SKKN Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào trong dạy học chủ đề giáo dục Stem phần Sóng âm Vật lí 12 THPT

Cơ sở lí luận xây dựng chủ đề giáo dục STEM dùng trong dạy học

trong trường trung học phổ thông.

Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn

(interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học

như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh

vực” bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật

(Engineering) và Toán học (Mathematics).

Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất cho

giáo dục STEM là phương pháp “Học qua hành” (Learn by doing). Phương pháp

này giúp HS có được kinh nghiệm thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở lý thuyết

suông. HS sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng

kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức

cho người khác. Với cách học này, GV không còn là người truyền đạt kiến thức

nữa mà sẽ là người hướng dẫn để HS tự xây dựng kiến thức cho chính mình.

Chúng ta đang sống trong thời đại hòa nhập cao giữa các quốc gia có văn hóa

khác nhau, nhu cầu trao đổi công việc và nhân lực cũng ngày một cao. Bối cảnh đó

đòi hỏi ngành giáo dục cũng cần chuẩn bị cho HS những kỹ năng và kiến thức theo

chuẩn toàn cầu. Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kỹ năng

cần thiết cho HS thế kỷ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần

của thế giới. Phương pháp giáo dục STEM còn khá mới mẻ và có phương pháp4

tiếp cận khác trong giảng dạy và học tập nên cần được sự quan tâm và nhận thức

của toàn xã hội. Những người hoạch định chính sách cần có phương pháp nâng cao

nhận thức của các tầng lớp xã hội về giáo dục STEM, từ các bậc cha mẹ, GV, nhà

trường, đến những nhà giáo dục các cấp. Cải cách giáo dục là điều tất yếu, triển

khai giáo dục STEM để đón đầu xu hướng phát triển giáo dục sẽ đặt nền móng

vững chắc cho sự phát triển của đất nước ta trong tương lai.

pdf52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào trong dạy học chủ đề giáo dục Stem phần Sóng âm Vật lí 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho 
HS. 
Bước 3. GV và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhóm báo cáo có trách nhiệm giải đáp 
các thắc mắc của thính giả. 
Bước 4. GV và các nhóm đánh giá kết quả báo cáo của nhóm theo các tiêu chí 
trong phiếu đánh giá số 3. 
Bước 5. GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm 
cho HS. 
Bước 6. Tổng kết 
- Thế nào âm nhạc? 
- Cách nào để sáng tạo ra một vật mình mong muốn? 
- Có những điều gì cần chú ý với nhạc cụ? 
36 
Kết luận chương 2 
Bằng việc nghiên cứu thực trạng của các phương pháp dạy học hiện tại cho 
ta thấy đang có nhiều bất cập, chưa có nhiều tác động tới việc nâng cao và phát 
triển các kiến thức, kĩ năng của HS. Đặc biệt việc đảm bảo việc giáo dục toàn diện 
cho học chưa đem lại hiểu quả dẫn tới các kết quả thu được từ quá trình điều tra 
chưa cao như: Phát triển kĩ năng tư duy phản biện, năng lực thực nghiệm, chế tạo, 
tính tự học tự tìm hiểu kiến thức. Với những kết quả này sẽ dẫn tới việc đào tạo đội 
ngũ người lao động chưa cao. Giáo dục chưa có thể định hướng nghề nghiệp và bắt 
kịp với thời đại công nghệ 4.0. 
Bên cạnh đó, tôi cũng đã xây dựng tiến trình dạy học chủ đề STEM theo 
đúng các hoạt động đã xây dựng ở chương 1 và đã lồng ghép được một số kĩ thuật 
dạy học tích cực vào trong các tiết học. Từ đó, giúp tăng cường các hoạt động của 
HS có hiểu quả hơn, còn đối với GV đã góp phần năng cao chất lượng của buổi 
dạy. Đặc biệt, đưa ra được hệ thống Videos hỗ trợ quá trình học tập cũng như các 
hướng dẫn tường minh để các GV khác thuận tiễn áp dụng vào quá trình giảng dạy. 
Như vậy, tiến trình dạy học chủ đề STEM mà tôi đã xây dựng được. Tôi sẽ 
triển khai thực nghiệm sư phạm ở một số lớp 12 ở một số trường phổ thông ở tỉnh 
Nghệ An. 
37 
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 
Kiểm tra tính khả thi của đề tài: Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực 
vào trong dạy học chủ đề giáo dục STEM phần sóng âm Vật lí 12 trung học phổ 
thông. Cụ thể: 
- Quá trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM hợp lí hay chưa. 
- Triển khai thực hiện dạy học chủ để giáo dục STEM đã thiết kế vào thực 
tiễn dạy học đã đem lại kết quả như thế nào. 
3.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm 
3.2.1. Tiến hành thực nghiệm 
- Nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu các lớp thực nghiệm; 
- Thực hiện kế hoạch dạy học ở các lớp; 
- Triển khai cho hai lớp hoàn thành phiếu đánh giá và phiếu tự đánh giá. 
- Phiếu điều tra kết quả thực hiện các mục tiêu giáo dục dành cho GV. 
3.2.2. Phân tích diễn biến các tiết thực nghiệm sư phạm 
3.2.2.1. Tiết 1: Xác định nhiệm vụ “Dự án sáng chế âm nhạc giai điệu xanh” 
Thời gian thực hiện tháng 12 năm 2020; 
Tại lớp học trường PT Hermann Gmeiner Vinh – Tỉnh Nghệ An; 
Người dạy: Lê Xuân Giang; 
Người quan sát, thầy/cô: Trần Hồng Giang, Phan Thái Khánh Trang, 
Nguyễn Thị Khánh Hiền. 
Trong quá trình giảng dạy HS tham gia các hoạt động rất sôi nổi, các nhóm 
HS đã chú ý quan sát videos hướng dẫn cũng như tích cực hoạt động tạo âm thanh 
từ lon sữa và dây chun. Các nhóm HS tiếp nhận được các nhiệm vụ học tập. Nhóm 
trưởng phân công các nhiệm vụ cho các thành viên. 
38 
3.2.2.2. Tiết 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp chế tạo nhạc cụ 
Thời gian thực hiện tháng 1 năm 2021; 
Tại lớp học 12A4, trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh; 
Người dạy: Lê Xuân Giang; 
Người quan sát, thầy/cô: Trần Hồng Giang, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị 
Khánh Hiền, Phan Thái Khánh Trang. 
Bắt đầu buổi học được bắt đầu từ hoạt động “brainstorm” HS được tự do đưa 
ra các ý kiến của bản thân mà bị nhận xét nên diễn ra rất sôi nổi. Tiếp theo, phần 
làm thí nghiệm sóng dừng trên sơi dây. HS lần đầu được tự mình làm ra thí nghiệm 
đó và tiến hành các nhiệm vụ đã được giao. Hoạt động này tuy phải kéo dài thêm 
thời gian nhưng ở hoạt động này tất cả các em đều tham gia hoạt động tích cực. 
 Nhìn chung tiết học diễn ra rất sôi nổi và tích cực, hầu hết các HS đều tham 
gia vào quá trình học tập. Dưới đây là một số minh chứng kết quả của quá trình 
hoạt động học tập. 
Hình 3.2a. Thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây 
Hình 3.2c. Bản thiết kế sáo trúc 
Hình 3.2d. Bản thiết kế đàn bầu 
3.2.2.3. Tiết 4: Chế tạo và thử nghiệm nhạc cụ 
Tại lớp học 12A4, trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh; 
Hình 3.1a. Cách tạo âm thanh bằng dây 
chun 
Hình 3.1b. Ghi chép các nội dung cần 
thực hiển của dự án. 
39 
Người dạy: Lê Xuân Giang; 
Người quan sát, thầy/cô: Trần Hồng Giang, Nguyễn Thị Ngọc Mai. 
 Trong tiết học nay, tất cả các nhóm tự giác hoàn thành các nhiệm vụ đã chuẩn 
bị sẵn, phần két lỗ sáo còn gặp nhiều khó khăn phải nhờ sự giúp đỡ của GV. Tuy 
nhiên, tất cả các nhóm đều hoàn thành được sản phẩm của nhóm mình. Đặc biệt, 
nhóm 2 đã chế tạo được cả đàn bầu và sáo. Nhìn chung buổi học khá thành công 
tất cả các em được trải nghiệm quá trình chế tạo sản phẩm, biết cách sử dụng một 
số dụng cụ kĩ thuật gần gũi như khoan điện. Sau đây là một số hình ảnh quá trình 
tham gia vào các hoạt động học tập. 
Hình 3.3a. HS cắt ống sáo 
Hình 3.3b. HS khoan lỗ sáo 
Hình 3.3c. HS cắt đế cho đàn bầu 
Hình 3.3d. HS đấu dây cho đàn bầu 
3.2.2.4. Tiết 5: Trình bày sản dự án âm nhạc “Giai điệu xanh”, thảo luận và đánh 
giá 
Tại lớp học 12A5, trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh; 
Người dạy: Lê Xuân Giang; 
Người quan sát, thầy/cô: Trần Thu Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Thu Hiền, 
Nguyễn Ngọc Mai và Phan Thái Khánh Trang. 
Trong tiết học này, các nhóm đã cử các đại diện lên trình bày bài báo cáo 
của nhóm mình. Sau khi trình bày xong thì các nhóm HS tham gia tranh luận rất 
sôi nổi. Trong tiết học này đã lột rõ được quan điểm dạy học “Lấy người học làm 
trung tâm”. HS đã được tham gia thuyết trình, được tranh luận, được trực tiếp đánh 
giá các nhóm thuyết trình, mà công việc này hằng ngày là của GV thực hiện. Vai 
trò của GV trong tiết học giống như một trọng tài phân xử một số tình huống các 
nhóm chưa có sự thống nhất về quan điểm, phần hoàn thành phiếu đánh giá. Nhìn 
40 
chung tiết học diễn ra rất sôi nổi và tích cực, hầu hết các HS đều tham gia vào quá 
trình học tập. Dưới đây là một số minh chứng kết quả các hoạt động học tập của 
HS. 
Hình 3.3a. Ảnh sản phẩm đàn bầu của HS 
Hình 3.3b. Ảnh sản phẩm sáo làm từ ống nước PVC 
Hình 3.3c. HS thuyết minh dự án của 
nhóm mình 
Hình 3.3d. HS dùng sáo nhóm đã làm 
thổi đoạn nhạc theo yêu cầu 
Hình 3.3e. Thầy giáo thử nghiệm sản 
phẩm sáo của HS 
Hình 3.3f. Thầy giáo kiểm tra kích thức 
sản phẩm sáo của HS 
+ Khảo sát kết quả hoàn thành các mục tiêu giáo dục. 
Đánh giá hiểu quả của quá trình thực nghiệm. Tôi tiến hành khảo sát với 
phiểu điều tra dành cho GV trong tổ bộ môn, các GV này đã trực tiếp quan sát và 
đánh giá HS tham gia quá trình thực nghiệm của tôi. Các công việc khảo sát này 
hoàn toàn giống với quá trình khảo sát thực trạng ở chương 2 và cho kết quả như 
sau bảng 3.1 
41 
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục 
STT Nội dung 
Mức độ 
4 3 2 1 
1 Đảm bảo giáo dục toàn diện 71 13 12 0 
2 Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của HS 30 38 32 0 
3 Say mê đối với nghiên cứu khoa học 24 43 19 14 
4 Phát triển năng lực sáng tạo 32 48 20 0 
5 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 68 27 5 0 
6 Nâng cao các kĩ năng thực nghiệm, chế tạo 76 24 0 0 
7 Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm 61 39 0 0 
8 Phát triển năng lực ngôn ngữ 42 27 21 10 
9 Phát triển kĩ năng tư duy phản biện 71 22 7 0 
10 Tính hiệu quả kết nối với cộng đồng 50 38 12 0 
11 Hướng nghiệp, phân luồng 29 54 12 5 
12 Thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 35 60 5 0 
Qua tổng hợp phiếu đánh giá thấy rằng: Khi triên khai thực nghiệm dạy học 
các chủ đề STEM đã được thiết kế vào dạy học phần sóng âm Vật lí 12 đã góp 
phần giáo dục toàn diện HS; giúp các em hứng thú hơn đối với môn học; phát triển 
các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng tư duy phản 
biện; giúp các em hướng nghiệp và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
3.3. Đánh giá kết quả 
3.2.1. Đánh giá định tính 
Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo giáo án thực 
nghiệm đã được thiết kế ở chương 2 và các phương án để bồi dưỡng các năng lực 
của HS, chúng tôi có những nhận xét sau: 
 - Đối với lớp thực nghiệm: HS lớp 12 THPT có sự lôi cuốn, sự chú ý của tất 
cả các đối tượng HS, phù hợp nhất là với đối tượng HS có học lực trung bình trở 
lên. Việc sử dụng các phương án dạy học đã tạo môi trường dạy - học có sự tương 
tác, phản hồi và tự đánh giá tích cực giữa GV và HS, HS và HS, có tác dụng to lớn 
trong việc hình thành các năng lực của HS đặc biệt là các năng lực về tự chủ, năng 
lực hợp tác và năng lực sáng tạo. Thông qua hoạt động chế tạo và tham gia vào các 
42 
hoạt động đã giúp cho HS có thể định hướng nghề nghiệp và bước đầu hòa mình 
vào thời đại công nghệ 4.0 
- Đối với lớp đối chứng: Việc thu nhận kiến thức thụ động không gắn liền 
với thực tiễn, không tạo được không khí học tập, không kích thích được sự phát 
triển các năng lực cần thiết của môn học. 
3.2.2. Đánh giá định lượng 
Sau khi cho HS tự kiểm tra đánh giá và chấm điểm theo các tiêu chí đáng giá 
thang điểm hệ số 100 theo Phiếu đánh giá số 3. Quá trình đánh giá được thực hiện 
ở cả hai đối tượng: đối chứng và thực nghiệm, riêng đối với lớp đối chưng cung 
cấp thêm bộ câu hỏi 2 ( phụ lục 2). Chúng tôi có kết quả như sau: 
Bảng 3.2: Bảng phân phối kết quả. 
Lớp thực nghiệm (TN). Lớp đối chứng (ĐC). 
Số HS dự kiểm tra (n). Số HS đạt mức điểm (xi). 
Lớp Số HS dự 
kiểm tra 
Số HS đạt điểm xi 
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 
TN 47 0 0 0 2 5 11 17 10 2 0 
ĐC 44 0 2 5 12 15 7 3 0 0 0 
3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất. 
Để thấy rõ số % HS đạt được các mức điểm khác nhau chúng tôi đã lập bảng 
phân phối tần suất. Trong bảng này tần suất của giá trị xi là tỉ số n
ni
 trong đó ni là 
số HS đạt điểm xi, n là số HS dự kiểm tra. 
43 
Lớp Tổng HS Số % HS đạt điểm xi 
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 
TN 47 0.0 0.0 0.0 4.3 10.6 23.4 36.2 21.3 4.3 0.0 
ĐC 44 0.0 4.5 11.4 27.3 34.1 15.9 6.8 0.0 0.0 0.0 
Từ bảng phân phối tần suất chúng ta có đồ thị phân bố tần suất (Đồ thị 1). 
Đồ thị 1: Đường phân bố tần suất 
Bảng 3.4. Bảng phân bố tần suất tích luỹ. 
Để biết được HS đạt từ một điểm nào đó trở xuống (hoặc trở lên) ta cộng 
dồn tần suất của điểm số xi với tần suất tất cả các điểm số nhỏ hơn xi và được tần 
số tích luỹ từ nhỏ lên. 
Lớp Tổng 
HS 
Số % HS đạt điểm xi 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 47 0.0 0.0 0.0 4.3 14.9 38.3 74.5 95.7 100.0 100.0 
ĐC 44 0.0 4.5 15.9 43.2 77.3 93.2 100.0 100.0 100.0 100.0 
44 
Từ bảng phân bố tần suất tích luỹ chúng ta có đồ thị phân bố tần suất tích luỹ 
Đồ thị 2: Đường phân bố tần suất tích luỹ 
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm 
 Từ các bảng số liệu trên đây và từ đồ thị biểu diễn cho thấy: chất lượng đánh 
giá của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể là tỉ lệ HS kiểm tra đạt 
loại trung bình và yếu ở các lớp thực nghiệm giảm đáng kể so với các lớp đối 
chứng. Ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn các 
lớp đối chứng. Đường tích luỹ ứng với lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường 
tích luỹ ứng với lớp ĐC. Điều này cho thấy kết quả học tập của HS các lớp thực 
nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. 
 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng của 
việc sử dụng chủ đề giáo dục STEM trong dạy học chủ đề sóng âm lớp 12 THPT 
mà đã thiết kế tại các trường: THPT Cửa Lò 2, THPT Nguyễn Huệ. Kết quả thu 
được cho thấy kết quả hoạt động cũng như quá trình chiếm lĩnh các kiến thức, kĩ 
năng của HS đã có sự tiến bộ. 
45 
Kết luận chương 3 
Qua việc phân tích, theo dõi quá trình thực nghiệm, cùng với việc xử lý các 
số liệu thu được từ thực nghiệm sư phạm đã đi đến kết luận: mục đích thực nghiệm 
sư phạm đã đạt được, khẳng định tính đúng đắn của đề tài. Các kết quả thu được đã 
chứng tỏ: 
- Sử dụng đúng các kĩ thuật dạy học tích cực vào các loại hình kiến thức và 
đối tượng HS tăng cường hoạt động học tập từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động tư 
duy sáng tạo của HS có hiểu qua hơn. 
- Việc tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM đã đem lại hiệu quả rõ rệt, 
góp phần nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng được các năng lực cần có của 
HS như: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực ngôn 
ngữ,... 
- Dạy học theo hình thức trên không những kích thích được tính tích cực học 
tập của HS, mà còn giúp cho HS thấy được sự gần gũi giữa các bài học với các vấn 
đề ở thực tiễn. Từ đó, tạo tên đề cho HS hoàn thiện bản thân hơn. 
Trong quá trình dạy học STEM các Videos đã hỗ trợ GV cũng như HS rất 
nhiều. Tuy nhiên để có thể giảng dạy và học được theo hình thức trên đòi hỏi 
người học và người dạy có sự chuẩn bị thật là chu đáo, phải có một ít kiến thức về 
thực nghiệm. Khó khăn việc vận dụng được các vấn đề đã học vào thực tiễn của 
HS. Để giải quyết vấn đề đó, thì khi giảng dạy người GV cần phải có một hệ thống 
tài liệu, videos hướng dẫn HS đa dạng, phải có sự giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá một 
cách kịp thời. Phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HS bằng việc đưa ra 
hệ thống câu hỏi hợp lý, giao nhiệm vụ học tập càng chi tiết càng tốt. Như vậy mới 
cho được một sản phẩm của giáo dục tốt nhất. 
46 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
 Từ những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã thực hiện được 
các nhiệm vụ sau: 
1. Về mặt lý luận 
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về lí luận DH, chúng tôi đã đưa ra một số kĩ 
thuật dạy học tích cực như “động não, công não” (Brainstorming), KWL và 
KWLH, Kipling (5W1H), SCAMPER, Design Thinking ..., cùng với những phân 
tích để góp phần hiểu rõ hơn những kĩ thuật này, giúp có cái nhìn rõ nét hơn về các 
kĩ thuật dạy học, từ đó áp dụng hiệu quả vào công tác dạy và học. Bên cạnh đó, 
chúng tôi cũng đã đề xuất được quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM và quy 
trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học STEM. Quy trình xây 
dựng chủ đề giáo dục sẽ trải qua bốn bước và cần phải đảm bảo được sáu tiêu chi 
đã đưa ra. Tiến trình bài học STEM là sự kết hợp giữa tiến trình khoa học và chu 
trình thiết kế kĩ thuật. Mặc dù vậy, các "bước" trong quy trình không được thực 
hiện một cách tuần tự (từ bước này đến bước khác) mà có những bước được thực 
hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. 
2. Về mặt thực tiễn 
Từ quy trình xây dụng chủ đề STEM đã được đề xuất ở chương 1. Tôi đã 
xây dựng được chủ đề giáo dục STEM phần sóng âm Vật lí 12 trường trung học 
phổ thông là: “Dự án sáng chế âm nhạc Giai điệu xanh”. Trong quá trình thực hiện 
đúng trình tự 4 bước của xây dựng chủ đề STEM là: lựa chọn chủ đề; Xác định vấn 
đề cần giải quyết; Xây dựng các tiêu chí đánh giá; Thiết kế tiến trình tổ chức. 
Tôi cũng đã xây dựng tiến trình dạy học chủ đề STEM dùng cho dạy học 
chủ đề “Sóng âm” Vật lí 12 theo đúng các hoạt động đã xây dựng ở chương 1. Đặc 
biệt là đã xây dựng được bản mẫu hồ sơ học tập dự án, hệ thống các videos hướng 
dẫn giúp HS dễ dàng thực hiện quá trình chiếm lĩnh các kiến thức, kĩ năng thuận 
tiện trong việc kiểm tra đánh giá tiến độ hoàn thành dự án của HS. 
Bên cạnh đó, thông qua những kết quả thu được từ việc điều tra thực tiễn thì 
kết quả thu cho thấy khi áp dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS tích 
cực hóa hoạt động học tập hơn khi được học theo chủ đề giáo dục STEM. Chúng 
tôi đã tiến hành thiết kế được 5 tiến trình dạy học trong phần “Sóng âm” vật lí 12 
theo hướng tiếp cận các năng lực cần đạt được của HS. Thông qua các kết quả thu 
được từ thực nghiệm sư phạm cho thấy đề tài nghiên cứu của tôi có tính khả thi và 
đưa lại kết quả tích cực góp phần nâng cao chất lượng học tập ở HS. 
3. Một số kiến nghị 
47 
 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần “Sóng âm” vật lí 12 THPT 
nói riêng và các phần khác của chương trình vật lí phổ thông nói chung mang lại 
kết quả chất lượng, cần có sự nỗ lực phấn đấu, tự học hỏi của các nhà quản lý giáo 
dục và của đội ngũ GV vật lí ở các trường phổ thông, như: 
 - Sở giáo dục cần tăng cường thêm các quy chế, quy định áp dụng việc dạy 
học theo các phương pháp dạy học mới. Tổ chức tập huấn, các buổi dạy mẫu các 
phương pháp mới. Bồi dưỡng các kĩ năng thực hành cho GV, khuyến khích GV áp 
dụng rộng rãi các mô hình dạy học tích cực đã có và mới. Ngoài ra, cần ghi hình 
lại các buổi thi GV giỏi để công bố các Videos thi GV dạy giỏi một cách rộng rãi 
để các GV có thể trau dồi kiến thức cũng như thuận tiện hơn cho quá trình đào tạo 
đội ngũ GV mới cho tương lai. 
 - Ban giám hiệu tăng cường bám sát, có những chỉ đạo sát sao tới các việc vận 
dụng và triển khai các mô hình dạy học tích cực. Bên cạnh đó cũng có những sự hỗ 
trở, khích lễ các GV đã tham gia thực hiện các phương pháp, mô hình dạy học tích 
cực đã có và mới. 
 - Tổ chuyên môn tăng cường thêm các buổi thảo luận chuyên môn về các mô 
hình giáo dục tích cực. Tổ trưởng chuyên môn và các GV có thâm niên phát huy 
vai trò đầu tàu của mình. Bên cạnh đó, bản thân các GV cũng cần phải không 
ngừng học hỏi, trau dồi các kiến thức chuyên môn các phương pháp dạy học cho 
bản thân. Đặc biệt là các GV trẻ có những lợi thế về công nghệ thông tin, cũng như 
việc triển khai các mô hình dạy học tích cực mới dây cũng là một kênh thông tin để 
các GV khác có thể tham khảo thêm. 
48 
7. Kết luận và đề xuất 
(Trích từ Ogle, D.M. (1986). K-W-L: A teaching model that develops active 
reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570) 
---------------------------------------HẾT------------------------------------- 
1. Phiếu đánh giá 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1 
Đánh giá nhóm: . 
 Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm 
1 Nhạc cụ hoạt động ổn định 6 
2 Vật liệu đơn giản, rẻ tiền 4 
 Tổng điểm 10 
49 
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2 
Đánh giá nhóm: 
STT Nội dung 
chính 
Nội dung chi tiết Điểm 
tối đa 
Điểm 
1 Ảnh bản 
thiết kế 
Đảm bảo tính khoa học, dễ đọc, chú 
thích rõ, đẹp. 
 ( - 0,25 điểm/lỗi ) 
2 
2 Mô tả và 
giải thích 
bản thiết kế 
Mô tả được tất cả các chi tiết có trong 
bảng thiết kế. ( - 0,25 điểm/lỗi ) 
1 
Giải thích được các bộ phận trong bản 
thiết kế. ( - 0,25 điểm/lỗi ) 
2 
3 Nguyên vật 
liệu dự kiến 
Đảm bảo được tiêu chí đơn giản, rẻ tiền 
và dễ tìm. ( - 0,25 điểm/lỗi ) 
1 
4 Chuẩn bị Chuẩn bị phần trình bày tốt 1 
5 
Thuyết trình 
Tóm tắt được kiến thức trọng tâm 
2 
Ngắn gọn, nhấn mạnh chộ quan trọng 
Có giải thích minh họa bên ngoài 
Có sử dụng các công cụ hộ trợ khác 
Tự tin, giọng nói dễ nghe, thu hút 
người nghe 
6 Bảo vệ giải 
pháp 
Giải pháp đã tối ưu hay chưa 1 
TỔNG ĐIỂM 10 
50 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 3 
Đánh giá nhóm: .. 
STT Nội dung 
chính 
Nội dung chi tiết Điểm 
tối đa 
Điểm 
1 Sản phẩm - Chế tạo được ít nhất một nhạc cụ 
- Vật liệu tái chế, dễ tìm. 
2 
2 Hoạt 
động 
 Có giải thích được quá trình hoạt động của 
sản phẩm hay không 
1 
3 Ứng dụng Thể hiện được bản nhạc theo đã đưa ra 1 
4 Tính hiểu 
quả 
Sản phẩm đã hoạt động ổn định hay không 1 
5 Chuẩn bị Chuẩn bị phần trình bày tốt 10 
Câu hỏi kèm theo của các loại máy điện 10 
6 
Thuyết 
trình 
Tóm tắt được kiến thức trọng tâm của bài 4 
Ngắn gọn, nhấn mạnh chộ quan trọng 4 
Có giải thích minh họa bên ngoài 4 
Có sử dụng các công cụ hộ trợ khác 4 
Tự tin, giọng nói dễ nghe, thu hút người 
nghe 
4 
7 Phản hồi 
câu hỏi 
Chính xác, ngắn ngọn, thỏa mãn được 
người hỏi. 
10 
TỔNG ĐIỂM 100 
51 
2. Điểm tổng kết 
Điểm đánh giá của mỗi HS được xác định theo công thức: 
3. Tài liệu học tập 
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ 
Họ và tên: ..................................................... Nhóm: ..................................... 
STT Nội dung 
chính 
Nội dung chi tiết Điểm 
tối đa 
Điểm 
1 Nhiệm vụ 
Hoàn thành rất tốt 5 
Hoàn thành tốt 4 
Hoàn thành 3 
Không hoàn thành 0 
2 Thảo luận 
và tinh thần 
làm nhóm 
Tham gia tích cực 5 
Tham gia 3 
Tham gia ít 2 
Không tham gia 0 
TỔNG ĐIỂM 10 
Xác nhận của tổ trưởng: 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_vao_trong_day.pdf
Sáng Kiến Liên Quan