SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Tuần hoàn máu – Sinh học 11 cơ bản ở trường THPT Diễn Châu 3

Cơ sở thực tiễn

 1. Thực tiễn dạy học các môn Sinh học ở trường THPT nói chung, môn Sinh học ở trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng, việc hình thành năng lực cho học sinh chủ yếu thông qua tiến hành các tiết lên lớp. Trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm, vận dụng công nghệ thông tin để làm phong phú cho bài giảng. Để hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm học sinh chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo, truy cập internet để tìm kiếm thông tin lí thuyết, hình ảnh, rồi làm và trình bày báo cáo dưới dạng powerpoint hoặc word Những cách thức tổ chức đó đã góp phần giúp học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng là tiền đề cho việc hình thành những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng việc dạy và học Sinh học trong nhà trường phổ thông nói chung, trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng vẫn còn những tồn tại là: nội dung bài học khô khan, kiến thức trừu tượng, nặng về lí thuyết, nhưng sự gắn liền với thực tiễn còn ít, các giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy đại trà còn chưa nhiều.

 2. Dạy học chủ đề theo phương pháp trạm trong môn Sinh học là phương pháp dạy học để người học chủ động làm việc với các trạm kiến thức độc lập, học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặp hoặc theo nhóm. Như vậy, học sinh không chỉ tự mình lĩnh hội các kiến thức mà còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, hình thành các năng lực chuyên biệt cần thiết để phát triển bản thân trong tương lai.

Phương pháp dạy học theo trạm xuất hiện từ đầu thế kỉ XX dưới dạng sơ khai. Nó chính thức được sử dụng như một hình thức dạy học bởi hai người Anh là Morgan và Adamson trong giờ học thể dục. Tại đó hai ông đã xây dựng một vòng tròn luyện tập giúp học sinh nâng cao thể lực và thành tích cá nhân khi thi đấu.

 Ở Việt Nam, dạy học theo trạm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong dạy học vật lí từ năm 2009 tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đó đến nay, đã có một số luận văn và bài viết nhỏ của một số tác giả vận dụng dạy học theo trạm ở chương trình trung học cơ sở và THPT như sau:

 + Trần Văn Nghiên (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Mắt – các dụng cụ quang học” – Vật lý 11 nâng cao. Luận văn thạc sỹ giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội.

 + Trần Văn Thái (2012), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “ Chất khí” – Vật lí 10 cơ bản. Luận văn thạc sỹ giáo dục học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

 + Phùng Việt Hải, Phùng Thị Tố Loan và Lê Thị Diệu (2013), Ứng dụng PPDH theo trạm trong dạy học chương “Chất khí” – Vật lí 10. Tạp chí khoa học số 01. Trường Đại học An Giang.

 Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chứng minh được kiểu dạy học theo trạm là khả thi và mang lại hiệu quả cao trong dạy học các chủ đề theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được nhiều giáo viên phổ thông vận dụng để dạy ở trường THPT.

 

doc59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Tuần hoàn máu – Sinh học 11 cơ bản ở trường THPT Diễn Châu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề Tuần hoàn máu (Sinh học 11 cơ bản) bằng phương pháp dạy học trạm theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp tài liệu và ví dụ tham khảo về phương pháp dạy học theo trạm để có thể áp dụng trong quá trình dạy học. 
3.2. Kiến nghị 
Với việc áp dụng các phương pháp dạy học theo trạm kết hợp các phương pháp khác khi thực hiện một chủ đề sẽ đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, chuẩn bị kĩ nội dung, bỏ nhiều công sức, thời gian để chuẩn bị cho các tiết học. Giáo viên cần phải linh hoạt, dự kiến được nhiều tình huống có thể xẩy ra trong quá trình dạy học vì vậy tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
1. Đối với giáo viên: 
- Không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng mà chỉ có phương pháp dạy học phù hợp với nội dung vấn đề cần dạy nên việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu kết hợp học hỏi từ đồng nghiệp và cập nhật kiến thức về phương pháp dạy học phù hợp với học sinh phải là thường xuyên và liên tục. Việc áp dụng phương pháp dạy học theo trạm sẽ đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, chuẩn bị kĩ nội dung, bỏ nhiều công sức, thời gian để chuẩn bị cho các tiết học. Giáo viên cần phải linh hoạt, dự kiến được nhiều tình huống có thể xẩy ra trong quá trình dạy học. 
- Đề tài nghiên cứu đã có hiệu quả, có thể áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cần chú ý về thời gian, đối tượng học sinh và các nghiên cứu về chủ đề để xây dựng các trạm học tập.
2. Đối với nhà trường: Cần khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nói riêng vào dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học.
	Trên đây là những kết quả đạt được của chủ quan cá nhân tôi trong môi trường cụ thể là trường THPT Diễn Châu 3. Chắc chắn trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi còn có thiếu sót và vấn đề đặt ra cũng có điều cần bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và có thể đưa vào áp dụng đại trà. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Nghệ An, ngày 15 tháng 03 năm 2021
Tác giả
 	 Trương Văn Chiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT – Môn Sinh học. NXBGD 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007, Sách giáo khoa Sinh học 11- NXBGD 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007, Sách giáo viên Sinh học 11- NXBGD
4. Bộ Giáo dục & đào tạo (2015), TLBD giáo viên THPT về dạy học tích cực.
 5. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ngày 18 tháng 10 năm 2014.
6. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học Trung học phổ thông, Nxb Đại hoc Sư phạm, Hà Nội.
7. Nghị quyết số 29 – NQ/TW (2013), Hà Nội. Ban chấp hành trung ương.
8. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.
9. Trần Văn Nghiên (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Mắt – các dụng cụ quang học” – Vật lý 11 nâng cao. Luận văn thạc sỹ giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Phạm Thị Hoài Thu (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Điện học” – Sinh học 9 trung học cơ sở. Luận văn thạc sỹ giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Biên & Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Dạy học theo trạm 1 số kiến thức về hiệu ứng nhà kính và các kết quả thu được. Tạp chí giáo dục (số đặc biệt).
12. Trần Văn Thái (2012), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “Chất khí” – Vật lí 10 cơ bản ở trường THPT. Luận văn thạc sỹ giáo dục học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
13. Tài liệu tìm hiểu chương trình THPT môn Sinh hoc 2018. Trường đại học sư phạm Hà nội. Năm 2018.
14. Nguyễn Hồng Thuận (2010), Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, những cơ sở tâm lý học và giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
15. Trường Đại học Vinh, (2019), Tài liệu hướng dẫn biên soạn nội dung và tổ chức dạy học theo chủ đề/ chuyên đề phát triển năng lực môn sinh học.
16. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán Module 1,2,3. Bộ giáo dục và đào tạo và trường đại học Vinh.
17. https://vi.wikipedia.org/wiki/
18. Mạng Internet và một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Sở GD & ĐT Nghệ An
Trường THPT Diễn Châu 3
Họ và tên HS:. (có thể viết tên hoặc không viết tên)
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Sau khi được tham gia học xong chủ đề Tuần hoàn máu 
Em hãy vui lòng cho thầy biết:
Tiêu chí
Đúng
Sai
Hay hơn các chủ đề khác đã học
Em thích thường xuyên được học kiểu 
Em không quan tâm
Phải tự tìm tòi để xây dựng kiến thức mới
Thường xuyên trao đổi với các bạn cùng nhóm trong quá trình học tập
Hiểu bài mà không cần phải ghi chép nhiều
Cảm thấy hứng thú vì hình thức các trạm đa dạng, phong phú và hấp dẫn
Thể hiện được năng lực của bản thân
Có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống tốt hơn
Khả năng giải quyết và phát hiện các vấn đề học tập
Khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải bài tập
Cảm ơn các em!
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG 
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm được đánh giá:.. Nhóm trưởng:
Nhóm đánh giá:.. Nhóm trưởng:
Nội dung
Tiêu chí
Điểm
HS
 đánh giá
GV đánh giá
1.Tổng hợp thông tin từ kênh hình, kênh chữ và các dự liệu
- Chưa chính xác
3
- Đúng, chưa đầy đủ
5
- Đúng, đầy đủ
7
- Đúng, đầy đủ, rõ ràng
10
2.Khả năng phân tích thông tin ở các trạm vào giải quyết các vấn đề được giao
- Chưa phân tích được thông tin, chưa giải quyết được các vấn đề.
3
- Phân tích thông tin đầy đủ nhưng chưa giải quyết được vấn đề
5
- Phân tích thông tin đầy đủ nhưng giải quyết vấn đề chưa đầy đủ
7
- Phân tích thông tin đầy đủ và giải quyết vấn đề tốt
10
3. Kết quả giải quyết các vấn đề được giao
- Giải chưa có kết quả hoặc kết quả sai
3
- Tìm ra kết quả nhưng có sự trợ giúp của giáo viên
5
- Tự tìm ra kết quả nhưng làm chưa đủ
7
- Tự tìm ra kết quả và đầy đủ
10
4. Thái độ và kỹ năng của nhóm khi hoạt động
- Chưa tích cực, chưa đúng nhóm
3
- Tích cực, đúng nhóm chưa cao
5
- Trật tự, tích cực bình thường
7
- Tự giác, tích cực, sôi nổi và hợp tác nhiệt tình.
10
Tổng điểm
PHỤ LỤC 3. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT
1. ĐỀ KIỂM TRA 15’ – MÔN SINH 11
Câu 1: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá Chép.	B. Châu chấu 	
C. Con Mèo.	D. Giun đất.	
Câu 2: Sự trao đổi chất giữa tế bào với dịch tuần hoàn của côn trùng diễn ra ở
A. mao mạch.	B. động mạch	
C. tĩnh mạch.	D. khoang cơ thể.
Câu 3: Ở cá, việc trao đổi chất của tế bào cơ thể với dịch tuần hoàn xảy ra
A. mao mạch mang.	B. động mạch mang.	
C. động mạch chủ.	D. mao mạch cơ thể.
Câu 4 Tại sao vận tốc máu trong mao mạch lại chậm hơn ở động mạch ?
A. Đường kính của mỗi mao mạch nhỏ hơn đường kính của mỗi động mạch.
B. Thành các mao mạch mỏng hơn thành động mạch.
C. Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn so với tiết diện của động mạch.
D. Thành mao mạch có cơ trơn làm giảm vận tốc máu còn thành động mạch không có.
Câu 5: Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim người?
A. Pha giãn chung (0,4s) pha co tâm thất (0,3s) pha co tâm nhĩ (0,1 s).
B. Pha co tâm nhĩ (0.ls) pha co tâm thất (0.3s) pha giãn chung (0,4s). 
C. Pha co tâm nhĩ (0,ls) pha giãn chung (0,4s) pha tâm thất (0,3s).
D. Pha co tâm thất (0,3s) pha co tâm nhĩ (0,ls) pha giãn chung (0,4s).
Câu 6: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 7: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
	A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
	B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
	C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
	D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 8: Phát biểu nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Từ động mạch đến mao mạch huyết áp giảm, từ mao mạch đến tĩnh mạch huyết áp tăng.
B. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
C. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
D. Càng xa tim, huyết áp càng giảm do lực co tim giảm dần và lực ma sát tăng.
Câu 9: Ở người bình thường, mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 80ml máu với nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong 1 phút
	A. 1102,5 ml 	B. 1260 ml 	
C. 7500 ml 	D. 110250 ml
Câu 10: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim
II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch
III. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co
IV. Huyết áp giảm dần từ động mạch →tĩnh mạch →mao mạch
V. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: khối lượng máu ; độ quánh của máu ; độ đàn hồi của mạch máu ..	
A. 5 	B. 4 	C. 3	 D. 2
2. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15’ – MÔN SINH 11
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
B
D
C
B
B
D
A
B
D
PHỤ LỤC 4. ĐÁP ÁN CÁC PHIẾU HỌC TẬP CÁC TRẠM
ĐÁP ÁN TRẠM 1. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trạm 1: Các dạng hệ tuần hoàn
1. Nêu cấu tạo chung và chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn. Tim có vai trò gì trong tuần hoàn máu?
- Cấu tạo hệ tuần hoàn: Tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn
- Chức năng: Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Tim: hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn.
2. Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín theo bảng sau:
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Khái niệm
HTH có một đoạn máu không lưu thông trong hệ mạch
Là HTH mà máu lưu thông trong hệ mạch kín
Sinh vật đại diện
Thân mềm, chân khớp
Mực ống, chân đầu, động vật có xương sống
Đường đi của máu
Tim -> Động mạch -> khoang cơ thể -> Tĩnh mạch -> Tim
Tim -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim
Áp suất, vận tốc máu chảy
Áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn kín có áp lực máu chảy cao, tốc độ máu chạy nhanh nên vận chuyển được nhiều chất hơn và đưa các chất đi xa, đến các cơ quan nhanh hơn do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
3. Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín theo bảng sau:
Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
Khái niệm
HTH kín có 1 vòng tuần hoàn
HTH kín có 2 vòng tuần hoàn
Sinh vật đại diện
Cá
Thú, người
Số vòng tuần hoàn
1
2
Áp suất và vận tốc máu chảy
Trung bình
Cáo
Ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn kép có áp lực máu chảy cao, tốc độ máu chạy nhanh hơn nên vận chuyển được nhiều chất hơn và đưa các chất đi xa, đến các cơ quan nhanh hơn do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
4. Thông qua nghiên cứu các dạng hệ tuần hoàn, em hãy nêu khái quát chiều hướng tiến hóa của Tuần hoàn máu:
 - Chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
 - Hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kính.
 - Hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép.
 - Máu pha đến máu không pha.
ĐÁP ÁN TRẠM 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trạm 2: Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim là gì? Tại sao tim có tính tự động? Tai sao tách tim ra khỏi cơ thể tim vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? 
 - Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động của tim theo chu kỳ
 - Tim có tính tự động do tim có hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát ra xung điện theo chu ký.
 - Tách tim ra khỏi cơ thể tim vẫn có thể co dãn nhịp nhàng do hệ dẫn truyền tim có tính độc lập tương đối với hệ thần kinh và chúng tự phát ra xung điện.
2. Chu kỳ tim là gì? Một chu kỳ diễn ra theo những giai đoạn nào? Mô tả chu kỳ hoạt động tim ở người? Tại sao tim hoạt động suốt đời không mỏi?
 - Chu kỳ tim: Pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co, pha dãn chung. 
 - Chu kỳ tim người : Pha tâm nhĩ co (0,1s), pha tâm thất co (0,3s), pha dãn chung (0,4s).
 - Tim hoạt động suốt đời không mỏi là do tim hoạt động theo chu kỳ, trong mỗi chu kỳ thời gian nghỉ bằng thời gian hoạt động nên tim đủ thời gian phục hồi hoạt động.
3. - Nhịp tim là gì? 
 - Cho biết môi liên hệ nhịp tim với khối lượng cơ thể. Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
 - Nhịp tim: là số chu kỳ tim/ 1 phút
 - Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
 - Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn ( S: diện tích bề mặt cơ thể; V là khối lượng cơ thể). Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt mất vào môi trường xung quang càng nhiều, chuyển hóa năng lượng tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxi cho quá trình chuyển hóa.
ĐÁP ÁN TRẠM 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Trạm 3: Hoạt động của hệ mạch
1. Nêu các thành phần cấu tạo hệ mạch. Phân biệt động mạch, mao mạch, tĩnh mạch?
- Các thành phần: Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
- Phân biệt:
+ Động mạch là mạch đưa máu đi khỏi tim
+ Mao mạch là nơi máu trao đổi chất với tế bào cơ thể
+ Tĩm mạch là mạch dẫn máu đổ về tim
2. - Huyết áp là gì? Phân biệt huyết áp tối đa với huyết áp tối thiểu. 
 - Huyết áp biến đổi như thế nào trong hệ mạch? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến huyết áp?
- Huyết áp: áp lực máu tác dung lên thành mạch.
- Huyết áp tối đa là huyết áp đo được khi tim co; huyết áp tối thiểu là huyết áp đo được khi tim dãn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến huyết áp là những tác nhân thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu.
 3. - Vận tốc máu là gì? Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? Vận tốc máu liên quan chủ yếu đến những yếu tố nào?
 - Máu chảy chậm ở mao mạch có ý nghĩa gì?
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy/1s.
- Sự biến đổi của vận tốc máu:
+ từ động mạch đến mau mạch máu chảy chậm dần
+ từ mao mạch đến tĩnh mạch máu chảy nhanh dần
+ Vận tốc cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở mao mạch.
- Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng tiết diện của đoạn mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu của đoạn mạch.
- Máu chảy chậm trong mao mạch giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn.
ĐÁP ÁN PHT SỐ 4. TH. ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI
Trạm 4. Thực hành. Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
Bài 1. Nêu tóm tắt phương pháp đếm nhịp tim, cách đo huyết áp và cách đo nhiệt độ cơ thể?
- Cách đếm nhịp tim: ( SGK)
- Cách đo huyết áp: (SGK)
- Cách đo thân nhiệt)
Câu 2. Hoàn thành bảng sau:
Nhịp tim
(nhịp/phút)
Huyết áp tối đa (mmHg)
Huyết áp tối thiểu (mmHg)
Thân nhiệt
( oC )
Trước khi chạy nhanh tại chỗ
Bình thường
Bình thường
Bình thường
36,7 – 37,3
Ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn
Sau khi nghỉ chạy 5 phút
Bình thường
Bình thường
Bình thường
36,7 – 37,3
- Nhận xét kết quả đo các chỉ tiêu sinh lý ở các thời điểm khác nhau:Khi hoạt động tăng lên, cơ thể cần trao đổi chất tăng lên nên các chỉ tiêu sinh lý thay đổi.
- Giải thích tại sao các kết quả đó lại thay đổi khi hoạt động và sau khi được nghỉ ngơi một thời gian: Hoạt động trao đổi chất trử về trạng thái bình thường nên cơ thể thực hiện hoạt động điều hoàn cân bằng nội môi từ đó các chỉ tiêu sinh lý 
ĐÁP ÁN PHT SỐ 5. TÌM HIỂU CÁC BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP
Bài tập 1. Những bệnh tim mạch thường gặp:
- Tăng huyết áp; Suy tim; Bệnh động mạch vành; Xơ vữa động mạch; Đột quỵ.
Bài tập 2. 
a. Những nguyên nhân cơ bản gây ra các bệnh tim mạch thường gặp:
 1- Người béo phì.
 2- Chế độ ăn không hợp lý, không cân đối trong khẩu phần ăn. 
 3- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành 2-4 lần,
 4- Thiếu ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
b. Các biện pháp cơ bản để phòng tránh:
 - Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.
 - Cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý với nhiều rau xanh, trái cây hạn chế chất béo bão hòa.
 - Hạn chế hoặc bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe
 - Thường xuyên rèn luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày tuy nhiên phải có phương pháp vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
 - Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý./.
c. Hãy thiết kế kế hoạch điều tra về các bệnh tim mạch thường gặp ở địa phương và đề xuất các biện pháp nâng cao sức khỏe tim mạch.
-Thiết kế kết hoạch điều tra:
+ Nhiệm vụ;
+ Địa điểm điều tra;
+ Thời gian điều tra;
+ Phương tiễn điều tra;
+ Sản phẩm dự kiến;
+ Phân công điều tra.
Các gợi ý GV có thể nêu thêm:
+ Số người mắc bệnh tim mạch và lý do họ mắc phải/ Tổng số người điều tra.
+ Số người không mắc bệnh tim mạch và những phương pháp họ áp dụng để có được sức khỏe tim, mạch tốt.
+ Phân tích số liệu thống kê, so sánh 2 nhóm đối tượng này => Kết luận.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao sức khỏe tim, mạch cho mọi người.
ĐÁP ÁN TRẠM 6.
DINH DƯỠNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
Bài tập 1. Những yếu tố nào trong ăn uống và dinh dưỡng gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mọi người?
- Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch được xác định, nhưng phần lớn tập trung vào chế độ ăn và lối sống.
- Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm hút thuốc lá, thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và lối sống ít vận động. 
Bài tập 2. 
- Những nhóm chất nào có nguy cơ gây bệnh tim mạch?
+ Chất béo (lipid): Chất béo nhiều a-xít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp được chế biến ở nhiệt độ cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
+ Chất đạm (protid): Đạm động vật ảnh hưởng đến tình trạng cholesterol máu, qua đó ảnh hưởng đến một số vấn đề liên quan tim mạch.
+ Rượu (alcohol): Uống rượu quá nhiều và kéo dài liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. 
+ Các vi chất dinh dưỡng: Muối khoáng vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, nhất là trong tim mạch, khoảng 50% người tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Lượng Natri cao trong máu làm tăng huyết áp.
- Liệt kê một số thói quen trong lối sống ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.
 1. Chế độ ăn không hợp lý, không cân đối trong khẩu phần ăn. Ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật như đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Những loại thức ăn này có thể gây béo phì, kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
 2-Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành 2-4 lần, đồng thời, hút thuốc lá còn làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
 3-Thiếu ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bao gồm tăng huyết áp cao, đột quỵ, đái tháo đường và suy tim
 4-Tình trạng căng thẳng tâm lý là yếu tố không có lợi cho những người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch và là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim.
 - Các biện pháp cơ bản để hạn chế bệnh tim mạch thông qua chế độ dinh dưỡng:
 + Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch. 
  + Cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý với nhiều rau xanh, trái cây hạn chế chất béo bão hòa.
 + Hạn chế hoặc bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe
 + Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
 - Em hãy thiết kế kế hoạch điều tra về chế độ dinh dưỡng của các gia đình ở địa phương và tỉ lệ mắc bệnh tim mạch, qua đó xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để cao sức khỏe tim mạch.
-Thiết kế kết hoạch điều tra:
+ Nhiệm vụ;
+ Địa điểm điều tra;
+ Thời gian điều tra;
+ Phương tiễn điều tra;
+ Sản phẩm dự kiến;
+ Phân công điều tra.
Các gợi ý GV có thể nêu thêm:
+ Tổng số người điều tra:
+ Số người mắc bệnh tim mạch và thói quen dinh dưỡng của họ.
+ Số người không mắc bệnh tim mạch và thói quen dinh dưỡng của họ.
+ Phân tích số liệu thống kê, so sánh 2 nhóm đối tượng này => Kết luận.
+ Đề xuất xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho mọi người.....

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_tram_trong_day_hoc_ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan