SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học phát triển năng lực trong tổ chức hoạt động dạy học một số chủ đề của môn Toán Trung học Phổ thông

Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến.

a. Về mặt lý luận:

Theo phương pháp dạy học mới thì tác dụng việc vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được khẳng định ở chỗ nó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo, gắn kết được giữa lý thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của học sinh được liên kết, được mở rộng và củng cố sâu hơn. Từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau, qua đó phát triển được năng lực và phẩm chất cho học sinh và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.

b.Về mặt thực tiễn:

- Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, vận dụng nó để giải quyết những vấn đề thắc mắc trong thực tế, giúp các em phát triển năng lực hợp tác, tính toán, năng lực sáng tạo, giúp các em có thể thiết kế, chế tạo ra các dụng cụ, vật dụng liên quan đến kiến thức đã học.

- Sáng kiến đã đưa ra được các bài dạy vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Toán:

+ Chương II. Hình học 12, tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM: “ Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu”.

+ Chương II. Đại số 10: “ Hàm số bậc hai” tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Chương II. Hình học 10, tổ chức hoạt động trải nghiệm: “ Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác”

+ Chương III. Đại số 10: “ Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn” tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

+ Hoạt động “ Ngày hội STEM – STEAM” tổ chức thi cho học sinh cả ba khối.

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các em học sinh. Chính các em học sinh là người tích hợp được các kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Sáng kiến có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT, Phổ thông DTNT, THCS, TT GDNN – GDTX.

Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường.

 Học sinh yêu trường lớp, yêu các hoạt động, yêu thích môn Toán, không cảm thấy môn Toán khô khan, chán nản; chủ động, tự tin bước vào cuộc sống khi rời ghế nhà trường.

 

docx73 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học phát triển năng lực trong tổ chức hoạt động dạy học một số chủ đề của môn Toán Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm và ghi chép vào nhật kí làm việc. 
+ Đánh giá sản phẩm và so sánh với tiêu chí đã đặt ra ban đầu.
STT
Tiêu chí
Đạt/ Chưađạt
Mô tả lỗi/ Hạn chế
Điều chỉnh/ Rút kinh nghiệm
1
Có vận dụng kiến thức về đường tròn, hình chữ nhật, mặt trụ, hình trụ để xác định đúng các thông số yêu cầu hay không.
2
Sản phẩm sử dụng được không.
3
Sản phẩm được chế tạo từ những vật liệu như thế nào: dễ làm, có tính thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí.
* Báo cáo: Học sinh báo cáo kết quả bằng các sản phẩm “Thùng rác bảo vệ môi trường” hoàn chỉnh.
* Đánh giá, nhận xét: Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình làm việc của các nhóm. Nhắc các nhóm hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
HOẠT ĐỘNG 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH
1. Mục đích
- Học sinh các nhóm thuyết trình và báo cáo sản phẩm đã làm.
- Học sinh tự đánh giá và rút ra kinh nghiệm sau khi học bài và làm sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá toàn bộ quá trình làm việc và sản phẩm của các nhóm.
2. Nội dung
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời câu hỏi của giáo viên và nhóm bạn.
- Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét và rút kinh nghiệm. 
3. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bài thuyết trình của đại diện các nhóm.
- Hồ sơ ghi chép quá trình làm việc của từng nhóm.
- Sản phẩm “Thùng rác bảo vệ môi trường” của các nhóm. 
4. Cách thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. Khi các nhóm sẵn sàng, giáo viên yêu cầu các nhóm cùng đồng thời trưng bày thùng rác hình trụ. Yêu cầu học sinh của từng nhóm trình bày, phân tích từng hoạt động, giá thành và kiểu dáng của thùng rác.
- Giáo viên và hội đồng giáo viên tham gia sẽ bình chọn kiểu dáng thiết kế. Song song với quá trình trên là theo dõi thiết kế khoa học, sự bền vững.
- Giáo viên nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số .
- Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của thùng rác hình trụ, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan.
- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
- Giáo viên tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm. Giáo viên nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự án này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất, nhớ nhất khi triển khai dự án này?
Hoạt động khám phá: Chia nhóm tìm hiểu các đồ dùng thực tế, công trình kiến trúc vật liệu, sơ đồ tư duy, báo cáo.
3.3. Kết luận sau chủ đề thiết kế “Thùng rác bảo vệ môi trường”:
* Kết quả đạt được:
 - Dưới đây là kết quả thực hiện chủ đề thiết kế “Thùng rác bảo vệ môi trường” của các lớp đã thực hiện tại trường THPT:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO SẢN PHẨM
Lớp 12A2
Đánh giá bài báo cáo sản phẩm
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm 
Nhóm 1
Điểm 
Nhóm 2
Điểm 
Nhóm 3
Điểm 
Nhóm 4
Báo cáo rõ ràng, sản phẩm hoạt động đúng nguyên lý
4
3
3
3
3
Sản phẩm thiết kế rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi
4
3
2
3.5
3
Trình bày báo cáo rõ ràng, logic, sinh động
2
2
1
2
1
Tổng điểm
10
8
6
8.5
7
Đánh giá sản phẩm “ Thùng rác bảo vệ môi trường”
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm 
Nhóm 1
Điểm 
Nhóm 2
Điểm 
Nhóm 3
Điểm 
Nhóm 4
Tạo ra thùng rác hình trụ đúng theo yêu cầu
4
4
3
4
3
Thùng rác có cơ chế đóng mở thông minh
2
1
1
2
1
Hình thức đẹp, khoa học
2
1
1
1
1
Chi phí tiết kiệm
2
2
2
2
2
Tổng điểm
10
8
7
9
7
Đánh giá tham gia hoạt động nhóm 
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm 
Nhóm 1
Điểm 
Nhóm 2
Điểm 
Nhóm 3
Điểm 
Nhóm 4
Tập trung lắng nghe
4
4
3
4
3
Tham gia góp ý kiến
4
3.5
3
3.5
3
Có ý kiến cải tiến sấng tạo
2
1
1
1
1
Tổng điểm
10
8.5
7
8.5
7
Qua quá trình thực hiện dạy học theo định hướng STEM, chúng tôi thấy được so với khi chưa thực hiện hoạt động giáo dục STEM thì khả năng ứng dụng toán học vào thực tiễn, khả năng thuyết trình của các em thành thạo hơn, đặc biệt là các em đã biết được toán học có nhiều ứng dụng trong thực tế và từ đó các em khám phá thêm nhiều điều bổ ích hơn, sau bài học các em đã phát biểu nhiều ý tưởng để thiết kế các vật dụng ở nhà, để giảm chi phí ở mức thấp nhất, tận dụng những vật liệu có sẵn để tạo ra các sản phẩm có ích. 
Ưu điểm: 
- Qua quan sát quá trình các nhóm thực hiện và bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy các em luôn có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và tinh thần làm việc tập thể của các em rất cao. Các em đã biết cách tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, các nhóm trưởng đã biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm có một ý tưởng riêng, trong đó có nhóm 3 của lớp 12A2 đã thiết kế được thùng rác sử dụng được với chi phí tiết kiệm và tốn ít thời gian nhất: Nhóm này đã sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên là cây tre, cây nứa và dùng khả năng đan lát vốn có của con em dân tộc thiểu số để đan thành thùng rác, nhóm này còn lên ý tưởng ngày nghỉ sẽ đan tặng giáo viên một món quà đặc biệt (Hình ảnh ở phụ lục); còn các nhóm của các lớp thì hầu hết tạo thùng rác bằng chất liệu bìa cattong (Hình ảnh ở phần phụ lục). Các em còn lên ý tưởng tạo cây thông Nôen bằng chai nhựa gom được và gắn bóng nháy vào trong đó.
- Đa số các em đều hào hứng và tích cực trong quá trình tham gia hoạt động, sau khi thiết kế thùng rác học sinh nắm vững kiến thức về mặt nón, mặt trụ và mặt cầu; phát huy được tinh thần làm việc nhóm, sáng tạo của các em.
Khuyết điểm:
- Một số nhóm ở một số lớp chưa chế tạo được sản phẩm theo yêu cầu.
- Một số nhóm chưa biết cách thức hoạt động nhóm, nên chỉ một vài em tham gia hoạt động. 
PHẦN III. KẾT LUẬN
I. ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
1. Mục đích thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất trong dạy học môn Toán.
2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm
2.1. Tổ chức thực nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Kỳ Sơn, Nghệ An:
Học sinh thực hiện:
Về hoạt động trải nghiệm đo đạc (Khối 10):
+ Các lớp 10A1, 10A2, 10C1, 10C2, 10A4: Giáo viên phụ trách Lín Thị Ni.
+ Các lớp 10C3, 10C4, 10C5, 10C6, 10C7: Giáo viên phụ trách Trương Thị Công.
+ Các lớp 10A3, 10C8, 10C9, 10C10: Giáo viên phụ trách Nguyễn Thị Phúc.
Về hoạt động trải nghiệm sử dụng máy tính bỏ túi (Khối 11):
+ Khối 11: Giáo viên phụ trách chính Nguyễn Thị Duyên và Nguyễn Viết Lực, cùng các giáo viên dạy trong khối 11.
Về tổ chức dạy học theo định hướng STEM:
+ Khối 10: Giáo viên phụ trách Lín Thị Ni.
+ Khối 11: Giáo viên phụ trách Nguyễn Thị Duyên.
+ Khối 12: Giáo viên phụ trách Kha Thị Tin.
Chỉ đạo và phụ trách chunng: Giáo viên Bùi Tiến Dũng
Tổ chức dạy học theo các phương pháp như: dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,... các đồng chí phụ trách lớp nào thực hiện lớp đó và các đồng chí trong nhóm Toán thường xuyên dự giờ để góp ý, rút kinh nghiệm.
2.2. Nội dung thực nghiệm
Tổ chức cho học sinh chế tạo dụng cụ đo và tìm hiểu các cách đo thông qua các kiến thức đã học và qua mạng Internet.
Tổ chức thực hiện cho học sinh hoạt động trải nghiệm đo đạc, sử dụng máy tính bỏ túi và dạy học theo định hướng STEM, hợp tác,... 
3. Kết quả thực nghiệm.
 	Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi vừa hướng dẫn học sinh vừa hướng dẫn các giáo viên phụ trách các bước tiến hành hoạt động. Phân công và hướng dẫn các em cách hoạt động nhóm, cách thiết kế các sản phẩm. Trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất chúng tôi nhận thấy ý thức học tập của học sinh đã được cải tiến rất nhiều.	Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các quan điểm đã được khẳng định.
II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Qua thời gian nghiên cứu viết sáng kiến và vận dụng sáng kiến vào giảng dạy chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trong các nhiệm vụ của môn Toán ở trường THPT, cùng với truyền thụ tri thức, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ khác. Để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh cần vận dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo xu hướng hiện đại trong tổ chức các hoạt động học tập, cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học theo giáo dục STEM,... nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, phát triển năng lực và phẩm chất, biết áp dụng Toán học vào thực tiễn. 
- Người giáo viên phải là người dẫn đường tốt cho học sinh bằng cách định hướng cho học sinh.Trong khi dạy học, giáo viên phải chú ý đến việc tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh.
- Đề tài đã đưa ra hệ thống các khái niệm về dạy học, giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Đề tài đã hệ thống được việc vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trong dạy học môn Toán ở trường THPT Kỳ Sơn. 
- Đề tài đã xây dựng được khung giáo án, các bước thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, dạy học Toán qua hoạt động trải nghiệm và dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
 - Chúng tôi thiết nghĩ đề tài có thể áp dụng để giảng dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh từ học sinh trung bình đến các em khá giỏi. Có thể vận dụng cho nhiều bộ môn, kết hợp với nhiều nhóm môn trong nhà trường để tổ chức ngoại khóa cho học sinh. 
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài đã thu được những kết quả chính sau đây:
Đề tài đã làm sáng tỏ nhận định vấn đề thực trạng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trong các hoạt động dạy học Toán tại các trường THPT hiện nay, từ đó đã phân tích, diễn giải được việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Đã đưa ra được một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh theo xu hướng hiện đại, như: hoạt động trải nghiệm về đo đạc, dạy học theo định hướng STEM,... nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Thiết kế cách thức tiến hành, giáo án theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM trong dạy học môn Toán THPT.
Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp, phương thức đã đề xuất xây dựng: 
- Thực tiễn cho thấy hiện nay tại các trường phổ thông và các giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông nói chung chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức các hoạt động dạy học vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất trong các môn học cho học sinh. Bởi vậy sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong việc dạy học.
- Đã hướng dẫn cho học sinh chế tạo thành công các dụng cụ đo, thiết kế các vật liệu như thùng rác, nón sinh nhật, đèn lồng,... từ những vật liệu đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền để phục vụ cho hoạt động dạy học.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày một số chủ đề về phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trong tổ chức hoạt động dạy học Toán như: hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM,... trên cơ sở đó đề xuất được các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM để rèn luyện và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.
2. Một số kiến nghị.
- Với năng lực của nhóm chúng tôi và thời gian có hạn nên chắc chắn trong đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài đạt kết quả và có ứng dụng tốt hơn nữa.
- Trong đề tài sáng kiến tuy đã giới thiệu các quan điểm của nhiều nhà khoa học về dạy học, giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, tổ chức hoạt động trải nghiệm, dạy học theo định hướng giáo dục STEM,... cũng như một số phương pháp dạy học khác trong dạy học nói chung, cũng như trong dạy học môn Toán nói riêng nhưng chưa đầy đủ, nên người đọc có thể nghiên cứu các tài liệu liên quan để hiểu thêm về các quan điểm này.
 - Đề tài đã giúp học sinh nhận ra việc tổ chức hoạt động dạy học theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM trong dạy học môn Toán đã giúp các bạn học sinh thân thiết hơn, cởi mở hơn và dễ dàng trao đổi, thảo luận với nhau hơn; qua các hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM các em đã biết thêm những ứng dụng của môn Toán trong đời sống thực tiễn, các em thấy yêu thích môn toán hơn, các buổi học sôi nổi hơn, tinh thần làm việc nhóm cao hơn, các em học sinh lớp 12 tham gia các buổi học ôn đông hơn.
Trên đây là kết quả tìm tòi, suy nghĩ, học hỏi và quá trình thể hiện của nhóm chúng tôi thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể trong dạy học. Với tư tưởng luôn học hỏi cầu tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và mong muốn góp sức cho sự nghiệp giáo dục. Vậy kính mong quý thầy (cô) góp ý, bổ sung để đề tài ngày một hoàn thiện hơn và có tác dụng hơn nữa trong quá trình dạy học.
Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 1: PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ ĐO ĐẠC
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TIẾT HỌC TRẢI NGHIỆM ĐO ĐẠC
TỔ: TOÁN – TIN
LỚP:..................... NHÓM:................
TÊN CÁC THÀNH VIÊN:....................................................................................
 I. YÊU CẦU 1: Dùng các kiến thức đã được học và các dụng cụ được trang bị, hãy nêu các cách đo và tiến hành đo độ cao của nhà học A3. 
- Cách đo:
................................................................................................................................
- Thực hành đo (phương pháp, tính toán và vẽ hình minh họa):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Kết quả:.................................
II. YÊU CẦU 2: Dùng các kiến thức đã được học và các dụng cụ được trang bị, hãy nêu các cách đo và tiến hành đo độ cao của núi Pù Nghiêng. 
- Cách đo:
................................................................................................................................
- Thực hành đo (phương pháp, tính toán và vẽ hình minh họa):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Kết quả:....................................
III. YÊU CẦU 3: Dùng các kiến thức đã được học và các dụng cụ được trang bị, hãy nêu các cách đo và tiến hành đo khoảng cách từ nhà học A2 đến cổng trường. Điều kiện: Từ vị trí đo không đến được cổng trường.
- Cách đo:
................................................................................................................................
- Thực hành đo (phương pháp, tính toán và vẽ hình minh họa):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Kết quả:....................................
IV. YÊU CẦU 4: “Dùng các kiến thức đã được học và các dụng cụ được trang bị, hãy tính bán kính của một chiếc đĩa bị vỡ”.
- Cách đo:
................................................................................................................................
- Thực hành đo (phương pháp, tính toán và vẽ hình minh họa):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Kết quả:....................................
Thư kí Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 2: PHIẾU BÁO CÁO TIẾT HỌC STEM 	
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TIẾT HỌC STEM
TỔ: TOÁN – TIN
LỚP:..................... NHÓM:.............
Chủ đề: THIẾT KẾ “THÙNG RÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM
Họ và tên giáo viên hướng dẫn:
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HƯỚNG DẪN
Nguyên vật liệu:
+ .............................................................................................................................
+ ............................................................................................................................
Hướng dẫn làm làm sản phẩm:
+ ............................................................................................................................
+............................................................................................................................
KẾT LUẬN 
MỘT SỐ GHI CHÚ SAU KHI BÁO CÁO:
PHỤ LỤC 3:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
TT
Họ và tên
Vai trò
Nhiệm vụ
1
Trưởng nhóm
Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình bày
2
Thư ký
Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
3
Thành viên
Phát ngôn viên
4
Thành viên
Photo hồ sơ, tài liệu học tập
5
Thành viên
Chụp ảnh, ghi hình minh chứng
6
Thành viên
Mua vật liệu
7
Thành viên
PHỤ LỤC 4:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO SẢN PHÂM
 Đánh giá bài báo cáo sản phẩm
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm 
Nhóm 1
Điểm 
Nhóm 2
Điểm 
Nhóm 3
Điểm 
Nhóm 4
Báo cáo rõ ràng, sản phẩm hoạt động đúng nguyên lý
4
Sản phẩm thiết kế rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi
4
Trình bày báo cáo rõ ràng, logic, sinh động
2
Tổng điểm
10
Đánh giá sản phẩm “ Thùng rác bảo vệ môi trường”
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm 
Nhóm 1
Điểm 
Nhóm 2
Điểm 
Nhóm 3
Điểm 
Nhóm 4
Tạo ra thùng rác hình trụ đúng theo yêu cầu
4
Thùng rác có cơ chế đóng mở thông minh
2
Hình thức đẹp, khoa học
2
Chi phí tiết kiệm
2
Tổng điểm
10
Đánh giá tham gia hoạt động nhóm 
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm 
Nhóm 1
Điểm 
Nhóm 2
Điểm 
Nhóm 3
Điểm 
Nhóm 4
Tập trung lắng nghe
4
Tham gia góp ý kiến
4
Có ý kiến cải tiến sấng tạo
2
Tổng điểm
10
PHỤ LỤC 5:
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Hướng dẫn:
- Chia sẻ kiến thức nền đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.
- Thảo luận, đề xuất giải pháp thiết kế thùng rác hình trụ.
- Vẽ bản thiết kế sản phẩm, giải thích nguyên lý hoạt động của thùng rác.
Bản vẽ cắt giấy:.....................................................................................................
Bản vẽ sản phẩm:.................................................................................................. 
Mô tả nguyên lý hoạt động của thùng rác hình trụ:
Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm
NHẬT KÍ THIẾT KẾ THÙNG RÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 6: SẢN PHẨM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM 
Học sinh lớp 10 thực hành đo chiều cao và khoảng cách giữa hai điểm
Bài thuyết trình và trình bày các sản phẩm của chủ đề STEM lớp 12
Các tiết dạy vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh (đồng chủ biên), Thiết kế và tổ chứcdạy học tích hợp môn Toán phổ thông, NXB Giáo dục 2010.
Ts. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên),Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông,NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh 2018.
Trần Bá Hoành (chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.
Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.
Sách giáo khoa Toán 10, 11, 12 Cơ bản – NXB Giáo dục.
Các Website Mathvn.com, Violet.vn 

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_trien_nang_luc.docx