SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử 6
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh[4].
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể[5]. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ[6]. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau[7]
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn Lịch sử lớp 6 nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn Lịch sử. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.Mỗi một bài dạy và học Lịch sử có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài“Vận dụng kiến thức liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lịch sử 6”
Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Nhạc, Vật lý, Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp HS nắm được kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, sinh động và hiệu quả cao hơn - Xác định địa chỉ, kiến thức liên môn cần cho bài dạy GV cần xác định rõ bài, mục, ý cần bổ sung kiến thức liên môn lựa chọn những câu, đoạn, tác phẩm (văn học) phù hợp với kiến thức lịch sử cần chuyển tải, khắc sâu đối với học sinh. Trong bài này các phần, mục, ý cần đưa kiến thức liên môn đó là: + Ý 3,5,6,7 của mục 2 + Phần Tổng kết bài + Phần sơ kết bài - Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hiểu tác giả, hiểu văn bản (ít nhất là về mặt nội dung, ngữ nghĩa). Có như vậy mới vận dụng đúng địa chỉ, làm cho bài học có hiệu quả cao, giúp các em có thể tự tìm ra phần kiến thức trọng tâm sau khi tìm hiểu *Kiểm tra đánh giá kết quả học tập a- Kiểm tra đánh giá miệng - GV kiểm tra trước khi vào bài mới Đến lớp, trước khi vào bài mới GV kiểm tra việc chuấn bị các kiến thức liên môn mà GV đã giao cho HS sưu tầm từ tiết trước của HS. Đánh giá, cho điểm những HS có sự chuẩn bị bài tốt, nhắc nhở, phê bình những HS chưa hoàn thành hay chưa chuẩn bị đủ - GV kiểm tra trong khi hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức bài mới Vào bài mới GV giảng bài bình thường. Đến phần nào cần kiến thức liên môn, GV gọi một vài HS nêu sự chuẩn bị bài của mình, sau đó cho 1 HS khác nhận xét, GV nhận xét, kết luận và cho điểm. Cuối giờ GV thu bài chuẩn bị của HS để kiểm tra và đánh giá việc chuẩn bị bài của HS vào tiết sau b- Kiểm tra đánh giá viết tra kiến thức liên môn nên đưa ở mức đọ vừa phải, đảm bảo tính vừa sức, tính thực tiễn và tính khoa học làm cho mục tiêu của Đây là hình thức kiểm tra, đánh giá qua các bài kiểm tra của HS: Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? ? Tìm nội dung một bài hát liên quan đến nghề nông? (Môn Nhạc) Thời gian: 5 phút. * Yêu cầu HS trả lời được Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người +Cư dân Việt Cổ sống ở đồng bằng ven sông, ven biển + Sử dụng cuốc đá mài nhẵn . Thấy vết gạo cháy , có đồ đựng lớn : Vò, bình + Việt Nam là quê hương của cây lúa + Nghề nông trồng lúa ra đời, cuộc sống của con người ổn định hơn . Vùng đồng bằng các con sông lớn trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người -Tìm nội dung một bài hát liên quan đến nghề nông: “Hạt gạo làng ta” “ Hạt gạo làng ta Có vị phù xa .. Em vui em hát hạt vàng làng ta” - Qua bài hát: “Hạt gạo làng ta” của Trần Viết Bình em hiểu: Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi. Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm. Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý GIÁO ÁN ÁP DỤNG CHƯƠNG II THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG – ÂU LẠC Tiết 11. Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ - Nâng cao kỹ thuật mài đá. - Phát minh thuật luyện kim. - Phát minh nghề nông trồng lúa nước. 2. Tư tưởng, tình cảm: Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động. 3. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. - Lược đồ Việt Nam. - Tranh ảnh có liên quan đến bài học. - Video bài hát: “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa). 2. Học sinh - Chuẩn bị trước bài. - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài hát nói về hạt lúa, hạt gạo. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy cho biết người nguyên thủy sinh sống chủ yếu ở đâu? HS: Sống trong các hang động, mái đá, trong những khu rừng rậm rạp.( vì lúc đó, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.) ? Nhưng có phải nước ta chỉ có đồi núi? HS: Nước ta còn có đồng bằng, ven sông, ven biển... GVKL: *GV Tích hợp môn địa lí và yêu cầu HS quan sát lược đồ (giới thiệu cảnh quan nước ta) GVGT vị trí địa lí nước ta: Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài: khí hậu hai mùa nóng -lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người Lược đồ: Cảnh quan nước ta 3. Bài mới GV giới thiệu bài: Đất nước ta không phải chỉ có rừng núi, mà còn có đồng bằng, đất ven sông, ven biển. Trong quá trình sinh sống con người từng bước di cư, mở rộng vùng cư trú...và đây là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế. Cuộc sống của họ có những chuyển biến gì, cô trò cùng tìm hiểu bài mới. HS quan sát hình 28,29,30 và công cụ đá chế bản ? Trong quá trình sinh sống người nguyên thuỷ đã mở rộng vùng cư trú như thế nào ? - Một số dừng lại ở chân núi, thung lũng... Số khác chuyển xuống vùng đất bãi ven sông. ? Công cụ sản xuất của người nguyªn thủy có những gì ? ? Công cụ này tìm thấy ở đâu ? Thời gian nào ? Gv dùng lược đồ để chỉ cho HS thấy rõ những nơi có di chỉ GV: Tích hợp môn địa lí: Để xác định vị trí các địa điểm trên lược đồ GVGT vị trí các địa điểm trên lược đồ. ? Ngoài công cụ sản xuất người Việt Cổ còn làm thêm những gì ? ? Những chi tiết ấy chứng tỏ điều gì ? (Để nâng cao đời sống người Việ Cổ phải liên tục cải tiến công cụ sản xuất ? ? Đồ đồng xuất hiện như thế nào ? ? Em hiểu như thế nào là thuật luyện kim ? ?Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào ? *GV tích hợp môn Vật lí để giải thích quá trình lọc quặng trong tự nhiên ra kim loại. GV: Để học sinh hiểu rõ điều này, giáo viên giới thiệu cho học sinh một quy trình làm đồ gốm. Từ việc tìm ra đất sét, nặn thành các hình và đồ dùng cần thiết sau đó xếp vào lò, nung ở nhiệt độ cao để cho ra những sản phẩm theo ý muốncủa con người. Hiện nay nhiều làng gốm nổi tiếng ở nước ta: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Chu Đậu (Hải Dương),... GVGT: Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là không có kim loại nguyên chất, phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu chảy quặng phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò nung đồ gốm. Sau đó, muốn làm được những công cụ, đồ dùng theo ý mình người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc bằng đất sét, sau đó nấu chảy kim loại rồi rót vào khuôn để tạo ra các kim lọai hay đồ dùng cần thiết. (Nghề làm gốm đã giúp con người làm được các khuôn đúc đó.) Vì vậy, có thể nói, nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim. GVKL: Thuật luyện kim đã mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người (công cụ bằng kim loại thay thế dần công cụ bằng đá). -> Làm thay đổi sức sản xuất. Đây là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mà đối với cả thời đại sau và xã hội ngày càng phát triển, máy móc cũng được phát triển cùng với sự phát triển của KHKT. GV chuyển ý: Bên cạnh việc phát minh ra thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa ra đời. HS thảo luận nhóm câu hỏi sau : ? Cư dân Việt Cổ sống ở đâu? ?Những dấu tích nào chứng tỏ người Việt Cổ đã phát minh ra nghề trồng lúa ? GVKL: Phát minh này có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với đời sống con người, lúa gạo là nguồn lương thực chính của người việt Nam chúng ta. Phát minh ra nghề nông, con người cũng chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực. Từ đó con người có thể yên tâm, định cư lâu dài, xây dựng xóm làng, đồng thời là cơ sở để tạo nên sự chuyển biến to lớn về xã hội. *Tích hợp với môn Địa lí để cho HS thấy rõ nghề nông trồng lúa ra đời ở Đồng bằng, ven các con sông lớn. HS thảo luận xong 1 nhóm trả lời, 1 HS khác nhận xét ?Những chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào ? ? Nghề nông trồng lúa ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người ? *Tích hợp môn địa lí, GV giới thiệu một số địa điểm: Vựa lúa lớn của nước ta: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. - Thái Bình cũng được biết đến với quê hương của “Chị hai 5 tấn”, hiện nay cùng với Nam Định, Hưng Yên đã trở thành vựa lúa lớn nhất miền bắc nước ta. GV: Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) GVGT Hình ảnh: Đồng lúa, xuất khẩu gạo của VN. HS quan sát hình ảnh. *Tích hợp môn Ngữ văn. GVGT: Để nói tới tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa và vai trò của hạt gạo, truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có đoạn viết: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. (Trích truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy) GVGT: Từ xưa, người Việt ta đã làm ra hạt gạo và biết quý trọng hạt gạo, bời vì hạt gạo đã nuôi sống con người. Qua đó, thấy được thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính tổ tiên. *GV tích hợp với môn Âm nhạc Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho con người. Chính vì vậy khi kết hợp dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế với Âm nhạc, vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng hơn, vừa khiến học sinh khắc ghi hình ảnh hạt gạo. GV có thể hỏi em nào thuộc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa .Nhiều em HS sẽ thuộc bài thơ này và một HS đọc cho cả lớp nghe. GVGT: Nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống cần cù lao động, các bác nông dân không quản khó nhọc, một nắng hai sương để làm nên những hạt lúa vàng. Bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa đã nói lên điều đó. GV cho HS cả lớp nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa). Khi nghe bài hát, HS sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự lao động vất vả của người lao động làm nên những hạt lúa vàng. GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn thái độ và hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những thách thức trong cuộc sống. Ở đây giáo dục cho HS biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn đối với người khác. GV đặt câu hỏi: Qua đó các em có thái độ ntn đối với những người lao động làm nên những hạt gạo? HS: Tỏ thái độ biết ơn, yêu quý những người lao động, quý trọng hạt gạo: sử dụng tiết kiệm, nấu vừa ăn, không lãng phí. ?Cùng với sự phát triển của nghề nông trồng lúa, nghề nào cũng được phát triển theo? ? Em hãy so sánh cuộc sống của con người trước đây và sau khi có nghề nông trồng lúa nước? ? Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn? ? Công cụ sản xuất thời kì này như thế nào? Có ý nghĩa gì? *GV tích hợp môn Ngữ văn GVGT: Hãy nâng niu hạt gạo nhý cha ông xýa ðã làm, đã coi đó là vật quý báu nhất của muôn đời, rất linh thiêng và được trân trọng. Ca dao có nói: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. -> Đó là lời tâm tình và cũng là lời nhắn nhủ của người làm ra lúa gạo với người dùng nó. * GV tiểu kết mục 3 1- Công cụ sản xuất được cải tiến. Thuật luyện kim ra ®êi - Công cụ s¶n xuất có : + Rìu đá có vai, mài nhẵn hai mặt + Lưỡi đục, bàn mài đá và mảnh cưa đá + Công cụ bằng xương, sừng nhiều hơn + Chì lưới bằng đất nung - Đồ trang sức, đồ gốm nhiều hơn - Người Phùng Nguyên, Hoa Lộc tìm thấy quặng kim loại ( Đồng ). Thuật luyện kim ra đời, đồ đồng xuất hiện - Làm ra những công cụ theo ý muốn. Năng suất lao động cao, cuộc sống của con người ngày càng được đảm bảo 2- Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào - Cư dân Việt Cổ sống ở đồng bằng ven sông, ven biển - Sử dụng cuốc đá mài nhẵn . Thấy vết gạo cháy , có đồ đựng lớn : Vò, bình - Việt Nam là quê hương của cây lúa - Nghề nông trồng lúa ra đời, cuộc sống của con người ổn định hơn . -Vùng đồng bằng các con sông lớn trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người -Chăn nuôi, đánh cá phát triển -Trước đây cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên. Giờ đây con người có cuộc sống ổn định..... - Ven các sông lớn, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thức ăn phong phú.... - Công cụ sản xuất ngày càng cải tiến -> Năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều. 4. Sơ kết bài GVKL và tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. GV kết luận toàn bài: Trên bước đường sản xuất để nâng cao cuộc sống, con người đã biết: sử dụng những ưu thế của đất đai. Tạo ra hai phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đồng thời đó cùng là cơ sở tạo nên những chuyển biến lớn về xã hội. Một cuộc sống mới bắt đầu, chuẩn bị cho con người bước sang thời đại mới – thời đại dựng nước: Văn Lang-Âu Lạc 5. Củng cố - Những công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ? - Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì ? - Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ra sao ? - Cho biết sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người trong thời kỳ này so với người thời Hoà Bình – Bắc Sơn? (Thời kỳ này k/tế chủ yếu là nông nghiệp.....) - Hãy sưu tầm một số câu ca dao, câu truyện nói về cây lúa ở Việt Nam?(Tích hợp môn ngữ văn và HS tìm) 6. HDVN - Học bài. - Làm các bài tập trong SGK - Và giao nhiệm vụ cho học sinh làm những câu hỏi sau: 1. Theo em, thời nguyên thủy con người đã có những phát minh lớn nào? 2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? 3. Theo em việc tích hợp liên môn trong học tập có lợi ích gì? - Đọc nghiên cứu bài 11: Những chuyển biến về xã hội. Tìm hiểu kĩ: + Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? + Xã hội có gì đổi mới. + Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? 2.4: Hiệu quả của SKKN Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, vì vậy khi vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân... Vào bài dạy “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế” bản thân tôi nhận thấy - Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể- mĩ. Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. Ngoài ra góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. - Với giáo viên, việc vận dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học đã được được người giáo viên thực hiện thường xuyên khi liên hệ và tích hợp bộ môn và đã đạt được những kết quả rất khả quan, lôi cuốn được các em tham gia. Để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên cứu bài dạy để phù hợp với nội dung của bài. Vì vậy dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Từ đó giáo viên rút ra 2 cách kiểm tra, đánh giá học sinh là: * Kiểm tra, đánh giá miệng - HS tự giác, chủ động, tiếp thu các kiến thức cơ bản - HS được phát huy tính tích cực thể hiện ở việc xây dựng bài có sự sáng tạo - Phần GV giao về nhà sưu tầm tài liệu, để phục vụ nội dung bài học đầy đủ - Giảng bài mới: Những khi cần có kiến thức liên môn, GV yêu cầu HS đưa tư liệu, nhận xét hoặc trình bày suy nghĩ của mình, HS đều đáp ứng yêu cầu của GV và mục tiêu của bài học * Kiểm tra đánh giá viết Sau khi giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, một tuần sau, giáo viên thu bài của các em. Nhìn chung đa số các em nắm được và làm được bài, đặc biệt với câu hỏi: Việc tích hợp liên môn trong học tập có lợi ích gì? Đa số các em rất thích và cho rằng việc học tập liên môn giúp các em hiểu sâu sắc hơn kiến thức của các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng và tôi cũng nhận thấy các em có hứng thú, say mê với môn học này hơn. * Cụ thể kết quả đạt được như sau: Sĩ số Loại Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém 59 17 23 19 0 Học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện,tỉnh : + Năm học 2015 – 2016 : 2 giải ba cấp huyện; 1 giải KK cấp tỉnh + Năm học: 2016 -2017 : 3 giải KK cấp huyện ; 1 giải KK cấp tỉnh 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1: Kết luận Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học Lịch sử và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh.. Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn Lịch sử. Nếu các giờ dạy học môn Lịch sử đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò. 3.2: Kiến nghị * Đối với nhà trường: - Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa. - Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng trong dạy học. * Đối với phòng giáo dục - Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa để giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm Xin chân thành cám ơn ! XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Thanh Hoá, ngày 10 / 03 / 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép, copy của người khác NGƯỜI VIẾT Phạm Khánh Hoà TÀI LIỆU THAM KHẢO [1,2,3] Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hơp trong dạy học lịch sử ở trường THPT của S. TS Đỗ Hồng Thái- ĐHSP Thái Nguyên [4,5,6] Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho GV THPT của PGS-TS Nguyễn Phúc Chỉnh- ĐHSP Thái Nguyên [7].Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học Đỗ Hương Trà- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC SKKN Đà ĐƯỢC XẾP LOẠI STT TÊN SKKN XẾP LOẠI NĂM 1 Đổi mới phương pháp dạy học trong một số giờ dạy Lịch sử địa phương ở THCS B- huyện 2009-2010 2 Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử 8 B- huyện 2012-2013 3 Vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, giáo dục công dân vào bài dạy nước Âu Lạc môn Lịch sử 6 C- tỉnh 2014-2015 4 Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6 A-huyện 2017-2018
File đính kèm:
- skkn_van_dung_nguyen_tac_day_hoc_lien_mon_cua_cac_mon_hoc_kh.doc