SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh Trung học Phổ thông miền núi

Cơ sở thực tiễn

Thực tế cho thấy ứng dụng lớn nhất của đại đa số các em khi học bộ môn

Tin học chỉ đơn giản là soạn thảo văn bản, lập tài khoản truy cập web, tìm kiếm

thông tin trên mạng, sử dụng mạng xã hội để trò chuyện kết bạn khoe ảnh mà

không hề biết sử dụng các phần mềm ứng dụng vào học tập. Không biết sử dụng

mạng xã hội làm một công cụ đắc lực trao đổi kiến thức, quảng bá những việc

làm hay, hình ảnh đẹp, những ứng dụng thiết thực mình tạo ra được trong quá

trình học tập, những kiến thức lịch sử, địa lý của địa phương, do bản thân tìm

hiểu được, các nét đẹp truyền thống của con người, mảnh đất quê hương

Trong khi đó phần mềm ứng dụng là kho tài nguyên rất lớn của Tin học mà

người dùng cả thế giới có thể khai thác phục vụ nhu cầu công việc, giải trí và

học tập. Đối với học sinh miền núi việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các

em mang những kiến thức của các môn học ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn để

cho ra đời những sản phẩm phục vụ đắc lực cho việc học tập, hoạt động phong

trào, làm việc và sinh hoạt gần như chưa từng có.

Đồng thời, tâm lí của học sinh ở lứa tuổi từ 15 đến 18 của các em học sinh

THPT là thời kì chuyển giao từ trẻ con lên người lớn. Vì vậy, các em thích được

hoạt động nhiều hơn là ngồi lắng nghe, thích chứng tỏ bản thân bằng những việc

làm và những sản phẩm cụ thể, thích nổi tiếng, thích được thể hiện mình trước

cộng đồng. Trong khi đó, những hoạt động học tập thông qua những hoạt động

trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử địa phương nơi mình sinh sống, học tập vẫn còn là

một khái niệm mới mẻ đối với ngành giáo dục hiện nay nói chung và ở các khu

vực miền núi nói riêng. Giới trẻ khả năng nắm bắt công nghệ thông tin rất nhanh

nhạy việc định hướng cho các em ứng dụng kiến thức có được đó vào học tập,

tạo ra các sản phẩm chất lượng được quảng bá rộng rãi trên website nhà trường,

các trang mạng xã hội sẽ tạo nên hiệu ứng rất tốt tạo phong trào học tập vui

chơi lành mạnh cho học sinh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm học tập, tăng

cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh được sống trong không khí vừa

chơi, vừa làm và vừa học tập. Ứng dụng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm

do các em làm được như những video minh họa môn học, các bài văn hay, video

ca nhạc thể hiện năng khiếu của bản thân giúp các em giải tỏa căng thẳng sau

những buổi học, các hình ảnh đẹp về quê hương, bản sắc riêng của dân tộc

mình sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển tâm sinh lý cho lứa tuổi học trò.

Trải qua hơn 12 năm dạy học, tại huyện miền núi Tương Dương, chúng tôi

nhận thấy học sinh ở đây thường rất tự ti, thụ động trong các hoạt động cũng như

trong học tập. Điều đó là trở ngại lớn khiến các em khó khăn trong việc tiếp thu

kiết thức và mất dần hứng thú trong học tập.

Xã hội đang ở thời đại của nền văn minh thông tin, cuộc cách mạng 4.0

đang điễn ra rầm rộ trong mọi mặt đời sống, đối tượng học sinh là tương lai của

đất nước càng phải có trách nhiệm cao với xu thế phát triển thời đại. Việc giáo

dục học sinh sử dụng kĩ năng thực hành từ bộ môn Tin học vào cuộc sống, để

các em thấy được những điều thiết thực từ học tập, không chỉ giáo điều nằm trên

các trang giấy là nhiệm vụ không chỉ của giáo viên Tin học mà của tất cả các

môn học khác.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh Trung học Phổ thông miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tạo ra các 
video chất lượng đăng lên Youtube hay video quảng cáo, xa hơn nữa có thể kiếm 
tiền từ khả năng dựng video bằng phần mềm tay vẽ. Nhược điểm của phần mềm 
này là chỉ cho sử dụng thử 7 ngày còn muốn sử dụng với các chức năng đầy đủ 
của nó phải mua bản quyền sử dụng, và phải cải đặt trên máy tính cá nhân. Đối 
với học sinh miền núi thì chỉ có rất ít các em thỏa mãn được điều kiện sử dụng 
phần mềm này. Mặc dù vậy, với các ưu điểm vượt trội đó nhóm vẫn tiến hành 
hướng dẫn cho các em nhóm khối D của lớp 12A1 thực hiện video bằng phần 
mềm này. 
Để cài đặt và sử dụng phần mềm ta tiến hành các bước sau: 
Bước 1: Download phần mềm Videoscribe từ trang chủ: 
 https://www.videoscribe.co/en/Download 
Bước 2: Sau khi tải phần mềm về => nháy đúp chuột vào file cài đặt 
(Videoscribe.msi) => nhấn Next. 
Bước 3: Tiếp tục nhấn Next => nhấn Install để cài đặt 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 27 
Bước 3: Nhấn Finsh để kết thúc quá trình cài đặt 
Bước 4: Ở lần khởi động đầu tiên phần mềm sẽ yêu cầu đăng nhập thì mới 
có thể sử dụng được. Nếu có tài khoản rồi thì đăng nhập vào, nếu chưa có thì 
chúng ta nhấn vào Create new account để tạo một tài khoản mới. 
Nhấn vào dấu tích để đồng ý 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 28 
Giao diện chương trình xuất hiện ta nhấn vào nút đấu + để bắt đầu tạo mới 
một video. 
Để sử dụng phần mềm Videoscribe thì cũng rất đơn giản, nhưng để làm 
chuyên nghiệp, biết sử dụng kết hợp các hiệu ứng để tạo ra một video hoàn hảo 
thì đòi hỏi sự sáng tạo và tự tìm tòi từ phía học sinh. 
Đây là những tính năng cơ bản mà chúng ta cần phải biết trước khi bắt đầu 
vào làm video chữ viết tay bằng phần mềm Videoscribe 
(1): Save or Export this scribe: Lưu lại video ở trên phần mềm, nó sẽ 
giúp bạn có thể chỉnh sửa lại sau này. 
(2): Add an image to the canvas: Chèn hình ảnh vào Video 
(3): Add text to the canvas: Chèn chữ. 
(4): Add a chart to the canvas (Pie, Bar or Line): Chèn biểu đồ. 
(5): Add or change a music track for this scribe: Chèn nhạc vào video. 
(6): Add or change the voiceover for this scribe: Chèn file ghi âm vào 
video. 
(7): Change the paper texture or colour: Chèn hình nền (backgroup) cho 
Video. 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 29 
(8): Select a different base hand for this scribe: Chọn hiệu ứng bàn tay để 
viết chữ. 
(9): Preview play the scribe: Xem trước video. 
(10): Pulish (Render) you scribe video: Xuất file video để lưu vào máy 
tính hoặc upload lên Facebook, Youtube. 
Với hướng dẫn những kiến thức cơ bản như vậy học sinh tiếp tục tự tìm 
hiểu và xây dựng video cho nhóm mình. 
2.3. Hoàn thiện, truyền thông và ứng dụng học tập liên môn 
2.3.1. Hoàn thiện 
Sau khi đã biết cách dựng video bằng phầm mềm lựa chọn, dàn ý đã xây 
dựng, nhóm tiến hành dựng video. Sau đó nạp cho giáo viên phụ trách nhận xét 
bổ sung để làm video hài hòa đẹp mắt. 
Nhóm tiếp tục chỉnh sửa video theo hướng dẫn sau khi hoàn tất giáo viên 
phụ trách nạp video xin ý kiến chuyên môn để đưa ra sử dụng rộng rãi trong dạy 
học. 
2.3.2. Truyền thông 
Khi video đã được thông qua, giáo viên phụ trách đăng tải lên youtube cá 
nhân, học sinh chia sẻ video rộng rãi lên trang nhóm facebook, zalo Ngoài ra 
còn được đăng tải lên website của nhà trường, góp phần xây dựng nội dung cho 
website nhà trường 
Việc chia sẻ video do các em xây dựng được lên các kênh truyền thông 
chính thống của nhà trường, vừa tạo kho tư liệu hỗ trợ dạy học, tạo hứng thú của 
học sinh được khoe sản phẩm của mình, vừa quảng bá được những hoạt động 
dạy và học tích cực ý nghĩa của giáo viên và học sinh trong nhà trường. 
2.3.3. Ứng dụng học tập 
Giáo viên và học sinh đều hứng thú với các tiết học có sử dụng các video để 
minh họa bài học 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 30 
Nhiều giáo viên nhận thấy lợi ích của phương pháp học này đã tiếp tục 
hướng cho học sinh đến các hoạt động học tập thú vị hơn như vẽ tranh, dựng clip 
thí nghiệm, làm video tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông... 
Video minh họa môn học do các em học sinh tạo được sử đụng làm tư liệu 
hỗ trợ giảng dạy trên lớp: 
Các hoạt động dùng clip dạy học các môn học, tạo các clip về mẹo vặt cuộc 
sống, hiện tượng tự nhiên, tuyền truyền bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... 
ngoài ứng dụng cho các môn học liên quan nó còn được dùng làm tư liệu cho 
môn Tin học dùng trong các bài: 
Bài 7. Phần mềm máy tính. 
Bài 8. Những ứng dụng của Tin học. 
Bài 9. Tin học và xã hội. 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 31 
IV. Hiệu quả của đề tài 
1. Thuận lợi và khó khăn của trong quá trình thực hiện đề tài 
1.1 Áp dụng cho học sinh 
1.1.1. Thuận lợi 
Trong quá trình làm clip, học sinh có cơ hội được trải nghiệm và sáng tạo 
theo cách riêng của mình. Đây là cơ hội để các em phát triển những năng lực 
tiềm ẩn của bản thân và giáo viên cũng dễ dàng nhận diện và phân loại học sinh 
để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp. 
Sau khi hoàn thành xong clip ngắn sử dụng chính những sản phẩm đó 
trong dạy học hoặc ôn tập thì các em học sinh đã nắm chắc các chi tiết quan 
trong trong nội dung bài học. Những em học sinh khác sẽ được tiếp cận bài học 
qua một kênh mới bằng phương tiện nghe nhìn hết sức sinh động, gần gũi và hấp 
dẫn. Từ đó giúp các em dễ dàng nhớ nội dung bài học hay ví dụ minh họa hơn. 
 Sau khi được tương tác với sân chơi lành mạnh, học sinh hào hứng hơn 
khi được thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao một cách đầy thú vị. Đồng 
thời, được đánh giá kết quả học tập thông qua các clip, các sản phẩm của mình 
khiến học sinh thích thú và thỏa mãn hơn so với việc đánh giá, cho điểm thông 
qua các bài kiểm tra miệng hoặc viết. 
Việc cho học sinh trải nghiệm và sáng tạo giúp cho mối quan hệ giữa thầy 
và trò ngày càng được xích lại gần hơn. Đồng thời, sau mỗi năm dạy học, giáo 
viên tích lũy dược những sản phẩm tạo thành bộ sưu tập đồ dùng dạy học ứng 
dụng lâu dài cho nững năm tiếp theo thông qua những clip trực quan sinh động. 
1.1.2. Khó khăn 
Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất ít em có máy tính để tạo các 
sản phẩm học tập. Điện thoại có cấu hình thấp nên chất lượng ảnh, video khi các 
em lấy tư liệu còn nhiều hạn chế. 
Một lượng không nhỏ các em không có điều kiện cập nhật thông tin tham 
gia mạng xã hội 
Học sinh chưa quen với cách học tập tự trải nghiệm để tạo sản phẩm bài 
học, chưa dám chủ động liên hệ giáo viên, người có liên quan đến việc tìm hiểu 
thông tin nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng nội dung video. 
Số ít các em còn ngại khi chia sẻ rộng rãi các video do mình xây dựng vì 
sợ nhận được các thông tin trái chiều mong đợi. 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 32 
1.2. Môn Tin học, mảng ứng dụng CNTT với các môn học 
1.2.1. Thuận lợi 
Phần lớn các em đều thích được tìm hiểu các phần mềm ứng dụng dựng 
phim nên nhiệt tình tham gia và chịu khó học hỏi để tạo được các clip phim 
ngắn. Ngoài việc phục vụ học tập các em còn học cách tạo các clip nhạc cho 
mình, tặng bạn bè, quay clip dạng Tik Tok mở rộng các sân chơi bổ ích cho 
các em thay vì ôm điện thoại chỉ để chơi game vào facebook, zalo trò chuyện tán 
ngẫu 
Qua quá trình xây dựng các đoạn clip học sinh hiểu được ứng dụng thiết 
thực của môn Tin trong việc hỗ trợ học tập và vui chơi giải trí từ đó các em yêu 
thích môn học và thích tìm tòi học các sử dụng các phần mềm ứng dụng hơn. 
Việc tham gia không gian mạng một cách hữu ích đã được đông đảo học 
sinh hưởng ứng nhiệt tình. 
Giáo viên và học sinh đều hứng thú với cách ứng dụng CNTT vào môn 
học theo hướng học sinh chủ động giáo viên chỉ đóng vài trò hướng dẫn, sử 
dụng sản phẩm đạt được phục vụ quá trình dạy học. 
1.2.2. Khó khăn 
 Trong quá trình tiến hành cài đặt sử dụng phần mềm các em còn gặp lúng 
túng phải hướng dẫn nhiều. 
Khi thực hiện các clip chủ yếu bằng điện thoại cấu hình thấp nên chất 
lượng video của các tác phẩm chưa được cao. 
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc đổi mới dạy học còn nhiều hạn chế. 
2. Đề tài góp phần hình thành năng lực cho học sinh 
2.1. Năng lực phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức 
Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triền khả 
năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ. 
Năng lực giao tiếp, thể hiện bản thân, sở thích, sở trường một cách tích 
cực nhất. 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn gắn liền với thực tiễn 
chính vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời 
thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học 
Học sinh có điều kiện tự nghiên cứu, làm việc với tài liệu, bài học rèn 
luyện một số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng 
lực giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền 
thông. 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 33 
Hình thành cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong 
học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, 
khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người 
học, cho học sinh quen với việc làm có tính hệ thống. 
2.2. Năng lực kích thích hứng thú nhận thức, phát triển trí tuệ cho 
học sinh 
Trong quá trình thực hiện đề tài các em tự mình tìm hiểu, trải nghiệm. 
Những điều tưởng chừng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn 
và các em sẽ có hứng thú với chúng. Từ đó các em có được động cơ học tập 
đúng đắn, trở nên tích cực và tiếp cận kiến thức mới. 
Đề tài góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh như năng lực 
làm việc nhóm, tìm tòi xác định vấn đề, năng lực ứng dụng kiến thức môn Tin 
học vào thực tiễn. 
2.3. Góp phần phát triển một số kĩ năng sống, phát triển nhân cách 
của học sinh 
Góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đó là lòng 
yêu quê hương, đất nước và con người, ý thức trách nhiệm trong xây dựng gìn 
giữ bản sắc dân tộc. 
Hình thành những phẩm chất: sống yêu thương (thể hiện ở sự sẵn sàng 
tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình 
Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền 
văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu 
thiên nhiên, cuộc sống), sống tự chủ, sống trách nhiệm. 
2.4. Các năng lực khác 
Hình thành năng lực học tập theo hướng trải nghiệm thực tế. Góp phần tạo 
các loại năng lực cần hình thành cho học sinh theo hướng giáo dục mới mà bộ 
giáo dục đề ra là tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp 
tác, sử dụng công nghệ thông tin. Quá trình tương tác với các hoạt động ý nghĩa 
trên không gian mạng giúp các em hình thành và phát triển các năng lực liên 
quan tới loại hình nghệ thuật thẩm mĩ như quay phim, chụp ảnh, ca hát, diễn 
kịch 
3. Phạm vi áp dụng và hiệu quả sư phạm 
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong các trường THPT, GDTX, 
phục vụ việc học tập theo hướng trải nghiệm sáng tạo. 
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn Tin học và các môn học khác 
bằng cách tạo thành những clip ngắn minh họa bài học đã góp phần cải tiến chất 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 34 
lượng tiết học, tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp 
vụ của giáo viên. 
Chất lượng các hoạt động của học sinh khi áp dụng đề tài này hiệu quả 
hơn hẳn những năm khác do học sinh rất thích thú với hoạt động trải nghiệm và 
tương tác trên mạng xã hội một cách hữu ích. 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 35 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Đóng góp của đề tài 
1. Tính mới của đề tài 
Sáng kiến mang tính mới, chưa có tác giả nào ứng dụng kĩ năng CNTT 
giúp học sinh tạo phong trào tìm hiểu quảng bá lịch sử địa phương bản sắc vùng 
miền, sử dụng rộng rãi các video minh họa bài học có thể áp dụng ở Trường 
THPT ở vùng miền núi. 
Qua khảo sát các đồng nghiệp và tìm hiểu lịch sử vấn đề thì chưa có cá 
nhân, tập thể nào đề cập đến đề tài này. 
2. Tính khoa học 
Đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc. Đề tài 
được lập luận chặt chẽ, thấu đáo có tính thuyết phục cao. 
Đề tài nghiên cứu phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy - học, 
Tin học và các môn học khác bậc THPT hiện nay. Nó phù hợp với thành tựu 
khoa học giáo dục được Đảng và nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo triển khai. 
Giải pháp sáng kiến chúng tôi đưa ra có khả năng áp dụng trong một phạm 
vi rộng và dễ thực thi cho các trường THPT hiện nay. Đề tài đã được triển khai, 
kiểm nghiệm trong hai năm học. 
3. Tính ứng dụng 
Nhiều clip ý nghĩa đã được học sinh tạo dựng phục vụ cho quá trình dạy 
học lâu dài của thầy và trò trường THPT Tương Dương 2. Các sản phẩm bài 
viết, video, tranh vẽ được lưu giữ làm mục đích tuyên truyền cho hoạt động 
trong các năm học tới. 
Các video về lịch sử địa phương được chia sẻ rộng rãi, có tác dụng giới 
thiệu, quảng bá hình ảnh đẹp, bản sắc của quê hương cho bạn bè khắp nơi được 
biết đến. Góp phần giáo dục ý thức bảo vệ xây dựng và bảo tồn cảnh sắc quê 
hương cho thế hệ trẻ. 
Như vậy sản phẩm tạo ra của các em đều có tính ứng dụng thực tế rất cao. 
Để xác định được hiệu quả sau khi thực hiện đề tài đến thái độ, năng lực 
của học sinh với môn học và khả năng vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn 
giáo viên tiếp tục phát phiếu thăm dò cho 100 học sinh tại 15 lớp (mỗi lớp 6 đến 
7 em) vào đầu tháng 3 năm học 2020 – 2021 thì thu được kết quả như sau: 
Câu hỏi Đáp án % Lựa chọn 
Khả năng tìm kiếm thông tin phục vụ 
việc học trên internet của em? 
Tốt 40 % 
Khá 50 % 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 36 
Bình thường 10 % 
Em có thể tiến hành tự cài đặt và sử 
dụng phần mềm đơn giản không? 
Có 40 % 
Không 60 % 
Em có biết tạo một video đơn giản 
bằng điện thoại cá nhân không? 
Có 40 % 
Không 60 % 
Em tham gia mạng xã hội chủ yếu là 
làm gì? 
(có thể lựa chọn nhiều đáp án) 
Trò chuyện với bạn bè 100 % 
Khoe ảnh 80 % 
Chia sẻ các bài học hay 50 % 
Em nghĩ như thế nào khi mình tạo 
được các sản phẩm công nghệ phục vụ 
học tập? 
Rất thú vị 50 % 
Bình thường 40 % 
Không nghĩ đến 10 % 
Theo khảo sát cho thấy học sinh sự khác biệt rõ rệt lượng các em biết tìm 
kiếm thông tin phục vụ việc học tập trên internet nhiều hơn. Khả năng khai thác 
sử dụng phần mềm ứng dụng cài đặt và sử dụng nó tăng từ 20% lên 40% số 
phiếu khảo sát. Các em không chỉ sử dụng mạng xã hội trò chuyện giải trí nữa 
mà còn sử dụng nó chia sẻ những bài học hay những sản phẩm học tập của bạn 
bè làm được, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho nhà trường. Rất nhiều em sau 
khi được xem các video của các bạn xây dựng đã có suy nghĩ sẽ tạo ra được các 
công cụ hỗ trợ học tập nhờ kĩ năng CNTT của mình. 
Để xác định được khả năng làm việc nhóm, năng lực học tập trải nghiệm 
của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn sau khi tiến 
hành đề tài giáo viên phát phiếu thăm dò cho 100 học sinh tại 15 lớp (mỗi lớp 6 
đến 7 em) đầu tháng 3 năm học 2020 – 2021 thì thu được kết quả như sau. 
Câu hỏi Đáp án % Lựa chọn 
Theo em bảo tồn và phát huy các giá 
trị văn hóa của lịch sử địa phương 
bản sắc vùng miền bằng cách nào? 
(có thể lựa chọn nhiều đáp án) 
Tuyên truyền, quảng bá 70 % 
Sử dụng sản phẩm địa 
phương 
65 % 
Biết để duy trì các giá trị 75 % 
Theo em có cần tìm hiểu để bảo vệ 
lịch sử, danh lam thắng cảnh, bản sắc 
quê hương hay không? 
Có 73 % 
Không 27 % 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 37 
Theo em trách nhiệm bảo tồn di sản 
văn hóa địa phương thuộc về ai? 
(có thể lựa chọn nhiều đáp án) 
Các cấp chính quyền 80 % 
Người dân địa phương 85 % 
Thế hệ trẻ 78 % 
Em đánh giá như thế nào về hiệu quả 
giáo dục đạo đức thông qua hoạt 
động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử địa 
phương bản sắc vùng miền 
Rất hiệu quả 68 % 
Hiệu quả 25 % 
Ít hiệu quả 7 % 
Em đánh giá như thế nào khi được 
học các tiết học có sử dụng các video 
do các em tạo nên. 
Rất thú vị 70 % 
Bình thường 27 % 
Cần suy nghĩ thêm 3% 
Theo khảo sát cho thấy các em đã hiểu thế nào là gìn giữ, bảo vệ bản sắc 
dân tộc nơi địa phương mình sinh sống, thấy được ý nghĩa của hoạt động trải 
nghiệm tìm hiểu lịch sử địa phương và ứng dụng vào hoạt động học tập. Rất hào 
hứng với hoạt động này do các em đã được tự mình trải nghiệm, được nhìn thấy 
sản phẩm của các bạn khác làm ra. Được thực nghiệm các tiết học sử dụng ví dụ 
minh họa bài học rất sinh động từ các clip giới thiệu lịch sử địa phương bản sắc 
vùng miền. Những con số khảo sát nhận được rất khả quan, là tiền đề thuận lợi 
để định hướng học sinh học tập theo hướng trải nghiệm. 
Qua quá trình thực hiện 2 năm và những ảnh hưởng truyền thông có được 
từ các video của các em học sinh đã có một số giáo viên vận dụng khả năng quay 
phim, sử dụng phần mềm của các em học sinh dựng các bộ phim học tập môn 
học như môn Giáo dục công dân, môn Ngữ văn và cả các hoạt động của Đoàn 
trường như tuyên truyền an toàn giao thông, pháp luật qua các clip do học sinh 
dàn dựng thực hiện sau đó đăng tải lên các kênh thông tin của nhà trường. 
II. Một số đề xuất 
1. Đối với giáo viên thực hiện đề tài 
Trên thực tế việc áp dụng, đề tài này chỉ là một ứng dụng nhỏ kết hợp các 
hoạt động dạy và học một số bài của các bộ môn, chưa đánh giá toàn diện được 
những ưu điểm và nhược điểm trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp khi 
thực hiện theo nội dung đề tài đề ra, để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn. 
2. Đối với học sinh khi học và vận dụng 
Việc áp dụng đề tài này vào dạy học các bộ môn sẽ khiến cho bài học 
không nhàm chán, đơn điệu, mà tạo được hứng thú cho học sinh thích tìm hiểu, 
tự nắm bắt nội dung môn học, thích học bằng hình thức trải nghiệm. Tạo bầu 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 38 
không khí nhiệt tình trong lớp học, kích thích sự tham gia đóng góp ý kiến xây 
dựng bài và sẽ tạo ra nhiều mới mẻ trong nhận thức của các em. 
Với việc áp dụng đề tài có thể áp dụng nhiều hơn ngoài việc học như áp 
dụng vào các phong trào Đoàn tạo các video tuyên truyền pháp luật, an toàn giao 
thông, giáo dục ý thức, đạo đức cho học sinh, để các em học sinh tích cực hơn 
với các hoạt động do Đoàn trường phát động. 
3. Đối với các cấp quản lí giáo dục 
Dầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học liên 
môn, như phòng máy chiếu, phòng học với đủ hệ thống loa, tivi, mạng 
Internet. 
Đầu tư hơn cho phòng học bộ môn Tin học như số lượng máy tính hiện ở 
các trường vùng cao còn quá ít trung bình 3 đến 4 em ngồi thực hành cùng 1 
máy, máy tính cũ cấu hình thấp chưa thực sự đảm bảo được việc học bộ môn 
các phòng máy gần như chưa được lắp đặt Internet, mạng Lan. 
Quan tâm đến vai trò của hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong việc 
giáo dục học sinh. 
Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi 
 39 
Tài liệu tham khảo 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học 10. 
- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tin học. 
- Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 – 2020, 2020 - 2021 của 
ngành Giáo dục. 
- Các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên. 
- Các văn bản liên quan về chương trình sách giáo khoa mới của bộ Giáo 
Dục và Đào Tạo. 
- Nguồn thông tin trên Internet. 
- Chương trình Lịch sử địa phương phổ thông 
- Địa chí Huyện Tương Dương. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_hoat_dong_trai_nghiem.pdf
Sáng Kiến Liên Quan