SKKN Xây dựng các mô hình phát triển văn hóa đọc cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 2
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng văn hóa đọc của học sinh ở trường học
Để mọi người hình dung về thực trạng văn hóa đọc ở Việt Nam, tôi xin được
trích lại câu chuyện của nhà báo Lý Trường Chiến trong tham luận “Vài giải pháp
nâng cao văn hóa đọc”. Nhà báo kể rằng trong một lần chờ bay, tình cờ anh nhận
thấy với hơn 50 người đang chờ bay, trong đó có 8 người nước ngoài thì cả 8
người họ đều đang đọc sách. Trong khi đến hơn 40 người Việt thì chỉ có 3 người
đọc báo, số còn lại đang làm những việc khác. Qua câu chuyện đó, mỗi chúng ta
cũng đã có thể cảm nhận được phần nào về thực trạng chung của văn hóa đọc ở
nước ta là như thế nào? Mặt khác, qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta cũng
rút ra một kết luận rằng: Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỉ lệ người dân
lười đọc sách nhất trên thế giới. Cụ thể, theo báo cáo của Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (2015), trung bình một người Việt chỉ đọc 4 cuốn sách/ năm,
nhưng có tới 2,8 cuốn là sách giáo khoa và chỉ có 1,2 cuốn là sách khác. Trong khi
đó, người dân Singapore đọc đến 14 cuốn sách một năm, người Nhật là 20 cuốn.
Những dân tộc hàng đầu thế giới như Đức, Pháp, Israel, một người dân đọc từ 20
cuốn sách/ năm. Báo cáo trên, còn chỉ ra tỷ lệ người Việt hoàn toàn không đọc
sách chiếm tới 26%, thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm đến 44% dân số.
Như vậy nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận thấy tỷ lệ người Việt Nam đọc
sách trên một năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới là rất thấp. Nếu
tính phần trăm tỷ lệ người đọc sách thì kết quả lần lượt như sau: Việt Nam 5%,
Singapor 23%, Nhật Bản 32% và Pháp là 42%.
Trung bình người đọc sách/năm6
Thực trạng chung là như vậy, thế còn trong môi trường học đường thì như
thế nào? Hiện tượng học sinh không thích đọc sách, ít đọc sách đang ngày càng
trở nên phổ biến. Phần lớn học sinh hiện nay chỉ thích những thú vui giải trí
khác đặc biệt là game online, trò chơi điện tử mà ít khi đọc sách để bồi dưỡng
tâm hồn hay nâng cao kiến thức. Tại các trường học, trong các giờ ra chơi, sinh
hoạt rất hiếm thấy hình ảnh những cô cậu học trò say sưa cầm trên tay những
cuốn sách để đọc. Thậm chí, trong các giờ học chính khóa, việc đọc sách của
một bộ phận không nhỏ học sinh là hoàn toàn bị động. Một số học sinh luôn tìm
mọi cách để “cách ly” với những trang sách, kể cả sách giáo khoa. Điều đó
khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào
những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách thì sự hiểu biết đó trở
nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự
thay đổi tiên tiến của thế giới. Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú
đọc sách. Khảo sát đối với học sinh, sinh viên về thói quen đọc và nội dung đọc
có kết quả là: 70% cho biết chỉ học chứ không đọc sách tham khảo, 12% cho
biết có đọc sách, truyện khác ngoài chuyên môn, 80% cho biết không đọc sách
trong một năm qua, 98% cho biết không đọc sách trong 1 tuần qua, 100% gần
như chẳng để ý đến thơ; một số có đọc thì đọc rất hời hợt, thiếu phản biện, thiếu
tư duy, tiếp nhận thông tin đơn chiều và không biết lựa chọn thông tin, tri thức
để áp dụng vào học tập, lao động. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc
học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện
tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những
quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn
đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh
mục lựa chọn. Thực tế nhu cầu lướt web và sử dụng mạng xã hội đang là thú vui
của giới trẻ. Tỷ lệ truy cập internet tăng lên nhanh chóng như các trang báo điện
tử như vnexpress, dantri.com.vn
tiểu phẩm. Các tiết mục xem kẽ này Câu lạc bộ sẽ phối hợp với các câu lạc bộ khác của trường như câu lạc bộ múa, câu lạc bộ âm nhạc, võ thuậtđể triển khai cùng tham gia. - Biện pháp 2: Câu lạc bộ sách và nghệ thuật phối hợp với các nhóm, tổ chuyên môn trong nhà trường để tổ chức lồng ghép các phần thuyết trình về chủ đề sách trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp. Nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp lên kế hoạch, sau đó cùng với ban chủ nhiệm câu lạc bộ xin ý kiến trao đổi, bàn bạc với các thầy cô của nhóm/ tổ chuyên môn trong việc thực hiện nội dung kế hoạch. - Biện pháp 3: Phối hợp giữa Câu lạc bộ sách và nghệ thuật với giáo viên chủ nhiệm của các lớp tổ chức thuyết trình theo chủ đề, chủ điểm sinh hoạt hàng tháng của lớp. Câu lạc bộ xin phép giáo viên chủ nhiệm một số đơn vị lớp triển khai thực hiện các nội dung thuyết trình trong giờ sinh hoạt lớp vào ngày thứ 7 như phổ biến các cuộc thi, giới thiệu các đầu sách mới của thư viện, phòng đọc, thi kể chuyện... Nôi dung, hình thức và người thuyết trình do câu lạc bộ đảm nhận và thực hiện. Các thầy cô Đoàn trường và nhóm Ngữ văn sẽ cố vấn, hỗ trợ thêm. Giáo viên chủ nhiệm động viên, khích lệ và trích một phần tiền quỹ lớp hỗ trợ câu lạc bộ phần trao thưởng. Tiến tới, câu lạc bộ tập huấn kĩ năng cho ban cán sự lớp để họ có thể tự tổ chức sinh hoạt theo chủ đề sách ở các lớp. - Biện pháp 4: Tạo ra fanpage dành riêng về sách gắn với hoạt động thuyết trình về chủ đề sách với tên gọi “Thế giới sách”. Các hình ảnh, video sẽ được 24 đăng tải, cập nhật thường xuyên lên fanpage. Tận dụng nền tảng mạng xã hội, khi mà hầu hết các bạn học sinh đều có tài khoản facebook thì fanpage sẽ kênh để liên kết những bạn thích đọc sách, những bạn thích viết theo nhiều chủ đề khác nhau. Nghĩa là, bước đầu là gắn kết những người yêu sách, ham viết lại với nhau. Sau đó, thuyết phục các đối tượng khác cùng tham gia vào fanpage. Đây cũng là một biện pháp cần có sự đầu tư về thời gian, về tài chính vì để phát triển thì cần có ban quản trị và phải một thời gian dài mới có lượng fans ngoài ra còn tốn chi phí chạy quảng cáo, tiền chuẩn bị quà cho những bạn thường xuyên tương tác. Ngoài ra, ban quản trị cũng phải là những người có am hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đam mê, có sự sáng tạo với công việc mới có thể hoàn thành tốt được công việc. Hình ảnh các em học sinh đang hào hứng theo dõi một buổi thuyết trình Tuy nhiên, cần thấy rằng kế hoạch và các biện pháp trên vừa có những ưu điểm trong việc phát triển văn hóa đọc nhưng cũng có những mặt khó khăn, hạn chế. Ưu điểm, kế hoạch tổ chức các buổi thuyết trình về chủ đề sách sẽ gặp thuận lợi trong sự phối hợp tổ chức thực hiện, bởi Câu lạc bộ sách và nghệ thuật đã ra đời, hoạt động trước và đoàn trường, nhà trường, phụ huynh rất đồng tình, ủng hộ. Hình thức thuyết trình kết hợp đối thoại, tổ chức các trò chơi vui nhộn sẽ giúp đông đảo học sinh tham gia nhiệt tình hơn trong các buổi học ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thuận lợi nữa là, khi triển khai hoạt động thuyết trình nó rất phù hợp với các hoạt động trải nghiệm của nhiều bộ môn khác. Nó cũng phù hợp với sự phát triển chung của các hoạt động giáo dục hướng đến rèn luyện kỹ năng, năng lực và bồi dưỡng các năng khiếu cho học sinh, trong đó đặc biệt là rèn luyện kỹ năng giao tiếp, năng lực thuyết trình trước đám đông cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Cuối cùng là khi thực hiện các buổi thuyết trình lồng ghép vào các tiết chào cờ cũng góp phần giúp cho các buổi chào cờ sinh động, đỡ nhàm chán. 25 Khó khăn, đối tượng thuyết trình là tất cả học sinh toàn trường nên đòi hỏi những kĩ năng rất cao của người thuyết trình cũng như sự chuẩn bị công phu các hoạt động kèm theo của các thành viên câu lạc bộ (văn nghệ, đóng kịch, tiểu phẩm hài). Mặt khác, khi triển khai thuyết trình trong một không gian rộng lớn sẽ rất khó kiểm soát hết các em học sinh ngồi nghe ở dưới. Hiện tượng một số em không tập trung, làm mất trật tự là khó tránh khỏi. Điểm nữa nội dung thuyết trình nếu không thường xuyên đổi mới sẽ dễ gây nhàm chán. Khó khăn tiếp theo là ở việc lập fanpage và “nuôi” fapage, nghĩa là để nó hoạt động bền vững. Bởi lẽ thời gian đầu chắc chắn những lượt tương tác sẽ ít. Thời gian có tương tác chất lượng lâu hay nhanh phụ thuộc nhiều vào nội dung bài viết và một chút may mắn, may mắn ở đây chính là gặp được nhưng fans có thể truyền lửa, việc này không hề đơn giản, và vấn đề nội dung thì mỗi ngày ít nhất phải đăng một bài, với nội dung chất lượng cao. Nội dung chất lượng lại đòi hỏi ý tưởng đa dạng, kinh nghiệm trình bày và những mẩu chuyện không quá dài để những độc giả không chuyên đọc điều này thực sự rất khó để làm lâu dài nếu không có một đội ngũ tốt. Tuy nhiên, nếu khắc phục được những hạn chế và phát huy những ưu thế của hình thức thuyết trình thì sẽ thu hút được nhiều học sinh đến với sách hơn. Cụ thể, cần tuyển chọn thay đổi thường xuyên các nhân tố thuyết trình. Phải luôn có sự kết hợp đan xen các hình thức khác như diễn kịch, hát múa Bên cạnh mô hình thuyết trình, trong trường học, đoàn trường cũng đang xây dựng ý tưởng nhắc đến việc đọc sách mọi lúc mọi nơi. Ý tưởng này sẽ được thực hiện theo kế hoạch sau: + Mỗi ngày có 10 phút đọc truyện qua hệ thống truyền thanh của nhà trường, các câu chuyện được lựa chọn kĩ càng với các tiêu chí phù hợp lứa tuổi, giàu ý nghĩa nhân văn, có ý nghĩa phản biện + Mỗi tuần sẽ có một giờ giới thiệu sách hay, sách mới. + Mỗi tháng có 1 buổi kể chuyện về đọc sách (nhân vật, câu chuyện hay) và sẽ có phần thưởng là 1 quyển sách hay. + Mỗi học kỳ phát động một tuần lễ về đọc sách gắn với phong trào thi đua của các khối lớp. Việc phân công người đọc trên loa phát thanh sẽ do các đồng chí trong Ban chấp hành đoàn trường đảm nhiệm. Việc lựa chọn nội dung câu chuyện để đọc do Câu lạc bộ sách và nghệ thuật thực hiện. Song song với việc xây dựng và triển khai các mô hình phát triển văn hóa đọc ở trường học, tôi cũng tích cực tuyên truyền, tham vấn cho Câu lạc bộ sách và nghệ thuật, Hội cha mẹ phụ huynh xây dựng, triển khai các mô hình phát triển văn hóa đọc ở chính môi trường gia đình các em. Với gia đình cần tạo một tủ sách trong nhà, mỗi tuần cha mẹ, ông bà có thể kể một câu chuyện hay từ sách cho con trẻ. Mỗi tháng một thành viên trong gia đình giới thiệu một quyển sách mà mình yêu thích, tâm đắc nhất. Cha mẹ dành thời gian cuối 26 tuần đưa con đến hiệu sách, nhà sách để các em lựa chọn sách. Luôn động viên con em đọc sách và hướng dẫn kĩ năng, phương pháp đọc sách hiệu quả cho chúng. Làm được tốt điều này ở gia đình, chúng ta sẽ góp phần tạo được thói quen đọc sách cho trẻ em. Để các mô hình phát triển văn hóa đọc ở trường học được triển khai được thực chất, hiệu quả thì các nhà quản lý, ở đây là vai trò chỉ đạo của hiệu trưởng, chi ủy, ban giám hiệu là vô cùng quan trọng. Chi ủy, Ban giám hiệu phải thấy được việc cổ vũ đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường là một nhiệm vụ chính trị có tầm quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh, ngăn chặn được, là phương pháp phòng bệnh tích cực cho các vấn đề xã hội. Ngoài ra đội ngũ nhân viên thư viện phải thật sự tâm huyết, không ngững học hỏi để phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong nhà trường tiếp tục có nhiều giải pháp tối ưu hoàn thiện hơn nữa các mô hình phát triển văn hóa đọc. Mỗi thầy cô giáo cũng phải là tấm gương về việc đọc sách ở cả ba bình diện: thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc. Sau khi xây dựng và triển khai đồng thời các mô hình trong và ngoài thư viện một thời gian, qua thực tế khảo sát cho thấy, số học sinh rất mong muốn các mô hình đọc sách tiếp tục được duy trì chiếm tỷ lệ gần như 100%. Cũng qua khảo sát, tôi nhận thấy các em rất mong muốn thời gian mở cửa phòng đọc, thư viện cần hợp lý hơn. Cụ thể kết quả như biểu đồ dưới đây: Qua kế hoạch trên, với những biện pháp thiết thực, có tính thực tế, bản thân tin rằng sẽ lan tỏa, khuyến khích được các bạn đọc sách. Trước hết là các bạn trong trường THPT Nghi Lộc 2, sau nữa, hi vọng những mô hình tương tự sẽ được nhân lên ở các trường học trên cả địa bàn huyện Nghi Lộc cũng như tỉnh Nghệ An. Tin tưởng tiếp tục có những mô hình sáng tạo mới thu hút học sinh đọc sách nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới. 27 4. Kết quả ứng dụng 4.1. Kết quả thực hiện Sau khi đề ra kế hoạch, các biện pháp để thực hiện các mô hình phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Nghi lộc 2, kết quả thu được bước đầu rất khả quan. Riêng đối với mô hình phòng đọc sách lưu động thì kết quả thực tiễn đạt được như sau: đã xây dựng được 1 phòng đọc sách với trên 500 đầu sách các loại, thu hút được 2200 lượt mượn/năm học, bình quân 1 học sinh đọc 1,8 cuốn/năm học. Mô hình giá sách lưu động, đã có 15/ 27 lớp có giá sách với số học sinh mượn về nhà đọc đạt tỷ lệ 70%. Cũng sau khi xây dựng và phát triển mô hình này, phòng đọc đã nhận được nhiều sự ủng hộ sách từ các cá nhân và đoàn thể. Cụ thể đã có 120 đầu sách được chính các em học sinh trong trường tặng, 50 đầu sách doc các thầy cô giáo trong trường gửi tặng và 90 đầu sách do các cá nhân, tổ chức khác trao tặng. Nhưng con số cụ thể này đã cao hơn nhiều so với trước khi 2 mô hình được triển khai. Bên cạnh 2 mô hình phát triển văn hóa đọc gắn với thư viện, hai mô hình ngoài thư viện là tổ chức các cuộc thi và các buổi thuyết trình về chủ đề sách cũng đã đạt được những thành công nhất định. Kết quả, trong năm học 2019-2020 và học kỳ 1, năm học 2020-2021, câu lạc bộ sách và nghệ thuật cùng với đoàn trường đã tổ chức thành công 1 cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp trường, 1 cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh, 2 cuộc thi giới thiệu sách hay trên fangage Câu lạc bộ yêu sách. Từ cuộc thi cấp trường đã lựa chọn 50 bài thi xuất sắc từ 28 chi đoàn gửi đi dự thi cuôc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh. Kết quả đã đạt được 1 giải nhất ở hạng mục giải thưởng “câu chuyện khuyến đọc hay nhất” của em Nguyễn Thái Bảo chi đoàn lớp 10A1. Sau đó, bài thi của em Bảo tiếp tục được lựa chọn đi dự thi cấp quốc gia và đã đạt được giải khuyến khích. Đó thật sự là thành quả ngoài mong đợi của việc xây dựng và triển khai cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc. Riêng với các cuộc thi trên fangage của câu lạc bộ, ban tổ chức cũng đã trao nhiều giải thưởng cho các cá nhân và tập thể tham gia. Bên cạnh đó, câu lạc bộ sách và nghệ thuật đã tổ chức thành công 2 buổi thuyết trình về chủ đề sách trong giờ chào cờ và 27 lượt thuyết trình chủ đề sách ở 27 chi đoàn. Ngoài ra, câu lạc bộ cũng đã kết nạp thêm 10 thành viên mới vào Câu lạc bộ sách và nghệ thuật. Khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện các mô hình này chính là nguồn kinh phí và công tác vận động, tuyên truyền các em học sinh đến với sân chơi của các mô hình. Song, với những biện pháp đã và sẽ triển khai, tôi tin tưởng kết quả đạt được trong thời gian tới sẽ còn cao hơn. Qua khảo sát 100 học sinh, trước khi xây dựng các mô hình phát triển văn hóa đọc (năm học: 2018-2019) và sau khi xây dựng, triển khai các mô hình phát triển văn hóa đọc về ý thức cũng như thực tiễn việc đọc sách của các em, tôi đã đặt ra các câu hỏi là: Những em nào thường xuyên đọc sách? Nhữn em nào thỉnh thoảng đọc sách? Và những em nào không bao giờ đọc sách? Kết quả như sau: 28 Thời gian Thường xuyên đọc sách Thỉnh thoảng đọc sách Không bao giờ đọc sách Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Trước khi có các mô hình phát triển văn hóa đọc (2018-2019) 30 30% 60 60% 10 10% Sau khi có các mô hình phát triển văn hóa đọc (2020-2021) 58 58% 35 35% 7 7% Tuy kết quả đạt được chưa cao do thời gian chưa đủ nhiều nhưng đó là một thành công của đề tài. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, với các mô hình này sẽ giúp các em có được sự hứng thú hơn trong việc đọc sách, lan tỏa được tình yêu, niềm đam mê đọc sách đến với các em nhiều hơn. 4.2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài - Các trường học có thể ứng dụng linh hoạt các mô hình phát triển văn hóa đọc trong và ngoài thư viện cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường. - Đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường trong việc xây dựng kế hoach phát triển văn hóa nhà trường. Với các mô hình, đặc biệt là các giải pháp cụ thể trong từng mô hình, các tổ chức của trường học như Đoàn trường, Công đoàn, các Câu lạc bộ ..có thể ứng dụng để phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc cho học sinh. 29 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận chung Xây dựng văn hóa trường học lấy văn hóa đọc là một trong những hoạt động trọng tâm và là một trong những xu thế tất yếu trong tương lai. Vì vậy, phát triển văn hóa đọc trong trường đọc ngay từ bây giờ là điều rất cần thiết. Với thực trạng văn hóa đọc ở các trường học đang ngày càng đi xuống, đáng báo động thì việc đổi mới các hình thức đọc truyền thống, xây dựng thêm các mô hình đọc sách sẽ có tác dụng lớn đến việc duy trì và phát triển những lợi ích thiết thực mà việc đọc sách mang lại. Các nhà trường tiếp tục lấy mô hình phát triển văn hóa đọc gắn với không gian thư viện. Tuy nhiên, cần có sự đổi mới, làm phong phú hơn bằng việc phát triển hệ thống thư viện gần gũi, thân thiện, phong phú, hấp dẫn hơn đối với học trò. Tủ sách lớp học, tủ sách lưu động, phòng đọc lưu độnglà những mô hình cần được ứng dụng rộng rãi trong trường học. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng cần xây dựng và phát triển các mô hình ngoài thư viện. Tổ chức học sinh hướng đến các hoạt động xã hội, học tập trải nghiệm tại địa phương, các cấp cao hơn. Đó là giáo viên tổ chức cho các em tham gia các trò chơi, cuộc thi, các buổi thuyết trình về chủ đề sách. Việc ứng dụng các mô hình phát triển văn hóa đọc trên không nhất thiết nhà trường, giáo viên phải ứng dụng đồng thời tất cả các mô hình. Phải biết lựa chọn linh hoạt, cần có những biến đổi, sáng tạo cho phù hợp với từng trường, từng vùng miền khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng là rèn luyện được kỹ năng đọc sách hiệu quả cho các em học sinh. Như vậy, việc xây dựng và phát triển các mô hình văn hóa đọc cho trường học là rất quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Các mô hình đó có thể thành công hay không chính là nhờ vào quyết tâm của đội ngũ quản lý cũng như niềm đam mê của thầy cô giáo. 2. Đóng góp của đề tài 2.1. Tính mới - Đề tài hướng đến việc xây dựng và phát triển các mô hình đọc sách mới cho học sinh. Đề tài cũng xác định xây dựng văn hóa đọc là một trong những trọng tâm của việc xây dựng văn hóa trường học. - Đề tài đã đưa ra được những mô hình với các giải pháp cụ thể để góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Ở đề tài này, chúng tôi đã cụ thể hoá bằng những giải pháp mới dựa trên thực tiễn của quá trình quản lý, triển khai các hoạt động giáo dục tại trường THPT Nghi Lộc 2, có dẫn chứng cụ thể, dễ áp dụng. - Mục đích của đề tài không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền những giá trị tốt đẹp từ việc đọc sách, quan trọng hơn là thông qua các mô hình cụ thể, đề tài đã giúp các em có được các kỹ năng đọc sách hiệu quả, tham gia hoạt động đọc sách một cách tự nhiên, hào hứng; gắn được hoạt động văn hóa đọc với các hoạt động 30 dạy học trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, tiết chào cờ phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. 2.2. Tính khoa học Đề tài đáp ứng các yêu cầu của một văn bản khoa học. Nội dung của đề tài được trình bày có hệ thống với các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Các thông số đưa ra được lấy từ thực tiễn. Các giải pháp, đề xuất bám sát yêu cầu phát triển trường học trong giai đoạn mới, lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực, chủ động cũng như phát triển các năng lực cho học sinh. Các giải pháp sát với hoạt động giáo dục trải nghiệm nên dễ theo dõi và thực hiện. 2.3. Tính hiệu quả - Các trường học có thể áp dụng những mô hình trong đề tài một cách tự nhiên, linh hoạt phù hợp với điều kiện đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất của từng trường. Quá trình thực hiện các mô hình có thể lồng ghép vào một số hoạt động dạy học trải nghiệm của tổ, nhóm chuyên môn. - Học sinh được rèn luyện, học tập phát huy các sở trường, năng lực và có môi trường văn hóa học tập lành mạnh. 3. Những kiến nghị, đề xuất 3.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo Thực hiện giảm tải nội dung chương trình học văn hoá phù hợp để học sinh có thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm thông qua các mô hình phát triển văn hóa đọc; Quản lí và phân công chuyên môn phù hợp để các tổ nhóm, giáo viên có thời gian tổ chức cho các em các hoạt động học tập giúp các em năng động hơn. Cần tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về chuyên đề phát triển văn hóa đọc mang tính thực tiễn để cho các giáo viên có năng lực, niềm đam mê học tập, trao đổi kinh nghiệm. 3.2. Đối với Nhà trường Ban giám hiệu, chi ủy cần đề ra kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để nhanh chóng phát triển các mô hình. Nhà trường cần tiến hành lập ra một ban để xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các mô hình văn hóa đọc. Cần trích nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các mô hình trọng tâm. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình xây dựng các mô hình phát triển văn hóa đọc tại trường. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn nhiều điểm phải bổ sung, góp ý. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp. Nghi Lộc, tháng 9 năm 2021 31 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 1. Phiếu thăm dò việc xây dựng các mô hình phát triển văn hóa đọc đối với hoạt động giáo dục giáo viên THPT trong năm học 2019-2020 của các trường: THPT Nguyễn Duy Trinh, THPT Nghi Lộc 4, THPT Nghi Lộc 5. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Nhằm nâng giúp học sinh phát triển văn hóa đọc, quý thầy/cô đã quan tâm đến việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm với chủ đề đọc sách cho học sinh chưa? Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn Nội dung thăm dò Đúng Sai Ý kiến khác 1 Chưa quan tâm đến lồng ghép hoạt động trải nghiệm phát triển văn hóa đọc? 2. Quan tâm đến lồng ghép hoạt động trải nghiệm phát triển văn hóa đọc? 3. Thường xuyên ứng dụng các biện pháp phát triển văn hóa đọc trong hoạt động giáo dục? Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô 2. Phiếu thăm dò học sinh ở những lớp trước và sau khi đã tham gia các mô hình phát triển văn hóa đọc. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Nhằm phát triển văn hóa đọc nâng cao chất lượng học tập của các em ở trường THPT, các em hãy cho biết mức độ hứng thú đọc sách của mình? Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn Khối/ Lớp MỨC ĐỘ HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH Hứng thú Không hứng thú Không có ý kiến Xin cảm ơn các em! 32 PHỤ LỤC 2 Một số hình ảnh hoạt động của các mô hình phát triển văn hóa đọc Học sinh thuyết trình về ý nghĩa, vai trò của việc đọc sách Học sinh trao đổi về vấn đề kỹ năng đọc sách trong Đại hội đoàn 33 Một buổi ngoại khóa của Câu lạc bộ sách và nghệ thuật 34 Hình ảnh buổi sinh hoạt giới thiệu sách hay tại lớp 11A6 35 Hình ảnh học sinh mượn sách tại Phòng đọc lưu động 36 PHỤ LỤC 3 Một số hình ảnh các em học sinh trang trí phòng đọc 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Điệp (2013), Văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội. 2. Đại sứ văn hóa đọc, tổng hợp các bài thi đạt giải (2020), NXB Nghệ An. 3. Đỗ Ngọc Thống (2012), Xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực.Website:www.nico-paris.com 4. Nghị quyết số -29NQ/TW ngày 2013/11/4 Hội nghi Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 5. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục (2013) NXB GD Việt Nam, NXB ĐH sư phạm. 6. Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng (2020), Báo điện tử chính phủ, baochinhphu.vn
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_cac_mo_hinh_phat_trien_van_hoa_doc_cho_hoc_sin.pdf