SKKN Ứng dụng các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trung học Phổ thông

I. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Qua khảo sát thực tế, tôi thấy rằng một bộ phận giáo viên chưa thực sự chú

trọng và có phần nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của TCVĐ, lược bỏ các bài tập

bổ trợ và đặc biệt là trò chơi vận động. Đại đa số các giáo viên chỉ chú trọng đến

nội dung cơ bản của buổi tập mà bỏ qua các TCVĐ chỉ vì điều kiện khách quan,

chủ quan khó tổ chức tập luyện. Nên đề tài trọng tâm đi vào thực hiện 2 mục tiêu

sau:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng việc sử dung trò chơi vận động trong

giờ Thể dục nhằm phát triển thể lực chung cho học sinh THPT.

Mục tiêu 2: Lựa chọn và xác định hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động

nhằm phát triển thể lực cho HS trong các trường THPT.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến, tôi sử dụng kết hợp nhiều phương

pháp, trong đó trọng tâm là các phương pháp.

1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo.

Nhằm phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến sáng

kiến và lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận. Đồng thời việc sử dụng

phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và

so sánh với những số liệu trong quá trình nghiên cứu giải quyết các mục tiêu mà

sáng kiến đề ra.

2. Phương pháp phỏng vấn.

Trong nghiên cứu tôi sử dụng hình thức phỏng vấn gián tiếp (phỏng vấn

bằng phiếu hỏi) để thu thập các thông tin cần thiết cho sáng kiến. Nội dung phỏng

vấn tôi sử dụng 2 câu hỏi xung quanh việc sử dụng và lựa chọn nội dung trò chơi

cho học sinh trung học phổ thông, trong đó có hướng dẫn cách trả lời cụ thể (phiếu

phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục). Số phiếu phát ra là 36 phiếu cho các

giáo viên trực tiếp giảng dạy Thể dục trong trường và các trường THPT trong

huyện, trong tỉnh.

3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu và giai

đoạn thực nghiệm sư phạm để kiểm tra đánh giá năng lực vận động của đối tượng

nghiên cứu bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Đề tài

đã sử dụng các test đánh giá thể lực theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về

việc đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên; Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban

hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.

pdf23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể lực chung cho học sinh THPT. 
2.1. Những cơ sở và yêu cầu đối với việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ để phát 
triển thể lực chung cho học sinh THPT. 
a. Yêu cầu cần đảm bảo khi lựa chọn TCVĐ cho học sinh THPT. 
- TCVĐ có sức lôi cuốn, được học sinh yêu thích, rất hấp dẫn bởi tính phong 
phú và đa dạng của chúng, có thể vận dụng giảng dạy cho mọi đối tượng người tập. 
- TCVĐ là nội dung bài tập quy định, hiện có trong chương trình giảng dạy 
của học sinh . 
- TCVĐ có tác dụng tổng hợp đối với người tập nâng cao thể lực chung như 
sức nhanh, mạnh, bền và khéo léo. Có tác dụng hoàn thiện các kỹ năng vận động 
đã học và khả năng điều khiển động tác trong các tình huống thay đổi. 
 8 
- Các TCVĐ dễ tổ chức tập luyện có thể điều chỉnh LVĐ thông qua cách 
chơi, số lần lặp lại, cự ly di chuyển.v.v 
 Thông qua lý luận và phương pháp GDTC và lý thuyết trò chơi tôi xác định cơ 
sở để lựa chọn trò chơi, để phát triển thể lực chung cho học sinh THPT. 
+ Dựa vào các nhiệm vụ chung của chương trình GDTC cho học sinh THPT. 
Do đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh phổ thông ở các giai đoạn lứa tuổi 
không giống nhau, nên các nhiệm vụ cơ bản được xác định là: 
* Thông qua tập luyện thể dục thể thao, góp phần bồi dưỡng các đức tính 
tốt: Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khỏe mạnh, khẩn trương, tinh thần dũng cảm 
và khắc phục khó khăn 
 * Góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể. 
Nâng cao toàn diện các tố chất phù hợp với đời sống và đặc điểm tâm lý - sinh lý 
của học sinh phổ thông trung học. 
 + Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. 
 Khi lựa chọn trò chơi phù hợp với trình độ phát triển thể lực chung, chức 
năng hình thái cơ thể, quá trình phát triển về thần kinh và tâm lý như khả năng tập 
trung chú ý, năng lực nhận thức sự hứng thú tham gia để làm cơ sở xác định độ 
khó, LVĐ, hình thức và luật chơi của trò chơi. 
+ Dựa vào các tác dụng và phân loại trò chơi để lựa chọn các TCVĐ cho 
học sinh THPT. 
TCVĐ có đặc điểm chung là tính ganh đua cao và có sự phối hợp trong hoạt 
động và tác động qua lại giữa những người cùng chơi. Vì luật chơi có tính chất qui 
ước buộc người chơi phải tuân thủ thực hiện, do đó đòi hỏi các em phải sáng tạo 
trong hành động khi gặp các tình huống mới đôi khi bất ngờ luôn xuất hiện trong 
quá trình chơi. Vì vậy, TCVĐ có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng thể chất (góp phần 
giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ xảo cần 
thiết cho cuộc sống). 
Về hình thức trò chơi trong GDTC cho học sinh được chia làm ba nhóm 
chính: Trò chơi mô phỏng, trò chơi thể thao đơn giản và trò chơi thể thao. Xét về 
tính chất của trò chơi người ta lại có thể chia ra các trò chơi các động tác cơ bản, 
trò chơi phát triển thể lực chung, các trò chơi tĩnh và trò chơi động. 
Cũng có người chia TCVĐ thành hai nhóm chính và một nhóm phụ: Trò 
chơi chia đội, không chia đội và một nhóm phụ chuyển tiếp ở giữa. 
b. Các quy định đối với việc lựa chọn trò chơi cho học sinh THPT. 
Căn cứ vào việc tổng hợp các tài liệu, căn cứ vào cơ sở lựa chọn trò chơi đã 
trình bày ở trên, tôi bước đầu xác định các quy định khi lựa chon TCVĐ cho học 
sinh THPT như sau: 
 9 
+ Các trò chơi được lựa chọn phải có tính mục đích rõ ràng. 
Mục đích của trò chơi phải thể hiện ngay từ tên gọi, nội dung LVĐ và luật 
chơi của từng trò chơi. Mục đích của trò chơi sẽ được xác định cụ thể ví dụ: Trò 
chơi lấy nội dung hoạt động gắng sức là chính thì mục đích sẽ là phát triển sức 
mạnh. Song các luật chơi, thời gian chơi, yêu cầu chơi phải lựa chọn phù hợp với 
phương pháp và nguyên tắc phát triển của học sinh. 
+ Nội dung, phương thức hoạt động của trò chơi phải phù hợp với trình độ 
và đặc điểm phát triển của học sinh. 
Tức là các trò chơi được lựa chọn phải có nội dung động tác, tình tiết, vai diễn, 
quy tắc, luật lệ, LVĐ, cách thức tổ chức chơi phải phù hợp với trình độ thực tế, đặc 
điểm và tình hình cụ thể của học sinh THPT, làm sao cho trò chơi có tính hấp dẫn, 
khích lệ được sự hăng hái hứng thú tham gia chơi, đồng thời thông qua chơi có thể 
đạt mục đích yêu cầu đề ra. 
+ Trò chơi phải đảm bảo tính phát triển toàn diện. 
Trò chơi được lựa chọn phải có tác động đồng thời đến các tố chất vận động 
(sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo,v.v..) nhằm đảm bảo tính phát triển toàn 
diện sẽ tạo nên một nền tảng thể lực chung cần thiết trong quá trình học tập động 
tác từ học động tác mới đến hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo vận động. 
+ Trò chơi phải phù hợp với điều kiện sân bãi dụng cụ. 
Khi lựa chọn trò chơi cần tận dụng triệt để điều kiện sân bãi dụng cụ có sẵn của 
trường đồng thời cần phải phải phù hợp với tập tục, thói quen truyền thống của học 
sinh ở địa phương. Tránh chọn những trò chơi không chuẩn bị được dụng cụ hoặc có 
yêu cầu sân bãi vượt quá khả năng cho phép của nhà trường. 
+ Phải lựa chọn các trò chơi đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một TCVĐ 
hoàn chỉnh. 
Một TCVĐ hoàn chỉnh phải bao gồm các phần sau: 
- Tên gọi của trò chơi. 
- Đối tượng sử dụng. 
- Thời điểm sử dụng. 
- Mục đích (hoặc mục tiêu) của trò chơi. 
- Các dụng cụ cần chuẩn bị (sân bãi, dụng cụ) 
- Phương pháp chơi của trò chơi bao gồm quá trình của trò chơi và yêu cầu về 
tổ chức. 
- Quy tắc luật lệ của trò chơi. 
- Những điểm cần chú ý. 
- Có giải thích bằng hình vẽ hoặc sơ đồ đơn giản. 
 10 
Các quy định trên đối với việc lựa chọn trò chơi cho học sinh THPT, đã 
được tôi đưa vào phiếu phỏng vấn các giáo viên để có tính khách quan và tin cậy 
hơn. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn các yêu cầu đối với việc lưạ chọn trò chơi 
vận động cho học sinh THPT (n=36) 
TT Nội dung phỏng vấn 
Kết quả 
Cần Tỷ lệ % Không cần Tỷ lệ % 
1 Trò chơi cần có tính mục đích rõ ràng. 36 100 0 0 
2 
Nội dung, phương thức của trò chơi 
phải phù hợp với trình độ và đặc điểm 
phát triển của học sinh. 
 36 100 0 0 
3 
Trò chơi phải phù hợp với điều kiện 
sân bãi dụng cụ. 
 34 94,44 2 5,56 
4 
Trò chơi phỉa đảm bảo tính phát triển 
toàn diện. 
 30 83,33 6 16,67 
5 
Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu cơ bản 
của một TCVĐ hoàn chỉnh. 
 31 86,11 5 13,89 
Qua bảng 3 cho thấy: Cả 5 quy định đối với việc lựa chọn TCVĐ cho học 
sinh THPT đều đạt tỷ lệ tán thành cao (từ 83,33% đến 100% số phiếu). Do vậy 
sáng kiến đã dùng cả 5 quy định này làm cơ sở cho việc lựa chọn trò chơi. 
2.2. Tiến hành lựa chọn TCVĐ để phát triển thể lực chung cho học sinh 
trường THPT Đặng Thúc Hứa. 
Nhằm mục đích lựa chọn được các TCVĐ đạt hiệu quả tốt đối để phát triển 
thể lực cho học sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa. Tôi đã căn cứ vào điều kiện cụ 
thể của đối tượng và tình hình thực tế của trường. Bên cạnh đó, thông qua việc đọc 
các tài liệu tham khảo như: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, các sách 
viết về giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông, 100 trò chơi vận động. Đồng thời 
qua quan sát sư phạm các giờ giảng dạy thể dục trong nhà trường. Tôi đã tổng hợp 
được một số trò chơi để phát triển thể lực chung cho học sinh THPT, để tiến hành 
phỏng vấn tham khảo ý kiến đánh giá của các giáo viên về mức độ quan trọng đối 
với các trò chơi. Số trò chơi được chúng tôi sử dụng phỏng vấn gồm 30 trò chơi. 
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4. 
 11 
Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn TCVĐ để phát triển thể lực chung 
cho học sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa (n=36) 
TT 
 Kết quả 
 phỏng vấn 
 Nội dung 
Phỏng vấn 
Rất quan trọng Quan trọng 
 Không 
 quan trọng Tỷ lệ 
tán 
thành 
 % 
 Số 
phiếu 
 % 
 Số 
phiếu 
 % 
 Số 
phiếu 
 % 
I Nhóm trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý 
1 Chia nhóm 30 83.33 4 11.11 2 5.56 94.44 
2 Bịt mắt bắt dê 23 63.89 8 22.22 5 13,89 86.11 
3 Lăn bóng tiếp sức 18 50.0 4 11.11 14 38.89 61.11 
4 Công an bắt gián điệp 16 44.44 7 19.45 13 36.11 63.89 
5 Bóng chuyền qua đầu 11 30.56 12 33.33 13 36.11 63.89 
6 Bóng chuyền sáu 28 77.78 2 5.56 6 16.66 83.34 
7 Chim sổ lồng 20 55.55 11 30.56 5 13.89 86.11 
8 Bóng chạy chữ chi 10 27.78 12 33.33 14 38.89 61.11 
9 Ném trúng đích 11 30.56 12 33.33 13 36.11 63.89 
10 Thủ kho và kẻ trộm 12 33.33 10 27.77 14 38.89 61.11 
11 Người thừa thứ 3 32 88.88 2 5.56 2 5.56 94.44 
12 Chuyền nhanh, nhảy nhanh 10 27.78 12 33.33 14 38.89 61.11 
II Nhóm trò chơi phát triển thể lực chung 
13 Mèo đuổi chuột 25 69.44 9 25.0 2 5.56 94.44 
14 Hoàng anh - Hoàng yến 18 50.00 4 11.11 14 38.89 61.11 
15 Kéo co 30 83.33 6 16.67 0 0 100 
16 Cua đá bóng 12 33.33 13 36,11 11 30.56 69.44 
17 Chạy thoi tiếp sức 11 30.56 12 33.33 13 36.11 63.89 
18 Tránh bóng 10 27.78 12 33.33 14 38.89 61.11 
 12 
19 Trao tín gậy 16 44.44 7 19.45 13 36.11 63.89 
20 Vác đạn tải thương 15 41.67 15 41.67 6 16.66 83.34 
21 Bật cóc 10 27.78 12 33.33 14 38.89 61.11 
22 Ai nhanh hơn 11 30.56 14 38.88 11 30.56 69.44 
23 Phá vây 17 47.22 12 33.33 7 19.45 80.55 
24 Cướp cờ 30 83.34 3 8.33 3 8.33 91.67 
25 Lò cò tiếp sức 18 50.00 4 11.11 14 38.89 61.11 
26 Giăng lưới bắt cá 14 38.89 15 41.67 7 19.44 80.56 
27 Chọi gà 11 30.56 10 27.77 15 41.67 58.33 
28 Đội nào cò nhanh 24 66.67 8 22.22 4 11.11 88.89 
29 Đổi bóng 25 69.44 5 13.89 6 16.67 83.33 
30 Bảo vệ cờ 12 33.33 13 36.11 11 30.56 69.44 
Thông qua kết quả của bảng 4 cho thấy. Các trò chơi có số thứ tự là: 3, 4, 5, 
8, 9, 10, 12 thuộc nhóm trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập 
trung chú ý; các trò chơi 14, 16, 17, 18, 19, 21, 22, 25, 27, 30 thuộc nhóm trò chơi 
phát triển tố chất thể lực chỉ có 69,44% trở xuống ý kiến tán thành. Còn lại các trò 
chơi đều đạt từ 80,55 đến 100% ý kiến tán thành. Vì vậy tôi đã lựa chọn được 13 
trò chơi để tiến hành thực nghiệm. Những trò chơi được tôi lựa chọn là: 
 I. Nhóm trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý: 
 1. Chia nhóm 
 3. Bóng chuyền sáu. 
 5. Người thừa thứ 3. 
 2. Bịt mắt bắt dê. 
 4. Chim sổ lồng. 
II. Nhóm trò chơi phát triển thể lực chung: 
 6. Mèo đuổi chuột. 
 8. Vác đạn tải thương. 
 10. Cướp cờ. 
 12. Đội nào cò nhanh. 
7. Kéo co 
9. Phá vây. 
11. Giăng lưới bắt cá. 
13. Đổi bóng. 
 13 
3. Tổ chức thực nghiệm. 
Sau khi đã xác định được 13 trò chơi để phát triển thể lực chung cho học 
sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa. Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh 
giá hiệu quả của các trò chơi đối với sự phát triển chất thể lực chung của học sinh 
THPT. 
 Sáng kiến đã được tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Đặng Thúc Hứa. 
Tôi đã chọn ngẫu nhiên một số lớp làm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
gồm 175 học sinh trong đó có (89 học sinh nam và 86 học sinh nữ). 
 Sau đó sáng kiến đã tiến hành kiểm tra thể lực của học sinh hai nhóm đối 
chứng và thực nghiệm bằng các test đánh giá thể lực theo quyết định số 
53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên. 
 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm sau khi xử lý bằng toán học thống kê 
được trình bày ở bảng 5; 6. 
 14 
 15 
Bảng 5: Thực trạng thể lực trước thực nghiệm của học sinh khối 10 ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. 
TT 
 Kết quả 
 Nội dung 
Nam Nữ 
Nhóm đối chứng 
(n=21) 
Nhóm thực 
nghiệm (n=21) t P 
Nhóm đối 
chứng (n=21) 
Nhóm thực 
nghiệm (n=20) t P 
x  x  x  x  
1 
Bật xa tại chỗ 
(cm) 
195.2120.13 192.0619.01 0.52 >0.05 179.7816.04 177.0216.74 0.54 >0.05 
2. Chạy 60m (s) 8.660.76 8.570.63 0.41 >0.05 9.040.69 9.130.57 0.46 >0.05 
3. 
Chạy tuỳ sức 5 phút 
 (m) 
921.3298.06 929.3591.13 0.27 >0.05 768.1482.11 776.4383.89 0.32 >0.05 
 16 
Bảng 6: Thực trạng thể lực trước thực nghiệm của học sinh khối 12 ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. 
TT 
 Kết quả 
Nội dung 
Nam Nữ 
Nhóm đối chứng 
(n=20) 
Nhóm thực 
nghiệm (n=20) t P 
Nhóm đối 
chứng (n=18) 
Nhóm thực 
nghiệm (n=19) t P 
x  x  x  x  
1 
Bật xa tại chỗ 
 (cm) 
201.6118.02 198.7819.07 0.49 >0.05 180.7415.26 178.6316.13 0.43 >0.05 
2. Chạy 60 m (s) 8.130.65 8.240.61 0.56 >0.05 8.820.73 8.950.64 0.61 >0.05 
3. 
Chạy tuỳ sức 5 phút 
 (m) 
952.1490.22 960.6688.53 0.30 >0.05 774.7885.23 780.4387.71 0.21 >0.05 
 17 
Thông qua bảng 5; 6 Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm ở cả hai 
khối đều không có sự khác biệt có ý nghĩa ttính 0,05. 
Hay nói cách khác, sự phát triển thể lực chung của 2 nhóm là tương đương nhau. 
Sau khi lựa chọn và phân tích nhóm thực nghiệm. Sáng kiến đã tiến hành 
thực nghiệm với nội dung và kế hoạch như sau: 
Nhóm đối chứng tập theo chương trình và phương pháp dạy thông thường 
của cơ sở. 
Nhóm thực nghiệm, tôi áp dụng giảng dạy phần nội dung cơ bản của tiết học 
giống như nhóm đối chứng. Chỉ khác là phần phụ của giáo án, tiến hành tổ chức 
chơi trò chơi một cách có mục đích và hệ thống là: 
- Trong một lần sử dụng hai trò chơi: Một trò chơi rèn luyện định hướng 
phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý cộng với một trò chơi phát triển thể lực chung 
hoặc là hai trò chơi phát triển các tố chất thể lực như tiến trình thực nghiệm. 
 Dưới đây là tiến trình thực nghiệm ứng dụng 13 bài tập trong 30 giáo án 
nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa. (bảng 7) 
 18 
Bảng 7: Tiến trình giảng dạy 
TT Tên trò chơi vận động 
Giáo án 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 
1
0 
1
1 
1
2 
1
3 
1
4 
1
5 
1
6 
1
7 
1
8 
1
9 
2
0 
2
1 
2
2 
2
3 
2
4 
2
5 
2
6 
2
7 
2
8 
2
9 
3
0 
I Trò chơi định hướng 
phản xạ khéo léo 
kt 
1 Người thừa thứ 3 x x x x x x 
2 Bịt mắt bắt dê x x x x x 
3 Bóng chuyền sáu x x x x 
4 Chim sổ lồng x x x x x 
5 Chia nhóm x x x x x x 
II Trò chơi phát triển thể 
lực chung 
6 Vác đạn tải thương x x x x x 
7 Cướp cờ x x x 
8 Kéo co x x x x 
9 Đội nào cò nhanh x x x x 
10 Mèo đuổi chuột x x x 
11 Giăng lưới bắt cá x x 
12 Phá vây x x 
13 Đổi bóng x x x 
 4. Kết quả thực nghiệm. 
Sau một thời gian thực nghiệm sư phạm, tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá về mặt thể lực của nhóm học sinh tham gia 
học tập chương trình này đồng thời cũng tiến hành kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng đã chọn, là những học sinh học theo 
chương trình GDTC của nhà trường. Kết quả cụ thể như trình bày ở bảng 8; 9. 
Bảng 8: Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm của học sinh khối 10 ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 
TT 
Kết quả 
Nội dung 
Nam Nữ 
 Nhóm đối 
chứng (n=21) 
 Nhóm thực 
nghiệm (n=21) 
T P 
 Nhóm đối 
chứng (n=21) 
 Nhóm thực 
nghiệm (n=20) 
 T P 
x  x  x  x  
1. Bật xa tại chỗ (cm) 196.0618.04 212.9417.32 2.36 <0.05 181.0216.21 193.8616.14 2.57 <0.05 
2. Chạy 60m (s) 8.640.41 8.190.36 2.51 <0.05 8.920.54 8.540.48 2.41 <0.05 
3. Ném bóng 35.051.68 39.461.65 2.87 <0.05 26.751.71 30.241.68 2.37 <0.05 
4. 
Chạy tuỳ sức 5 phút 
 (m) 
926.4784.19 998.9888.34 2.72 <0.05 771.0671.34 833.4379.26 2.68 <0.05 
 Bảng 9: Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm của học sinh khối 12 ở nhóm đối chứng vànhóm thực nghiệm 
TT 
Kết quả 
Nội dung 
Nam Nữ 
Nhóm đối 
chứng (n=20) 
Nhóm thực 
nghiệm (n=20) 
 T P 
Nhóm đối 
chứng (n=18) 
Nhóm thực 
nghiệm (n=19) 
 T P 
X X X X 
1. Bật xa tại chỗ (cm) 207.1317.81 247.9717.31 2.55 <0.05 182.4315.55 210.6316.31 2.68 <0.05 
2. Chạy 60m (giây) 8.030.61 7.570.58 2.51 <0.05 8.710.59 8.200.54 2.46 <0.05 
3. Ném bóng 36.931.79 45.311.73 2.64 <0.05 27.331.66 37.841.58 2.55 <0.05 
4. 
Chạy tuỳ sức 5 phút 
 (m) 
958.2186.33 1029.7890.25 2.62 <0.05 776.0687.32 848.6684.53 2.73 <0.05 
 a. Kết quả. 
 + Thông qua kết quả bảng 8 cho thấy: Kết quả kiểm tra thể lực sau thực 
nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự khác biệt ttính > tbảng ở 
ngưỡng xác suất P ≤ 0,05. 
 Như vậy, sau một thời gian tập luyện chương trình TCVĐ nhóm thực 
nghiệm đã có kết quả kiểm tra thể lực tốt hơn so với nhóm đối chứng chỉ học tập 
theo chương trình GDTC của nhà trường. Sự khác biệt thể hiện rõ ở mỗi độ tuổi, 
giới tính như sau: 
 - Học sinh Nam khối 10 nhóm thực nghiệm có kết quả kiểm tra thể lực tốt 
hơn nhiều so với học sinh nhóm đối chứng ở một số nội dung sau: Bật xa tại chỗ 
với ttính = 2.36 > tbảng = 1.96; chạy tuỳ sức 5 phút với ttính = 2.72 > tbảng = 1.96 
 - Học sinh Nữ khối 10 nhóm thực nghiệm có kết quả kiểm tra thể lực tốt 
hơn nhiều so với học sinh nhóm đối chứng ở các nội dung sau: Bật xa tại chỗ với 
ttính = 2.57 > tbảng = 1.96; chạy tuỳ sức 5 phút với ttính = 2.68 > tbảng = 1.96 
 * Thông qua kết quả bảng 9 cho thấy: Kết quả kiểm tra thể lực sau thực 
nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có sự khác biệt ttính > tbảng ở 
ngưỡng xác suất P ≤ 0,05. 
Như vậy, sau một thời gian tập luyện chương trình TCVĐ nhóm thực 
nghiệm đã có kết quả kiểm tra thể lực tốt hơn so với nhóm đối chứng chỉ học tập 
theo chương trình GDTC của nhà trường. Sự khác biệt thể hiện rõ ở mỗi độ tuổi, 
giới tính như sau: 
- Học sinh Nam khối 12 nhóm thực nghiệm có kết quả kiểm tra thể lực tốt 
hơn nhiều so với học sinh nhóm đối chứng ở một số nội dung sau: Bật xa tại chỗ 
với ttính = 2.55 > tbảng = 1.96; chạy tuỳ sức 5 phút với ttính = 2.62 > tbảng = 1.96 
- Học sinh Nữ khối 12 nhóm thực nghiệm có kết quả kiểm tra thể lực tốt hơn 
nhiều so với học sinh nhóm đối chứng ở các nội dung sau: Bật xa tại chỗ với ttính = 
2.68 > tbảng = 1.96; chạy tuỳ sức 5 phút với ttính = 2.73 > tbảng = 1.96 
b. Hiệu quả thu được. 
Trường THPT Đặng Thúc Hứa là một trường nằm ở địa bàn miền núi Trung 
du của tỉnh Nghệ An nên học sinh chủ yếu là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế 
đang còn khó khăn, giao thông đi lại đang còn vất vả. Có nhiều học sinh nhà ở xa 
trường có những em ở xa trường từ 15 - 20km, các em đi học cơ bản là chú trọng 
học các môn học văn hóa, trong đó đa số các em không chú trọng bộ môn Thể dục 
(GDTC), các em ít rèn luyện sức khỏe của bản thân, bởi vậy sức khỏe, thể lực của 
nhiều em không được tốt, nhất là số học sinh nữ hễ thời tiết thay đổi thì các em 
thường nghỉ học nhiều vì ốm (ho, việm họng, sốt, cảm...). Nhưng sau hơn 3 tháng 
thực nghiệm, các lớp của tôi giảng dạy đã có kết quả tương đối, các bài kiểm tra 
thể chất các em đã đạt yêu cầu từ khá trở lên, sức bền, sức dẻo dai được tăng lên, 
 hiện tượng ốm vặt của các em giảm nhiều. Từ đó giúp các em nhanh nhẹn tiếp thu 
các kiến thức văn hóa khác để tổng thể học lực được tiến bộ hơn. 
Phần III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận: 
Thông qua phương pháp phỏng vấn và sự góp ý chia sẻ của các đồng nghiệp, 
đề tài đã lựa chọn được 13 trò chơi vận động nhằm góp phần phát triển thể lực 
chung cho học sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa. Khi áp dụng các trò chơi vận 
động vào giảng dạy trong giờ học thể dục chính khoá thì mức tăng trưởng thể lực 
diễn ra tốt hơn ở các nhóm thực nghiệm. Sự khác biệt về thể lực chung giữa các 
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác suất thống kê 
cần thiết. Đồng thời học sinh nhóm thực nghiệm đã đạt được ở mức trung bình, 
khá và tốt của tiêu chuẩn test đánh giá thể lực cho học sinh. 
2. Kiến nghị và đề xuất: 
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có một số kiến nghị như sau: 
- Cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số trò chơi có tính phong phú và đa dạng 
hơn để ngày càng nâng cao thể lực cho các em học sinh. 
- Có thể sử dụng các trò chơi trên để đưa vào quá trình giảng dạy trong các 
trường THPT trên địa bàn huyện nói riêng và các trường THPT trong tỉnh Nghệ 
An nói chung. 
- Đầu mỗi năm học nhà trường cần có kế hoạch mua sắn thêm một số thiết bị 
dụng cụ đảm bảo chất lượng để giáo viên và học sinh có điều kiện tốt hơn trong 
giảng dạy và tập luyện. 
Qua thực tế giảng dạy và áp dụng một số giải pháp đã trình bày ở trên, qua 
sự học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu liên quan đã 
giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên, mong được sự góp ý của Hội đồng khoa 
học, của lãnh đạo cấp trên, của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh 
và có hiệu quả hơn./. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cac_tro_choi_van_dong_nham_nang_cao_the_luc_ch.pdf
Sáng Kiến Liên Quan