SKKN Ứng dụng trò chơi tương tác trong bài dạy môn Hóa học bậc Trung học Cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triền năng lực học sinh

Cách thức tiến hành:

Để tạo hứng thú và tăng sự tương tác trong giờ học cho học sinh khi học môn Hóa học, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đưa ra giải pháp về các bước để tổ chức các trò chơi trong giờ học có hiệu quả như sau:

3.1. Chuẩn bị trò chơi:

Để tổ chức trò chơi trong dạy học môn Hóa học đạt hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị kỉ càng, chu đáo, để làm tốt vấn đề này giáo viên cần:

 - Xác định mục tiêu dạy học.

 - Dựa trên mục tiêu bài học để xây dựng, lựa chọn trò chơi: Phù hợp với nội dung bài dạy, đáp ứng các mục tiêu dạy học đó đề ra. Tổ chức trò chơi thường được sử dụng trong hoạt động khởi động, cũng cố hoặc tiết luyện tập giúp học sinh không còn căng thẳng, nặng nề mà thay vào đó là cảm giác hào hứng, vui tươi.

 - Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ dùng, dụng cụ cần.

 -Thời gian chơi: Giáo viên cần xác định thời điểm tổ chức trò chơi trong tiết học ( đầu tiết, cuối tiết, tiết luyện tập ) hoặc buổi ngoại khoá cho phù hợp.

- Trò chơi có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc.

 - Không chọn những trò chơi chỉ tạo được không khí vui nhộn, thiếu tác dụng giáo dục về mặt phẩm chất cũng như kĩ năng học tập.

Như vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của trò chơi là chơi để mà học mà ghi nhớ, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt như ý nghĩa của nó.

3.2. Những kỉ năng cần thiết trong tổ chức trò chơi:

- Sử dụng trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức, kỹ năng.

.

- Tác phong của người điều khiển phải phù hợp với trò chơi.

- Giáo viên luôn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về việc tổ chức trò chơi.

- Sưu tầm nhiều trò chơi khác nhau để tránh nhàm chán.

 - Sáng tác trò chơi phù hợp với nội dung bài học.

- Những điều nên tránh khi tổ chức trò chơi:

+ Đưa ra trò chơi học tập không phù hợp với đối tượng học sinh với các kiến thức Hóa học mà các em được học. Học sinh tham gia chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

 + Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục mặc dù có thể liên quan về mặt kiến thức sinh học.

 + Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán.

 + Dáng vẻ của giáo viên quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều khiển như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng trò chơi tương tác trong bài dạy môn Hóa học bậc Trung học Cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triền năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH
 Nội dung biện pháp:
1. Lý do chọn biện pháp:
Trên thực tế khi tiếp cận nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và khi có thông tư 32 của BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục phổ thông mới năm 2018 bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung hiện nay sẽ làm cho việc dạy, việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhằm phục vụ cho bước tiếp cận đổi mới chương trình GDPT 2018 thì bản thân tôi phải luôn nổ lực và tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp tổ chức dạy học phong phú và linh hoạt hơn để ứng dụng vào các bài dạy.
Với đặc thù là một xã miền biển, phụ huynh thường đi biển hoặc đi làm ăn xa xứ, nên ít quan tâm đến con em mình, với tư tưởng học để lấy bằng cấp 2 đi nước ngoài. Nên đa số các em còn chưa chú tâm vào việc học dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
Tôi đã tiến hành điều tra mức độ biểu hiện sự hứng thú đối với môn Hóa học thông qua điều tra 35 học sinh của khối 9 trong đầu năm học 2020 – 2021 trường TH&THCS số 2 Ngư Thủy. Kết quả điều tra được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 1. Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập bộ môn Hóa học 9:
 Tổng số
( 35 HS )
Hứng thú với môn Hóa học
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
5,7
6
17,1
5
14,3
22
62,9
Bảng 2. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 – 2021 môn Hóa học khối 9
Tổng số
( 35 HS )
Chất lượng môn học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8,6
1
2,9
15
42,8
16
45,7
Qua bảng điều tra trên tôi nhận thấy rằng số lượng học sinh yêu thích và hứng thú học tập môn Hóa học chưa cao, nhiều em cho rằng môn Hóa là môn khó học, các em thường thấy nặng nề mỗi khi học Hóa học khiến cho giờ học căng thẳng và trầm.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã nảy sinh ra giải pháp ứng dụng trò chơi tương tác trong dạy học môn Hóa học THCS để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giải pháp này trước đây đã được các giáo viên khác thực hiện nhưng còn mang nặng tính chất giáo viên là người chủ động, học sinh đang còn lệ thuộc vào hoạt động của giáo viên. Nhưng hiện nay, để tiếp cận đổi mới chương trình GDPT 2018 thì phương pháp này vẫn tiếp tục thực hiện nhưng đổi mới trên phương diện chuyển hóa các hoạt động của của giáo viên thành các hoạt động của học sinh, người giáo viên chỉ là người chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động đó để chiếm lĩnh và nắm các kiến thức đó. Muốn làm được điều này thì cả học sinh và giáo viên phải đổi mới cả phương pháp học và phương pháp dạy. 
Vậy để góp phần nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Hóa học tôi đã vận dụng đưa trò chơi vào dạy học để tiết học sinh động, cuốn hút, học sinh tiếp thu kiến thức hứng thú, nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn Bản thân tôi đã đưa vào áp dụng giải pháp với tiêu đề: “Ứng dụng trò chơi tương tác trong bài dạy môn Hóa học bậc THCS để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triền năng lực học sinh”. 
Mục đích của biện pháp:
Đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung và phương pháp hiện nay.
Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, tạo ra các tiết học sinh động, cuốn hút và không còn nặng nề đối với học sinh.
Nâng cao sự hứng thú với bộ môn Hóa học, học sinh tiếp thu kiến thức một cách hào hứng, nhẹ nhàng và dễ hiểu hơn.
Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh:
- Về phẩm chất: Các em sẽ phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Về năng lực: Giúp học sinh phát triển hai loại năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ Hóa học, năng lực tính toán, năng lực tin học.
3. Cách thức tiến hành:
Để tạo hứng thú và tăng sự tương tác trong giờ học cho học sinh khi học môn Hóa học, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đưa ra giải pháp về các bước để tổ chức các trò chơi trong giờ học có hiệu quả như sau:
3.1. Chuẩn bị trò chơi:
Để tổ chức trò chơi trong dạy học môn Hóa học đạt hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị kỉ càng, chu đáo, để làm tốt vấn đề này giáo viên cần:
	- Xác định mục tiêu dạy học.
	- Dựa trên mục tiêu bài học để xây dựng, lựa chọn trò chơi: Phù hợp với nội dung bài dạy, đáp ứng các mục tiêu dạy học đó đề ra. Tổ chức trò chơi thường được sử dụng trong hoạt động khởi động, cũng cố hoặc tiết luyện tập giúp học sinh không còn căng thẳng, nặng nề mà thay vào đó là cảm giác hào hứng, vui tươi.
	- Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ dùng, dụng cụ cần.
	-Thời gian chơi: Giáo viên cần xác định thời điểm tổ chức trò chơi trong tiết học ( đầu tiết, cuối tiết, tiết luyện tập) hoặc buổi ngoại khoá cho phù hợp.
- Trò chơi có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc.
	- Không chọn những trò chơi chỉ tạo được không khí vui nhộn, thiếu tác dụng giáo dục về mặt phẩm chất cũng như kĩ năng học tập. 
Như vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của trò chơi là chơi để mà học mà ghi nhớ, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt như ý nghĩa của nó.
3.2. Những kỉ năng cần thiết trong tổ chức trò chơi:
- Sử dụng trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức, kỹ năng.
.
- Tác phong của người điều khiển phải phù hợp với trò chơi.
- Giáo viên luôn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về việc tổ chức trò chơi.
- Sưu tầm nhiều trò chơi khác nhau để tránh nhàm chán.
 - Sáng tác trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
- Những điều nên tránh khi tổ chức trò chơi:
+ Đưa ra trò chơi học tập không phù hợp với đối tượng học sinh với các kiến thức Hóa học mà các em được học. Học sinh tham gia chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
 + Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục mặc dù có thể liên quan về mặt kiến thức sinh học.
 + Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán.
 + Dáng vẻ của giáo viên quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều khiển như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao.
 + Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.
3.3. Cách thức tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Hóa học:
- Giáo viên trình bày trò chơi: Chọn lối giải thích rõ ràng: ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn.
- Điều khiển trò chơi: Giáo viên khi điều khiển trò chơi cần bao quát tốt lớp học, chú ý hơn đến đối tượng yếu kém. 
- Giai đoạn kết thúc: Có những hình thức khen thưởng kịp thời, nhẹ nhàng. Rút ra được vấn đề gì khi tổ chức trò chơi.
3.4. Ứng dụng trò chơi với một số bài học cụ thể một cách phù hợp:
Tùy vào đặc điểm từng bài cụ thể để lựa chọn trò chơi một cách phù hợp nhất.
Chọn thời điểm tổ chức trò chơi trong tiết học nhằm khởi động hoặc cũng cố, luyện tập một cách thích hợp.
Trò chơi có thể được ứng dụng các phần mềm: Powerpoint, Violet, plickers 
Tên: Trò chơi
Bài – Môn
Mục đích – nội dung
Mục
Trò chơi khởi động/ tình huống
 Bài 6, 15 – Hóa 8
Bài 8, 10, 18, 19, 26, 27, 28, 36, 37, 38, 39, 44 - Hóa 9
Tạo ra các tình huống, câu chuyện hấp dẫn lồng ghép với các dạng câu hỏi để khởi động bài học. Ví dụ: Giải cứu cá voi, Bữa tiệc trăng rằm, nhổ cà rốt, giải cứu đại dương, giải cứu thú hoang
Khởi động
Mảnh ghép bí ẩn 
Bài 12, 16, 25 – Hóa 8
Bài: 40, 47 - Hóa 9
Học sinh sẽ lần lượt trả lời các mảnh ghép để mở ra bức tranh bí ẩn có liên qua đến bài mới (sử dụng để khởi động bài học hoặc cũng cố kiến thức)
Khởi động, luyện tập, vận dung.
Nhà Hóa học tí hon nghiên cứu khoa học 
Bài 17 – Hóa 8
Bài 42 – Hóa 9
Học sinh sẽ lần lượt lựa chọn các ô số để giải quyết các câu hỏi có trong bài học thông qua việc lựa chọn các ô của. Sử dụng trong các bài luyện tập.
Luyện tập
Nhìn hình đoán chất 
 Bài 9 – Hóa 8
- Học sinh đoán được các chất thông qua các hình ảnh để khởi động bài học
Khởi động
Trò chơi ô chữ 
Bài 8, 34 – Hóa 8
Bài: 22 – Hóa 9
- Học sinh lần lượt trả lời các ô hàng ngang để trả lời từ khóa (hàng dọc), sử dụng dạng trò chơi để khởi động, vận dụng, luyện tập hoặc dạy các bài luyện tập.
Khời động
Trắc nghiệm đúng, sai
Bài 10, 11, 13 – Hóa 8
Bài 50, 51, 52 – Hóa 9
- Học sinh toàn lớp trả lời nhanh bằng cách dơ bảng, sử dụng để cũng cố lại kiến thức.
Khởi động, luyện tập, vận dụng.
Trò chơi tiếp sức 
Bài 14, bài 26, 37 – Hóa 8
- Học sinh lần lượt hoàn thành nội dung trò chơi theo từng nhóm, mỗi học sinh sẽ tiếp sức với nhau để thực hiện
Khởi động, luyện tập
Vòng quay may mắn/ lucky star/ lucky numbet
Bài 20, 25, 33 – Hóa 8
Bài 11, 17, 30 – Hóa 9
- Học sinh lần lượt hoàn thành nội dung trò chơi theo từng lượt chọn, nếu chọn đúng ô may mắn thì sẽ được nhận quà
Khởi động, luyện tập
Trò chơi ứng dụng phần mềm plickers
Bài 5,13, 22, 24 – Hóa 9
Bài 29, 34 – Hóa 8
Sử dụng trò chơi để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sau hoạt động hình thành kiến thức hoặc được sử dụng để dạy bài luyện tập.
Luyện tập
	* Trò chơi khởi động: 
	Đây là loại trò chơi dùng để khởi động bài học. 
Thông qua trò chơi này tôi kiểm tra học sinh các câu hỏi của bài học trước đồng thời có thể lồng ghép tạo tình huống giới thiệu bài mới.
Hiệu quả trò chơi mang lại là: gây hứng thú cho các em học sinh, tạo tâm thế vui tươi khi bước vào tiết học đồng thời qua trò chơi phát triển được năng lực và phẩm chất cho học sinh.
	Ví dụ: Trò chơi giải cứu cá voi:
	Câu chuyện được đưa ra như sau:
	‘Đêm qua, một cơn bão lớn đã xảy ra nơi vung biển của chú cá voi. Cơn bão đã cuốn chú cá voi đi xa va sáng sớm chú bị mắc cạn trên bai biển. Một đám mây mưa hứa giúp chú nếu có người giải được câu đố của mây mưa. Các em trả lừi thật đúng để giúp chú cá voi trở vê nha nhé!”
	Cách chơi: Có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì mưa sẽ đổ xuống và nước biển dâng lên, hoàn thành xong 5 câu sẽ cứu được cá voi.
	Chú ý vì đây là trò chơi nhân văn nên học sinh không trả lời được thì mời bạn học sinh khác trả lời cho đến khi có đáp án đúng. Vì nhiệm vụ là cùng giúp nhau giải cứu cá voi nên việc bỏ qua câu hỏi thì ý nghĩa giáo dục không tốt.
* Trò chơi Plickers
	Đây là một trò chơi giúp tổ chức ôn tập và kiểm tra trắc nghiệm trong lớp học một cách hiệu quả và thú vị. Chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh và lớp học có máy tính kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy (Card Plickers)
	Để thực hiện trò chơi này giáo viên cần nắm vững cách sử dụng trò chơi; trên ứng dụng Plicker
Các bước thực hiện:
Trên máy tính
+ Truy cập trang “Plickers.com”
Đăng ký tài khoản qua nút “Sign up” hoặc sử dụng gmail để đăng nhập bằng cách click vào nút “Sign in with Google”.
+ Thiết lập chương trình:
+ Tạo danh sách học sinh theo lớp
Chọn “Classes”, chọn tiếp “Add new class” để điền thông tin học sinh và lưu lại.
Lưu ý: nên nhập danh sách học sinh theo thứ tự trên esam để thuận lợi việc đánh giá.
+ Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Chọn “Library”, chọn tiếp “New folder” để tạo các cây thư mục theo bài học, chủ đề hoặc chương.
- Chọn “new question” để nhập câu hỏi.
- Chọn hình thức trắc nghiệm: nhiều lựa chọn “multiple choice” hoặc trắc nghiệm đúng, sai “True/False”.
- Tích “Correct” vào đáp án.
- Chọn “Save and create new” để lưu và nhập câu hỏi kế tiếp.
+ Lựa chọn câu hỏi kiểm tra đánh giá
- Chọn: Library”.
- Chọn lớp học.
- Mở thư mục chọn bài, chương để chọn câu hỏi và chọn đủ câu hỏi theo yêu cầu.
+ In thẻ cho học sinh
- Chọn “Card” trên Web, tải về và in số thẻ bằng số học sinh của lớp (tối đa 63 em).
- Phát thẻ cho học sinh: mỗi học sinh sẽ nhận 1 thẻ để sử dụng trong suốt quá trình với số thứ tự trên thẻ trùng với số thứ tự trong danh sách lớp.
- Hướng dẫn cách học sinh dùng thẻ: xoay thẻ và hướng đáp án tương ứng các chữ cái lên trên.
+ Trên điện thoại
- Cài đặt phần mềm Plickers từ “Google play” trên điện thoại.
- Đăng nhập bằng tài khoản bạn đã dùng đăng nhập máy tính.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá
- Kết nối máy tính với máy chiếu.
- Kết nối mạng cho điện thoại và máy tính.
- Trên máy tính, truy cập vào “Plickers.com”; trên điện thoại mở phần mềm plickers. (Điện thoại và máy tính cùng đăng nhập Plickers trên cùng 1 tài khoản).
- Chọn đủ câu hỏi cho lớp trước khi chọn lớp.
- Chọn “Live view” trên giao diện web của máy tính.
- Click vào chấm tròn trước câu hỏi trên màn hình điện thoại để cho học sinh làm (câu hỏi cũng sẽ hiển thị trên màn hình).
- Kiểm tra đáp án: khi học sinh giơ thẻ để trả lời, giáo viên chọn biểu tượng máy ảnh “camera” trên màn hình điện thoại và lướt điện thoại qua toàn bộ thẻ của học sinh.
- Trên điện thoại giáo viên có thể biết số liệu các đáp án mà học sinh đã lựa chọn, học sinh nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu học sinh có đáp án
- Trên màn hình máy tính, những học sinh đã trả lời (giơ thẻ) sẽ có biểu tượng chữ V trước tên và tên được tô nền màu xanh.
- Chọn biểu tượng chữ V ở dưới màn hình của điện thoại khi hệ thỗng đã nạp đủ câu trả lời.
- Tiếp tục nhấn V ở góc trên bên trái của màn hình điện thoại để quay trở về câu hỏi tiếp của bài thi.
Lưu ý: Những câu hỏi đã trả lời sẽ được tự động xóa ra khỏi danh sách câu hỏi của bài thi
- Xem kết quả tổng hợp
- Chọn “Reports” trên giao diện Web.
- Chọn “Scoresheet”.
- Chọn tên lớp, ngày thi rồi chọn “Apply”.
 HS thực hiện trò chơi Plickers 
	Khi giáo viên quét câu trả lời của học sinh, những học sinh được quét câu trả lời sẽ được hiện thị nền xanh trên màn hình.
Ở mỗi ô học sinh thể hiện nền xanh và phương án lựa chọn của học sinh 
Trên màn hình điện thoại sẽ hiện thị số lượng học sinh lựa chọn ở các phương án A, B, C, D.
	Sau khi giáo viên hiển thị kết quả thì trên màn hình sẽ hiện thị những học sinh có phương án trả lời đúng
 Học sinh trả lời đúng có tick xanh
	Sau khi kết thúc trò chơi sẽ có bảng thống kê kết quả trò chơi của mỗi học sinh, giáo viên có thể lựa chọn học sinh có kết quả tốt nhất, nhì để trao quà.
Bảng thống kê kết quả tham gia trò chơi của học sinh cả lớp
e. Quy trình tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Hóa học:
Bước 1: Ổn định:
Để tập trung sự chú ý của cả lớp (sau khi học một nội dung nào đó hoặc đã học xong kiến thức trọng tâm của bài).
Bước 2: Giới thiệu trò chơi:
Có thể làm cách nào đó để học sinh thấy được sự hấp dẫn và hứng thú của trò chơi tuy nhiên giáo viên cần trình bày ngắn gọn, xúc tích.
Bước 3: Hướng dẫn phổ biến cách chơi, luật chơi:
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút được học sinh.
Bước 4: Chơi thử (nếu cần):
Tùy vào trò chơi, nếu trò chơi mới lạ và khó thì cần chơi nháp để học sinh dễ nắm bắt cách chơi.
Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.
Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho người điều khiển khi hướng dẫn chơi.
Bước 5: Chơi:
Học sinh tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của giáo viên hoặc học sinh do giáo viên hoặc lớp bầu ra.
Khi chơi người giáo viên phải quan sát học sinh chơi để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách ... từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình cho phù hợp.
Trong quá trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít, giáo viên nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng nhắc quá làm mất vui, mất không khí lớp học.
Người giáo viên đóng vai trò là người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.
Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm.
Trò chơi hình phạt (đảm bảo nhẹ nhàng): Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.
Bước 6: Nhận xét, đánh giá:
Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). 
Tiến hành đánh giá, nhận xét về kết quả của trò chơi học tập và rút kinh nghiệm những sai phạm, có thể tiến hành khen, phạt nhẹ nhàng (mang tính chất khích lệ học sinh).
II. Kết quả đạt được: 
Qua thực tế khi tổ chức trò chơi trong các giờ dạy môn Hóa học đã đạt được những kết quả sau:
Việc đưa trò chơi vào trong tiết học một cách bài bản có mục đích rõ ràng tất cả các thành viên trong lớp sẽ có cơ hội tham gia hoạt động chủ động tìm tòi, chia sẻ, chiếm lĩnh kiến thức vào các vấn đề đưa ra trong trò chơi. Các em không còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo kiểu nghe và hiểu mà chủ động, tích cực với không khí học tập hào hứng, cởi mở thân thiện, mạnh dạn, tích cực khi tham gia trò chơi. 
Mức độ học sinh yêu thích môn Hóa và tính tích cực trong các hoạt động học được tăng lên, nhiều học sinh rất háo hức khi đến tiết Hóa, một số em trước kia còn rụt rè khi tham gia trò chơi thì đã chủ động và tích cực hơn với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng.
Phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
Phát huy khả năng quan sát, năng lực tự chủ và tự học, tư duy sáng tạo, hoạt động nhóm, tự tin, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
Giáo dục học sinh phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, sự kiên trì, tính kỷ luật và tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Sau quá trình ứng dụng biện pháp trò chơi tương tác trong dạy học môn Hóa học THCS tôi đã tiến hành điều tra mức độ biểu hiện sự hứng thú và khảo sát chất lượng đối với bộ môn thông qua điều tra 35 học sinh của khối 9 cuối kì I năm học 2020 - 2021 trường TH&THCS số 2 Ngư Thủy. Kết quả điều tra được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 3. Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập bộ môn Hóa học 9:
 Tổng số
( 35 HS )
Hứng thú với môn Hóa học
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
22,9
12
34,3
10
28,6
5
14,2
Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng kì I năm học 2020 – 2021 môn Hóa học khối 9
Tổng số
( 35 HS )
Chất lượng môn học Hóa học 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
13
37,1
5
14,3
8
22,9
9
25,7
Qua bảng điều tra sự hứng thú và bài khảo sát tôi nhận thấy sự hứng thú học tập bộ môn Hóa có sự thay đổi rất tích cực, đồng thời chất lượng bộ môn tăng lên nhiều, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, giảm được tỷ lệ học sinh yếu, không có học sinh kém.
Ngoài ra, thông qua tổ chức trò chơi, giáo viên có thêm kênh thông tin nhằm đánh giá chính xác hơn phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
Đa số các em cũng cho rằng các em được tham gia trò chơi phù hợp với khả năng của các em, rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo. Các em thích có hình thức học tập dưới dạng tổ chức trò chơi vì nó làm tăng sự đa dạng trong các hình thức học tập, giúp tình bạn được cũng cố và có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể. Dưới hình thức này các em cảm thấy nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và đỡ nhàm chán với môn học.
Từ những kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức trò chơi trong dạy học Hóa học đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tạo tinh thần đoàn kết và khả năng hợp tác của học sinh. Dẫu rằng, biện pháp này đã được rất nhiều giáo viên khác áp dụng thành công trong các năm trước ở những môi trường khác. Nhưng đối với học sinh vùng biển nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, đây là biện pháp mới mẻ, vừa mới được áp dụng từ đầu năm học này một cách quy mô nên đã làm chuyển biến về sự hứng thú, chất lượng học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh đối với bộ môn Hóa học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Lệ Thủy, ngày 21 tháng 2 năm 2020
	Giáo viên
	 Trương Thị Vi

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_tro_choi_tuong_tac_trong_bai_day_mon_hoa_hoc_b.doc
Sáng Kiến Liên Quan