SKKN Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu”- Sinh học 11 - Nhằm phát huy năng lực tự học cho học sinh

Cơ sở lý luận

1.2.1. Dạy học khám phá

1.2.1.1. Khái niệm dạy học khám phá

Dạy học khám phá là GV tổ chức cho HS học theo nhóm để tìm tòi phát hiện, khám phá ra các tri thức mới, cách thức hành động mới nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho HS. Qua đó, HS có kĩ năng và thái độ học tập tích cực. Trong đó, người học đóng vai trò là người phát hiện còn người dạy đóng vai trò là chuyên gia tổ chức.

1.2.1.2. Bản chất của dạy học khám phá

Trong dạy học khám phá đòi hỏi GV gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của HS. Hoạt động của GV bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho HS, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với HS; tổ chức HS trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết Hoạt động chỉ đạo của GV như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực. Ðó là việc làm không dễ ràng, đòi hỏi người GV đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.

Trong dạy học khám phá, HS tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; GV kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho HS tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại. Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học.

 

docx50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu”- Sinh học 11 - Nhằm phát huy năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGHIÊN CỨU
	Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà (tuần 1, sau tiết 1)
1. Mục tiêu:
- Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
- Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin ở sách SGK, tranh ảnh, qua sách, báo, Internet,.
- Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Hoàn thành các nội dung kiến thức.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
2. Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
3. Cách thức tiến hành hoạt động
GV: + Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các nội dung kiến thức.
	+ Giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
HS: + Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm.
	 +Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau. 
+ Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi. Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc. 
HĐ 2: CÁC NHÓM BÁO CÁO SẢN PHẨM (thực hiện trên lớp ở tiết 2: nhóm 1, 2, 3 báo cáo và tiết 3: nhóm 4 báo cáo)
1. Mục tiêu: 
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
- Rèn ý thức tự học, tự nghiên cứu, tạo hứng thú niềm say mê về môn sinh học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng lối sống lành mạnh.
2. Thời gian: Tuần 2 đến 3 
3. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo các nội dung kiến thức theo sự phân công.
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác. 
4. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
- Quan sát, đánh giá	
- Hỗ trợ, cố vấn.
 	5. Cách thức tiến hành hoạt động
- GV: +phát cho HS phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm.
	 + Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công
Nhóm 1: Tìm hiểu HTH hở và HTH kín (15 phút)
Yêu cầu sản phẩm của nhóm
Phân biệt HTH hở và HTH kín
Đặc điểm
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Đại diện
Thân mềm, chân khớp
Giun đối, ĐVCXS
Cấu tạo
Chưa có mao mạch
Đã có mao mạch
Đường đi của máu
Tim à ĐMà tràn vào khoang cơ thểà TM àTim
Tim àĐMà MMà TMàTim
Đặc điểm của dịch tuần hoàn
Máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu- dịch mô
Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
Máu được lưu thông liên tục trong mạch kín, từ ĐMà MM à TM à Tim
Máu tiếp xúc và trao đổi chất với các tế bào thông qua thành mao mạch
Tốc độ, áp lực máu chảy trong hệ mạch
Tốc độ chậm, áp lực thấp
Tốc độ trung bình hoặc nhanh
Áp lực trung bình hoặc cao
Sắc tố hô hấp à màu máu
Chứa hêmôxianinà máu màu xanh nhạt
Chứa hêmôglôbin à máu màu đỏ
- Ưu điểm của HTH kín so với HTH hở: Trong HTH kín máu lưu thông liên tục trọng mạch kín, máu chảy với áp lực cao hay trung bình, tốc độ máu chảy nhanh hoặc trung bình à Máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cao của cơ thể.
- Đường đi của máu:
* Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
* Sản phẩm: Tranh ảnh, Word,...
(1) Đại diện nhóm 1 trình bày bài thuyết trình. 
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi.
(4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn.
(6) GV đặt câu hỏi: Giải thích được tại sao côn trùng có kích thước nhỏ, hoạt động mạnh nhưng vẩn có hệ tuần hoàn hở ? 
Nhóm 2: Tìm hiểu HTH đơn và HTH kép (15 phút)
Yêu cầu sản phẩm nhóm 2:
- Phân biệt HTH đơn và HTH kín
Đặc điểm
HTH đơn
HTH kép
Đại diện
Cá 
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Cấu tạo của tim
2 ngăn
3 ngăn hoặc 4 ngăn 
Số vòng tuần hoàn
1
2
Máu đi nuôi cơ thể
Đỏ tươi
Máu pha hoặc máu đỏ tươi
Tốc độ, áp lực máu chảy
Trung bình
Tốc độ nhanh, áp lực cao
-Ưu việt của HTH kép so với HTH đơn: Trong HTH kép với 2 vòng tuần hoàn máu chảy trong động mạch với tốc độ nhanh, áp lực cao nên đưa máu đi nhanh hơn, xa hơn đến các cơ quan à đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu dinh dưỡng và trao đổi khí của cơ thể. 
- Đường đi của máu:
* Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
* Sản phẩm: Tranh ảnh, Word,...
(1) Đại diện nhóm 2 trình bày báo cáo. 
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi.
(4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn.
(6) GV đặt câu hỏi: Giải thích tại sao cá là ĐVCXS nhưng vẫn có HTH đơn?
Nhóm 3: Tìm hiểu hoạt động của tim (15 phút)
Yêu cầu sản phẩm của nhóm:
Tính tự động của tim là khả năng co dãn nhịp nhàng theo chu kì của tim Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: do hệ dẫn truyền tim gây ra
Chu kì tim là là khả năng co dãn theo chu kì của tim.
Ví dụ: Ở người trưởng thành, 1 chu kì tim kéo dài 0,8 giây, trong đó:
+ Tâm nhĩ co: 0,1 giây: Tâm thất co: 0,3 giây; Thời gian dãn chung: 0,4 giây.
à có 75 nhịp/ 1 phút
Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim
* Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
* Sản phẩm: Tranh ảnh, Word,...
(1) Đại diện nhóm 3 trình bày bài báo cáo
(2) HS các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi.
- Vì sao tim có thể co giãn nhịp nhàng theo chu kì?
- Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
(4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn.
(6) Cho biết nhịp tim của một số động vật sau:
Động vật
Nhịp tim (số lần/ phút)
Gà
240- 400
Nghé
45-55
Chuột
720-780
Mèo
110-130
Voi
25-40
Hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa kích thước cơ thể và nhịp tim. Hãy giải thích.
GV: Nhấn mạnh khi hoạt động của tim bị rối loạn sẽ gây ra nhiều bệnh lý cho động vật và con người.
HĐ3: CÁC NHÓM BÁO CÁO SẢN PHẨM, THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (TIẾT 3)
1. Nhóm 4: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch ( 15 phút)
*Yêu cầu sản phẩm của nhóm:
- Cấu trúc hệ mạch:
+ Gồm hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch, hệ thống mao mạch.
+ Động mạch bắt đầu từ động mạch chủà động mạch có đường kính nhỏ dầnà tiểu đông mạch. Tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạchà tĩnh mạch có đường kính lớn dầnà tĩnh mạch chủ. Mao mạch nối tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. 
- Cho trị số huyết áp : 110/70mHg. Giải thích trị số huyết áp đó:
+ 110 mHg: huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu)
+ 70 mHg: huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương)
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.
* Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận.
* Sản phẩm: Tranh ảnh, Word,...
 (1) Đại diện nhóm 4 trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm. 
 (2) HS các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi:
- Vì sao tim đập nhanh huyết áp tăng, tim đập chậm huyết áp giảm? 
- Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
(4) HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo về: Nội dung; Hình thức; Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn.
(6) GV đặt câu hỏi: Chỉ ra nhưng yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi huyết áp. Nêu những bệnh thường gặp về huyết áp tim mạch. Đề xuất những biện pháp để giảm thiểu bệnh tim mạch và huyết áp.
2. Thực hành: đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người (15 phút)
2.1. Mục tiêu: 
 - Đếm được nhịp tim, đo thân nhiệt, đo huyết áp
 - Phát triển NL thực hành
 - Có tinh thần trách nhiệm với sức khỏe bản thân, 
2.2. Nội dung: Hoạt động nhóm tiến hành thực hành: đếm nhịp tim, đo huyết áp
2.3. Phương pháp, kĩ thuật và thiết bị dạy học
- GV: Chuẩn bị các dụng cụ thực hành: nhiệt kế, đồng hồ bấm giây, máy đo HA.
- Phương pháp: Thực hành theo nhóm.
2.4.Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Đặt câu hỏi: Vì sao đo huyết áp thường được đo ở cánh tay?
- 4 nhóm tiến hành: + đo nhịp tim
 + đo huyết áp
 + đo thân nhiệt
Ở trong 2 trường hợp: + Khi nghỉ ngơi.
 + khi vừa chạy xong
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả kết quả thực hành của học sinhà nhận xét về tình trạng sức khỏe của HS
GV nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS trả lời câu hỏi
- HS tiến hành thực hành theo nội dung đã được giao.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo kết quả thực hành
- HS khác nhận xét, bổ sung.
I.Đo một số chỉ tiêu sinh lý của người
- Đếm nhịp tim
- Đo thân nhiệt
-Đo huyết áp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG( 7 phút)
1. Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số câu hỏi và bài tập liên quan đến thực tiễn đời sống. 
2. Nội dung
- Sắp xếp tên của các con vật vào các cột tương ứng với dạng HTH của chúng.
- Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.
- Nhịp tim của trẻ em so với người lớn có giống nhau không? Vì sao?
3. Phương pháp: Tháo luận nhóm
4. Tổ chức hoạt động
GV phát phiếu có tên của các loài động vật và yêu cầu hoạt động theo nhóm: Xếp tên các con vật vào các cột tương ứng với dạng hệ tuần hoàn của nó: (gà, lợn, bò, bọ xít, châu chấu,thằn lằn, tôm, trai, cua, rắn, ếch, cá sấu, cá voi, cá trắm cỏ, thủy tức, trùng biến hình, cá đuối, cá heo).
Chưa có HTH
HTH hở
HTH Đơn
HTH kép
-GV đưa câu hỏi: 
+ Nhịp tim của trẻ em và người lớn có khác nhau không? Vì sao? 
+ Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
-HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG(8 phút)
1. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học được qua chủ đề vào giải quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn cuộc sống.
2. Nội dung: - Rút chiều hướng tiến hóa của HTH
 - Vì sao huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng?
 - Điều ra thực trạng tình hình bệnh huyết áp, tim mạch ở tại địa phương. Từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa và chữa trị.
3. Phương pháp: Thảo luận nhóm
4. Tổ chức hoạt đông
GV: Yêu cầu HS rút ra được chiều hướng tiến hóa của HTH:
HTH tiến hóa theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ cấu tạo chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Cụ thể:
- Từ chưa có hệ tuần hoàn à có hệ tuần hoàn
 - Từ HTH hở à HTH kín, từ HTH đơn à HTH kép
- Từ tim 2 ngăn(cá)à tim 3 ngăn (lưỡng cư)àtim 3 ngăn có vách hụt(bò sát)à tim 4 ngăn (chim, thú)
- Từ máu đi nuôi cơ thể là máu pha à máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi giàu oxi.
- Từ máu chảy trong động mạch với tốc độ chậm, áp lực thấpà tốc độ, áp lực trung bìnhà tốc độ nhanh, áp lực cao.
GV: Cho biết những biến chứng của bệnh cao huyết áp? Vì sao nói huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? Nêu những biện pháp phòng và chữa trị các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp
HS: Trả lời câu hỏi
GV:- Yêu cầu mỗi nhóm điều tra thực trạng bệnh tim mach, huyết áp tại địa phương. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân.
Các nhóm làm việc ở nhà và nộp sản phẩm sau 1 tuần.(dự kiến sản phẩm của các nhóm: bản điều tra thực trạng các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, các phương pháp phòng ngừa và chữa trị, các hình ảnh liên quan).
Chương 3- Thực tập sư phạm
3.1. Thực nghiệm sư phạm.
 3.1.1. Mục đích 
	Qua thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả và khả năng thực thi của việc áp dụng dạy học khám phá trong chủ đề “Tuần hoàn máu”- Sinh học 11.
 3.1.2. Nội dung
- Tiến hành dạy thử nghiệm chủ đề (3 tiết – Bài 18,19,21- Tiết PPCT: 20,21,22)
- Chủ đề: Tuần hoàn máu
- Chọn ngẫu nhiên: Lớp 11B1, 11C4 làm lớp thực nghiệm (TN); Lớp 11B2, 11C3 làm lớp đối chứng (ĐC);
- Địa điểm: Tại đơn vị công tác.
- Giáo án tiết thử nghiệm (Xem ở mục 2.3 – Chương 2)
3.1.3. Kết quả 
 3.1.3.1. Kết quả thực nghiệm. 
Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm, GV đã tiến hành kiểm tra đánh giá, thăm dò ý kiến của GV và HS
- Bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá (Xem phụ lục 4) 
- Kết quả kiểm tra, thu được như sau: 
Bảng 3.1: Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
Lớp
Sĩ số
Đối tượng
Điểm Xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Phân phối kết quả kiểm tra
11B1
40
TN
0
0
0
2
4
7
15
7
4
1
11C4
39
TN
0
0
0
0
3
4
15
10
5
2
11B2
39
ĐC
0
2
4
8
10
5
6
4
0
0
11C3
38
ĐC
0
0
3
6
8
7
6
7
1
0
Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
11B1
40
TN
0.0
0.0
0.0
5.0
10.0
17.5
37,5
17.5
10.0
2.5
11C4
39
TN
0.0
0.0
0.0
0.0
7.69
10.26
38.46
25.64
12.82
5.13
11B2
39
ĐC
0.0
5.13
10.26
20.51
25.64
12.82
15.38
10.26
0.0
0.0
11C3
38
ĐC
0.0
0.0
7.89
15.79
21.05
18.43
15.79
18.43
2.62
0.0
3.1.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm	
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau:
+ Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng.
+ Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm được nâng cao và luôn cao hơn lớp đối chứng.
+ Kết quả của toàn khối 11 sau khi vận dụng dạy học khám phá trong chủ đề tuần hoàn máu: tỉ lệ giỏi chiếm gần 20%; khá 50%; tỉ lệ điểm yếu chỉ chiếm 3.9%. 
+ Kết quả thực nghiệm ở các trường THPT tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ đã cho thấy kết quả rất khả quan. 
3.2. Kết luận thực nghiệm
Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh, phân tích chất lượng học sinh ở bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng dạy học khám phá trong dạy học sinh học đặc biệt là trong chủ đề “Tuần hoàn máu” đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập. Cụ thể:
- Ở các lớp TN số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn nhiều so với các lớp ĐC. Không khí lớp học sôi nổi trước các hoạt động khám phá nêu ra. Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra.
- Các hoạt động vận dụng dạy học khám phá đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh phải độc lập làm việc với SGK và các phương tiện dạy học để hoàn thành các nhiệm vụ mà hoạt động đưa ra, qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như:hoạt động nhóm, quan sát tranh vẽ, sơ đồ, tư duy thực nghiệm, kĩ năng thực hành, năng lực tự học.
Như vậy, việc vận dụng dạy học khám phá trong dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội và vận dụng tốt kiến thức mà còn rèn luyện được một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ, làm việc nhóm, thuyết trình, tự học... Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập và phát huy năng lực tự học của các em.
PHẦN III - KẾT LUẬN
Kết luận
- Qua điều tra thực trạng bằng dự giờ thăm lớp, nghiên cứu giáo án lên lớp của giáo viên và đặc biệt là qua các phiếu khảo sát thăm dò cho thấy:
+ Việc vận dụng DHKP theo các hình thức khác nhau vào dạy học của GV hiệu quả còn thấp.
+ Đề tài đã góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận của việc vận dụng DHKP vào dạy học sinh học nói chung và phần “Tuần hoàn máu” – sinh học 11 nói riêng làm tiền đề để áp dụng dạy học khám phá vào dạy học bộ môn sinh học.
+ Đã đề xuất được các nguyên tắc, quy trình vận dụng và thiết kế các hoạt động DHKP theo quy trình 5E vào dạy học phần “Tuần hoàn máu”.
+ Thực nghiệm sư phạm trên một số lớp 11, bước đầu đã cho thấy tính khả thi khi vận dụng dạy học khám phá vào dạy học thể hiện trên các chỉ số định lượng và đặc biệt là ở một số điểm về định tính như phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, năng lực tìm tòi, khám phá, tự học,...của học sinh 
- Đối với môn sinh học, các kiến thức được hình thành từ tư duy thực nghiệm, nên việc dạy học bằng khám phá, qua khám phá sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh tư duy sáng tạo, tìm tòi và năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
2. Một số ý kiến đề xuất
 - Cần nghiên cứu bổ sung và triển khai ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu vận dụng dạy học khám phá trong dạy học sinh học cho HS ở các khối lớp khác.
 - Nên có kế hoạch tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực nhất là vận dụng dạy học khám phá để nhanh chóng chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
 - Hoàn thiện các nghiên cứu tiếp theo để quy trình thiết kế các bài học vận dụng DHKP vào tất cả các môn học khác.
 - Nhà trường cần chú trọng đầu tư thiết bị, tư liệu, đồ dùng dạy học để tạo điều kiện cho GV thực hiện các hoạt động dạy học được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Rất mong được sự góp ý, chia sẻ của quý thầy cô, đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và hữu ích hơn.
Đô Lương, tháng 3 năm 2021
 	Người viết
	Đinh Thị Lương
TÀI LỆU THAM KHẢO
Bộ GD-ĐT (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể). 
Đinh Quang Báo (1981), Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học, Luận án Phó tiến sỹ.
Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phượng Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy học tích cực một số phương pháp với kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm.
Ninh Thị Bạch Diệp (2020), Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá cho học sinh thông qua dạy học khám phá theo mô hình 5E trong dạy học chương “Sinh sản”, sinh học 11, tạp chí giáo dục tháng 5/2020.
Nguyễn Thị Dung (2005), Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua dạy học khám phá, Tạp chí phát triển giáo dục, số 6.
Nguyễn Thị Duyên(2014), Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học phần sinh học tế bào- sinh học 10, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa Sinh học 11 (ban cơ bản). NXB Giáo dục, 2007.
Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Sinh học 11 (ban cơ bản). NXB Giáo dục, 2007.
Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm. Hà Nội.
Nguyễn Thế Hưng (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên THPT, Trường Đại học giáo dục, Hà Nội.
Ngô Thế Hưng (chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học lớp 11. NXBGD, 2010.
Ngô Văn Hưng (2006), Sinh học phổ thông viết theo nối mới, NXB Hà Nội.
 Phan Khắc Nghệ(2017), Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy tự học, NXB Giáo dục.
Website trên công cụ tìm kiến goole.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_day_hoc_kham_pha_trong_day_hoc_chu_de_tuan_hoa.docx
Sáng Kiến Liên Quan