SKKN Vận dụng một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và tích hợp nội dung hình tam giác

Đặc điểm của học sinh tiểu học

 - Dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học mà trong quá trình dạy học phải làm cho những tri thức khoa học xuất hiện như một đối tượng, kích thích sự tò mò, sáng tạo . cho hoạt động khám phá của học sinh, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy linh hoạt sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải quyết những trường hợp có liên quan vào đời sống thực tiễn của học sinh.

 - Với nội dung dạy hình tam giác cũng vậy, học sinh cần có hứng thú học tập, tự mình khám phá kiến thức mới thông qua những nội dung đã học. Bên cạnh đó, yếu tố thực tiễn cũng rất quan trọng khi các em có thể nhìn thấy những vật có dạng hình tam giác thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, từ thực tế và sáng tạo, các em sẽ phát huy tốt năng lực của mình trong việc khám phá tri thức mới.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và tích hợp nội dung hình tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM
 -------***-------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP 
 CẬN NĂNG LỰC VÀ TÍCH HỢP NỘI DUNG HÌNH TAM GIÁC
 Môn : Toán
 Cấp học : Tiểu học
 Họ và tên tác giả : Đặng Thị Thùy Ninh
 Chức vụ : Giáo viên
 Điện thoại : 0981 705 189
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Ngọc Lâm
 Quận Long Biên – Hà Nội
 Tháng 4/ 2021 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Môn Toán là một trong những môn học bắt buộc của bậc Tiểu học. Nó 
giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc 
toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp 
theo ở các cấp học tiếp theo và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 
 Nội dung hình học trong môn Toán trải đều tất cả các khối lớp và được 
nâng cao dần về mức độ. Từ nhận diện hình ở lớp 1, 2 sang đến tính chu vi, diện 
tích ở các lớp 3, 4, 5.Với học sinh lớp 5, các em sẽ được tiếp cận với khá nhiều 
hình, trong đó hình tam giác chiếm một vị trí quan trọng. Khi học về hình tam 
giác, học sinh cần nắm được đặc điểm, công thức tính diện tích hình tam giác và 
vận dụng làm các bài tập liên quan. Tuy vậy, phần lớn học sinh đang vận dụng 
một cách máy móc công thức mà chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề, dẫn đến áp 
dụng sai công thức và khi bài toán có thêm những yếu tố tiềm ẩn sẽ gây khó 
khăn cho học sinh. Nếu học sinh nắm chắc những kiến thức liên quan đến hình 
tam giác, đó sẽ là điểm tựa vững chắc giúp các em làm tốt dạng toán và là nền 
tảng để học về đa giác, hình chóp ở các khối lớp sau này. Đặt nhiệm vụ giúp các 
em nắm chắc kiến thức cơ bản, giải quyết nhanh và đúng các bài tập trong SGK 
hiện hành và hướng tới vận dụng linh hoạt để giải quyết các câu hỏi, tôi đã viết 
sáng kiến : “Vận dụng một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng 
lực và tích hợp nội dung hình tam giác”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học
 - Dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học mà trong quá trình dạy 
học phải làm cho những tri thức khoa học xuất hiện như một đối tượng, kích 
thích sự tò mò, sáng tạo ... cho hoạt động khám phá của học sinh, rèn luyện và 
phát triển khả năng tư duy linh hoạt sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải 
quyết những trường hợp có liên quan vào đời sống thực tiễn của học sinh.
 - Với nội dung dạy hình tam giác cũng vậy, học sinh cần có hứng thú học 
tập, tự mình khám phá kiến thức mới thông qua những nội dung đã học. Bên 
cạnh đó, yếu tố thực tiễn cũng rất quan trọng khi các em có thể nhìn thấy những 
vật có dạng hình tam giác thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì 
vậy với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, từ thực tế và sáng tạo, các em sẽ 
phát huy tốt năng lực của mình trong việc khám phá tri thức mới.
1.2. Nội dung chương trình:
- Hình tam giác trong chương trình SGK lớp 5 được bắt đầu học từ tuần 17.
 1 (5) Do khả năng tư duy, tưởng tượng của các em còn hạn chế nên khi gặp các 
dạng tổng quát các em sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí là không đưa về được 
dạng cơ bản đơn giản đã học.
 (6) Do bệnh chủ quan, kĩ năng đọc đề, vẽ hình, phân tích đề không tốt nên dẫn 
đến hiểu không đúng đề bài và không giải quyết đúng bài tập.
 (7) Do thời gian học lí thuyết về hình tam giác quá ít, mà dạng bài tập vận dụng 
thì lại quá đa dạng, phong phú. Mặt khác các dạng bài tập lại khô cứng, đơn điệu 
không mang tính ứng dụng trong thực tế đời sống của học sinh vì thế mà các em 
học nhiều khi mang tính đối phó, học cho xong và xong rồi thì quên ngay.
 * Với giáo viên:
 (1) Không ít giáo viên hiện nay đang dạy theo phương án “an toàn”, đúng 
 SGK, đúng bài soạn, đúng trình tự truyền thống của một tiết học, thiếu thậm chí 
 không có sự sáng tạo, khiến giờ học nhàm chán làm cho học sinh thụ động tiếp 
 nhận kiến thức. 
 (2) Đa số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức nhất là phần 
 kiến thức nâng cao, dạy máy móc, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học, nên 
 học sinh chỉ nhớ công thức và vận dụng cái vỏ của công thức làm bài, chứ chưa 
 có sự vận dụng sáng tạo trong từng bài toán tình huống cụ thể
 Từ những thực trạng nêu trên, bằng kinh nghiệm đứng lớp, bản thân tôi 
 mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi và đúc kết kinh nghiệm để đưa ra một số biện pháp 
 giúp học sinh hứng thú học mảng kiến thức về hình tam giác, hiểu bản chất và 
 vận dụng linh hoạt một số kiến thức đã học để giải các bài toán dựa vào mối 
 quan hệ các yếu tố trong tam giác. 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 5, được tiếp cận nhiều đối tượng 
 học sinh, bản thân tôi đã tổng hợp được những khó khăn, những nhầm lẫn học 
 sinh hay mắc phải, những sai sót học sinh thường mắc, tôi đã áp dụng “Một số 
 biện pháp dạy học sinh lớp 5 nội dung hình tam giác theo hướng tiếp cận năng
lực và tích hợp”. Cụ thể các biện pháp như sau: 
 BIỆN PHÁP 1. Tạo hứng thú, kích thích học sinh “yêu thích” hình tam 
 giác ngay từ bài học đầu tiên “Hình tam giác”
 Khi bắt đầu tiết học, tôi tổ chức cho học sinh được tham gia trò chơi 
“Khởi động”. Các em được xem video “Nỗi buồn đi đâu mất rồi?”, được nghe, 
được hát, được vận động theo nhạc. Giai điệu của bài hát rất rộn ràng, lời ca lại 
tự nhiên còn hình ảnh minh họa là một bộ phim hoạt hình với các nhân vật là 
các hình khối xoay quanh một câu chuyện đậm chất nhân văn, mang ý nghĩa 
giáo dục sâu sắc. Lời bài hát và hình ảnh dùng minh họa như sau:
 3 dạng hình tam giác, dựa vào sự hiểu biết của các em để chỉ ra đỉnh, cạnh đáy và 
cả chiều cao trên đồ vật đó.
 BIỆN PHÁP 2. Xác định đáy và đường cao tương ứng của hình tam giác 
 trong toán học.
 Để giải quyết được tất cả các bài tập liên quan đến tam giác thì vấn đề 
 then chốt là xác định đúng đáy và đường cao tương ứng. Sau khi đã cùng học 
 sinh khám phá những đồ vật có dạng hình tam giác, tôi tiếp tục tiến hành biện 
 thứ hai như sau: 
* Bước 1. Cho học sinh tự vẽ một tam giác bất kì, đặt kí hiệu các đỉnh. 
(ví dụ như hình bên). Tiếp đó chọn một học sinh có năng lực học toán tốt lên 
bảng thực hành hạ đường thẳng vuông góc từ đỉnh A xuống cạnh BC 
 A A
 C
 B C B H
* Bước 2. Giới thiệu đáy và đường cao 
- BC là đáy, AH là đường cao tương ứng với đáy BC. Độ dài AH là chiều cao.
- Nhấn mạnh với học sinh : đường cao là đường thẳng hạ từ đỉnh đối diện vuông 
góc với cạnh đáy.
* Bước 3. Xác định đáy, đỉnh đối diện để nhận diện đáy và đường cao tương 
ứng. 
Từ đặc điểm của tam giác, giúp học sinh có nhận xét:
 + Vì mỗi tam giác đều có 3 cạnh. Mỗi cạnh ấy sẽ là 1 đáy. Mỗi cạnh đáy 
 đã gắn với 2 đỉnh, vậy đỉnh còn lại sẽ là đỉnh đối diện.
 + Đường cao hạ từ đỉnh đối diện xuống cạnh đáy
Do đó để xác định đúng đáy và đường cao tương ứng, ta sẽ :
 . Chọn đáy.
 . Tìm đỉnh đối diện
 . Hạ đường thẳng vuông góc từ đỉnh đối diện với đáy chính là 
đường cao tương ứng
 Từ nhận xét và các thao tác trên, học sinh dễ dàng chỉ ra được đáy và 
đường cao tương ứng có trong mỗi hình tam giác như trong ví dụ sau : 
Bài 2 - SGK tr86 : Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi 
hình tam giác dưới đây :
 5 ghép. Các hình được sử dụng thường bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp và độ 
khó được tăng dần phụ thuộc khả năng nhận thức của học sinh.
 - Bước này chia ra làm hai mức độ: 
 + Mức độ 1 : Gọi tên đáy và đường cao tương ứng
 + Mức độ 2: Vẽ đường cao chung của nhiều tam giác
BIỆN PHÁP 3 : Xây dựng công thức tính diện tích tam giác
 Có nhiều cách để học sinh biết, ghi nhớ rồi vận dụng công thức tính diện 
tích của tam giác như : 
 - Giáo viên giới thiệu công thức học sinh học thuộc lòng vận dụng
 - Giáo viên dùng đồ dùng trực quan thực hành xây dựng công thức học 
sinh quan sát học thuộc công thức vận dụng.
 - Học sinh trải nghiệm tự tìm công thức ghi nhớ công thức vận dụng 
Trong mỗi một cách nêu trên sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Với 
tôi, tôi chọn cách thứ ba bởi vì ở cách này học sinh được tự mình trải nghiệm, tự 
khám phá, xây dựng công thức tính diện tích tam giác. Như thế, học sinh hiểu 
được bản chất của công thức, nhớ những vấn đề cốt lõi của công thức một cách 
tự nhiên. Do đó, học sinh sẽ nhớ lâu và vận dụng tốt. Hơn nữa khi tự mình trải 
nghiệm, học sinh còn được rèn luyện nhiều kĩ năng thuộc các lĩnh vực khác. Để 
tiến hành xây dựng công thức tôi tiến hành qua các bước nhưu sau: 
* Bước 1. Khởi động - tạo hứng thú - nảy sinh nhu cầu
Bước này nhằm mục đích tạo hứng thú học tập và tạo ra nhu cầu để học sinh 
thấy cần phải biết cách tính diện tích tam giác .
 - Cho học sinh kể tên những đồ vật trong thực tế cuộc sống có dạng hình tam 
giác.
 - Cho học sinh xem một số hình ảnh minh họa để học sinh thấy trong cuộc 
sống có rất nhiều đồ vật có dạng hình tam giác
VD về một số hình ảnh minh họa : 
 7 * Bước 5. Tiếp tục hành trình khám phá.
 Thực chất đây là bước để học sinh luyện tập, thực hành vận dụng công 
thức tính diện tích hình tam giác. Nhưng thay vì hai bài tập khô khan ở SGK 
trang 88, tôi tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập xuất phát từ thực tế cuộc 
sống để tạo hứng thú và tăng thêm tính thiết thực và tính ứng dụng cho việc học 
hình tam giác.
Với cách làm như trên, tôi thấy : 
 - Học sinh rất hứng thú học tập. 
 - Rất nhiều học sinh tự nói được cách tính diện tích tam giác. Khi đưa về công 
thức, học sinh nói rất chính xác và thuộc ngay quy tắc. Và hơn hết là các em 
vận dụng công thức rất tốt.
BIỆN PHÁP 4. Thiết kế hệ thống bài tập mang tính ứng dụng trong thực 
tiễn cuộc sống và theo hướng tích hợp nội dung kiến thức ở nhiều lĩnh vực 
 Trong SGK Toán lớp 5 hiện nay, kiểu bài tập này rất ít, nhất là ở nội 
 dung hình tam giác. Bài tập thường bắt đầu cụm từ “Cho tam giác.” hoặc 
 “Tính diện tích tam giác biết”. Bài tập không mang tính ứng dụng và đơn 
 điệu, nên các em không hứng thú thường làm cho xong và xong rồi thì quên rất 
 nhanh. Để khắc phục nhược điểm này, tôi đã dành rất nhiều thời gian để thiết 
 kế những bài tập mang tính ứng dụng vào thực tế và theo hướng tích hợp với 
 kiến thức, kĩ năng ở nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ :
Ví dụ 1. Hãy đo đáy và chiều cao tương ứng 
của chiếc khăn quàng đỏ trên vai em rồi tính 
diện tích chiếc khăn quàng đỏ đó?
 Ví dụ 2. Để trang trí khung ảnh của mình, bé Bi 
 đã dùng một miếng bìa màu đỏ có dạng hình 
 tam giác. Đáy hình tam giác dài 45cm, chiều 
 cao bằng 30cm. Em hãy giúp bé Bi tính diện 
 tích miếng bìa cần dùng?
Thông qua những bài tập thiết kế theo hướng trên, học sinh sẽ được: 
 - Rèn luyện việc áp dụng công thức tính diện tích, đáy hoặc chiều cao của 
tam giác, được rèn luyện kĩ năng tính toán, tư duy logic – đây là nội dung nòng 
cốt. 
 - Trong cùng một khoảng thời gian, ngoài học nội dung kiến thức, rèn
 9

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_tiep_can_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan