SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT

Năng lực môn Lịch sử là một thành phần của năng lực tìm hiểu xã hội trong

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Đối với học sinh cấp trung học phổ

thông, yêu cầu tìm hiểu về năng lực xã hội bao gồm những nội dung sau đây:

- Một là, hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên

cứu cơ bản của khoa học xã hội: Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, kỹ

thuật cơ bản thu thập và xử lý thông tin; Biết trình bày và phân tích các nhân vật,

sự kiện, quá trình xã hội từ những góc độ, chiều cạnh khác nhau; Nắm được cách

trình bày các ý kiến, lập luận, tranh luận về các vấn đề xã hội.

- Hai là, nắm được các tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội:

Hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của khoa học xã hội

như: phân hóa xã hội, khác biệt xã hội và xung đột xã hội, chiến tranh, cách mạng,

tiến bộ xã hội.; Hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối tượng của khoa

học xã hội như quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, lịch sử các nền văn minh,

giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa và giao lưu văn hóa, quá trình phát

triển nhân cách, .

- Ba là, nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người, hiểu được

những quy luật chung của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

trong mối liên hệ với khu vực và thế giới; hiểu được các xu hướng vận động cơ

bản của nhân loại trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa,

nghệ thuật, quốc phòng và an ninh.

- Bốn là, vận dụng những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống: Biết tự

nghiên cứu về một vấn đề của xã hội; Biết tham gia tranh luận về một hoặc một số

vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội đương đại, nhất là các vấn đề có liên quan

đến thế hệ thanh niên hiện nay; Có trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

Trên cơ sở những yêu cầu về tìm hiểu xã hội, môn Lịch sử ở trường phổ

thông giúp học sinh phát triển và hoàn thiện những năng lực chuyên môn Lịch sử,

bao gồm: Năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy

Lịch sử; Năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn giúp học sinh có khả

năng tiếp cận và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có khả năng xâu chuỗi

các sự kiện lịch sử có liên quan, đưa ra nhận xét cá nhân về các sự kiện lịch sử, xây

dựng năng lực phản biện và sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng những kinh

nghiệm lịch sử vào thực tiễn, dùng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề hiện

tại. Trên nền tảng đó, học sinh được truyền cảm hứng để yêu thích môn Lịch sử, có

định hướng để lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời trân trọng truyền thống lịch sử, di

sản lịch sử.

pdf64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 THPT” 
thức đóng vai, diễn kịch, trò chơi nhằm kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân 
chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh. 
- Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến 
chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời gian 
hợp lý để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các tiết học một cách 
có hiệu quả nhất. Sáng kiến này không chỉ dừng lại ở khối 10,mà còn áp dụng cho 
các khối khác, mong các giáo viên có thể áp dụng hoặc sáng tạo ra các hình thức 
khác hay hơn để dưa vào trong dạy học lịch sử. 
- Trong quá trình dạy học câu hỏi cần chú trọng phát huy đươc̣ tính gơị mở, 
phát huy sự chủ động của HS. 
- Nội dung thi không nên quá chú trọng đến các sư ̣kiện lic̣h sử vụ vặt mà phải 
lưạ chon những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học. 
- Đáp án cần có những phần điểm cho sư ̣sáng taọ của hoc̣ sinh trong cách thể 
hiêṇ 
- Khi thực hiện, Giáo viên cũng cần bổ sung, chỉnh sửa cho học sinh cách 
diêñ đaṭ, lời văn và suy nghĩ cá nhân về vấn đề đề cập. 
 3. Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài. 
- Có khả năng ứng dụng cho việc dạy học trong phần Lịch sử thời nguyên 
thủy, cổ đại và trung đại – chương trình chuẩn Lịch sử 10 cấp trung học phổ 
thông. 
- Là một gợi ý có thể áp dụng trong các bài hoc lịch sử khác cấp THPT. 
- Không tốn kém tiền của. 
- Dễ ứng dụng. 
4. Kết luận 
Với việc vận dung các phương pháp dạy học tích cực trên, tôi đã áp dụng 
trong quá trình giảng dạy, nó đã thực sự đem lại hứng thú học tập, các em học tập 
sôi nổi, hiệu quả hơn, các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ 
nhàng, không gượng ép, nặng nề. “Học mà chơi, chơi mà học”, và dần dần các em 
yêu thích hơn bộ môn lịch sử. Tôi hy vọng rằng với một số giải pháp nêu trên sẽ 
góp phần nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn lịch sử nói riêng và các bộ môn 
khác nói chung. 
Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng cần đạt được những yêu 
cầu chung, lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước qui định. 
Bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành 
mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, góp phần giáo 
dục, giảng dạy cho thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà nước. Bất cứ 
 53 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
người giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến 
thức của bộ môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến bài giảng, 
có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy và 
nghiệp vụ sự phạm để đảm bảo cho vai trò người thầy giáo được nâng cao. 
Với thời gian haṇ hep̣ và khả năng còn nhiều haṇ chế cùng với kinh nghiêṃ 
giảng dạy còn ít, chắc chắn đề tài còn có thiếu sót, vì vâỵ tôi rất mong nhâṇ đươc̣ 
những ý kiến đóng góp của Quý Thầy cô, các đồng nghiêp̣ và hội đồng chuyên 
môn để đề tài hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn. 
 54 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10. NXBGD 
2. Sách giáo viên lịch sử lớp 10. NXBGD 
3.Hướng dẫn dạy học Lịch sử 10 NXBGD 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông - Những 
vấn đề chung, NXB Giáo dục. 
5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá 
trình dạy học, Nxb Giáo dục. 
6. Ngô Minh Oanh NXB Giáo dục năm 2008, Con đường và biêṇ pháp nâng 
cao hiêụ quả dạy hoc̣ lic̣h sử ở trường phổ thông” 
7. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXB Giáo dục 2004, Lý luận dạy học 
8. Lương Ninh- NXB Giáo dục năm1998,Lịch sử thế giới cổ đại. 
9. Tạp chí nghiên cứu lịch sử. 
10. Nghiêm Đình Vỳ (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử THPT, 
Nxb Đại học Sư phạm. 
11. Nguyễn Thị Minh Phượng (2018), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB 
tổng hợp TP HCM 
12. Phan Ngọc Liên – NXB Quốc gia Hà Nội, Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ 
thông 
13. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường – NXB Hà Nội, Giới thiệu giáo 
án Lịch sử 10. 
14. Cổng thông tin điện tử . 
 55 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
D. PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THPT (DÙNG CHO GV) 
Để thực hiện thành công đề tài “Sử dụng PPDH tích cực trong dạy học Lịch 
sử tạo hứng thú cho HS ở trường THPT” tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của 
quý thầy (cô). Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau 
bằng cách đánh dấu X vào ô thầy (cô)lựa chọn. 
Họ và tên GV:Trường: 
Tiêu chí khảo sát Mức độ Tỷ lệ% 
Đánh giá về mức độ 
quan tâm trong vấn 
đề đổi mới phương 
pháp dạy học đối với 
môn lịch sử. 
Rất quan tâm 
Quan tâm 
Bình thường 
Không quan tâm 
Tầm quan trọng của 
việc sử dụng các 
phương pháp dạy học 
tích cực 
Rất quan trọng 
Quan trọng 
Bình thường 
Không quan trọng 
Vai trò của việc sử 
dụng các phương 
pháp dạy học tích 
cực 
Phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo , tích 
cực hóa hoạt động nhận thức của người học 
Gây hứng thú, truyền cảm hứng yêu thích môn lịch 
sử 
Chỉ gây hứng thú nhất thời cho học sinh 
Sử dụng cũng được, không sử dụng cũng được 
Sử dụng các phương 
pháp dạy học tích 
cực cho những hoạt 
động 
Hoạt động khởi động 
Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động luyện tập , củng cố 
Hoạt động vận dụng, mở rộng 
Trong tất cả các hoạt động học 
Cảm ơn thầy, cô đã hợp tác! 
 56 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
PHIẾU ĐIỀU TRA (DÙNG CHO HỌC SINH) 
Để thực hiện thành công đề tài “Sử dụng PPDH tích cực trong dạy học Lịch 
sử tạo hứng thú cho HS ở trường THPT” tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của 
em. Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh 
dấu X vào ô mà em lựa chọn. 
Họ và tên:. Lớp:. Trường:. 
Tiêu chí khảo sát Mức độ 
Số học sinh được 
khảo sát 
Tỷ lệ 
% 
Môn lịch sử ở trường 
THPT đối với em như 
thế nào? 
Rất thích 
Bình thường 
Không thích 
Thầy cô có thường 
xuyên sử dụng các 
phương pháp dạy học 
tích cực không? 
Thường xuyên 
Thi thoảng 
Không 
Trong giờ học lịch sử 
nếu thầy cô sử dụng các 
phương pháp dạy học 
tích cực em cảm thấy 
như thế nào? 
Rất hấp dẫn, hứng thú 
và dễ hiểu 
Bình thường 
Không quan tâm 
Thầy cô đã sử dụng 
những phương pháp 
dạy học nào? 
Phương pháp đóng vai 
Phương pháp tranh 
luận 
Phương pháp trực 
quan và phân tích dữ 
liệu 
Phương pháp trò chơi 
Phương pháp thuyết 
trình 
Cảm ơn sự hợp tác của em! 
 57 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
Phụ lục 2: 
Giáo án sử dụng phương pháp trò chơi, đóng vai và phương pháp tranh 
luận, phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử. 
Tiết PPCT: 16 
Ngày soạn: 13/12/2020 
BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau bài học, học sinh có khả năng: 
1. Về kiến thức 
- Trình bày được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. 
- Kể tên được các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV – XVI. 
- Giải thích được khái niệm: “Phát kiến địa lý”. 
- Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu 
kì trung đại nói riêng và thế giới nói chung. 
- Liên hệ được ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đến nước ta thế kỉ 
XVI-XVIII. 
2. Về kĩ năng 
- Quan sát lược đồ và trình bày các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV - 
XVI. 
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình. 
 3. Năng lực hướng tới: 
* Năng lực chung:Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực giao 
tiếp ,hợp tác. 
* Năng lực chuyên biệt: 
- Tái tạo kiến thức cơ bản bài học 
- Quan sát và sử dụng đồ dùng trực quan 
- Nhận xét, đánh giá, phản biện,liên hệ 
4. Định hướng phẩm chất 
- Phẩm chất tự tin, chăm chỉ. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: thuyết trình, phát vấn,trò chơi, đóng 
vai,tranh luận hoạt động nhóm... 
 58 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
III. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: 
1. Giáo viên : 
- Một số tranh ảnh liên quan: tàu caraven,la bàn, hải đồ,thiết bị đo thiên văn, 
lược đồ phát kiến địa lý. 
- Lên kế hoạch, chia lớp thành 4 nhóm và phân công công việc cho các nhóm 
- Chuẩn bị các câu hỏi 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- SGK,tìm hiểu tài liệu liên quan. 
- Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân vật Đi-a-xơ và hành trình phát kiến địa lý của 
ông trên bản đồ thế giới. 
- Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân vật Crixtop Colombo và hành trình phát kiến địa 
lý của ông trên bản đồ thế giới. 
- Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân vật Va-xco đơ Gama và hành trình phát kiến địa 
lý của ông trên bản đồ thế giới. 
- Nhóm 4: Sưu tầm các câu chuyện kể về cuộc hành trình phát kiến địa lý 
vòng quanh thế giới của Magienlan. 
- Bốn nhóm cử một bạn chuẩn bị đóng vai các nhà phát kiến địa lí theo nhân 
vật các nhóm được giao: trang phục, lời thoại, thần thái... 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tạo tình huống (HĐ khởi động ): 
a. Mục đích: nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để 
chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. 
b. Phương pháp: GV cho HS xem 1 đoạn video về hành trình tìm kiếm 
những vùng đất mới thế kỉ XV-XVI, yêu cầu các nhóm đặt tên cho nội dung video 
vừa xem. 
c. Dự kiến sản phẩm: 
HS trả lời: Học sinh đặt những tên gọi khác nhau. Nếu HS trả lời được GV có 
thể lấy đó làm tiêu đề để dẫn dắt vào bài mới. Nếu không có em nào nhận ra GV có 
thế giới thiệu trực tiếp vào bài 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và 
điều kiện của những phát kiến địa lý 
1. Những cuộc phát kiến địa lý 
a, Nguyên nhân và điều kiện của 
 59 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
- Phương pháp: HĐ nhóm thông qua trò 
chơi: Ai nhanh hơn 
- Cách thức tổ chức: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc tư liệu sgk 
(thời gian 1 phút),sau đó cung cấp cho 
học sinh những tranh ảnh liên quan đến 
nguyên nhân và điều kiện của những cuộc 
phát kiến địa lí như: ảnh la bàn, tàu 
Caraven, hải đồ, kính đo góc thiên văn, sự 
phát triển của thương mại quốc tế, Lược 
đồ con đường tư lụa... (có cả các phương 
án nhiễu) 
+ Học sinh các nhóm lựa chọn các hình 
ảnh tương ứng, phù hợp với nội dung là 
nguyên nhân và điều kiện của phát kiến 
địa lý. 
+ Học sinh giải thích vì sao chọn hình ảnh 
đó. Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ 
sung, đánh giá 
+ GV nhận xét, kết luận 
* GV: Giới thiệu lược đồ “Con đường 
buôn bán từ phương Tây sang phương 
Đông” 
* HS: Quan sát tranh ảnh (La bàn; Thiết 
bị đo thiên văn; Hải đồ; Tàu Caraven) 
* GV hỏi: Những tiến bộ về khoa học, kĩ 
đã tạo điều kiện thuận lợi gì cho các cuộc 
phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV – đầu thế 
kỉ XVI? 
* GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: 
Đến thế kỉ XV, ở Tây Âu đã có đủ điều 
kiện chín muồi để tiến hành những cuộc 
thám hiểm bằng đường biển. Trước hết là 
những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, 
đặc biệt là kĩ thuật hàng hải, đóng tàu 
những phát kiến địa lý 
*Nguyên nhân: 
- Lực lượng sản xuất phát triển nên 
nhu cầu về thị trường, vàng bạc, 
hương liệu tăng. 
- Đường bộ từ Tây Âu sang phương 
Đông bị chặn. 
=> Yêu cầu cần tìm con đường biển 
sang phương Đông. 
* Điều kiện: 
- Khoa học, kĩ thuật tiến bộ: Hiểu 
biết mới về địa lý, đại dương; la bàn, 
kính đo góc thiên văn, kĩ thuật đóng 
tàu 
=> Thế kỉ XV, Tây Âu có đủ điều 
kiện tiến hành các cuộc phát kiến 
địa lý. 
 60 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
thuyền, những kiến thức địa lý, quan niệm 
về quả đất hình tròn đã lưu hành ở Tây 
Âu từ cuối thế kỉ XIII đã tạo điều kiện 
thuận lợi để tiến hành các cuộc phát kiến 
địa lí. Đồng thời, nhà nước phong kiến 
giữ vai trò quan trọng trong việc trang bị 
điều kiện vật chất cho các cuộc thám 
hiểm. 
Hoạt động 2: cá nhân, cặp đôi 
* Gv hỏi: Tai sao Tây Ban nha và Bồ Đào 
nha lại là những nước đàu tiên tiến hành 
phát kiến địa lý? 
- HS suy nghĩ trả lời 
- GV nhận xét,bổ sung và kết luận 
Hoạt động 3: Tìm hiểu những phát kiến 
lớn về địa lý ( thời gian 20 phút) 
- Mục tiêu: HS nắm được các cuộc phát 
kiến địa lí lớn TK XV-XVI. 
- Phương pháp: Đóng vai 
- Cách thức tổ chức: 
+ Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho 
học sinh từ tiết học trước 
+ GV tổ chức cho học sinh đóng vai một 
biên tập viên và các nhà phát kiến : B.Đi-
a-xơ; C.Cô-lôm-bô;Vax-cô-đơ Gama; 
Magienlan tham gia chương trình Văn 
hóa -Sự kiện – Nhân vật 
- GV dẫn dắt : Để hiểu rõ hơn về hành 
trình phát kiến địa lí của những nhà phát 
kiến vĩ đại thế kỉ XV-XVI, cô mời tất cả 
khán giả trường quay cùng trực tiếp gặp 
gỡ và trao đổi với các nhân vật đặc biệt 
trong chương trình “Văn hóa- Sự kiện- 
Nhân vật” ngày hôm nay. 
- Các học sinh được phân công đóng vai 
lên thực hiện kịch bản 
b. Các cuộc phát kiến địa lý 
- Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 
hai nước tiên phong thực hiện các 
cuộc thám hiểm vượt đại dương. 
 61 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
Trên cơ sở dẫn dắt của người dẫn chương 
trình, những học sinh đảm nhận vào vai 
các nhân vật sẽ chia sẻ về hành trình phát 
kiến địa lí và trả lời các câu hỏi mà người 
dẫn chương trình đưa ra. 
- HS trình bày kết hợp với trình chiếu tư 
liệu hỗ trợ 
- Các bạn học sinh khác theo dõi,tham gia 
đặt câu hỏi tương tác với nhân vật đóng 
vai. 
- HS nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và 
thể hiện của đại diện các nhóm 
- GV nhận xét,đánh giá: GV nhận xét 
hoạt động đóng vai: Kịch bản, diễn xuất, 
đúng/sai, vai diễn thể hiện tốt nhất... 
- Sau tiểu phẩm đóng vai, GV yêu cầu 
học sinh hoàn thành bẳng thống kê để 
hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho HS: 
Thời 
gian 
Tên 
người 
phát 
kiến 
Nước 
Hướng 
đi 
Kết 
quả 
- HS thảo luận nhóm, hoàn thiện bẳng 
thống kê. 
- HS nhận xet, bổ sung sản phẩm học tập 
của các nhóm. 
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận. 
Hoạt động 4: Cả lớp 
ND: Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát 
kiến địa lý 
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được tác động 
hai mặt của các cuộc phát kiến địa lí 
- Phương pháp: phương pháp tranh luận 
- Cách thực hiện: 
- Năm 1487, Đi-a-xơ đi vòng quanh 
bờ biển châu Phi đến mũi Hảo 
Vọng, xác định có thể đến Ấn Độ 
bằng đường biển. 
- Năm 1492, Cô-lôm-bô đến được 
Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti. 
Ông là người đầu tiên phát hiện ra 
châu Mĩ. 
- Năm 1497, Va-xco đơ Gama đã 
hoàn thành cuộc thám hiểm vòng 
quanh châu Phi sang Ca-li-cut Ấn 
Độ (5/1498). 
- Magienlang là người đã thực hiện 
chuyến đi vòng quanh thế giới bằng 
đường biển (1519 – 1522) 
 62 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
+ GV nêu vấn đề tranh luận: Quan điểm 
về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí 
+ GV cho HS quan sát tranh ảnh (Cướp 
bóc, xâm lược thuộc địa và buôn bán nô 
lệ) 
+ GV nêu giả định hai quan điểm của hai 
nhân vật trong bức tranh: 
Quan điểm 1 của người châu Âu: Phát 
kiến địa lí là quá trình đi khai hóa văn 
minh. 
 Quan điểm 2 của người bản địa: Phát 
kiến địa lí là quá trình cướp bóc. 
 + GV khảo sát ý kiến đồng ý của học 
sinh về hai quan điểm vừa nêu, sau đó 
giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn 
theo những học sinh có cùng quan điểm. 
+ Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận 
nhóm, thu thập những luận điểm để chứng 
minh cho quan điểm của mình. 
+ HS bày tỏ và đưa ra các lí lẽ để bảo vệ 
quan điểm của mình. (Thời gian tranh 
luận 2 phút) 
+ GV nhận xét và kết luận 
* GV phát vấn: Thế nào là “Phát kiến địa 
lý”? 
* HS trả lời câu hỏi 
* GV nhận xét và kết luận:Phát kiến địa 
lý là hành trình tìm kiếm những vùng đất 
mới, dân tộc mới. 
Hoạt động 5: Tìm hiểu sự ra đời của 
chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu 
GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu: 
1. Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan 
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện 
ở Tây Âu? 
c. Hệ quả: 
- Tích cực: 
+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, 
về những con đường mới, dân tộc 
mới, thị trường thế giới được mở 
rộng. 
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan 
hệ phong kiến và sự ra đời của chủ 
nghĩa tư bản. 
- Hạn chế: Nảy sinh sự cướp bóc 
thuộc địa và buôn bán nô lệ. 
 63 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
2. Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ 
nghĩa tư bản ở châu Âu? 
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở 
Tây Âu 
(Hướng dẫn đọc thêm) 
3. Hoạt động luyện tập: 
Bài tập 1: 
Phương pháp: Hoạt động nhóm 
Hình thức: Sử dụng phiếu học tập 
Nội dung: Liệt kê các cuộc phát kiến theo mẫu: thời gian, tên người phát kiến, 
nước, hướng đi, kết quả. 
Thời gian 
Tên người 
phát kiến 
Nước Hướng đi Kết quả 
Bài tập 2. HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: 
1. Nguyên nhân sâu xa để phát kiến địa lí là : 
A. Tìm vùng đất mới. 
B. Nhu cầu nguyên liệu, thị trường, vàng bạc... 
C. Muốn khám phá thế giới. 
D. Con đường buôn bán Tây Âu – phương Đông bị án ngữ. 
2. Phát kiến địa lý diễn ra trong thời gian nào? 
A. Thế kỉ XI - XII. B. Thế kỉ XIV - XV. 
C. Thế kỉ XV - XVI. D. Thế kỉ XVI - XVII. 
3. Điều kiện quan trọng nhất để phát kiến địa lí là : 
A. Tài chính dồi dào B. Hiểu biết về địa lý, đại dương 
C. Kĩ thuật hàng hải phát triển D. Sử dụng la bàn 
4. Các nước đi tiên phong trong phát kiến địa lí: 
A. Anh, Hà Lan. B. Hi Lạp, Italia. 
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha, Anh. 
5. Nội dung nào không phải là hệ quả của phát kiến địa lí 
A. Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến. 
B. Dẫn đến sự xuất hiện của xuất hiện chủ nghĩa thực dân 
 64 
“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm định hướng phát triển năng lực 
học sinh phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại trong môn Lịch sử 
lớp 10 THPT” 
C. Giao lưu văn hóa Đông - Tây. 
D. Mang lại tương lai tốt đẹp cho người da đen. 
6. Cuộc hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma bắt đầu vào năm nào? Ông đã đến 
được nước nào? 
A. Năm 1492-Đến Ấn Độ B. Năm 1497- Đến Trung Quốc 
C. Năm 1498-Đến Trung Quốc D. Năm 1497- Đến Ấn Độ 
7. Ai là người phát hiện ra châu Mĩ, nhưng lầm tưởng đó là Ấn Độ 
A. Va-xcô đơ Ga-ma B. A-mê-ri-gô 
C. C.Cô-lôm-bô D. Ma-gien-lan 
8. Ai là người thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào 
năm 1519? 
A. C.Cô-lôm-bô B. Va-xcô đơ Ga-ma 
C. Ph.Ma-gien-lan D. B.Đi-a-xơ 
 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Phát kiến địa lí của tây Âu thời trung đại 
ảnh hưởng như thế nào đến VN ? 
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: 
- Học bài cũ. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 11: Tây Âu hậu kỳ trung đại (Tiết 2) 
VI. RÚT KINH NGHIỆM 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_dinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan