SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới

Cơ sở lí luận

Luật GD số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa.".

Đó là những định hướng tích cực, những chủ trương đúng đắn để tạo ra một thế hệ con người mới đáp ứng với những đòi hỏi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, chủ trương đường lối đó phải được cụ thể ở từng môn học, phân môn, tiết dạy. Là một giáo viên ngữ văn tôi thấy cách xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy văn bản là rất quan trọng, nó quyết định sự hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn. Đặc biệt trong định hướng phát triển chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015 môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ - công cụ giao tiếp tiếng Việt.

Thành tựu của tâm lý học hiện đại cũng khẳng định rằng: Năng lực của con người được hình thành trong quá trình hoạt động. Muốn học có kết quả, người học phải tiến hành tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng nỗ lực của chính mình, nhờ đó tâm lí được thay đổi và phát triển dần dần, tự hoàn thiện nhân cách, hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học chính là việc làm của giáo viên nhằm tạo ra được tính tích cực trong hoạt động của học sinh, giúp học sinh lấy đó để tự học, tự bộc lộ năng lực cảm xúc và tư duy.

Thành tựu của lí luận dạy học hiện đại khẳng định: " GV phải hướng dẫn HS tự mình chiếm lĩnh kiến thức. " Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ HS hơn là chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức" - Trần Bá Hoành. Hệ thống câu hỏi hợp lí, khoa học sẽ tạo được hoạt động cho cả thầy và trò đúng với vai trò chức năng mới. Xây dựng hệ thống câu hỏi chính là đã tạo ra một hệ thống việc làm cho HS. Đây là một cách hữu hiệu đề cao vai trò trung tâm, vai trò chủ thể của người học.

 

doc43 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tình huống có thể xảy ra trong giờ dạy học tác phẩm văn chương.
- Câu hỏi của giáo viên phải hướng đến mục đích tạo nên những vận động tinh thần bên trong người học. Nói cách khác hướng tới sự phối hợp các biện pháp dạy học từ người quan sát trở thành người trong cuộc, chủ động lĩnh hội kiến thức, kiến tạo kiến thức cho chính mình.
- Hệ thống câu hỏi này phải được xây dựng trên các nguyên tắc: Đa dạng, phong phú; đảm bảo nội dung bài học, đảm bảo tính hệ thống và tạo cơ hội cho các em "hỏi" những vấn đề mà các em quan tâm.
Nhà trường cần hỗ trợ về cơ sở vật chất để ngày càng hiện đại, đầy đủ hơn.
Bộ phận thư viện thường xuyên bổ sung sách và các tài liệu tham khảo của bộ môn.
Nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường để mở rộng sáng kiến và sáng kiến được hoàn thiện hơn.
GIÁO ÁN MINH HỌA
TUẦN 29 - NGỮ VĂN - BÀI 28 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Lê Minh Khuê)
	A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
	1.Kiến thức :
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm , hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện .
	2. Kĩ năng:
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả .
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện . 
	3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập.
- Trân trọng sự hi sinh của thế hệ đi trước và xác định cho mình một ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước trong sự nghiệp bảo vệ và dựng xây.
	4. Phát triển năng lực:
 - Năng lực tự học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng lực sáng tạo
	B. Chuẩn bị :
- Thày: Soạn giáo án, máy chiếu, loa đài.
- Trò: Đọc và soạn trước bài ở nhà.
	C. Tiến trình dạy- học :
	Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
 Kiểm tra sĩ số lớp.
 Kiểm tra vở soạn bài.
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 
	?Em hãy nêu tình huống truyện và những chiêm nghiệm của tác giả “Bến quê’’
 ? Tác phẩm "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu gửi đến chúng ta thông điệp gì? 
	Bước 3: Bài mới :
* Giới thiệu bài
 Cho HS nghe một đoạn bài hát “Cô gái mở đường”. Nhạc và lời của Xuân Giao
 Lời bài hát quen thuộc này gợi nhớ trong ta về 1 thời kì lịch sử anh hùng không thể nào quên của dân tộc Việt Nam, thời chiến tranh chống Mĩ. Cuộc kháng chiến trường kì kết thúc được đánh dấu bằng niềm vui bất tận của ngày toàn thắng 30/4/1975. Nhưng để có được niềm vui ấy ta đã phải đánh đổi bằng bao xương máu, hi sinh. Ta thực sự khâm phục, xúc động mỗi lần ghé thăm những di tích lịch sử dọc theo chiều dài đất nước, vẫn còn đó con đường Trường Sơn huyền thoại, Ngã ba Đồng Lộc, hang Tám Cô, Con đường hạnh phúcnơi ghi lại dấu ấn về lực lượng thanh niên xung phong trong 2 cuộc kháng chiến. Mỗi địa danh ấy sẽ nhắc nhở cho thế hệ sau không bao giờ và không được phép quên về quá khứ hào hùng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, trong đó có đóng góp lớn lao của lực lượng TNXP. Bóng dáng những cô gái thoăn thoắt trong đêm Trường Sơn vương đầy khói súng đã trở thành nỗi ám ảnh không chỉ cho nhạc sĩ Xuân Giao làm nên ca khúc “Cô gái mở đường ” bất hủ mà còn là niềm say mê tự hào của nhiều nhà thơ, nhà văn chiến sĩ. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật có “Gửi em cô thanh niên xung phong” thì nhà văn Lê Minh Khuê lại cho ra đời “Những ngôi sao xa xôi ” đầy xúc động. Để hiểu rõ hơn về họ, về những con người từng một thời: 
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
	Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Hoạt động của thày và trò
Kết quả cần đạt
GV yêu cầu HS đọc chú thích SGK(T120)
?Những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê? 
GV giới thiệu thêm: Nhà văn Lê Minh Khuê còn có bút danh Vũ Thị Miền. Năm 1969 bà chuyển sang làm phóng viên báo Tiền phong, 1976 công tác ở Đài truyền hình Việt Nam. Năm 1980 Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 
- Nhận xét về Lê Minh Khuê, có ý kiến cho rằng: "Chị viết ít nhưng lại chịu khó chắt chiu, nâng niu cái đẹp tâm hồn con người dù trong bất cứ cảnh ngộ nào. Tiêu biểu là tác phẩm Những ngôi sao xa xôi”
- Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ ( truyện ngắn, 1978); Đoạn kết (truyện ngắn,1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết, 1984); Một chiều xa thành phố (truyện ngắn,1987); Lê Minh Khuê-truyện ngắn (1994); Làn gió heo may (2000)
?Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- Nói về sự ra đời của tác phẩm, LMK kể lại : « ngày đó tôi làm phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến nhiều chiến trường để viết báo. Năm 1971 tôi đã có 1 đêm ở lại trong 1 hang đá cùng 1 binh chủng công binh. Họ là những người lính trẻ, hầu hết là h/s, s/v... đi tham gia k/c. Sống cùng nhau, cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô TNXP, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kì diệu, và bởi vẻ đẹp đó mà họ sẵn sàng hi sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này. Tôi đã viết NNSXX bằng kỉ niệm, bằng kí ức và 1 tình yêu thiết tha với HN ».
Giáo viên: Chú ý thể hiện giọng điệu ngôn ngữ của truyện , câu văn trong truyện phần nhiều là dạng câu kể xen với tả, thường là câu ngắn , gần với khẩu ngữ .
GV đọc một đoạn, HS đọc tiếp. GV nhận xét, uốn nắn cách đọc.
?Tóm tắt truyện ? (Học sinh tóm tắt) 
Học sinh tóm tắt -> Giáo viên nhận xét , bổ sung .
?Nêu thể loại, phương thức biểu đạt của tác phẩm?
? Xác định ngôi kể?
?Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Tác dụng của ngôi kể ấy?
?Nhận xét về đề tài truyện ?
?Nêu bố cục của truyện?
-Gọi HS đọc đoạn văn đầu.
- Giải thích nghĩa từ "cao điểm"
?Tìm những chi tiết miêu tả không gian mặt đường nơi các cô thanh niên xung phong làm việc?
?Những chi tiết đó cho em biết gì về cuộc sống nơi đây? ( Câu hỏi kiến thức cơ bản)
?Trong không gian ấy, công việc của ba cô thanh niên xung phong hiện lên qua những chi tiết nào? 
( Câu hỏi đảm bảo tính lôgic, hệ thống) 
?Em có nhận xét gì về công việc đó? ( Câu hỏi đảm bảo tính lôgic, hệ thống) 
? Những chi tiết này gợi lên cuộc sống như thế nào?
- GV bình: Công việc nguy hiểm, nhưng nó lại là công việc thường ngày của ba cô gái. Không khí căng thẳng, sự sống và cái chết cách nhau gang tấc, tạo dựng khung cảnh chiến tranh chính là cách để nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái. 
-Gọi HS đọc: “Có ở đâu như thế này không” đến “ thở phào, chạy về hang”
? Nơi nào là chỗ sinh hoạt thường nhật của 3 cô gái? Không gian ấy được miêu tả qua chi tiết nào?
Em có cảm nhận gì về cuộc sống như thế?
? Hai không gian gợi cho em suy nghĩ gì? ( Câu hỏi cảm thụ)
- Hs thảo luận: 
? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ( Câu hỏi khái quát, tổng hợp)
- GV nêu vấn đề: Qua lời kể, tự nhận xét, và nhận xét của Phương Định về hai đồng đội của mình, em hãy tìm ra những phẩm chất chung của họ?
? Em suy nghĩ về họ ở hoàn cảnh sống, công việc, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, tình đồng đội, tâm hồn? ( Câu hỏi gợi mở)
?Em có thể nêu một vài dẫn chứng chứng minh tinh thần dũng cảm, không sợ hy sinh của ba cô gái.
?Để trụ vững trên cao điểm, các cô gái đều có chung một điều gì ? (Câu hỏi nâng cao) 
-GV bình:
Họ không nói ra nhưng đều hiểu ý nghĩa vô cùng quan trọng của công việc mình : góp phần giữ cho huyết mạch giao thông của cuộc kháng chiến không bị đửt. Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên những nữ anh hùng ngã ba Đồng Lộc:
* Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh”
 (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
? Tuy vậy họ cũng bộc lộ những cá tính khác nhau như thế nào? ( Câu hỏi đảm bảo tính lôgic, hệ thống) 
GV sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa dẫn liệu.
? Nhân vật Phương Định được kể đến bằng những chi tiết nào?( Về hình dáng, sở thích, hành động, tình cảm? - Câu hỏi gợi mở)
? Tác giả khắc họa nhân vật này bằng cách nào?
? Từ đó cho em hình dung nhân vật như thế nào? ( Câu hỏi tái hiện)
?Qua văn bản em hiểu gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Lê Minh Khuê?
?Nhận xét về cách nhìn của tác giả đối với các nhân vật ? ( HS thảo luận nhóm)
?Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” cho em những hiểu biết gì về cuộc sống tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong nói riêng, của thế hệ trẻ Việt nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ? ( Câu hỏi nâng cao, khái quát)
? Tóm tắt giá trị nội dung nghệ thuật tác phẩm? ( Câu hỏi khái quát)
* HS đọc ghi nhớ SGK ( 113)
I . Giới thiệu chung:
1. Tác giả :
- Lê Minh Khuê : Sinh năm 1949 .
- Quê : Tĩnh Gia – Thanh Hóa .
- Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn; ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, sắc sảo. 
- Đề tài:
+Trước 1975: viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, viết về những biến chuyển xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Tác phẩm của bà tập trung thể hiện số phận, hạnh phúc, buồn vui của mỗi người trong cuộc sống đời thường.
2. Tác phẩm :
- Một trong những tác phẩm đầu tay viết năm 1971, trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt nhất.
- Đây là truyện ngắn duy nhất của Việt Nam được Mĩ chọn in trong tập "Nghệ thuật truyện ngắn thế giới" NXB Hougtonfflin ở Mĩ năm 2005.
II. Đọc- hiểu văn bản :
1. Đọc  và tìm hiểu chú thích 
- 2 HS đọc
2. Tóm tắt
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn : Định, Nho,Thao.Nhiệm vụ : Quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá phải san lấp , đánh dấu vị trí bom chưa nổ , phá bom .Đó là công việc nguy hiểm .Họ ở trong một cái hang , dưới chân cao điểm .Cuộc sống khắc nghiệt nhưng họ rất gắn bó , mơ mộng .Phương Định : Nhân vật kể chuyện , nhân vật chính là cô gái thành phố , hay mộng mơ và nhớ về gia đình ,kỉ niệm .Phần cuối , truyện tập trung miêu tả hành động , tâm trạng các nhân vật , chủ yếu là Phương Định , trong một lần phá bom , Nho bị thương và sự lo lắng ,săn sóc của hai người đồng đội .
-Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: tự sự+miêu tả+biểu cảm.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng “tôi” (Phương Định)
-Truyện dược trần thuật từ ngôi thứ nhất , người kể chuyện cũng là nhân vật chính :Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm , tạo thuận lợi để tác giả miêu tả , biểu hiện nội tâm nhân vật .
- Truyện viết về chiến tranh nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm con người . 
3. Bố cục: 3 phần :
	+ Từ đầu đến ngôi sao trên mũ: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường.
	+ Tiếp đến Chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, săn sóc.
	+ Phần còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột.
4. Phân tích
a) Cuộc sống ở cao điểm: 
* Không gian:
"... Con đường bị đánh lở loét...
....tiếng máy bay trinh sát rè rè, phản lực gầm gào...
...đất rung, một thứ tiếng kì quái đến váng óc; đất rơi lộp bộp; mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu...
-> Điều kiện và hoàn cảnh sống hết sức khó khăn. Cuộc sống luôn căng thẳng, ác liệt, hiểm nguy đe dọa sự sống của con người và con đường.
* Công việc: 
+ Ngồi đây.
+ Khi có bom nổ thì chạy lên, nếu cần thì phá bom.
+ Bò trên cao điểm về chỉ thấy 2 con mắt lấp lánh
+ Chạy trên cao điểm cả ban ngày. Sau mỗi trận bom, đo, ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng thuốc nổ để phá bom
+ Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu..
-> Công việc vất, nguy hiểm.
=> Hiện thực cuộc sống và chiến đấu của TNXP trên mặt đường: nguy nan, khẩn trương, phải chấp nhận hi sinh.
* Cuộc sống thường nhật: 
- Hang đá, cái mát lạnh làm toàn thân rung đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể nghĩ lung tung, ngồi dựa vào thành đá khe khẽ hát...
-> Cuộc sống thiếu thốn nhưng êm dịu, bình yên, tươi trẻ.
=> Hai không gian tương phản rõ rệt: Khốc liệt - bình yên; căng thẳng - êm dịu; đe dọa sự sống - bảo toàn sự sống.
=> Đó là nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mĩ, nơi sự sống và cái chết rất mỏng manh, nơi mà quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
b, Ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.
* Nét giống nhau
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
+ Ơ trên một cao điểm đầy bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt.
+ Công việc nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày để quan sát sau mỗi trận bom. Lao ra ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, phá những quả bom chưa nổ.
- Tinh thần trách nhiệm cao.
- Dũng cảm, không sợ gian khổ, hy sinh.
+ Chúng tôi bị bom vùi luôn, Chạy trên cao điểm cả ban ngày. Thần chết là một tay không thích đùa, chúng lẩn trong ruột những quả bom. Tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ Chúng tôi bị bom vùi luôn, Chạy trên cao điểm cả ban ngày. Thần chết là một tay không thích đùa, chúng lẩn trong ruột những quả bom. Tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ).
.- Gắn bó trong tình đồng đội 
+ Chăm sóc cho Nho khi bị thương 
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ mộng, dễ trầm tư, thích làm đẹp.
* Nét khác nhau: Cá tính
+ Phương Định: Học sinh thành phố, nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với kỉ niệm, thích ngắm mình trong gương, hát.
+ Chị Thao: Từng trải hơn, dự tính về tương lai thiết thực hơn nhưng đầy khao khát tuổi trẻ, chăm chép bài hát, chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh, nhưng lại rất sợ máu.
+ Nho: Hồn nhiên, thích thêu thùa.
C, Nhân vật Phương Định
- Là thiếu nữ Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời hồn nhiên, vô tư bên mẹ , một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Kỉ niệm ấy vừa là khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng , khốc liệt của chiến trường .
- Vào chiến trường đã 3 năm , quen với thử thách, nguy hiểm nhưng cô vẫn hồn nhiên, trong sáng và mơ ước về tương lai.
+ Hình dáng: Hai bím tóc dày, cổ cao, cái nhìn xa xăm...
+ Sở thích: Thích ngắm mắt mình trong gương, mê hát...yêu mến những anh bộ đội có ngôi sao trên mũ, cảm phục họ.
+ Hành động: Đến gần quả bom, sẽ không đi khom, dùng xẻng đào đất dưới quả bom... vỏ quả bom nóng... cát lạo xạo trong miệng... ngực tôi nhói, mắt cay...
+ Tình cảm: Bỗng dưng muốn la toáng lên vì thích thú ... moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình...
-> Để nhân vật tự kể về mình, khắc họa nhân vật trong nhiều thời gian, không gian, kết hợp miêu tả tâm lí với hành động, ngoại hình,
-> Nhân vật có cá tính, sinh động và chân thực, tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, lạc quan và can đảm. Đó là biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của lòng yêu nước.
d, Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Miêu tả chi tiết và tinh tế, cuốn hút người đọc.
- Tạo được sự căng thẳng, hồi hộp để người đọc theo dõi. 
->Lê Minh Khuê đã thể hiện cách nhìn con người thiên về cái tốt đẹp , trong sáng, cao thượng , đó là phương hướng chỉ đạo và thống nhất trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến .
=> Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nuớc.
5. Tổng kết
a. Nghệ thuật: 
- Phương thức trần thuật: Ngôi thứ nhất
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt.
b. Nội dung: 
- Tâm hồn trong sáng, mơ mộng tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
* Ghi nhớ SGK ( 113)
III. Luyện tập
Bài tập 1: Em hiểu như thế nào về nhan đề " Những ngôi sao xa xôi"?
=> Xuất phát từ vài chi tiết trong truyện: cái nhìn xa xăm của Phương Định, từ sở thích những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ, vì sao lấp lánh trên bầu trời thành phố... Vì sao sáng trong đêm tối là hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng tượng trưng cho vẻ đẹp ngời sáng của họ, tỏa sáng mãi mãi -> phẩm chất cao quý của 3 cô gái.
Bài tập 2: Trong tác phẩm em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? Ẻm có thể đặt câu hỏi cho các bạn xoay quanh chi tiết đó. ( Câu hỏi phát triển năng lực)
Bài tập 3: Nếu đất nước có chiến tranh em có hành động như thế nào? (Câu hỏi giải quyết vấn đề thực tiễn)
Bài tập 4: Em đã được học một bài hát ca ngợi phẩm chất kiên cường của người con gái trong đấu tranh cách mạng. Em có thể hát lên ca khúc ấy? - Có thể bài " Biết ơn chị Võ Thị Sáu" (Câu hỏi tích hợp, liên môn) 
Bước 4: Củng cố :
	? Em hãy nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm ‘‘Những ngôi sao xa xôi”
	? Em hãy tóm tắt lại truyện ‘‘Những ngôi sao xa xôi”
 - Tìm, đọc một vài câu thơ nói về hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mỹ
 ( Câu hỏi dành cho giáo viên) 
* “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.” (Tố Hữu)
* Có những ngày vui sao
Cả nước lên đường
 Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục (Chính Hữu)
* ”Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất”
 (Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)
Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	+ Cá tính của từng nhân vật.
	+ Phân tích nhân vật Phương Định.
	+ Nghệ thuật truyện.
	+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 + Chuẩn bị bài " Chương trình địa phương phần tập làm văn" 
	* Ghi chú: Văn bản dạy trong 2 tiết.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. Kết luận
	Kết quả mà sáng kiến mang lại đã thúc đẩy mạnh mẽ không khí học văn trong nhà trường, đó là sự háo hức mong đợi được khám phá những điều bí ẩn trong trang sách của những tâm hồn trẻ thơ thánh thiện. Các em hiểu bài nét mặt rạng rỡ biết bao. Đó chính là niềm hạnh phúc của người giáo viên dạy văn.
	Với hệ thống câu hỏi này giáo viên cũng tích cực sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học đó là sử dụng máy chiếu, máy tính, bảng phụ.
	Qua giảng dạy tôi nhận thấy các giải pháp đưa ra trong sáng kiến là hợp lí và có tính khả thi.
	Bởi chuẩn bị giáo án chu đáo bằng hệ thống câu hỏi nên giáo viên nhuần nhuyễn tác phẩm, giảng rất tự tin, tiết học sôi nổi.
	2. Khuyến nghị
	*. Với giáo viên: Phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu tác phẩm, tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh, luôn lấy chất lượng làm mục tiêu dạy học.
	*. Với nhà trường: Để sáng kiến áp dụng thành công hơn nữa kính mong nhà trường tu bổ cơ sở vật chất đầy đủ hơn như phòng học, máy chiếu...
	BGH, tổ CM quan tâm động viên khích lệ cả vật chất lẫn tinh thần với những thành tích của giáo viên và học sinh.
	Thư viện tích cực mua các sách tham khảo và tài liệu liên quan đến môn Ngữ văn cho giáo viên và học sinh
	*. Với PGD: Cần tổ chức thường xuyên những chuyên đề về phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học.
	Mặc dù đã được áp dụng và kiểm chứng có kết quả tốt, song sáng kiến vẫn không tránh khỏi những hạn chế rất mong cấp trên và các đồng chí, đồng nghiệp bổ sung để sáng kiến được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi. Xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chân dung và nhận định của nhà văn về tác phẩm trong nhà trường - Tập I - NXBGD Việt Nam - 2011
2. Đi tìm vẻ đẹp văn chương - Tập II - NXBGD - 2011
3. Tạp chí dạy và học ngày nay số tháng 1/2012
4. SGK Ngữ văn 9 Tập I + II - NXBGD
5. SGK Ngữ văn 8 Tập I + II - NXBGD
6. SGK Ngữ văn 7 Tập I + II - NXBGD
7. SGK Ngữ văn 6 Tập I + II - NXBGD
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến
Khẳng định giả trị sáng kiến
Đề xuất, khuyến nghị
2
3
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Cơ sỏ lí luận
Cơ sở thực tế
Biện pháp thực hiện
5
7
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ CÂU HỎI
Câu hỏi phong phú đa dạng
Câu hỏi kiến thức cơ bản
Câu hỏi phát triển năng lực cảm thụ
Câu hỏi gợi mở
Câu hỏi tích hợp 
Câu hỏi liên quan đến thực tiễn
Câu hỏi cho chính giáo viên
Câu hỏi đảm bảo nội dung bài học
Câu hỏi đảm bảo hệ thống
8
8
11
12
13
14
16
16
20
20
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
23
GIÁO ÁN MINH HỌA
27
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
42
MỤC LỤC
43

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_trong_day_hoc_tac_pham_van_ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan