SKKN Ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lí và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay

Cơ sở thực tiễn

Năm học 2020-2021 là năm thứ 11 thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ

XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh Đảng bộ Nghệ

An, triển khai chương trình hành động của Bộ GDĐT giai đoạn 2020-2025 và

Chiến lược phát triển giáo dục 2020-2025 hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản

và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Trong bài "Đổi mới căn bản, toàn diện để hoàn thiện một nền giáo dục và đào

tạo Việt Nam nhân bản" (Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016), Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Ngày nay, khi tri thức

đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức thì các nước trên thế

giới đều ý thức được rằng giáo dục là đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô hình

tăng trưởng và phát triển xã hội bền vững". Nhận thức sâu sắc về điều đó, việc

đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của

cuộc sống là một tất yếu, bởi vì "khi hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm

hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con người cũng5

phải thay đổi. Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề mới, buộc

con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những phương tiện để

giải quyết vấn đề. Những tri thức mới ra đời bổ sung và bồi đắp cho hệ thống tri

thức đã có, làm thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi từng phần thế giới quan, dẫn

đến thay đổi cả phương thức hoạt động của con người và cộng đồng. Điều đó

cũng có nghĩa rằng, những tri thức mới đã làm thay đổi tư duy của con người"

Trường THPT Quỳnh Lưu 3 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính

quyền, của ngành giáo dục, đã được trang bị thêm máy vi tính và một số phần

mềm, tạo cơ sở hạ tầng Công nghệ số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử

dụng vào quá trình quản lý và giảng dạy.

pdf37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lí và dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong tình hình dịch bệnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lí công tác chủ nhiệm qua nhóm Zalo: 
Hình 19: Mô tả nhóm GVCN qua zalo 
Nhận thấy tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp như là: 
- Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp. 
Với vị trí là cấp học cuối của bậc học phổ thông có nhiệm vụ hoàn tất việc trang 
bị tri thức phổ thông cơ bản, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng học tập nhận 
thức cùng với các kỹ năng xã hội, xây dựng, phát triển nhân cách tốt đẹp cho 
26 
học sinh, cấp học này đặt ra những yêu cầu cao cho việc quản lý và giáo dục học 
sinh. 
Người đứng ra đảm đương công việc quản lý và giáo dục toàn diện học sinh 
chính là giáo viên chủ nhiệm. Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn 
diện, đòi hỏi GVCN phải có: 
+ Những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học. 
+ Kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉ đạo thực 
hiện kế hoạch một cách khoa học 
+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh 
+ Kỹ năng giao tiếp sư phạm: biết cách tiếp cận, phán đoán học sinh, có khả 
năng xác lập nhanh chóng, khéo léo, đúng đắn mối quan hệ với học sinh trong 
hoạt 
động dạy học và giáo dục 
- GVCN là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Đây là 
chức năng rất đặc trưng của GVCN mà giáo viên bộ môn không có. Chức năng 
này chỉ có thể thực hiện tốt khi giáo viên chủ nhiệm biết quan tâm tổ chức, xây 
dựng đội ngũ tự quản của lớp, thường xuyên bồi dưỡng năng lực của đội ngũ 
này để tăng cường sức mạnh tự quản của tập thể học sinh. 
- GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong 
và ngoài nhà trường. 
+ GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường như là 
thay mặt hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục 
của 
nhà trường đến với học sinh và tập thể học sinh. 
+ GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 
(gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư,...) trong giáo dục học sinh là 
một nguyên tắc giáo dục đồng thời là một trong những nội dung thực hiện xã hội 
hoá giáo dục. 
+ GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh. Năng lực chuyên 
môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN là điều kiện quan 
trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục học 
sinh của lớp. 
Cho nên tôi đã tạo ra nhóm Zalo để tiện trao đổi thông tin và đề xuất các 
quyết định, các giải pháp để nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp cho giáo viên 
tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 trong năm học 2020-2021; và kết quả thu được 
nằm ngoài mong đợi; qua đây có thể nhận thấy có thể tạo nhiều nhóm trao đổi 
thông tin quản lí qua zalo như là: nhóm: CBGVNV QUYNH LUU 3; nhóm 
GVCN QUYNH LUU 3, nhóm Tổ trưởng chuyên môn; nhóm BGT QL3; nhóm 
Nghề ql3 để trao đổi thông tin hiệu quả hơn trong công tác quản lí; 
27 
V. Hiệu quả áp dụng 
5.1. Hiệu quả 2 mặt giáo dục 
Thống kê 2 mặt giáo dục của 2 năm 2019-2020 và năm học 2020-2021: 
STT Khối 
Tổng 
số 
Giỏi Khá TB Yếu Kém Chưa 
TK SL % SL % SL % SL % SL % 
1 Khối 10 545 67 12.3 234 42.9 232 42.6 9 1.7 0 0 3 
2 Khối 11 571 109 19.1 262 45.9 166 29.1 34 6.0 0 0 0 
3 Khối 12 517 141 27.3 277 53.6 86 16.6 8 1.5 0 0 5 
Toàn trường 1633 317 19.4 773 47.3 484 29.6 51 3.1 0 0 8 
Bảng 2: Kết quả xếp loại học lực học kỳ 1 năm học 2019-2020: 
Vẽ biểu đồ thể hiện kết quả xếp loại năm học 2019 - 2020 như sau: 
Biểu đồ 1: Kết quả học lực kỳ 1 năm 2019-2020 
So với học kỳ 1 năm học 2020-2021 
STT Khối 
Tổng 
số 
Giỏi Khá TB Yếu Kém Chưa 
TK SL % SL % SL % SL % SL % 
1 Khối 10 584 81 13,87 231 39,55 224 38,36 20 7,53 0 0 4 
2 Khối 11 529 126 23,82 241 45,56 153 28,92 3 0,57 0 0 6 
3 Khối 12 463 139 30,02 263 56,80 58 12,53 0 0,00 0 0 3 
Toàn trường 1576 346 21,95 735 46,64 435 27,60 23 2,98 0 0 13 
Bảng 3: Bảng kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2020-2021 
28 
Vẽ biểu đồ thể hiện kết quả xếp loại năm học 2020 - 2021 như sau: 
Biểu đồ 2: Kết quả học lực kỳ 1 năm 2020-2021 
Như vậy dựa vào biểu đồ hình cột ta nhận thấy hiệu quả rất rõ so với cùng kỳ học 
kỳ I năm học 2019-2020: Chất lượng học tập của học sinh về loại Giỏi tăng 4,22% , 
Loại khá tăng 1,62% ; hạn chế là loại yếu tăng 0,39%. Và năm nay không có HS xếp 
loại học lực kém. 
STT Khối Tổng số 
Tốt Khá TB Yếu Chưa 
TK SL % SL % SL % SL % 
1 Khối 10 545 340 62,39% 164 30,09% 25 4,59% 13 2,39% 3 
2 Khối 11 571 386 67,60% 133 23,29% 32 5,60% 20 3,50% 0 
3 Khối 12 517 385 74,47% 103 19,92% 22 4,26% 2 0,39% 5 
Toàn trường 1633 1111 68,03% 400 24,49% 79 4,84% 35 2,14% 8 
Bảng 4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh kỳ 1 năm học 2019-2020: 
So với học kỳ 1 Năm 2020-2021 
STT Khối Tổng số 
Tốt Khá TB Yếu Chưa 
TK SL % SL % SL % SL % 
1 Khối 10 584 373 63,87 162 27,74 33 5,65 12 2,05 4 
2 Khối 11 529 388 73,35 119 22,50 15 2,84 1 0,19 6 
3 Khối 12 463 327 70,63 126 27,21 5 1,08 1 0,22 4 
Toàn trường 1576 1088 69,04 407 25,82 53 3,36 14 0,92 14 
Bảng 5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh kỳ 1 năm học 2020-2021: 
29 
Như vậy So với kết quả học kỳ 1 năm học 2019-2020, hạnh kiểm học sinh 
loại tốt tăng 3,37% và loại tăng 1,52%, loại khá tốt tăng từ 90% lên mức 95%, 
điều đáng vui mừng là loại yếu năm nay giảm từ 4,32% (năm 2018-2019 65hs) 
xuống còn 0,92% (14 hs). 
5.2. Hiệu quả chung cho toàn bộ CB, giáo viên được sử dụng biện pháp 
Việc ứng dụng Công nghệ số trong quản lý và dạy học cho đến nay không còn 
mới mẻ, nhưng nhiều giáo viên cũng như cán bộ quản lý vẫn còn e dè, sử dụng 
Công nghệ số trong quản lý và dạy học một cách máy móc, thụ động... Nguyên 
nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do trình độ Tin học của một số giáo viên chưa 
tốt dẫn đến không tự tin. Nắm bắt được tình hình này tôi đã mạnh dạn tham mưu 
cho Hiệu trưởng trường THPT Quỳnh Lưu 3 tổ chức các hoạt động để hỗ trợ 
giáo viên trong việc ứng dụng Công nghệ số vào đổi mới phương pháp dạy học, 
từ việc nâng cao nhận thức của giáo viên đến tập huấn sử dụng phần mềm, hội 
giảng theo chuyên đề...Chính vì vậy, đến thời điểm này năm học 2020-2021, 
trên 70% giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 3 có thể ứng dụng Công nghệ số 
vào soạn giảng một cách hữu hiệu. Có nhiều giáo viên ở các bộ môn như: Toán, 
Lí, Hóa, Tin, Ngoại Ngữ có kênh bài giảng trên Youtube và số lượng học viên 
(lượt view) theo dõi rất caoNâng cao chất lượng dạy và học của toàn trường 
lên rất nhiều so với thời gian cùng kỳ trước đây. 
- Phụ huynh học sinh cảm thấy an tâm khi gửi con em mình đến trường 
Quỳnh Lưu 3. Con em của họ được chăm sóc chu đáo từ việc học tập đến việc 
sinh hoạt trong khuôn viên trường. Mối liên hệ giữa GVCN và phụ huynh học 
sinh gắn chặt, từ đó tạo ra sự hợp tác giáo dục học sinh. 
- Đồng thời giúp giáo viên có cơ hội ôn lại kiến thức tâm lý học, giáo dục học 
mà đã được học ở trường đại học, đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp. 
- Đối với nhà trường, chất lượng giáo dục ngày càng tăng, tạo được môi 
trường giáo dục lành mạnh, hưởng ứng tốt phong trào “Trường học thân thiện, 
học sinh tích cực”. Xây dựng mối quan hệ nhiều mặt với các lực lượng trong và 
ngoài nhà trường, phối hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao. 
So sánh kết quả giáo dục năm 2019-2020, thì năm học này chất lượng giáo 
dục hai mặt tăng so với năm học trước, học sinh khá giỏi tăng, học sinh trung 
bình, yếu có giảm, đây là tín hiệu vui là vì đó là chất lượng thật. Theo tôi quản 
lý công tác chủ nhiệm lớp là tích cực và đúng đắn, nhằm nâng cao trách nhiệm 
quản lý lớp của thầy và hoạt động của trò, làm cho GVCN quan tâm hơn trong 
công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục và có cơ sở 
khoa học trong việc đánh giá xếp loại giáo viên ở cuối học kì và cả năm học. 
30 
PHẦN III - KẾT LUẬN 
I. Ý nghĩa của đề tài 
Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học, sử dụng các 
nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lí và độ tin cậy cao. Sáng 
kiến đã thực hiện được những vấn đề đặt ra mang tính thực tiễn rất cao cụ thể là: 
Đối với bản thân tôi thấy rằng sau khi áp dụng biện pháp thì kết quả quản lí 
giáo dục của mình rất cao, công việc diễn ra nhanh chóng. 
Đối với CB,GV: Khi áp dụng sáng kiến trình độ sử dụng Công nghệ số của 
giáo viên của trường trong công tác dạy học, công tác quản lí lớp chủ 
nhiệm,được nâng lên rõ rệt, hoạt động đổi mới phương pháp soạn giảng, 
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng và 
hiệu quả giảng dạy của giáo viên trong toàn trường diễn ra sôi nổi theo chiều 
hướng tích cực như phong trào soạn giảng E-learning, có giải trong cuộc thi thiết 
kế bài giảng trực tuyến miccrolearning do sở giáo dục tổ chức. 
Đối với tình hình chung của ngành giáo dục: Đặc biệt trong tình hình dịch 
bệnh Covid_19 đang diễn biến phức tạp đã đưa ra giải pháp mới làm thay đổi 
hình thực học tập để vừa làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo 
tiến độ dạy học phù hợp với quy định chung của Bộ giáo dục trong năm học 
2020-2021 này, vừa đem lại kết quả khả quan. 
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 
` 1. Bài học kinh nghiệm 
- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch hành động về ứng dụng công nghệ thông 
tin trong quản lý và giảng dạy một cách cụ thể, rõ ràng, có sự phân công rõ trách 
nhiệm và quyền hạn cho từng cán bộ, giáo viên. 
- Ban chuyên môn cần kiểm soát chặt chẽ công tác đăng kí phòng dạy, đánh 
giá giờ dạy, trao đổi kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn kĩ năng soạn giáo án 
bằng công nghệ thông tin của giáo viên. 
- Khi cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về Công nghệ số do Sở tổ chức 
thì về triển khai ngay cho toàn thể giáo viên trong trường và mọi giáo viên đều 
31 
phải có một sản phẩm nộp cho phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên 
môn. 
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên nên phân theo từng tổ, tập huấn ngay 
tại phòng thực hành vi tính của nhà trường. 
 2. Hướng phát triển 
Cần phải tạo ra ngân hàng đề kiểm tra đầy đủ các môn cho trường THPT 
Quỳnh Lưu 3 đặc biệt là bộ đề trắc nghiệm, tạo bài giảng dùng chung, đưa việc 
ứng dụng Công nghệ số trong giảng dạy thành việc làm “bình thường” trong kế 
hoạch năm học. Ngoài ra cần có chính sách, cơ chế hợp lí để đánh giá một tiết 
dạy ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao. 
 Khuyến khích giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
tích cực, sử dụng công nghệ số để soạn giáo án, tổ chức diễn đàn giao lưu, trao 
đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của giáo viên, cung cấp chia sẽ 
nguồn tư liệu, phát động các phong trào soạn bài giảng điện tử như Elearnning, 
bản đồ tư duy... có giải thưởng để động viên khích lệ. 
III. Đề xuất kiến nghị 
 - Sở giáo dục nên tổ chức các lớp bồi dưỡng định kỳ cho cán bộ quản lý 
cũng như cho giáo viên nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng Công nghệ số vào dạy 
học, giáo dục dựa trên tiêu chí “Đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ”, trong đó 
chú trọng kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phù hợp với đặc điểm 
của từng môn học, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng 
dạy, kỹ năng sử dụng các phần mềm trên máy tính, kỹ năng khai thác các thông 
tin trên mạng, kỹ năng về ngoại ngữ, phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho cán 
bộ, giáo viên. 
- Tổ chức hội thảo về ứng dụng Công nghệ số trong nhà trường, các phương 
pháp đánh giá phù hợp với đặc thù môn học. 
- Tổ chức hội nghị GVCN vào cuối năm để tổng kết việc tập huấn GVCN. 
- Hàng năm nên tổ chức cuộc thi ứng dụng Công nghệ số vào giảng dạy cho 
giáo viên, tổ chức hội thảo để tra đổi kinh nghiệm về sử dụng các thiết bị đa 
phương tiện, các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học để giảng dạy. 
32 
- Khi tuyển chọn giáo viên nên kiểm tra trình độ Tin học bằng ứng dụng thực 
tế như kĩ năng soạn giáo án, kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học...chứ không 
nên kiểm tra chứng chỉ Tin học. 
- Cho phép mỗi trường phổ thông tuyển biên chế một cán bộ, viên chức phụ 
trách ứng dụng Công nghệ số có trình độ đại học trở lên, có giáo viên nòng cốt 
về việc ứng dụng Công nghệ số trong dạy học. 
- Thiết lập hệ thống email miễn phí theo tên miền riêng của cơ sở giáo dục 
(.edu) và tạo để cung cấp cho mọi giáo viên và học sinh yêu cầu tích cực sử 
dụng e-mail để giao dịch văn bản. 
- Trang bị thêm cho các trường phổ thông một số phần mềm có bản quyền để 
phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động dạy học như Adobe Presenter, 
Imidmap... 
- Trang bị thêm cho trường THPT Quỳnh Lưu 3 thêm một số đầu chiếu 
projecter, tivi....để đáp ứng tốt nhu cầu dạy học của giáo viên và thực hành của 
học sinh. 
 Quỳnh Lưu, ngày 25 tháng 03 năm 2021 
 Người viết SKKN 
 Vũ Văn Tân 
33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Điều lệ trường trung học phổ thông theo thông tư 32/BGD-ĐT 
[2]. Giáo trình giáo dục học phổ thông – Trần Thị Hương – ĐHSP Tp. Hồ Chí 
Minh – 2009 
[3]. Khoa học quản lý giáo dục – Trần Kiểm – NXB ĐHSP – 2008 
[4]. Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học 
phổ thông - Hà Nhật Thăng – NXB Đại học Quốc gia Hà nội – 2000 
[5]. Quản lý giáo dục – Bùi Minh Hiển – NXB ĐHSP – 2006 
[6]. Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực, nhà xuất bản đại học sư phạm 2016 
[7].Tài liệu tập huấn về công nghệ thông tin cho dạy học tích cực. Sản xuất bởi 
VVOB Việt Nam. 2010. 
[8].Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ 
sở giáo dục. 
[9]. Các nguồn tài liệu tham khảo liên quan trên Internet. 
Thư góp ý xin gửi về địa chỉ: 
 Tác giả: Vũ Văn Tân (vutanql4@gmail.com) 
Phó hiệu trưởng: Trường THPT Quỳnh Lưu 3 
Điện thoại: 0989 654 880 (0945 484 333) 
SỞ GDĐT NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021 
Tên đề tài: ........................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................... 
Mã số:..........Môn/lĩnh vực:..................Người đánh giá:.................................. 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
Nội dung 
đánh giá 
Tiêu chí 
Đánh giá, 
nhận xét của 
Giám khảo 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
của 
GK 
(I) 
Phần mở 
đầu 
(10.0 điểm) 
- Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài. 5.0 
- Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu 
của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh 
nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 
5.0 
(II) 
Phần nội 
dung 
(75.0 điểm) 
- Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề 
nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên 
cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành. 
10.0 
- Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn 
vị, lĩnh vực, địa phương,) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 
 7.5 
- Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, 
hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập; 
 7.5 
- Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức,) trong quá 
trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, 
chặt chẽ 
20.0 
- Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . 
nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 
 20.0 
- Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác 
dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi 
thực hiện các giải pháp, các tác động, 
10.0 
(III) 
Phần 
Kết luận 
và kiến nghị 
(10.0 điểm) 
- Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, 
khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết 
với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, 
các tổ chức, cá nhân tham gia, ); 
2.5 
- Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa 
phương, với lĩnh vực, bộ môn,). 
2.5 
 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa 
đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến 
nghị đối với cấp liên quan.... 
5.0 
(IV) 
Hình thức 
(5.0 điểm) 
- Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu, 2.5 
- SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, 
kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 
2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 
17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được 
đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa 
cẩn thận. 
2.5 
Tổng điểm 100.0 
 Quỳnh Lưu, ngày 25 tháng 03 năm 2021. 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 
 (Ký ghi rõ họ tên) 
SỞ GDĐT NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021 
Tên đề tài: ........................................................................................................................... 
......................................................................................................................................................... 
Mã số:..........Môn/lĩnh vực:..................Người đánh giá:.................................. 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
Nội dung 
đánh giá 
Tiêu chí 
Đánh giá, 
nhận xét của 
Giám khảo 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
của 
GK 
(I) 
Phần mở 
đầu 
(10.0 điểm) 
- Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài. 5.0 
- Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu 
của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh 
nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 
5.0 
(II) 
Phần nội 
dung 
(75.0 điểm) 
- Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề 
nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên 
cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành. 
10.0 
- Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn 
vị, lĩnh vực, địa phương,) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 
 7.5 
- Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, 
hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập; 
 7.5 
- Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức,) trong quá 
trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, 
chặt chẽ 
20.0 
- Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . 
nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 
 20.0 
- Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác 
dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi 
thực hiện các giải pháp, các tác động, 
10.0 
(III) 
Phần 
Kết luận 
và kiến nghị 
(10.0 điểm) 
- Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, 
khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết 
với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, 
các tổ chức, cá nhân tham gia, ); 
2.5 
- Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa 
phương, với lĩnh vực, bộ môn,). 
 2.5 
 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa 
đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến 
nghị đối với cấp liên quan.... 
5.0 
(IV) 
Hình thức 
(5.0 điểm) 
- Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu, 2.5 
- SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, 
kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 
2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 
17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được 
đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa 
cẩn thận. 
2.5 
Tổng điểm 100.0 
 Quỳnh Lưu, ngày 25 tháng 03 năm 2021. 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 
 (Ký ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cong_nghe_so_vao_cong_tac_quan_li_va_day_hoc_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan