: Khi học sinh nhận được tài liệu 
học tập, thì giáo viên yêu cầu trong một tiết trên lớp phải giải bao nhiêu câu. Số câu 
không được quá nhiều, đảm bảo để học sinh có thời gian sữa bài sau khi giáo viên hoàn 
chỉnh lời giải. 
Trang 22 
+ Bước 3: Quan sát, kiểm tra và sửa bài: Đối với các câu hỏi tương tự ví dụ hay như lý 
thuyết thì giáo viên cho học sinh tự thực hiện trước, với những câu khó và lạ hơn thì 
hướng dẫn từng bước để học sinh thực hiện theo. Trong quá trình làm bài giáo viên cũng 
nên quan sát chú ý đến những học sinh yếu, hay lơ là để hướng dẫn kịp thời, đôn đốc và 
động viên các em giải bài tập. Đặc biệt ở khâu sửa bài thường có nhiều em không tập 
trung vì cho rằng mình chọn đáp án đúng rồi, tuy nhiên có nhiều trường hợp các em hiểu 
sai mà ra đáp án đúng. Vì vậy giáo viên cần quan sát và hướng dẫn học sinh tập trung, 
chú ý lắng nghe và sửa bài cho kỹ. Giáo viên nên để học sinh nhận xét bài của bạn trước 
vì qua đó các em có thể hình thành thói quen cẩn thận, biết tìm ra chỗ sai của bạn từ đó 
hạn chế sai cho bản thân từng em. 
+ Bước 4: Giao nhiệm vụ ở nhà: Trong một tiết giáo viên chỉ có thể giải một số bài nhất 
định, nên nhiệm vụ của các em học sinh phải thực hiện ở nhà, có thể thực hiện trong các 
tiết tự học hay học nhóm. Giáo viên cần kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở tiết học tiếp 
theo, điều này giúp tăng tính tự giác trong quá trình học tập tại nhà của các em. 
+ Bước 5: Khen thưởng, xử phạt: Để học sinh tham gia tích cực vào tiết học, hay phải 
thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Giáo viên cần có hình thức khen thưởng với trường hợp tích 
cực, đồng thời phải phạt các em chưa thực hiện tốt. Điều này giúp các em hình thành tính 
kỷ luật và nghiêm túc hơn trong học tập. 
- Biên soạn đề luyện tập: Sau khi các em đã thực hiện các dạng toán được sắp xếp theo 
từng chủ đề thì với đề luyện tập cũng các dạng toán đó nhưng các câu hỏi được trộn lại 
dưới hình thức giống như một đề kiểm tra. Mục đích việc làm này là giúp học sinh hình 
thành kỹ năng phân tích, tổng hợp cũng như làm quen với việc giải đề kiểm tra như thế 
nào. 
+ Bước 1: Lựa chọn dạng toán, xác định số câu hỏi phù hợp với thời gian giáo viên dự 
kiến trước. Nếu thực hiện trên lớp cần chừa khoảng thời gian để giáo viên sửa bài chi tiết. 
Nếu học sinh thực hiện trong tiết tự học hay ở nhà thì sửa ngay ở tiết học tiếp theo. 
+ Bước 2: In đề và giao nhiệm vụ cho từng học sinh (đề không cần trộn các câu hỏi) 
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách làm bài, quy định thời gian thực hiện 
+ Bước 4: Kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh, đánh giá kết quả thực hiện, sửa bài 
chi tiết có chú ý các chỗ dễ sai của học sinh. 
Trang 23 
- Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ: Sau khi đã được luyện tập với các đề và được 
giáo viên hướng dẫn cách làm bài thì giáo viên có thể xây dựng đề kiểm tra thường xuyên 
để lấy điểm cột miệng, 15 phút hoặc kiểm tra định kỳ. Dĩ nhiên, để xây dựng đề hiệu quả 
phải đảm bảo kho ngân hàng trắc nghiệm đủ lớn và chất lượng, ngoài ra đề kiểm tra phải 
thống nhất theo ma trận cũng như kế hoạch kiểm tra của tổ chuyên môn. 
+ Bước 1: Xây dựng ma trận: Lựa chọn nội dung câu hỏi và số câu hỏi theo ma trận đã 
thống nhất trong tổ chuyên môn. 
+ Bước 2: Xây dựng đề kiểm tra: Thực hiện theo hình thức tương tự như đề thi THPT 
Quốc Gia: tuy nhiên có thể chỉ cần có 4 mã đề với các câu hỏi trong từng mã đề được 
trộn lại với nhau. Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. 
+ Bước 3: Bố trí vị trí học sinh và kiểm tra: Do sỉ số trên lớp đông nên giáo viên cần đảm 
bảo khoảng cách giữa hai học sinh, chú ý đối với những trường hợp chưa nghiêm túc. 
Phát đề đảm bảo bốn 4 học sinh ngồi gần nhau không cùng mã đề. 
+ Bước 4: Sửa bài: Giáo viên cần sửa bài chi tiết đồng thời phải chú ý những điểm mà 
học sinh hay mắc lỗi. Yêu cầu các em phải ghi nhận lại bài sửa của giáo viên. 
+ Bước 5: Nhận xét, đánh giá: Sau khi có kết quả giáo viên cần nhận xét về điểm số, cách 
làm bài của học sinh. Khen thưởng những học sinh tiến bộ, lưu ý, nhắc nhở những em 
làm bài chưa tốt. Đặc biệt nhắc nhở vấn đề điền thông tin, tô mã đề, số báo danh hay đáp 
án nếu có sai sót. 
* Ưu điểm 
- Việc dạy học theo từng dạng với từng mức độ sẽ giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức 
vì các câu tương tự nhau. Mang lại cảm giác thích thú khi giải toán, vì các em có thể giải 
được những bài ở mức độ biết và hiểu. Một điều giúp các em có động lực hơn là các câu 
hỏi được giới thiệu là câu hỏi của bộ giáo dục, của sở giáo dục hay của các trường đã cho 
học sinh thi thử. 
- Vì mục tiêu của lớp khá rõ ràng là chỉ tốt nghiệp rồi học nghềhay mục tiêu ra đề của 
bộ giáo dục dành cho đối tượng tốt nghiệp cũng khá nhẹ nhàng và thường khá giống với 
các dạng mà bộ đã công bố đề minh họa. Nên việc đặt câu hỏi đáp ứng yêu câu đó không 
quá khắt khe. Điều cần làm là giúp các em phải giải nhuần nhuyễn các câu mức độ biết, 
hiểu và một ít câu vận dụng thấp. Do đó giải các đề luyện tập càng nhiều sẽ mang lại 
Trang 24 
nhiều lợi thế cho các em. Vì những câu hỏi trong bộ ngân hàng trắc nghiệm ở mức độ 
biết, hiểu được phát triển thêm từ câu hỏi mà bộ đã ra đề minh họa. 
- Giúp giáo viên có thể quản lý các câu hỏi trắc nghiệm khá dễ dàng, bổ sung, chỉnh sửa 
cũng thuận tiện hơn. Tiết kiệm nhiều thời gian khi xây dựng các đề luyện tập hay xây 
dựng các đề kiểm tra. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
1. Trước khi áp dụng sáng kiến: 
- Quản lý câu hỏi trắc nghiệm thiếu khoa học: Việc biên soạn các bộ câu hỏi trắc 
nghiệm khá rời rạc, khó phân chia, quản lý câu hỏi theo mức độ và dạng toán phù hợp. 
Việc xem lại, chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi không hề dễ dàng bởi đề tập tin word nhiều 
trang sẽ mất khá lâu khi mở và đọc rất khó khăn. 
- Biên soạn tài liệu dạy học mất nhiều thời gian: Để mang lại hiệu quả dạy trắc 
nghiệm, giáo viên phải biên soạn câu hỏi theo từng mức độ cho cùng một dạng toán. Để 
làm điều đó giáo viên phải mở từng tập tin word lựa chọn từng câu theo mức độ câu hỏi 
và dạng toán cần dạy, sao đó sao chép và dán vào tập tin word đang soạn để phát cho học 
sinh luyện tập. Việc làm này khiến giáo viên mất khá nhiều thời gian trong công tác biên 
soạn tài liệu và làm giảm đi hiệu quả trong công tác tại đơn vị. 
- Soạn đề luyện tập, đề kiểm tra phải qua nhiều công đoạn: Để có đề cho học sinh 
luyện tập giáo viên thực hiện một cách thủ công lựa chọn từng câu một cho từng mức độ 
và dạng toán. Hay để soạn đề kiểm tra chính thức mà đảm bảo đánh giá một cách khách 
quan thì giáo viên phải soạn thêm các đề hoán vị. Khi đó giáo viên phải sử dụng thêm 
phần mềm( hay ứng dụng) khác để tạo đề hoán vị. Điều này gây không ít khó khăn cho 
giáo viên như: bị lỗi khi trộn, phải nhập câu lệnh hay chỉnh sửa lại tiêu đề sau khi trộn 
Tóm lại, trước khi biết đến và sử dụng BTPro bản thân mất rất nhiều thời gian và 
công sức trong việc quản lý các câu hỏi trắc nghiệm, cũng như gặp không ít khó khăn 
trong soạn tài liệu dạy học, soạn đề luyện tập và đề kiểm tra cho học sinh. Điều này ít 
nhiều cũng đã ảnh hưởng đến công tác dạy học, làm giảm đi hiệu quả công việc của bản 
thân trong các hoạt động của nhà trường. 
Trang 25 
2. Sau khi áp dụng sáng kiến: 
 Với việc áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy bản thân đã thu được nhiều kết quả 
tích cực như sau: 
- Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. 
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bản thân qua việc học hỏi, trau đổi 
chuyên môn với các đồng nghiệp trên cả nước thông qua các diễn đàn, trang mạng xã hội. 
- Được cập nhật thường xuyên nội dung, phương pháp mới trong việc giáo dục 
cũng như áp dụng vào công tác giảng dạy. 
- Có thể kết hợp phần mềm BTPro với phần mềm chấm trắc nghiệm bằng điện 
thoại TNMaker: Giúp nhập nhanh đáp án của nhiều mã đề vào phần mềm chấm trắc 
nghiệm 
- Quản lý tài liệu khoa học: Với việc mỗi câu hỏi được gán một mã số ID và được 
thêm vào kho ngân hàng trắc nghiệm thì việc quản lý các câu hỏi rất dễ dàng và được sắp 
xếp khoa học hơn. Các câu hỏi được phân ra theo từng chương, từng bài. Trong mỗi bài 
lại được phân chia theo 4 mức độ cho từng dạng toán cụ thể. Giáo viên chỉ mở ứng dụng 
lên là có thể xem được các dạng toán với số câu cụ thể cho từng mức độ . 
- Tiết kiệm thời gian, công sức: Khi giáo viên có ngân hàng đủ lớn và chất lượng 
thì việc biên soạn tài liệu dạy học khá đơn giản cũng như biên soạn đề luyện tập, đề kiểm 
tra trở nên nhẹ nhàng , rút ngắn thời gian thực hiện cũng như công sức bỏ ra không quá 
nhiều mà hiệu quả lại rất cao. Qua đó giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên 
môn hay thực hiện tốt hơn các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ của tổ, của đoàn thể, của 
nhà trường. Từ đó chất lượng trong công tác được nâng lên khá nhiều, cụ thể: 
+ Tham gia tất cả các hoạt động phong trào của nhà trường và đạt kết quả tốt như 
giáo viên dạy giỏi cấp trường, viết sáng kiến kinh nghiệm, 
+ Có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn để bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Đặc biệt trong công tác giảng dạy 2018-2019 bản thân được giao nhiệm vụ giảng 
dạy lớp 12A6 là một trong ba lớp (chủ yếu chọn môn xã hội thể hoàn thành mục tiêu duy 
nhất là tốt nghiệp) có chất lượng thấp nhất trong khối. Tuy nhiên, với việc xây dựng ngân 
hàng câu hỏi như trình bày trên và áp dụng vào công tác giảng dạy thì kết quả mang lại 
rất tốt, điểm số các em luôn đứng đầu 3 lớp xã hội. Sự tiến bộ rõ rệt trong việc học tập 
Trang 26 
của từng học sinh kể cả 3 học sinh hệ giáo dục thường xuyên góp phần nâng cao chất 
lượng giảng dạy của cá nhân, của tổ chuyên môn và của nhà trường. Với số liệu cụ thể 
như sau: 
Chất lượng đầu năm của môn toán năm học 2018-2019 (Dựa theo danh sách lớp đầu 
năm) 
Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu 
12A5 32 1 14 17 0 
12A6 31 1 16 13 1 
12A6 (3 học sinh hệ GDTX) 3 3 
12A7 33 3 13 16 0 
Chất lượng thi HKI (đề Sở) của môn toán năm học 2018-2019 (Dựa theo phiếu điểm 
của trường) 
Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu 
12A5 32 0 1 10 21 
12A6 31 0 0 15 16 
12A6 (3 học sinh hệ GDTX) 3 0 0 2 1 
12A7 33 0 0 8 24 
Chất lượng thi HKII (đề trường) của môn toán năm học 2018-2019 (Dựa theo phiếu 
điểm của trường) 
Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu 
12A5 32 1 14 15 2 
12A6 31 5 13 12 1 
12A6 (3 học sinh hệ GDTX) 3 1 1 1 0 
12A7 33 4 14 10 5 
Chất lượng cuối năm lớp 12A6 về môn toán:(Dựa theo phiếu điểm cá nhân) 
Lớp Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu 
12A6 5 17 9 0 
12A6 (3 học sinh hệ GDTX) 2 1 
Trang 27 
Kết quả thi thử THPT quốc gia tại trường môn toán của ba lớp xã hội (Dựa theo 
danh sách điểm của trường) 
Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu 
12A5 32 0 1 24 17 
12A6 31 0 1 16 14 
12A6 (3 học sinh hệ GDTX) 3 0 2 1 0 
12A7 33 0 1 15 17 
Kết quả thi THPT quốc gia môn toán của ba lớp xã hội (Dựa theo danh sách điểm 
của Sở giáo dục đào tạo An Giang) 
Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu 
12A5 32 0 3 24 5 
12A6 31 0 10 16 5 
12A6 (3 học sinh hệ GDTX) 3 0 2 1 
12A7 33 0 4 19 10 
Thống kê chất lượng từng môn theo từng đơn vị (Danh sách Sở GT –ĐT An Giang) 
Tóm lại với các số liệu trên, có thể thấy rằng các em đã tiến bộ trong việc học tập 
môn toán cũng như với điểm số trong kỳ thì THPT quốc gia lại khẳng định thêm việc 
biên soạn ngân hàng theo định hướng ma trận đề minh họa và việc áp dụng đã mang lại 
kết quả tốt nhất có thể đối với một lớp có chất lượng đầu vào khá thấp như vậy. 
Trang 28 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
Mặc dù đề tài chỉ giới thiệu về cách xây dựng ngân hàng trắc nghiệm môn toán 
dành cho khối 12. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của đề tài không hề nhỏ. Với những gì đã 
chia sẽ thì ta có thể xây dựng ngân hàng trắc nghiệm cho cả khối 10, khối 11 để làm tư 
liệu chung cho tổ chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá 
chất lượng học sinh. Và đề tài trên không chỉ cho bộ môn toán mà còn có thể áp dụng cho 
các môn có hình thức thi trắc nghiệm đều có thể áp dụng được. Mà yêu cầu chung là giáo 
viên phải sử dụng phần mềm BTPro và có hiểu biết nhất định về phần mềm. Hiện nay 
một số giáo viên trong tổ toán cũng đang sử dụng BTPro và đang áp dụng bộ ngân hàng 
mà bản thân đã xây dựng như trên và bước đầu cũng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực: 
công việc soạn tài liệu dễ dàng hơn, soạn các đề kiểm tra nhanh gọn hơn, qua đó giúp 
giáo viên rút ngắn thời gian làm việc nhưng hiệu quả trong công việc lại nâng lên đáng 
kể. 
Hiện tại nhà trường đã trang bị màn mình cho tất cả các phòng học và phòng bộ 
môn, cũng như hệ thống máy tính dành cho giáo viên. Đồng thời đội ngũ giáo viên nhà 
trường tuổi đời còn rất trẻ nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng 
dạy là hết sức thuận lợi. Vì vậy có thể khẳng định rằng sáng kiến rất khả thi khi áp dụng 
vào thực tế,vì: 
+ Tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho giáo viên. 
+ Biên soạn tài liệu dạy học hay làm các đề kiểm tra với hình thức chỉnh chu và đẹp mắt 
hơn rất nhiều so với việc làm thủ công. 
+ Có thể xuất đáp án để nhập nhanh vào phần mềm chấm trắc nghiệm bằng điện 
thoại(TNMaker) 
+ Giữa các giáo viên có thể chia sẽ các kho trắc nghiệm cùng môn lẫn nhau để học hỏi và 
áp dụng vào thực tế giảng dạy. 
+ Đối với giáo viên bộ môn nào có trắc nghiệm thì có thể xây dựng ngân hàng cho môn 
mình và cho tổ chuyên môn của mình. 
+ Khi giáo viên nào có biết đến BTPro thì đều có thể áp dụng những kinh nghiệm đã 
chia sẽ như trên. Do đó phạm vi áp dụng của sáng kiến không chỉ trong tổ chuyên môn, 
trong đơn vị mà còn có thể mở rộng hơn nữa. 
Trang 29 
VI. Kết luận 
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo 
dục. Mà bước đầu tiên đó là giáo viên phải thay đổi hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá 
bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Với việc tham gia các 
nhóm toán và sử dụng phần mềm BTPro vào việc xây dựng và quản lý câu hỏi trắc 
nghiệm giúp cho hiệu quả công việc giảng dạy được nâng lên, nâng cao năng lực chuyên 
môn, được trao đổi, học hỏi đồng nghiệp khắp nơi trên cả nước, giảm bớt thời gian biên 
soạn tài liệu và tiết kiệm được nhiều công sức. 
 Trong bối cảnh dạy, học và thi theo hình thức trắc nghiệm như hiện nay, đòi hỏi 
mỗi giáo viên phải có công cụ hỗ trợ mình trong việc biên soạn tài liệu dạy học, biên 
soạn các đề luyện tập, các đề kiểm tra. Thì có thể nói Btpro là sự lựa chọn phù hợp cho 
các giáo viên vì các thao tác đơn giản, gần gũi và dễ sử dụng. Hiện tại phần mềm BTPro 
khá phổ biến vì cộng đồng giáo viên sử dụng phần mềm ngày càng tăng lên. Do đó việc 
cài đặt và sử dụng cũng không có gì khó cả. Khi giáo viên đã có phần mềm thì có thể xây 
dựng cho mình kho ngân hàng trắc nghiệm hay tự luận theo những gì đã chia sẻ như trên. 
Nếu không xây dựng ngân hàng riêng giáo viên cũng có thể những kho ngân hàng có sẵn 
từ giáo viên khác chia sẽ và nhiều tiện tích được tích hợp sẵn trong phần mềm BTPro. 
Mặc dù việc xây dựng ngân hàng trắc nghiệm dựa trên phần mềm không phải là 
mới ở nhiều nơi. Nhưng tại đơn vị chưa có giáo viên nào đã thực hiện. Với mong muốn 
chia sẽ những gì mình biết với các giáo viên trong tổ chuyên môn trước và sau đó là mở 
rộng cho các tổ khác trong cùng đơn vị để mỗi tổ chuyên môn có thể xây dựng các kho 
ngân hàng trắc nghiệm mà qua đó giúp cho việc đánh giá học sinh trở nên khách quan 
hơn, trung thực hơn và đặc biệt sự quản lý của phó hiệu trưởng chuyên môn cũng thuận 
lợi hơn. 
Tóm lại với yêu cầu đổi mới như hiện nay và mong muốn nâng cao chất lượng 
giảng dạy thì bản thân đã không ngừng học hỏi, tìm tòi, đúc kết thành những kinh nghiệm 
như đã trình bày ở trên và áp dụng có hiệu quả tích cực trong năm học 2018-2019 đối 
với lớp 12A6. Dĩ nhiên, bản thân sẽ tiếp tục hoàn thiện để áp dụng ở năm học hiện tại và 
các năm tiếp theo nhằm góp một phần công sức vào sự phát triển giáo dục địa phương 
nói chung, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân, của tổ chuyên môn và 
của nhà trường nói riêng. 
Trang 30 
 Trên đây là báo cáo sáng kiến của cá nhân, dĩ nhiên sẽ còn nhiều điều thiếu sót, 
kính mong nhận được những lời đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp. 
Tôi cam đoan những báo cáo trên là đúng sự thật. 
 Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
Trang 31 
PHỤ LỤC 
Kho ngân hàng trắc nghiệm GIẢI TÍCH 12 của nhóm lớn: Khoảng 10000 câu hỏi. 
Kho ngân hàng trắc nghiệm HÌNH HỌC 12 của nhóm lớn: Khoảng 5000 câu hỏi. 
Trang 32 
Kho ngân hàng trắc nghiệm GIẢI TÍCH 12 của nhóm cá nhân: Khoảng 2600 câu hỏi. 
Kho ngân hàng trắc nghiệm HÌNH HỌC 12 của nhóm cá nhân: Khoảng 1300 câu hỏi. 
Trang 33 
Kho ngân hàng trắc nghiệm GIẢI TÍCH 12 của tổ: Khoảng 420 câu hỏi. 
Kho ngân hàng trắc nghiệm HÌNH HỌC 12 của tổ: Khoảng 300 câu hỏi. 
Trang 34 
Một tập tin mẫu về đề kiểm tra thường xuyên 
Trang 35 
Trang 36 
Một tập tin mẫu (vài trang) về biên soạn chuyên đề 
Trang 37 
Tập tin Excel nhập đáp án vào máy. 
Mẫu phiếu làm bài trắc nghiệm chấm bằng điện thoại 
Trang 38 
Mẫu bài chấm của học sinh 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_quan_ly_ngan_hang_trac_nghiem_toan_12_bang_pha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan