SKKN Vận dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning - Hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong đọc hiểu văn bản văn chương Lớp 12
2.1. Thực trạng hiểu biết và sử dụng mô hình dạy học kết hợp của giáo viên ở trường THPT
Qua kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy rằng đa số các GV đã biết tới mô hình DHKH, tuy nhiên về bản chất, quy trình tổ chức mô hình này thì GV còn chưa thực sự hiểu rõ và cũng chưa thực dành sự quan tâm đến nó.
Qua kết quả khảo sát có thể thấy mô hình DHKH chưa được áp dụng rộng rãi trong dạy học ở các trường trung học trong những năm gần đây. Nhưng một trong những trở ngại lớn trong triển khai áp dụng mô hình DHKH trong dạy học là GV còn gặp khó khăn trong việc sử dụng phần mềm/công cụ thiết kế bài dạy và thiếu lí luận về mô hình DHKH. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về mô hình DHKH để làm cơ sở tổ chức hiệu quả mô hình DHKH là cần thiết.
2.2. Thực trạng sử dụng Internet trong giảng dạy và học tập trực tuyến ở một số trường THPT nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 3 nói riêng
Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay cả GV và HS đã thường xuyên sử dụng Internet trong quá trình dạy và học; phần lớn GV và HS đã tiếp cận và có thái độ tích cực với các website dạy học qua mạng; hầu hết HS đã có đủ các điều kiện vật chất để tham gia học qua mạng Đó là những điều kiện thuận lợi để triển khai tổ chức học tập theo mô hình DHKH. Tuy nhiên, hiện nay các website học trực tuyến nhiều nhưng khá hỗn loạn nên việc lựa chọn website nào để phù hợp với GV và HS là rất cần thiết. Do đó, cần có định hướng cụ thể để lựa chọn website học trực tuyến sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và tổ chức hiệu quả mô hình DHKH nói riêng.
̉ lời các câu hỏi đã đặt ra, tự đánh dấu câu hỏi chưa trả lời được để thảo luận với bạn và gv. -Trình bày về bối cảnh của truyện. -Nắm cốt truyện. -Nêu được các sự việc, chi tiết tiêu biểu của truyện. -Sử dụng một từ để nêu ấn tượng về văn bản. - Đặt được ít nhất ba câu hỏi về nhan đề của truyện: Gợi ý: chiếc thuyền ngoài xa là gì? Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa biểu tượng cho điều gì? Tư tưởng của t/g? - Liệt kê các chi tiết về bối cảnh truyện: làng chài ven biển sau chiến tranh, bình minh, con người, ngoại hình, hành động, lời nói,... - Hình dung, cảm nhận và suy luận, lí giải được ý nghĩa của các chi tiết trong việc tạo nên bối cảnh câu chuyện. Hoạt động 4,5,6,7,8: Tìm hiểu hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, câu chuyện ở tòa án, nhân vật Phùng, người đàn bà làng chài, bức ảnh chụp năm ấy - Dạy tiết 2, qua Vnedu.lms bằng giáo án điện tử. - Hướng dẫn tự học trực tuyến ở nhà theo phiếu số 5,6,7 qua nhóm messenger. -Phân tích ý nghĩa của tình huống truyện: Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng; câu chuyện ở tòa án. -Phân tích các nhân vật: Phùng, Đẩu, người đàn bà, người chồng, thằng Phác - Dựa vào phiếu học tập số 5 và yêu cầu của phiếu số 6, 7 gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận qua Fb, Za: N1: Phát hiện 1 N2: Phát hiện 2 N3: Người đàn bà, người đàn ông. N4: Phùng, Đẩu, thằng phác. - Yêu cầu hs trình bày kết quả thảo luận về hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng. - Yêu cầu hs thuyết trình về n/vật theo yêu cầu phiếu số 7. - Yêu cầu hs thực hiện cuộc phỏng vấn Phùng để tìm hiểu về các nhân vật: Vợ chồng gia đình làng chài. - GV: Dạy tiết 2 qua Vnedu.lms bằng giáo án điện tử. -HS làm việc nhóm ở nhà qua Fb, Za thống nhất ý kiến. -Hs thuyết trình ý kiến bản thân ở trên lớp. - Thực hiện cuộc phỏng vấn Phùng và Đẩu để tìm hiểu về người đàn bà, thằng phác bằng việc đối thoại trực tuyến. - HS tham chiếu góc nhìn khác từ GV về tác phẩm. - Nêu được hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng và câu chuyện ở tòa án. - Liệt kê được các chi tiết về phản ứng của các nhân vật trong hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng và câu chuyện ở tòa án. - Cắt nghĩa, lí giải và đánh giá được giá trị của tình huống truyện. - Liệt kê được các chi tiết về ngoại hình, nghề nghiệp, suy nghĩ, hành động của các nhân vật, mối quan hệ với các nhân vật khác, lời bình của người kể chuyện về nhân vật. - Khái quát được đặc điểm của nhân vật. - Chỉ ra và phân tích được giá trị của nghệ thuật khắc họa n/vật. - Suy luận, đánh giá được thông điệp nghệ thuật từ các nhân vật. Hoạt động 9: Tổng kết bài học - dạy trực tiếp đối mặt. - Tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB. - Rút ra cách thức đọc hiểu VB theo thể loại - Yêu cầu hs viết trong 1 phút tóm tắt nội dung và nghệ thuật của VB. -Yêu cầu hs nêu cách thức đọc hiểu VB truyện ngắn hiện đại. - Cho hs thảo luận nhóm, chọn đối tượng trình bày. -Hs huy động kiến thức tự học của bản thân viết trong một phút. - Thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. - Tóm tắt được nội dung và nghệ thuật của văn bản. -Nêu được các đặc điểm cần quan tâm trong phân tích truyện ngắn hiện đại: Tình huống truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện... Hoạt động 10: Luyện tập và mở rộng - Dạy đối mặt kết hợp trực tuyến trên zalo - HS vận dụng kiến thức đọc hiểu để củng cố kiến thức. - HS vận dụng được cách thức đọc hiểu để tự phân tích, kết thúc truyện. - Liên hệ so sánh với các nhân vật trong các văn bản khác: người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” với “Thị” trong “Vợ nhặt”. - Tưởng tượng sáng tạo: GV hướng dẫn HS chuẩn bị về nhà vào vai phóng viên (PV) phỏng vấn Phác vì sao đã lao vào bố với lòng thù hận như vậy. -HS phân vai, viết kịch bản, quay clip phỏng vấn. - Tổ chức trò chơi theo phiếu học tập số 8 ở lớp. - Gv yêu cầu hs thực hiện phiếu học tập số 9 ở nhà. - Nộp sản phẩm và thảo luận nhận xét trong buổi học sau. -Hs tham gia trò chơi củng cố kiến thức trực tiếp. - HS thực hiện yêu cầu hoàn thiện sản phẩm ở nhà, lên lớp bổ sung hoàn thiện. - Nộp sản phẩm qua zalo - Hoàn thành trò chơi tìm ra nội dung trọng tâm bài học. - Hoàn thành phiếu học tập. - Thu hoạch và nhận xét được khả năng học tập của học sinh. Gợi ý: Nội dung phỏng vấn phải được xây dựng chi tiết, vừa bám sát văn bản vừa sáng tạo. Chẳng hạn: + Phóng viên (PV): Vì sao Phác giật chiếc thắt lưng quật lại bố rồi cầm dao đâm bố? + Phác: Vì bố đánh mẹ, tôi không muốn nhìn thấy mẹ bị đau đớn. + PV: Nhưng người đó là bố, Phác không sợ mất bố sao? + Phác: Ông ấy quá độc ác. Lúc nào cũng lăm lăm, hùng hổ xông vào đánh mẹ. Người như thế không thể là bố tôi. + PV: Đã đành là vậy, nhưng Phác không còn cách nào khác sao? +Phác: Tôi đã thử khá nhiều cách nhưng ông ấy vẫn chứng nào tật ấy. + PV: Phác nghĩ như thế nào khi lao vào đánh lại bố nhưng lại lau những giọt nước mắt trên khóe mắt của mẹ? + Phác: Tôi không thể chịu được cảnh bố lao vào mẹ đánh tới tấp. Tôi là đàn ông mà, không thể ngồi đó làm ngơ. Mẹ tôi hiền lắm, lúc nào cũng nhường nhịn, hi sinh tất thảy cho chúng tôi. Tôi biết mẹ chịu những đòn roi ấy cũng bởi vì thương chúng tôi, lo lắng cho chị em chúng tôi. Tôi đau đớn, rã rời và cũng cảm thấy xấu hổ với các bạn của mình lắm. - Gv giao nhiệm vụ cho hs viết lại kịch bản, phân vai, quay phim kịch bản “Chiếc thuyền ngoài xa”. Gv và hs cùng xem, kiểm định kết quả, đăng lên you tube. Sau đây là kết quả thực tế của GV và HS trường THPT Quỳ Hợp 3: "Chiếc thuyền ngoài xa" / https://youtu.be/_5omjF-XU54. - GV giao bài tập ở nhà: Phiếu số 9 - GV yêu cầu HS tìm xem phim chuyển thể từ các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và đọc các tác phẩm của ông gia đoạn trước và sau 1975. - Gv kiểm tra, đánh giá kết quả qua bài làm học sinh được gửi qua zalo, messenger 4. Kết quả thực nghiệm * Về hứng thú: + Đối với giờ học và khả năng tự nhận thức của HS, qua quan sát và phỏng vấn sau giờ học cho thấy: Về cơ bản, các em tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức; hứng thú với hình thức THTT và ứng dụng CNTT vào học tập; các câu hỏi bài tập yêu cầu chia sẻ, bộc lộ; trò chơi ô chữ phản ứng nhanh, ôn tập kiến thức; đóng vai nhân vật... được HS tiếp nhận một cách hào hứng. + Trong quá trình giảng dạy, GV đã khuyến khích, khơi gợi cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bộc lộ một cách chân thành, giao lưu làm việc nhóm... Không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng; các em thực sự được sống trong thế giới của văn chương, nghệ thuật; tâm lí ngại ngùng, e ngại của HS được hạn chế, các em đã mạnh dạn trong bộc lộ, chia sẻ ý kiến; đặc biệt khoảng cách giữa văn chương và cuộc sống được rút ngắn qua những bài học, các kỹ năng CNTT mà các em thu nhận được hữu ích với cuộc sống... + KN THTT - kỹ năng tối cần thiết của con người trong xã hội hiện đại được cải thiện đáng kể trong và sau giờ học. Thông qua đọc hiểu VBVC các em hiểu hơn về khả năng của bản thân, biết vận dụng kĩ năng CNTT vào trong cuộc sống một cách hiệu quả. Đọc hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa”, HS hình thành kĩ năng THTT, tự mình lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hợp tác nhóm, giao tiếp, làm việc hiện đại trong giờ học văn vốn giáo điều, nhàm chán. + Một số HS năng động, tiếp cận xu thế thời đại đã đăng ký các tài khoản kiếm tiền trên youtobe, tạo các clip thuyết minh về các tác giả, tác phẩm, đóng phim, clip hài theo trào lưu vlog 1977 và đưa lên mạng để thử sức kiếm tiền nhờ vào việc học văn. Chính những hành động này, làm cho giờ học văn không nặng nề nữa mà mỗi tiết học trở thành một cuộc chơi mới, đầy hứng thú và bổ ích, hiện đại, trẻ trung và năng động cho các em. Hình 9. Học sinh chơi trò chơi phát hiện nhanh * Kết quả bài kiểm tra: Để kiểm chứng thực nghiệm, chúng tôi cho các em làm bài kiểm tra. Câu hỏi: 1. Trong bài học GV đã vận dụng PPDH nào để tìm hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”? Theo em, việc vận dụng đó có thành công không?Vì sao? 2. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời và nghệ thuật được gửi gắm qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”? Bảng 1: Bảng phân bố điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Đối tượng Điểm bài kiểm tra Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 SL % SL % SL % SL % SL % THPT Quỳ Hợp 1 TN 180HS 0 0 23 12,8 82 45,6 65 36,1 10 5,6 ĐC 180HS 5 2,8 35 19,4 99 55 37 20,6 4 2,2 THPT Quỳ Hợp 3 TN 180HS 0 0 23 12,8 84 46,7 63 35 10 5,6 ĐC 180HS 6 3,3 38 21,1 99 55 34 18,9 3 1,7 + Lớp thực nghiệm: hầu hết các em mạnh dạn nêu quan điểm riêng. ở câu 1, có em viết: Em cùng hợp tác các bạn vận dụng nhiều PP mới trong học tập như: tự học trực tuyến, làm việc qua F, Z, messenger bằng điện thoại, máy tính có kết nối internet...rất linh hoạt, hứng thú. Lượng kiến thức GV yêu cầu cụ thể, rõ ràng, kèm theo việc kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc. Yêu cầu em phải làm việc nghiêm túc bằng thao tác tự học trực tuyến hiện đại. Tạo nên không gian làm việc nghiêm túc và hứng thú với hình thức DHKH trực tuyến và đối mặt. Về câu 2, các em trả lời: Qua tác phẩm, tác giả thể hiện rõ quan niệm về sức mạnh của nghệ thuật chân chính có sức mạnh thanh lọc hóa tâm hồn con người, làm cho con người sống đẹp hơn, hạnh phúc và nhân hậu. Đồng thời cho ta biết, khi nhìn cuộc đời, con người không thể phiến diện, một chiều mà phải nhìn bằng con mắt đa chiều, đa diện. Giữa nghệ thuật và cuộc đời có mối quan hệ qua lại nhưng nghệ thuật chỉ có giá trị đích thực, bền vững khi nó bắt nguồn từ cuộc đời. Câu trả lời của HS cho thấy: Các em đã thực sự quan tâm đến PPDHKH và vận dụng thành thạo thao tác THTT vào giờ học nghiêm túc, hiệu quả; nắm vững yêu cầu kiến thức của bài học; biết vận dụng các thao tác về CNTT được sử dụng trong giờ học vào cuộc sống khá linh hoạt. Điều này cho thấy, khi được tổ chức tốt, PPDHKH trong giờ đọc hiểu sẽ tạo ra môi trường trải nghiệm lí tưởng cho HS tự nhận thức và phát huy khả năng của bản thân không chỉ trong kiến thức về văn bản mà cả kĩ năng sống. + Cũng ở câu hỏi trên, khi thực hiện ở lớp đối chứng, GV nhận được hầu hết các câu trả lời dạng: Em chủ yếu tiếp nhận kiến thức truyền thụ từ GV một cách thụ động, nặng nề, giáo điều. Nắm kiến thức rất rõ ràng nhưng khả năng vận dụng thực tế chưa có, nhất là kĩ năng về CNTT, THTT. Không khí giờ học văn trầm, buồn, nhàm chán, nặng nề... Câu trả lời ở lớp đối chứng chủ yếu là PPDH truyền thống, ít có sự sáng tạo, đảm bảo về trọng tâm bài học nhưng chưa linh hoạt về PPDH gây nặng nề, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực, chủ động của HS; lệ thuộc vào GV, chưa mạnh dạn bộc lộ bản thân, sự chia sẻ với mọi người; nhất là chưa phát triển được kĩ năng CNTT cần thiết với cuộc sống. Với quỹ thời gian eo hẹp, việc tổ chức thực nghiệm còn ít, kết quả chưa thực sự rõ ràng nhưng chúng tôi tin: kết quả sẽ tốt nếu được thực nghiệm nhiều theo đề xuất lí thuyết của đề tài. Từ kết quả trên cho thấy, PPDHKH được tổ chức thực hiện và áp dụng mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng xét về sự hứng thú và kết quả ứng dụng thực tiễn, kiến thức qua bài kiểm tra của các em đã được tăng một cách vượt bậc: Tác phẩm văn chương không còn mang tính viễn vông, thiếu tính thực tế; Nội dung tác phẩm đã chuyển hóa vào trong cuộc sống; Giờ học văn không còn nặng nề, áp đặt, thụ động mà trở thành hành trình khám phá ngôn ngữ, bản thân, xã hội và rèn luyện kĩ năng cần thiết cho cuộc sống; Các em được tự mình trải nghiệm, đồng cảm, sẻ chia, lựa chọn, quyết định, hành động...chủ động, tự tin bước vào đời. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Khả năng ứng dụng đề tài 1.1. Tính ứng dụng của đề tài Đề tài này GV có thể ứng dụng vào dạy học nói chung, đọc hiểu các văn bản văn chương ở lớp 12 nói riêng cho hiện tại và tương lai. Tính ứng dụng cao bởi khả năng thực hiện đơn giản, hiệu quả cao, mang lại hứng thú đối với HS. 1.2. Tính hiệu quả của đề tài Kết quả thực nghiệm chỉ ra sự phù hợp, hiệu quả, cần thiết của hình thức đào tạo Blender-learning đối với việc giảng dạy ở các trường học trong thời đại kỉ nguyên số nói chung và dạy môn Văn ở trường THPT Quỳ Hợp 3 nói riêng. Phần VBVC trong chương trình Ngữ văn lớp 12, phong phú, đa dạng về chủ đề, dồi dào, giàu có tiềm năng giáo dục tạo điều kiện để phát triển toàn diện cho HS về kiến thức, đời sống, con người, bản thân...Vận dụng mô hình DHKH tạo sự hứng thú của HS đối với môn Văn; thúc đẩy HS chủ động khám phá kiến thức của các VBVC; đưa CNTT hiện đại vào giáo dục và cuộc sống, phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại hóa; khuyến khích sự tự giác, tự chủ, tự nghiên cứu của HS; đồng thời vẫn phát triển được các kĩ năng khác của HS như nghe, nói, đọc, viết, sáng tạo và giao tiếp 1.3. Tính khoa học Đề tài được trình bày rõ ràng, mạch lạc các bước trên cơ sở lí luận và thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong SKKN. Đề tài dựa trên các PP nghiên cứu thống kê, khảo nghiệm, phân tích một cách khoa học đưa ra các dẫn chứng, các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng. 2. Một số đề xuất 2.1. Trong quá trình tổ chức GV cần vận dụng triệt để PPDHKH vào dạy học VBVC ở lớp 12, cần xem đây là một PPDH mới nhằm phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, nhạy bén của HS trong học tập. 2.2. PPDHKH ứng dụng CNTT cần được định hướng như là một PPDH của tương lai, cần có sự đầu tư đồng bộ về mọi mặt để nâng cao hiệu quả cho giảng dạy. Trong quá trình thực hiện cần chú ý đến sự phù hợp với đối tượng và bối cảnh cụ thể đã được phân tích và chỉ rõ để triển khai BL như: rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT cho GV, HS; các nguồn lực phục vụ (cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất); các chính sách phù hợp, đặc biệt là đối với kinh tế của các vùng cao như địa bàn dân sinh của trường Quỳ Hợp 3; coi sự chủ động, nhiệt huyết, tinh thần luôn nghiên cứu, tìm tòi và đổi mới của người GV đóng vai trò quan trọng nhất 2.3. Để nâng cao hiệu quả của PPDHKH trong dạy học Văn, một mặt GV phải nắm được các vấn đề lí luận về Blender Leanning, THTT, kiến thức về đọc hiểu VBVC; mặt khác, trên cơ sở nắm vững các nguyên tắc, quy trình, thao tác CNTT thuần thục có khả năng để vận dụng PPDHKH trong giảng dạy cho HS. 2.4. Những đề xuất của đề tài xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của việc việc vận dụng PPDHKH trong đọc hiểu VBVC ở chương trình Ngữ văn 12, là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của tác giả. Tuy nhiên, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong SKKN khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để công trình được thiện hơn. Ngày 29 tháng 3 năm 2021 Tác giả TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT (Sách BDTX cho GVTHPT chu kỳ 1997-2000). Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp THPT, NXB giáo dục, Hà Nội. Chương trình giáo dục tổng thể, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11. SanFrancisco, CA: Pfeiffer Publishing. Công văn 3280 (2020), Phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn, trường THPT Quỳ Hợp 3, sở giáo dục Nghệ An. Tô Nguyên Cương (2012), “Dạy học kết hợp - một hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo dục hiện đại”, Tạp chí giáo dục, Số 283 kỳ 1-4/2012, tr. 27,28,38. Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hồng Lĩnh, 2012. Một cách hiểu về dạy học kết hợp, Tạp chí giáo dục (284- kỳ 2). Nguyễn Danh Nam (2007), Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41; 42; 43. Quách Tuấn Ngọc (2003) Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003 Dương Tiến Sỹ (2010), “Phương hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học”, Tạp chí giáo dục, Số 235 kỳ 1-4/2010, tr. 27,28. Dương Tiến Sỹ (2009), “Một số vấn đề lí luận về tiếp cận DH theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”, Tạp chí giáo dục (216), tr. 19, 52, 53 Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Blended_learning. PHỤ LỤC Phiếu học tập của giáo án minh họa Phiếu số 1: Nhìn vào hình ảnh, nêu tên các tác phẩm văn học viết về đời sống hiện thực xã hội sau 1975 của văn học Việt Nam? Mùa lá rụng trong vườn Một người Hà Nội Chiếc thuyền ngoài xa Hình 10. Một số hình ảnh về các tác phẩm về đời sống hiện thực xã hội sau 1975 của văn học Việt Nam Phiếu số 2: Video về Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” https://youtu.be/R6Vjjrbmddg Phiếu số 3: GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung: - Làm clip thuyết minh về Nguyễn Minh Châu - Làm clip giới thiệu về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - Phỏng vấn Nguyễn Minh Châu về cuộc đời và sự nghiệp. PHIẾU SỐ 4: Dựa vào hình ảnh trên tóm tắt cốt truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Hình 11. hình ảnh trên tóm tắt cốt truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” Phiếu số 5: Sơ đồ kiến thức “Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng” trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). Hình 12. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng Phiếu số 6: Hãy điền các thông tin theo yêu cầu ở bảng sau: Tiêu chí Phát hiện thứ nhất - “Bức tranh thiên nhiên” Phát hiện thứ hai - “Cuộc sống gia đình làng chài” Chi tiết Cảm xúc-hành động Nghệ thuật Phiếu số 7: Hãy điền các thông tin theo yêu cầu ở bảng sau: Biểu hiện Người đàn bà Người đàn ông Phùng Phác Ngoại hình Dáng vẻ Thái độ - hành động Nghệ thuật Phiếu số 8: Trò chơi ô chữ khái quát kiến thức bài học. GV cho các em thi giải ô chữ: Ô chữ hàng ngang: Câu 1: Nhà văn được coi là người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại là ai? Câu 2: Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung-chiến trường cũ để làm gì? Câu 3: Người đàn bà hàng chài được tác giả miêu tả ở độ tuổi nào? Câu 4: Tên đứa trẻ phản ứng rất dữ dội việc bố đánh mẹ? Câu 5: Cách mà lão đàn ông thực hiện để giải thoát uất ức, khổ đau? Câu 6: Giải pháp mà Phùng và Đẩu đưa ra để giải quyết bi kịch của gia đình người hàng chài là gì? Câu 7: Người được coi là Bao Công của vùng biển là ai? Ô chữ hàng dọc: Một trong những đặc điểm tính cách của người đàn bà hàng chài tạo nên những quan điểm, cách đánh giá trái chiều của người đọc? N G U Y Ê N M I N H C H Â U C H U P A N H B Ô N M Ư Ơ I P H A C Đ A N H V Ơ L I H Ô N Đ Â U Phiếu số 9: Từ kiến thức ô chữ vừa mới tìm được Gv yêu cầu HS viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em: + Là thế hệ trẻ em nghĩ người phụ nữ có nên cam chịu không? Vì sao? + Nếu chứng kiến những nạn bạo hành trong gia đình (xung quanh ta hoặc ngay chính người thân chúng ta), em sẽ làm thế nào? + Cảm nhận của em về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà làng chài. + Phân tích tình huống truyện. + Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_ket_hop_blended_learning_h.doc