SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.

Dạy học tích hợp, liên môn là xu hướng đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ở nước ta, đây là một xu thế dạy học mới và hiện đang có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

 Trong đổi mới cách dạy và học lịch sử hiện nay thì dạy học tích hợp, liên môn cũng là một biện pháp được ngành giáo dục và đào tạo chú trọng. Vì thế, trong những năm gần đây, bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Thông qua hình thức này, học sinh sẽ được vận dụng nhiều kiến thức, lĩnh vực hiểu biết khác nhau để khám phá nền tri thức của nhân loại, rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết Từ đó học sinh hiểu bài sâu hơn, tiếp thu bài linh hoạt và chủ động hơn.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đa số học sinh đều không mấy hứng thú học tập. Điều này do nhiều nguyên nhân như: nội dung, chương trình nặng nề, kiến thức khô khan, nhiều sự kiện nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học nên chưa tạo được sự hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn.

Nắm bắt được chủ trương trên của ngành giáo dục, cũng như nhận thức được tác dụng của việc vận dụng các kiến thức liên môn vào trong giảng dạy lịch sử, trong những năm qua tôi đã mạnh dạn đầu tư vào công tác soạn giảng bằng việc nghiên cứu tìm cách lồng ghép, tích hợp các kiến thức liên quan của các bộ môn khác vào chương trình giảng dạy lịch sử lớp 12 ở trường phổ thông dân tộc nội trú An Giang.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mới làm được.
Về nước, Bác cùng ban lãnh đạo nhận định ngay: tình hình khẩn trương, thực dân hiếu chiến đang lộng hàng, cánh tả và Đảng Xã hội Pháp nắm chính phủ nhưng đang bị “cầm tù”. Phải tập trung sức chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Tuy nhiên, Bác vẫn đi những nước cờ ngoại giao cần thiết để trì hoãn chiến tranh: Đổi tên Chính phủ Kháng chiến thành Chính phủ Kiến quốc, đổi tên Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ thành Ủy ban Nam Bộ, tiếp tục giữ liên hệ với Thủ tướng Pháp Leon Blum.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược nổ ra là không thể tránh khỏi. Ý đồ xâm lược thực dân của Pháp rất ngoan cố. Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực ngoại giao cao nhất. Nhưng lúc này lực lượng của nước Việt Nam DCCH non trẻ mới bắt đầu xây dựng, chưa thể có quả đấm đủ mạnh để đánh bại tư tưởng thực dân của giới chức Pháp.
Dù sao cũng cần thấy rằng, hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng thời kỳ này đã giành được thắng lợi quan trọng và để lại những trang sáng chói trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Dấu ấn đậm nét của thời kỳ này là đối sách và ứng xử khôn khéo cùng một lúc với năm nước lớn, tránh chạm trán với bốn đạo quân đế quốc có mặt trên đất nước ta. Nhờ đó, Việt Nam dã xua được mấy chục vạn quân Tưởng ra khỏi Việt Nam, kéo dài hòa hoãn với Pháp để thêm thời gian xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ sắp tới.
Có thể coi phương thức và sách lược ngoại giao giai đoạn này là mẫu mực về kết hợp đấu tranh ngoại giao với quân sự, dựa vào sức mạnh chính trị tổng hợp của toàn dân đoàn kết; mẫu mực kết hợp đối nội với đối ngoại, mẫu mực về nghệ thuật vận dụng sách lược mềm dẻo với giữ vững nguyên tắc. Rõ ràng, ngoại giao đã đóng vai trò “cứu khốn, phò nguy”
2. Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950)
 Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh hùng La Văn Cầu (Lựa chọn một số chi tiết trong nội dung sau)
Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, anh đã hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công mà từ đó tên tuổi của anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (từ 16 - 18. 9.1950). Trong trận đánh này, anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận đánh, anh bị thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong.
Nếu chỉ đọc những dòng chữ ghi tóm tắt chiến công đó thì chúng ta chưa thể hình dung hết được sự ác liệt của trận đánh và chúng ta cũng không thể hiểu hết được khí thế hừng hực của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được hun đúc trong con người anh, người chiến sĩ mới mười tám tuổi đời và hai tuổi quân. Để thế hệ trẻ hôm nay hiểu được trí thông minh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh tất cả để giành lại độc lập tự do cho dân tộc của thế hệ cha anh nói chung và của Anh hùng La Văn Cầu nói riêng.
Giáo viên có thể trích giới thiệu một phần bản tự thuật của anh La Văn Cầu về trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai được ghi trong “Biên bản Đại hội Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu” diễn ra tại Việt Bắc từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 06 tháng 5 năm 1952, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phòng Phủ Thủ tướng, Hồ sơ 467: “Tiếp đến Chiến dịch Biên giới. Tôi tham gia trận Đông Khê. Trận này là trận đánh Đông Khê lần thứ hai, tôi làm nhiệm vụ bộc phá viên của đơn vị Đại đội. Trước khi ra mặt trận chúng tôi được lệnh gói bộc phá - lúc đầu vì không có kinh nghiệm nên chúng tôi gói bằng lá tươi và buộc bằng lạt thường, do đó bộc phá nổ không mạnh và hay hỏng - về sau tôi có sáng kiến lấy lá chuối khô bọc bộc phá và buộc bằng lạt nấu nước sôi cho chắc. Bởi thế nên có kết quả.
Trước khi ra trận tôi họp anh em trong tổ bộc phá để thảo luận về nhiệm vụ. Tôi đưa ra ý kiến là tất cả anh em trong tổ đều phải quyết tâm làm nhiệm vụ đến phút cuối cùng, dù phải hi sinh. Tôi lại bảo “Anh em chúng ta phải cố gắng phá hàng rào và giao thông hào, lô cốt cho thật nhanh và cho đến nơi đến chốn để đỡ xương máu cho anh em xung kích”. Các anh em trong tổ đều đồng ý với tôi và hăng hái hứa cùng nhau làm cho được nhiệm vụ, dù chỉ còn lại một người cũng quyết tâm làm xong nhiệm vụ của tổ.
Tổ tôi có 5 người do tôi làm tổ trưởng, lần này là lần đầu tiên chúng tôi đánh bộc phá - đơn vị tôi là đơn vị bộc phá đầu tiên.
Ngày 15 chúng tôi được lệnh xuất phát - chiều 16 đơn vị tôi bố trí sát vị trí Đông Khê. Ban Chỉ huy ra lệnh cho đội bộc phá chúng tôi phải phá cho được đồn to của vị trí. Tổ của tôi tiến lên phá hàng rào trong đêm tối. Nhận thấy bộc phá có ít nên tôi nảy ra sáng kiến lấy mìn của địch giật ở hàng rào dây thép gai phá hàng rào của nó. Chúng tôi lấy được mấy chục quả mìn của địch chôn ở hàng rào, rồi làm nổ mìn và phá được hàng rào của địch. Sau đó, chúng tôi tiến thẳng lên lô cốt. Lúc này, địch bắn xuống như mưa. Tôi hỏi anh em có ai bị thương không. Trong anh em, tôi biết có anh bị thương nhẹ, nhưng anh đó cũng không báo cáo thật, sợ mất tinh thần anh em khác, nên đã giả lời không ai việc gì cả. Thấy tinh thần anh em cao như thế, tôi rất phấn khởi. Tôi hô anh em xung phong. Tiến lên được một quãng thì hai anh trong tổ bị trúng đạn, bị thương nặng, không thể chiến đấu được. Các anh đó nhận thấy không thể tiếp tục theo chúng tôi được nên có bảo ba chúng tôi thế này: “Chúng tôi bị thương nặng không làm được nhiệm vụ nữa. Các anh cố gắng làm xong nhiệm vụ và trả thù cho chúng tôi. Các anh nhớ lời anh Cầu bảo chúng ta trước khi ra đi. Còn một người cũng cứ chiến đấu làm tròn nhiệm vụ đến phút cuối cùng”. Thấy các anh vừa nói vừa khóc, chúng tôi thương hai anh quá. Nhưng nghĩ đến nhiệm vụ, ba chúng tôi lại hăng hái xông lên, nhất quyết làm cho được nhiệm vụ để trả thù cho hai anh. Lúc đó tôi cảm thấy căm thù bọn giặc quá. Chúng tôi tiến lên lô cốt địch, cách lô cốt độ 15 thước thì hai anh bạn đồng đội của tôi bị địch bắn trúng và bị hy sinh. Tôi thấy hai anh bị hy sinh tôi thương quá. Nhân lúc hai anh còn nóng, tôi ôm lấy hai anh hôn. Tôi nghĩ lúc ấy tôi thay mặt Tổ quốc hôn hai anh để cảm ơn hai anh. Hôn xong tôi lại thấy căm thù giặc hơn nữa. Tôi nghĩ phải nhất quyết phải trả thù cho hai anh và làm cho xong nhiệm vụ. Quân địch vẫn bắn ra rất nhiều. Tôi hăng máu xông lên, tìm cách tránh đạn địch, rồi vượt luôn ba giao thông hào - lúc này địch bắn si nhan sáng loáng - chắc hẳn là nó nom thấy bóng tôi nên tôi nghe hô “a-lat-xô Việt Minh”. Tôi vẫn bình tĩnh tiếp tục tiến lên lô cốt - đến gần lô cốt độ 10 thước thì tôi bị trúng đạn liên thanh của địch.
Đạn bắn trúng cánh tay phải của tôi và trúng vào má bên phải của tôi. Tôi bị ngã và ngất đi trong mấy phút. Tôi tưởng chết, cố hô Hồ Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh lại, tôi kiểm điểm lại người tôi, thì thấy một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng lẳng, má bên phải thì mất. Lúc đó tôi lại nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. Tôi vùng dậy, tìm gói bộc phá thì thấy gói đó bị văng đi cách chỗ tôi mấy thước. Quả bộc phá nằm trên miệng giao thông hào chưa rơi xuống. Tôi nghĩ may quá, nếu nó rơi xuống hào thì nổ mất còn gì - tôi đến lấy tay trái nhặt quả bộc phá ôm vào người và tiến vào lô cốt - nhưng trong lúc đi lại tôi thấy cánh tay phải lủng lẳng khó đi quá. Tôi liền nghĩ là phải quay giở xuống tìm một anh bạn nhờ chặt tay đi thì mới làm được nhiệm vụ. Rồi tôi quay xuống ngay. Đến nửa đường tôi gặp anh tiểu đội trưởng tiểu đội xung kích đang tiến lên. Tôi bảo anh chặt hộ tay cho tôi. Anh ngạc nhiên và bảo tôi quay xuống cho y tá băng bó. Tôi nói cho anh rõ ý định của tôi và nhất định yêu cầu anh cứ chặt tay cho tôi để tôi làm xong nhiệm vụ. Anh tiểu đội trưởng lúc đó mới hiểu, bèn lấy mác chặt cái tay bị thương đã gãy. Xong anh xé áo buộc cho tôi. Nhưng anh quên làm ga-rô, nên đi được một quãng tôi thấy máu ở cánh tay phải cứ chảy ra ròng ròng làm ướt đẫm một miếng vải buộc. Về sau miếng vải đó cũng bị tuột ra. Nhưng tôi không để ý đến cánh tay nữa, tôi cũng không biết đau nữa cứ chạy lên con đường cũ. Tôi đến chỗ giấu bộc phá nhặt lấy rồi tiếp tục lên phá lô cốt. Quả bộc phá nặng 12 ki lô nhưng tay trái tôi vẫn đủ sức xách lấy nó. Tôi lại vượt qua mấy giao thông hào. Nhưng tôi nhảy hụt ở giao thông hào thứ nhất, lăn xuống giao thông hào. Tôi lóp ngóp bò lên và tiếp tục tiến vào lô cốt. Qua giao thông hào thứ ba, tôi lại nhảy hụt lần nữa, vì sức tôi đã yếu rồi. Tôi lăn xuống hào rồi lại lóp ngóp bò lên. Tiếng súng liên thanh của địch cứ nổ ran, những lỗ châu mai của nó cứ nhả đạn liên hồi - ở dưới giao thông hào tôi thấy mệt mỏi quá. Nhưng tôi nghĩ lại nhời Ban Chỉ huy dặn phải phá cho bằng được lô cốt này, vì vị trí Đông Khê là vị trí rất quan trọng, nó bảo vệ đường số 4. Lô cốt này nó bắn xuống đường Thất Khê và bắn yểm hộ bốt Cam Vây. Nếu không phá được lô cốt ấy thì quân ta khó tiến. Nghĩ thế, tôi lại thấy hăng, lại xách bộc lôi nhảy lên. Tôi tiến đến gần chân lô cốt. Tôi lấy quả lựu đạn giắt ở bên người, lấy răng rút chốt an toàn, ném vào phía có lỗ châu mai để uy hiếp tinh thần địch. Lựu đạn trúng lỗ châu mai, nổ, nhưng súng liên thanh của địch vẫn nhả đạn ra. Tôi men lại lỗ châu mai, chờ cho địch thay băng đạn. Khi súng địch tạm im không bắn, tôi xông lại, đút quả bộc lôi vào lỗ châu mai. Địch ở trong trông thấy lấy báng súng đẩy ra hai lần. Lần đầu tôi lấy tay đẩy vào nhưng tay tôi yếu không đẩy vào sâu được nên địch lại đẩy ra. Tôi thấy thế nảy ra sáng kiến lấy chân đẩy quả bộc phá vào. Lần này, nhờ có sức mạnh chân, tôi đẩy được quả bộc phá vào sâu, quả bộc phá bịt chặt lấy lỗ châu mai, địch không đẩy ra được nữa. Ngay lúc đấy tôi giật nụ xòe rồi chạy ra xa lô cốt độ mươi mười lăm thước. Quả bộc lôi nổ rất to. Tôi bị sức ép của quả bộc phá làm ngất đi mấy phút. Lúc tỉnh lại còn nằm ở dưới đất, mở mắt nhìn ra tôi thấy lô cốt đã tan tành, chỉ còn một đống gạch trắng xóa, tôi lại thấy bóng các anh xung kích từng loạt, từng loạt lướt qua mắt tôi vội nhảy vào vị trí Đông Khê. Tôi thấy sung sướng quá, nghĩ bụng đã trả thù được cho bốn bạn trong tổ của tôi.
Tôi đứng lên, chạy xuống tìm Ban Chỉ huy và xin Ban Chỉ huy cho phép tôi lên phá nốt mấy cái lô cốt nữa. Ban Chỉ huy không đồng ý và ra lệnh cho tôi phải về trạm quân y ngay. Tôi quay xuống chân đồi. Vừa xuống tới chân đồi thì mấy quả đại bác của địch rót tới, nổ ngay gần chỗ tôi đứng. Tôi bị bắn lên quá mặt đất mấy thước rồi mới rơi xuống, ngất đi một lúc. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy bốn chị cứu thương đứng gần tôi, các chị bảo tôi nằm lên cáng để các chị cáng về. Lúc đấy trong đại đội tôi bị thương vong nhiều, tôi nghĩ tôi còn hai chân có thể đi một mình về trạm giải phẫu được để cho các chị cáng anh em khác lợi hơn. Bởi thế tôi không để các chị cáng, tôi đi một mình. Đường đi đến trạm giải phẫu cách bốn cây số. Tôi đi một lúc thì mệt quá phải nghỉ lại, rồi lại đứng dậy đi. Nhưng sau thì cứ đi một quãng lại ngã. Nhưng tôi nghĩ phải quyết tâm đi đến trạm giải phẫu. Dọc đường nhiều lần tôi khát nước quá, nhưng tôi nhớ lời dặn của bác sĩ, không được uống nước, nếu uống nước nhiều lúc ấy có thể chết. Tôi lại tranh đấu bản thân, cố nhịn không uống nước suối. Tôi phải trèo qua mấy cái đèo, nhọc quá. Đến sáng tôi mới về đến trạm giải phẫu. Chiều 17, bác sĩ cưa cụt cả tay phải của tôi đến bả vai. Được mấy hôm sau tôi thấy đã khỏe, tôi có đề nghị bác sĩ cho tôi trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ để góp phần chiến đấu với anh em. Bác sĩ không cho phép.
Xong chiến dịch, anh em trong đơn vị bình công, đề cử thưởng Huân chương Quân công hạng Ba cho tôi. Đề nghị đó được Bộ Tổng tư lệnh duyệt y. Ngoài ra, cấp Trung đoàn có quyết nghị khen tôi”
Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950. Với những chiến công của mình, anh La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba (năm
1950), Huân chương Kháng chiến hạng nhất và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đợt đầu (năm 1952).
4. Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
(1953 - 1954)
a. Khi trình bày diễn biến về Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954, giáo viên có thể lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh hùng Bế Văn Đàn
Anh hùng Bế Văn Đàn sinh năm 1930 - Hy sinh ngày 12/12/1953, dân tộc Tầy quê thuộc tỉnh Cao Bằng. Anh nhập ngũ và bắt đầu tham gia cách mạng từ năm 1949 và trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1953.
Bế Văn Đàn khi hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn
251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Đông Xuân 1953 - 1954, Bề Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt chúng đèu bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Địch liều chết nống ra. Ta kiên quyết ngăn chặn.
Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Đồng chí vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo.
Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân địch phản kích đợt ba, địch điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng.
Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt phản kích.
Bế Văn Đàn mình đầy thương tích, đồng chí đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Đồng chí được kết nạp Đảng tại trận địa.
Phần thưởng được nhà nước trao tặng: Huân chương Quân công hạng nhì; Huân chương Chiến công hạng nhất;Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 31/5/1955.
b. Khi trình bày diễn biến về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, giáo viên có thể lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh hùng
- Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953), Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong ngày 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
- Phan Đình Giót (1922 - 1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội
58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì.
Phan Đình Giót Anh sinh nǎm 1920 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: "Quyết hy sinhvì Đảngvì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_lich_su_viet.doc
Sáng Kiến Liên Quan