SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần động cơ đốt trong Công nghệ 11 Trung học Phổ thông

Tôi xây dựng giáo án cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo quy trình sau:

Bước 1:Tìm hiểu HS

Tìm hiểu học sinh ở từng vùng, từng địa phương để hiểu tâm lý, điều kiện

của HS để có thể lựa chọn chủ đề và PPDH cụ thể. Các PPDH được chọn phải tích

cực hóa hoạt động của HS theo định hướng quan điểm DHTNST. HS phải là chủ

thể nhận thức, tích cực, chủ động và sáng tạo và hợp tác với nhau trong hoạt động

học. Đồng thời, phương tiện DH được chuẩn bị phải phù hợp với PPDH đang thực

hiện.

Bước 2:Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung dạy học trải nghiệm

sáng tạo

- Xác định các mục tiêu của bài học

Mục tiêu bài học là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cần đạt

được sau bài học. Xác định mục tiêu của bài học quyết định đến việc lựa chọn

PPDH phù hợp trong giờ học và mở rộng, định hướng nội dung kiến thức tiếp

theo.

- Lựa chọn chủ đề và xác định nội dung giảng dạy

GV cần phân tích, hiểu rõ và xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài học

dựa trên chương trình do Bộ Giáo dục biên soạn. Điều này là cơ sở giúp GV chọn

lựa nội dung cần giảng dạy trong mỗi trải nghiệm.

Bước 3:Thiết kế lập kế hoạch giảng dạy

Sau khi tìm hiểu HS, xác định nội dung, mục tiêu, PPDH và phương tiện

DH, GV tiến hành thiết kế kế hoạch DH cho tiết học gồm các nội dung sau:

- Chuẩn bị phiếu học tập nhằm củng cố kiến thức đã học liên quan đến nội

dung sắp được học.

pdf61 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần động cơ đốt trong Công nghệ 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. 
 Việc tổ chức DHTNST trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn cần sự nỗ lực 
rất nhiều từ phía GV và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội khác 
46 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
 Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài: “Tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo trong dạy học phần ĐCĐT công nghệ 11 THPT” tôi đã thu được 
những kết quả sau: 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình DHTNST và thực trạng 
vận dụng mô hình này trong dạy học Công nghệ ở trường phổ thông 
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế các dự án trong phần ĐCĐT 
công nghệ 11 THPT 
 - Thiết kế dự án 
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về mô hình DHTNST và thực tiễn dạy học, tôi 
đã xây dựng tiến trình dạy học theo dự án và hồ sơ bài dạy cho chương: Cấu tạo 
ĐCĐT Công nghệ 11 THPT. Hồ sơ bài dạy bao gồm: kế hoạch tổ chức thực hiện, 
kế hoạch đánh giá, những tư liệu hỗ trợ cho quá trình thực hiện đề tải trải nghiệm 
như: tình huống đề tài, bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập, kế hoạch phân công 
nhiệm vụ ... 
 - Tiến hành thực nghiệm 
 - Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
phần ĐCĐT là khả thi, giúp học sinh củng cố, đào sâu kiến thức, rèn luyện, phát 
triển các kỹ năng, năng lực sáng tạo thông qua các chủ đề. 
 - Những khó khăn khi triển khai DHTNST trong dạy học Công nghệ ở trường THPT 
 Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy có những khó 
khăn sau: 
 - Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường học còn thiếu thốn, chưa đủ đáp 
ứng nhu cầu của DHTNST. Những hoạt động tìm kiếm thông tin và xây dựng sản 
phẩm đều phải tiến hành ngoài giờ lên lớp bằng sự tự lực của các em, trong khi tỉ 
lệ HS khu vực nông thôn có máy tính ở nhà rất thấp. 
 - Nội dung học tập được tổ chức theo chương bài nên thời gian bị hạn chế, 
các kiến thức lại liên quan với nhau, rất khó triển khai dự án (thường từ 1-2 tuần 
các em mới hoàn thành trong khi nội dung bài học đôi khi chỉ được phân phối 
trong một tiết). Công nghệ lại là môn khoa học kỹ thuật, vừa có tính ứng dụng và 
tính trừu tượng cao, với nhiều kiến thức mà với đối tượng HS yếu cần sự hướng 
dẫn của GV rất chi tiết mới có thể nắm được và vận dụng, không thể tự mình tìm 
hiểu mà rút ra được. 
 - Từ trước đến nay môn công nghệ bị xem là “môn phụ” nên chưa được sự 
đầu tư coi trọng của các cấp quản lý, của các giáo viên và ngay cả các e học sinh. 
Mặt khác, giáo viên dạy công nghệ đa số là giáo viên kiêm nhiệm chưa được đào 
tạo chuẩn về môn học nên việc vận dụng HĐTNST vào dạy học cũng gặp không ít 
khó khăn. 
47 
 - HS còn rất xa lạ và hầu như không có kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc tập 
thể, báo cáo, thuyết trình, cũng như các hoạt động lập kế hoạch, giải quyết vấn 
đề, đánh giá. Phương pháp này chỉ áp dụng tốt khi HS đã có những kĩ năng cơ bản, 
có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể cũng như tính tự lực, tinh thần tự học. 
- HS phải học nhiều môn, kiểm tra thường xuyên và định kì, áp lực học tập rất 
lớn. Nhiều trường học 2 buổi cùng với lịch học thêm, học kèm khiến các em khó sắp 
xếp được thời gian thảo luận nhóm, thời gian tự học, tự tìm hiểu trở nên rất hạn chế. 
 - Về phía GV, phần lớn vẫn chưa hiểu sâu về phương pháp DHTNST, chưa 
được đào tạo và hướng dẫn cụ thể để áp dụng có hiệu quả vào thực tế. 
2. Kiến nghị. 
 - DHTNST với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của 
giáo dục hiện đại, việc vận dụng mô hình này cũng như những hình thức dạy học 
tích cực khác vào trường học là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn 
cảnh hiện nay, việc vận dụng DHTNST vào thực tế gặp không ít khó khăn. Làm 
thế nào để khắc phục những khó khăn này để đưa DHTNST vào dạy học THPT 
một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Tôi xin có một số kiến nghị nhằm triển 
khai một cách rộng rãi phương pháp DHTNST trong trường phổ thông: 
 * Với giáo viên 
 - Từng bước nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận phương pháp dạy học, 
kịp thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa học 
sinh, đặc biệt là phương pháp DHTNST. 
 - Luôn cập nhật những vấn đề thời sự để lồng ghép vào bài học nhằm gây 
hứng thú học tập và rèn luyện cho mình các kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn 
vào thực tiễn cuộc sống để từ đó có thể truyền thụ các kĩ năng ấy cho học sinh. 
 - Chủ động, tích cực trong việc học tập những PPDH hiện đại, tăng cường rèn 
luyện cho HS những kĩ năng sống. 
 * Với các trường THPT 
 - Thay đổi tiêu chí đánh giá giáo viên theo hướng dần khuyến khích giáo viên 
vận dụng phương pháp mới như phương pháp DHTNST. 
 - Nhà trường cần động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cần thiết về trang 
thiết bị, có giáo viên chuyên trách, kịp thời hỗ trợ giáo viên khi họ cần vận dụng 
phương pháp DHTNST. 
 - Thay đổi quan niệm “môn chính”, “môn phụ” trong đội ngũ giáo viên và học 
sinh. Nhận giáo viên đúng chuyên ngành đào tạo để giảng dạy môn Công nghệ. 
 - Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn bằng các buổi hội thảo về 
vận dụng phương pháp mới, các giáo viên trong tổ lần lượt thao giảng các tiết có 
ứng dụng phương pháp mới. 
48 
 * Với sở Giáo dục và Đào tạo 
 - Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên kiêm nhiệm 
về những phương pháp hiện đại, khuyến khích giáo viên vận dụng những mô hình 
dạy học mới, tích cực, trong đó có mô hình dạy học dự án. 
 - Kịp thời cung cấp các trang thiết bị cần thiết giúp giáo viên vận dụng các 
phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp DHTNST. 
 - Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này vào thực tế gặp không ít khó khăn 
cả về khách quan lẫn chủ quan đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. 
Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song đề tài này chắc chắn còn nhiều 
thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng 
nghiệp. 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, 
Nguyễn Trọng Khanh, Trần Hữu Quế, “Sách giáo khoa Công nghệ 11”, NXB Giáo 
dục Việt Nam. 
2. Nguyễn Thị Liên (2016), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường phổ thông”, NXB Giáo dục Việt Nam. 
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học” (Tài liệu tập huấn). 
4. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy 
học ở trường THPT, Bộ Giáo dục Đào tạo. 
5. Bộ giáo dục đào tạo (2014), Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định 
hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn 
đổi mới. 
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 
môn Công nghệ trung học phổ thông, NXB giáo dục. 
7. BCH Trung ương (2013), Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo 
dục và đào tạo. 
8. TS Đinh Ngọc Ân, TS Trần Thanh Thường, “Giáo trình ĐCĐT”, NXB thanh 
niên. 
PHỤ LỤC I. 
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Ở TRƯỜNG THPT 
(Dành cho GV) 
Xin thầy (cô) vui lòng trao đổi với chúng tôi một số ý kiến sau đây, thầy cô 
đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô trống tương ứng (trừ câu hỏi mở) . 
Họ và tên: 
Dạy ở trường:.. 
Thuộc huyện, thành phố: 
Trao đổi ý kiến về dạy học các kiến thức thuộc chủ đề “Tổ chức hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo phần ĐCĐT công nghệ 11” 
STT Nội dung Có Không 
1 Thầy/cô có quan tâm vấn đề tổ chức dạy học trải 
nghiệm sáng tạo cho HS hay không? 
2 
 Trong dạy học, thầy/cô có chú ý ứng dụng, hiện 
tượng liên quan đến các kiến thức phần ĐCĐT trong 
thực tế không? 
3 
 Có cần thiết phải tổ chức trải nghiệm sáng tạo phần 
ĐCĐT không? 
 Thầy (cô) cho biết những khó khăn trong dạy học trải nghiệm sáng tạo: 
Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)! 
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG 
TẠO PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Ở TRƯỜNG THPT 
(Dành cho HS) 
Họ và tên:................. 
Lớp:... 
Trường:. 
Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau, nếu chọn phương án nào thì đánh 
dấu X vào phương án đó. 
STT Nội dung Có Không 
1 
 Khi học phần động cơ đốt trong, em có cảm thấy lý 
thú ,hấp dẫn, ý nghĩa không? 
2 
 Em có cho rằng các kiến thức phần động cơ đốt 
trong có gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên 
quan đến thực tiễn cuộc sống có giúp em tăng khả 
năng tư duy, phát triển năng lực sáng tạo, vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn cho bản thân không? 
3 
 Khi học về phần động cơ đốt trong, em có thấy 
được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống không? 
4 
 Em thấy có sự cần thiết khi dùng kiến thức về phần 
động cơ đốt trong ở môn Công nghệ để giải thích cho 
các vấn đề, hiện tượng liên quan ở thực tế cuộc sống 
không? 
Em đã bao giờ được học bài học (chủ đề) nào có liên quan đến hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo chưa? Nếu có, em có thấy thú vị hơn khi học các bài học theo 
phương pháp truyền thụ kiến thức không? Vì sao? 
 Xin cảm ơn các em 
PHỤ LỤC II: PHIẾU HỌC TẬP 
NHÓM 1 
1. Cơ cấu trục khủyu thanh truyền có cấu tạo như thế nào? 
2. Nêu ưu, nhược điểm và ứng dụng các dạng đỉnh pit tông? 
3. Vì sao không làm pit tông vừa khít với xi lanh để khỏi sử dụng xec măng? 
4. Tại sao xec măng khí phải lắp phía trên xec măng dầu? 
5. Bên trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lắp bạc lót hoặc ổ bi để làm gì? 
Ứng dụng của bạc lót, ổ bi trong thực tế? 
6. Trục khuỷu có nhiệm vụ gì? Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì? 
7. Hãy chế tạo mô hình pit tông, trục khuỷu, thanh truyền? 
8. Trình bày cấu tạo CCPPK dùng xupap? 
9. Dấu hiệu phân biệt CCPPK xupap treo và xupap đặt? Theo em CCPPK nào 
sử dụng phổ biến trong thực tế hơn? Vì sao? 
NHÓM 2 
1. Trình bày các hệ thống của ĐCĐT? 
2. Vì sao cần phải bôi trơn động cơ? Phương pháp bôi trơn nào được sử dụng 
phổ biến hiện nay? Lấy ví dụ? 
3. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có các bộ phận chính nào? 
4. Vì sao cần phải làm mát cho động cơ? 
5. Lấy ví dụ về máy móc, thiết bị làm mát bằng nước, không khí? 
6. Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức bao gồm những bộ phận chính nào? 
7. Dấu hiệu nhận biết động cơ làm mát bằng không khí? Có nên tháo yếm xe 
máy khi sử dụng không? Vì sao? 
8. Vì sao hệ thống nhiên liệu (HTNL) động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí hiện 
nay ít sử dụng? 
9. HTNL xe máy dùng BCHK tại sao không có bơm xăng vẫn hoạt động 
được? 
10. Vì sao hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng phổ biến? 
11. Tại sao HTNL động cơ điêzen phải có thêm bầu lọc tinh? Vì sao nhiên liệu 
phun vào xi lanh động cơ điêzen phải có áp suất cao? 
12. Kể tên 1 số loại nhiên liệu dùng cho ô tô, xe máy? Loại nhiên liệu nào tính 
kinh tế cao hơn? 
13. Vì sao động cơ xăng phải sử dụng hệ thống đánh lửa? 
14. Kể tên các loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà e biết? Lấy 
ví dụ? 
NHÓM 3 
1. Lịch sử ra đời của xe máy? 
2. Tìm hiểu đặc điểm, cách bố trí ĐCĐT dùng trong xe máy? 
3. Xe máy làm mát bằng các phương pháp nào? 
4. Hãy cho biết hiện nay xe máy có những loại nào, tên, công suất xi lanh của 1 
số loại xe? 
5. Khi thấy hiện tượng xe ra nhiều khói đen ta cần khắc phục như thế nào? 
6. Hiện nay nhiên liệu dùng cho xe máy là những loại nào? Phân tích đặc điểm 
của từng loại nhiên liệu về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường khi sử dụng các 
loại nhiên liệu đó? 
7. Đề xuất phương án vận hành, bảo dưỡng một số bộ phận của xe máy để 
nâng cao hiệu quả sử dụng? 
NHÓM 4 
1. Khí thải do ĐCĐT tạo ra? 
2. Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn khi vận hành phương tiện 
giao thông? 
3. Ô nhiễm môi trường do ĐCĐT đối với con người, môi trường? 
4. Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả của hiệu ứng nhà kính? 
5. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì mục tiêu phát triển bền 
vững? 
6. Bản thân em nên làm gì để bảo vệ môi trường sống? 
PHỤ LỤC 3 
CÁC CÂU HỎI THỰC TẾ SỬ DỤNG TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG THPT 
 Chương V. Đại cương về ĐCĐT 
Câu 1: Nguyên nhân hiện tượng xe máy ra nhiều khói ở ống xả là gì? Cách khắc 
phục? 
Câu 2: Tỉ số nén của động cơ xăng hay diesel cao hơn? Lấy ví dụ về máy móc, 
thiết bị sử dụng nhiên liệu xăng, diesel? 
Câu 3: Trong thực tế các xupap được bố trí mở sớm, đóng muộn nhằm mục đích 
gì? 
Câu 4: Động cơ 2 kỳ hay 4 kỳ ít ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu hơn? 
Động cơ nào không có xupap? 
Câu 5: Ở động cơ diesel 4 kỳ áp suất nhiên liệu phun vào xi lanh cao hay thấp? Vì 
sao? 
Câu 6: Khí nạp vào xi lanh động cơ xăng là gì? Khí nạp vào xi lanh động cơ diesel 
là gì? 
Câu 7. Quá trình đốt nhiên liệu của ĐCĐT gây ô nhiễm môi trường, làm thế nào để 
hạn chế tác hại của chúng với môi trường? 
 Chương VI. Cấu tạo của ĐCĐT 
Câu 1: Nhận xét về đặc điểm thân xi lanh động cơ làm mát bằng nước và bằng 
không khí? Lấy ví dụ minh họa? 
Câu 2. Tại sao không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ở cacte? 
Câu 3: Vì sao xecmăng dầu lắp phía dưới xecmăng khí? Đáy rãnh lắp xecmăng 
dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để làm gì? 
Câu 4: Bạc lót hoặc ổ bi có tác dụng gì? 
Câu 5. Tại sao không làm pit tông vừa khít với xi lanh để không phải sử dụng xec 
măng? 
Câu 6: Tại sao trong động cơ 4 kỳ số vòng quay trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng 
quay của trục khuỷu? 
Câu 7: Nêu tác dụng của dầu bôi trơn? Trong thực tế phương pháp bôi trơn nào 
được sử dụng phổ biến? Vì sao? 
Câu 8: Nêu 1 số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc? 
Câu 9: Kể tên 1 số máy móc, thiết bị làm mát bằng nước, bằng không khí? Trên 
thân động cơ có các cánh tản nhiệt thì động cơ đó làm mát bằng gì? 
Câu 10: Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không? Vì sao? 
Câu 11: Hệ thống nhiên liệu dùng BCHK ở xe máy có bơm xăng không? Tại sao 
cấu tạo như vậy hệ thống vẫn làm việc được? Kể tên 1 số loại xăng hiện nay 
thường sử dụng? Theo e loại xăng nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn? 
Câu 12: Hệ thống phun xăng trên xe máy, ô tô có ưu điểm gì so với HTNL dùng 
BCHK? 
Câu 13: Tại sao nhiên liệu phun vào xi lanh phải có áp suất cao? Bộ phận nào có 
nhiệm vụ tạo áp suất cao cho nhiên liệu? 
Câu 14: Hệ thống đánh lửa sử dụng ở động cơ nào? Bộ phận nào làm nhiệm vụ 
đánh lửa? 
Câu 15: Kể tên các loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà e biết? 
Câu 16: Trước khi khởi động động cơ và đưa vào sử dụng cần làm gì để động cơ 
phát huy hết công suất tối đa, đảm bảo an toàn? 
Câu 17: Đề xuất 1 số phương án để vận hành, bảo dưỡng ô tô, xe máy đảm bảo an 
toàn, tiết kiệm, thân thiện với môi trường? 
Câu 18: Ô nhiễm môi trường do ĐCĐT tạo ra? Hiệu ứng nhà kính? Biện pháp khắc 
phục? 
Chương VII. Ứng dụng ĐCĐT 
Câu 1: Kể tên 1 số phương tiện, thiết bị có sử dụng ĐCĐT mà e biết? 
Câu 2: Trên ô tô, xe máy bộ phận nào làm nhiệm vụ máy công tác? Tốc độ quay 
của động cơ với tốc độ quay của máy công tác trên ô tô có bằng nhau không? 
Câu 3: ĐCĐT trên ô tô có đặc điểm gì? Nêu các cách bố trí ĐCĐT trên ô tô? Lấy 
ví dụ minh họa? 
Câu 4: Tại sao trong truyền lực chính trên ô tô lại sử dụng cặp bánh răng côn? Có 
phương án nào thay thế không? 
Câu 5: Hãy so sánh vận tốc của hai bánh xe lắp trên 2 bán trục trái và phải khi ô tô 
chạy thẳng hoặc quay vòng? 
Câu 6: Số lượng xi lanh trên xe máy thường bằng bao nhiêu? Vì sao trên xe máy ít 
sử dụng phương án làm mát động cơ bằng nước? 
Câu 7: ĐCĐT trên xe máy được bố trí ở đâu? Nêu ưu, nhược điểm và lấy ví dụ về 
các cách bố trí đó? 
Câu 8: ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp sử dụng phương pháp khởi động nào? 
Lấy ví dụ minh họa? 
Câu 9: ĐCĐT kéo máy phát điện phải đáp ứng yêu cầu gì để tần số dòng điện phát 
ra luôn ổn định? 
Câu 10: Khí thải do ô tô, xe máy tạo ra khi hoạt động ảnh hưởng tới sức khỏe con 
người, môi trường như thế nào? 
Câu 11: Nêu ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu và biện pháp khắc phục? 
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM: 
I. Trắc nghiệm khách quan ( 6 điểm) 
Câu 1: Chi tiết nào thuộc cơ cấu phân phối khí? 
A. Pit tông. 
B. Xupap. 
C.Thanh truyền. 
D. Bầu lọc tinh. 
Câu 2: Tìm phương án sai 
A. Bộ chế hòa khí chỉ có trong động cơ xăng. 
B. Bộ chế hòa khí không có trong động cơ điêzen. 
C. Bộ chế hòa khí có cả trong động cơ xăng và động cơ điêzen. 
D. Bộ chế hòa khí hòa trộn xăng và không khí ở ngoài xi lanh 
Câu 3: Tác dụng của dầu bôi trơn là 
A. Làm mát tẩy rửa 
B. Bao kín và chống gỉ 
C. Bôi trơn các bề mặt ma sát 
D. Tất cả các tác dụng trên. 
Câu 4: Chu trình làm việc của ĐCĐT lần lượt xảy ra các quá trình nào? 
A. Nạp, nổ, xả, nén. 
B. Nạp, nén ,nổ, xả. 
C. Nổ, nạp, nén, xả 
D. Nạp, nổ, nén, xả 
Câu 5: Khởi động bằng động cơ điện thường sử dụng cho những động cơ có: 
A. Công suất nhỏ 
B. Công suất nhỏ và trung bình. 
C. Công suất lớn 
D. Công suất rất lớn. 
Câu 6: Chi tiết nào làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí dùng van 
trượt? 
A. Xi lanh B. Thanh truyền 
C. Pit tông D. Trục khuỷu 
Câu 7: Động cơ điêzen 2 kì nạp nhiên liệu vào đâu 
A. Đường ống nạp B. Cacte C. Xilanh D. Cửa quét 
Câu 8: Động cơ điêzen 4 kì, cuối kì nén xảy ra hiện tượng 
A. Đánh Lửa B.Phun hòa khí 
C. Thải khí D. Phun nhiên liệu 
Câu 9: Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT? 
A. Lơ noa B. Điezen 
C. Đemlơ D. Otto và Ghen 
Câu 10: Phương pháp bôi trơn đạt hiệu quả cao nhất? 
A. Bôi trơn bằng vung té 
B. Bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu 
C. Bôi trơn cưỡng bức 
D. Không có phương pháp nào. 
Câu 11: Bộ phận được coi là quan trọng nhất của hệ thống nhiên liệu động cơ 
điêzen? 
A.Bơm cao áp B. Bơm chuyển nhiên liệu 
C. Vòi phun D. Bầu lọc tinh 
Câu 12: Xe Honda (Dream) sử dụng hệ thống làm mát bằng 
A. Không khí B. Kết hợp giữa làm mát bằng dầu và không khí 
C. Dầu D. Nước 
II. Phần tự luận: (4 điểm) 
Câu 1: Trình bày ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong tạo ra? Đề xuất 1 số 
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường? 
Câu 2: Em hãy cho biết nhiên liệu dùng cho xe máy, ô tô, máy gặt lúa mini là gì? 
So sánh xăng Ron 95 và xăng Ron 92? 
 HẾT 
ĐÁP ÁN 
Phần trắc nghiệm:(mỗi câu đúng cho 0,5 điểm) 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
ĐA B C D B B C D D A B A A 
Phần tự luận (4 điểm) 
 Nội Dung Điểm 
Câu 1: 
- Trong quá trình hoạt động, ĐCĐT thải ra các chất như CO, CO2, 
NOx, HC, Pb, CFC và các hợp chất của lưu huỳnh. Hiện nay không 
chỉ ở nước ta mà trên thế giới đã cấm sử dụng các loại xăng có pha chì 
(Pb) – một chất phụ gia làm tăng chỉ số octan có tính độc tố cao. Ngoài 
việc gây ô nhiễm trực tiếp, các chất thải này khi phát tán vào không 
khí sẽ bị phân tích hoặc tổng hợp tạo ra các hợp chất khác nhau có thể 
gây ung thư cho con người và làm thay đổi môi trường sinh thái, khí 
hậu. 
- Tiếng ồn phương tiện được xác định từ các hành động như bóp còi 
xe, phanh xe, nẹt bô hoặc tiếng ồn từ động cơ. Ô nhiễm tiếng ồn có thể 
gây ra rất nhiều bệnh lý như: bệnh tâm thần, mất ngủ, rối loạn sinh lý, 
bệnh tim hay huyết áp cao cũng có tác nhân từ ô nhiễm tiếng ồn. 
- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường: 
+ Sử dụng nhiên liệu mới cho ĐCĐT góp phần bảo vệ môi trường: 
 (xăng tổng hợp, xăng sinh học, sử dụng nhiên liệu Diesel sinh học B5 
làm từ cá ba sa) 
+ Ngoài ra để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chúng ta cần kết hợp 
trồng cây xanh, bảo vệ rừng, sử dụng các phương tiện giao thông công 
cộng, đầu tư công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao ý thức người tham 
gia giao thông... 
Câu 2: 
- Nhiên liệu dùng cho xe máy hiện nay chủ yếu là xăng ron 95 và xăng 
ron 92, ngoài ra cũng sử dụng xăng sinh học E5( pha với hàm lượng 
5% etanol với 95% xăng thông thường), xăng sinh học E10. 
- So sánh xăng Ron 95 và xăng Ron 92: Các con số 92 và 95 chỉ trị số 
octan của xăng, trị số octan thể hiện tính chống kích nổ của xăng, xăng 
có trị số octan càng cao càng tốt. Như vậy dùng xăng ron 95 sẽ tốt hơn 
xăng ron 92. 
 Ngoài ra để chống kích nổ của xăng người ta cũng pha thêm chì vào 
xăng, tuy nhiên việc pha thêm chì vào xăng sẽ không tốt cho môi 
trường.Vì vậy hiện nay phương pháp này hạn chế sử dụng. 
2,5 
0,75 
0,75 
0,5 
0,5 
1,5 
0,75 
0,75 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_day_hoc_ph.pdf
Sáng Kiến Liên Quan