SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) – Lịch sử Lớp 12 (Ban cơ bản)

1.5.1. Đặt tên cho các hoạt động

Đặt tên cho các hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó

đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức các hoạt động. Tên hoạt động

cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi

và tích cực của học sinh. Vì vậy, khi đặt tên cho hoạt động cần có sự tìm tòi, suy

nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Việc đặt tên cho hoạt động vần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tên hoạt động phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.

- Tên hoạt động phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.

- Tên hoạt động phải tạo ra được ấn tượng ban đầu cho học sinh.

1.5.2. Xác định mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt

động phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phản ánh được các mức độ cao

thấp của yêu cầu đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị. Xác định

đúng mục tiêu hoạt động sẽ có tác dụng:

- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để điều chỉnh nội dung và điều chỉnh hoạt

động.

- Căn cứ để dánh giá kết quả hoạt động.

- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò

Tùy theo chủ đề của HĐTNST, đặc điểm học sinh và hoàn cảnh riêng của mỗi

lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Khi xác định mục tiêu cần trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào

? (khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức) ?

- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó

đạt được sau khi tham gia hoạt động ?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau

hoạt động ?

1.5.3. Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức của hoạt động12

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp

lý những nội dung và hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ

đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường

và khả năng của học sinh để xác định nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt

kê đầy đủ các nội dung hoạt động cần thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động

tương ứng. Có thể, trong một hoạt động nhưng lại có nhiều hình thức khác nhau

được thực hiện đan xen hoặc trong đó có hình thức nào đó là trung tâm, còn hình

thức khác là phụ trợ

pdf70 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) – Lịch sử Lớp 12 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây. Vì vậy, để vận dụng HĐTNST một cách có hiệu 
quả trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng, tôi xin mạnh dạn 
đưa ra những kiến nghị sau: 
1. Về phía giáo viên 
Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ thì giáo viên 
phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong mặt trận đổi mới. Bên cạnh sự tâm huyết 
và lòng yêu nghề, giáo viên cần phải chủ động tìm tòi, học hỏi trau dồi chuyên môn, 
nghiệp vụ nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát 
triển năng lực người học. 
Giáo viên phải đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học 
tích cực, tìm đọc thêm tài liệu, cập nhật thông tin đặc biệt là những nguồn thông tin 
mang tính thời sự hiện nay để làm phong phú nguồn tư liệu giảng dạy của mình. Kết 
hợp khai thác sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu, chú ý lồng ghép 
những câu chuyện liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử để tạo hứng thú cho người 
học. 
Giáo viên luôn phải chú trọng đổi mới và đầu tư cho giáo án và bài giảng. 
Trong giáo án và bài giảng của mình giáo viên phải chủ động về kiến thức, linh hoạt 
về PPDH. Nếu không có sự đầu tư về giáo án và bài giảng thì chắc chắn giờ dạy của 
giáo viên sẽ không hiệu quả, chất lượng giáo dục sẽ hạn chế. Điều này tôi rút ra từ 
thực tế bản thân. 
Ngoài ra, giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn đến học sinh, cần định hướng 
cho học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Phải tăng cường cho học sinh làm việc 
với sách giáo khoa, nhiên cứu tài liệu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
 49 
tạo của học sinh, tăng cường cho học sinh làm việc theo nhóm, giao cho học sinh 
sưu tầm và làm bài tập theo dạng đề tài khoa học với yêu cầu ở mức độ vừa phải, 
hướng dẫn học sinh lựa chọn thông tin, sau đó sẽ thuyết trình. 
2. Về phía tổ chuyên môn 
- Cần tăng cường đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi 
mới PPDH, thường xuyên thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH, tích cực hướng 
tới dạy học phát triển năng lực cho học sinh, định hướng bồi dưỡng giáo viên trong 
đổi mới chương trình, SGK thời gian tới. 
- Động viên tinh thần cầu thị, tự học, tự bồi dưỡng và sẵn sàng chia sẻ kinh 
nghiệm với đồng nghiệp của giáo viên. 
3. Về phía nhà trường 
- BGH nhà trường cần phải song hành với giáo viên trên mặt trận đổi mới 
PPDH. Quan tâm và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dung 
dạy học theo phương pháp hiện đại phù hợp với đặc thù của môn học. 
- Có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những 
giáo viên tích cực trong việc đổi mới, sáng tạo PPDH và thực hiện đổi mới PPDH 
có hiệu quả. 
- Tăng cường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức trong 
nhà trường để thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục. 
4. Về phía gia đình 
Phối hợp và ủng hộ giáo viên trong việc đổi mới cách dạy và học. Thay đổi 
quan niệm và cách nhìn nhận về môn Lịch sử. Khuyến khích, động viên con em 
mình tham gia các hoạt động tập thể. Đặc biệt, phụ huynh có thể tham gia một số 
hoạt động ngoại khóa cùng với con mình để hiểu con mình hơn và giúp học sinh tự 
tin, tích cực hơn trong học tập. 
5. Về phía các cấp, ban ngành có liên quan 
Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, học tập về chuyên môn cho giáo viên 
Lịch sử, đặc biệt là giáo viên cần phải được tập huấn, làm quen với các phương pháp 
dạy học tích cực trong đó có HĐTNST. 
Hiện nay, trong phương pháp dạy học và kỳ thi THPT quốc gia đã có nhiều 
đổi mới, tuy nhiên việc dạy và học vẫn đang áp dụng nội dung chương trình của 
SGK hiện hành. Do đó, việc đổi mới thi cử phải song song với đổi mới nội dung, 
chương trình SGK để giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. 
Có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những giáo 
viên tích cực trong việc đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học. 
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân 
tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy để thể hiện trong đề tài. Tuy nhiên, 
 50 
trong quá trình vận dụng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý 
kiến của đồng nghiệp và các ban ngành, các cấp có liên quan để tôi có thể hoàn thiện 
tốt hơn PPDH của mình. 
 Diễn Châu, ngày 20 tháng 03 năm 2021 
 51 
PHỤ LỤC 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lịch sử lớp 10,11,12 (Ban cơ bản) - NXB Giáo dục 2006. 
2. Tìm hiểu kiến thức Lịch sử 12 - NXB giáo dục (11.2008). 
3. Tài liệu tập huấn: Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo trong trường trung học – Bộ giáo dục và Đào tạo (9.2015) 
4. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên (Chủ biên), NXB Đại học 
sư phạm năm 2001. 
 52 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
TT Cụm từ viết tắt Các chữ đầy đủ của cụm từ viết tắt 
1 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
2 THPT Trung học phổ thông 
3 TN Thực nghiệm 
4 TNSP Thực nghiệm sư phạm 
5 SGK Sách giáo khoa 
6 ĐC Đối chứng 
7 BGH Ban giám hiệu 
8 TB Trung bình 
9 CNTB Chủ nghĩa tư bản 
10 PPGQVĐ Phương pháp giải quyết vấn đề 
 53 
PHIẾU THĂM DÒ NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC TỔ 
CHỨC HĐTNST TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 
Thầy/Cô vui lòng đánh đấu (X) vào các tiêu chí lựa chọn 
TT Các tiêu chí SL 
Tỷ 
lệ % 
1 
Thầy/cô tổ chức HĐTNST trong dạy học lịch sử như thế 
nào ?(Chỉ chọn 1 tiêu chí) 
Thường xuyên. 
Thỉnh thoảng. 
Chưa bao giờ. 
2 
Theo thầy/ cô, mức độ cần thiết của việc tổ chức HĐTNST 
trong dạy học Lịch sử là gì ?(Chỉ chọn 1 tiêu chí) 
Rất cần thiết. 
Bình thường. 
Không cần thiết. 
3 
Theo thầy/cô việc tổ chức HĐTNST trong dạy học Lịch sử 
có vai trò như thế nào? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) 
Học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tích cực chủ động, tự 
giác và sáng tạo của bản thân 
Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. 
Gây hứng thú, tạo không khí học tập sôi nổi. 
Học sinh được thể hiện mình trước đám đông. 
Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn. 
Liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 
 Hình thành cho học sinh những giá trị sống và các năng lực 
cần thiết, giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh. 
4 
Đánh giá của thầy/cô về tổ chức HĐTNST trong dạy học 
Lịch sử? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) 
Có thể vận dụng cho tất cả các bài học trong SGK. 
Khó vận dụng vì mất nhiều thời gian. 
Không khí lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú. 
Học sinh khó lĩnh hội được kiến thức. 
Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực 
sáng tạo, năng lực giao tiếp cho học sinh. 
Học sinh tích cực, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến 
thức. 
 54 
PHIẾU THĂM DÒ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC 
PPDH MÔN LỊCH SỬ 
Đánh dấu (X) vào ô lựa chọn (Chỉ lựa chọn 1 tiêu chí) 
TT 
Phương pháp 
dạy học 
Mức độ 
Rất hứng thú Bình thường 
Không hứng 
thú 
1 HĐTNST 
2 Thuyết trình, 
nêu vấn đề, thảo 
luận nhóm 
 55 
PHIẾU THĂM DÒ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ VIỆC 
TỔ CHỨC HĐTNST TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 
Đánh dấu (X) vào tiêu chí lựa chọn 
TT Các tiêu chí SL Tỷ lệ % 
1 
Em có quan niệm như thế nào về việc học môn Lịch sử 
? (Chọn 1 tiêu chí) 
Rất thích học môn Lịch sử 
Chỉ xem môn Lịch sử là nhiệm vụ 
Không thấy hứng thú với môn Lịch sử 
2 
Em đã tham gia vào HĐTNST trong dạy học môn Lịch 
sử như thế nào ? (Chọn 1 tiêu chí) 
Thường xuyên 
Thỉnh thoảng 
Chưa bao giờ 
3 
Cảm nhận của em sau khi học Lịch sử bằng PPDH 
truyền thống như thuyết trình, vấn đáp? (Chọn 1 tiêu 
chí) 
Rất thích 
Bình thường 
Không thích 
4 
Em đánh giá như thế nào về việc vận dụng các PPDH 
truyền thống trong dạy học Lịch sử ? (có thể lựa chọn 
nhiều tiêu chí) 
Giờ học không sôi nổi, học sinh không hứng thú 
Học sinh không phát huy được tính tích cực chủ động 
sáng tạo. 
Tạo hứng thú học tập, học sinh được phát huy tính sáng 
tạo, được tranh luận với bạn và thể hiện mình. 
 56 
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁ NHÂN TRONG 
NHÓM (Dùng để cá nhân tự đánh giá lẫn nhau trong nhóm) 
 Mức độ 
Tiêu chí 
4 3 2 1 
Quan trọng Có ý nghĩa Nhỏ Không có 
Nghiên cứu 
và thu thập 
thông tin 
Tìm kiếm 
được nhiều 
thông tin cho 
chủ đề hặc 
nhiệm vụ 
được giao 
Tìm kiếm 
được một số 
thông tin có 
liên quan đến 
chủ đề nhưng 
không phải tất 
cả. 
Tìm kiếm 
được một số 
thông tin 
nhưng chỉ một 
lượng nhỏ liên 
quan đến chủ 
đề 
Không tìm 
kiếm được 
thông tin có 
liên quan đến 
chủ đề 
Chia sẻ thông 
tin 
Chia sẻ thông 
tin hữu ích với 
nhóm 
Chia sẻ một số 
thông tin hữu 
ích với nhóm 
Chia sẻ một ít 
thông tin với 
nhóm 
Không chia sẻ 
thông tin với 
nhóm 
Sự tham gia 
vào nhiệm vụ 
trong nhóm 
Tham gia tất 
cả các nhiệm 
vụ hoặc buổi 
họp nhóm 
Tham gia hơn 
nửa các nhiệm 
vụ hoặc buổi 
họp nhóm 
nhưng không 
phải tất cả. 
Tham gia dưới 
một nửa các 
nhiệm vụ hoặc 
buổi họp 
nhóm 
Không tham 
gia các nhiệm 
vụ hoặc buổi 
họp nhóm nào. 
Hoàn thành 
nhiệm vụ 
Hoàn thành 
toàn bộ nhiệm 
vụ được giao 
Hoàn thành 
nhiều hơn một 
nửa nhưng 
không đủ 
nhiệm vụ 
được giao 
Hoàn thành ít 
hơn một nửa 
nhiệm vụ được 
giao 
Không hoàn 
thành nhiệm 
vụ nào được 
giao 
Lắng nghe ý 
kiến của các 
thành viên 
khác 
Lắng nghe ý 
kiến và phản 
hồi của các 
thành viên 
khác cho 
nhóm nếu thấy 
hiệu quả cho 
nhóm 
Gần như lắng 
nghe ý kiến và 
phản hồi của 
các thành viên 
khác trong 
nhóm 
Không thường 
xuyên lắng 
nghe ý kiến và 
phản hồi của 
các thành viên 
khác trong 
nhóm 
Không lắng 
nghe ý kiến và 
phản hồi của 
các thành viên 
khác cho 
nhóm. Tự làm 
theo ý của 
mình. 
Hợp tác với 
nhóm 
Thảo luận, 
không tranh 
cãi với các 
thành viên 
trong nhóm 
Thảo luận, các 
vấn đề với các 
thành viên và 
chỉ một vài lần 
tranh cãi. 
Thỉnh thoảng 
tranh cãi với 
các thành viên 
trong nhóm 
Tranh cãi với 
mọi người và 
cố gắn để họ 
suy nghĩ theo 
cách của mình. 
 57 
PHIẾU CÁC THÀNH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 
(Cả nhóm thống nhất đánh giá trên phiếu) 
Nội dung hoạt động: 
Thời gian thực hiện:.. 
Nhóm: .. 
Căn cứ vào thực tế báo cáo của nhóm bạn, dựa vào Bảng tiêu chí đánh giá báo cáo, 
nhóm thống nhất và đánh dấu (X) vào điểm tương ứng với mức độ muốn đánh giá. 
Nhóm 
trình bày 
Cấu trúc bài báo 
cáo/trình bày 
Trình bày/Báo 
cáo 
Thảo luận/trả 
lời các câu hỏi 
Tổng 
điểm 
 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO 
 58 
Mức độ 3 2 1 0 
Cấu trúc 
bài báo 
cáo/trình 
bày 
Các thành tố được 
thiết kế, có cấu 
trúc, có chiến 
lược rõ ràng. 
Các thành tố 
được trình bày 
theo trật tự 
phù hợp. 
Chỉ có một số 
thành tố quan 
trọng được 
trình bày. 
Thiếu các thành 
tố quan trọng/các 
thành tố sắp xếp 
không phù hợp. 
Có đầy đủ các mô 
tả/hình ảnh minh 
họa/sơ đồ/minh 
chứng cho các nội 
dung. 
Có mô tả các 
mô tả/hình ảnh 
minh họa/sơ 
đồ/minh 
chứng cho một 
số nội dung. 
Thiếu nhiều 
các mô tả, 
hình ảnh, 
minh chứng 
cho các nội 
dung quan 
trọng. 
Không có các mô 
tả, hình ảnh, 
minh chứng cho 
các nội dung đưa 
ra. 
Trình bày cô 
đọng, dễ hiểu/có 
cấu trúc rõ ràng, 
có tính logic, nêu 
được trọng tâm 
của các nội dung 
Trình bày dễ 
hiểu, có tính 
logic, nêu 
được trọng 
tâm của các 
nội dung 
Trình bày có 
thể hiểu được, 
logic không rõ 
ràng, nêu 
được trọng 
tâm của các 
nội dung 
Trình bày khó 
hiểu, thiếu tính 
logic không nêu 
được trọng tâm 
của các nội dung 
Trình 
bày/Báo 
cáo 
Thể hiện đa dạng 
các hình thức 
trình bày bằng lời 
nói, tranh ảnh, thí 
nghiệm, mô hình, 
video 
Trình bày 
bằng nhiều 
hình thức khác 
nhau, có sử 
dụng các hình 
ảnh, âm thanh, 
mô hình, thí 
nghiệm minh 
họa. 
Thể hiện được 
ít hình thức 
trình bày, có ít 
minh chứng 
cho các nội 
dung trình 
bày. 
Không thể hiện 
được nhiều hình 
thức trình bày/ 
thiếu các minh 
chứng quan trọng 
cho nội dung 
trình bày. 
Thảo 
luận/trả 
lời các câu 
hỏi 
Thảo luận, trả lời 
các câu hỏi đúng 
trọng tâm rõ rành, 
dễ hiểu, đầy đủ, 
ngắn gọn. 
Thảo luận, trả 
lời các câu hỏi 
đúng trọng 
tâm, có khả 
năng hiểu 
được nhưng 
còn dài dòng. 
Thảo luận trả 
lời gần với 
trọng tâm 
nhưng khó 
hiểu, dài 
dòng, còn lơ 
mơ về nội 
dung. 
Thảo luận/trả lời 
lệch trọng tâm. 
Mọi người không 
hiểu, nôi dung xa 
rời báo cáo. 
Kỹ năng 
giao tiếp 
Giao tiếp cởi mở, 
có gợi ý, thỏa mãn 
mọi người. 
Giao tiếp cởi 
mở, có phản 
hồi thường 
xuyên, đáp 
ứng mọi 
người. 
Giao tiếp cứng 
nhắc, chưa 
làm hài lòng 
mọi người. 
Giao tiếp cứng 
nhắc, gây khó 
chịu cho mọi 
người, làm 
không khí căng 
thẳng. 
 59 
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN 
(Học sinh dùng phiếu này để tự đánh giá) 
Nội dung nhiệm vụ: 
Thời gian thực hiện: 
Họ và tên: Nhóm: .. 
Nhiệm vụ trong nhóm (Ghi ngắn gọn các phần việc được giao): 
Dựa vào “Bảng mô tả các mức độ đóng góp của cá nhân trong nhóm”, em hãy 
đánh dấu (X) vào cột mức độ phù hợp với sự đóng góp của bản thân em cho 
nhóm: 
Mức độ 4 3 2 1 0 
Mô tả sự 
đóng góp 
theo mức độ 
Có những 
đóng góp 
quan trọng 
Có những 
đóng góp 
có ý nghĩa 
cho nhóm 
Có những 
đóng góp 
nhỏ cho 
nhóm 
Không có 
đóng góp 
cho nhóm 
Gây cản trở 
hoạt động 
của nhóm 
Tự đánh giá 
 60 
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 
(Dùng để giáo viên đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm) 
 Mức độ 
Tiêu chí 
3 2 1 
Xác định được 
các nhiệm vụ 
của công việc 
Xác định được tất 
cả các nhiệm vụ 
của công việc. 
Chỉ xác định được 
một số nhiệm vụ 
của công việc. 
Không xác định 
được nhiệm vụ nào 
của công việc. 
Phân công được 
nhiệm vụ chi 
tiết cho các 
thành viên 
trong nhóm 
Có bảng phân 
công rõ ràng 
nhiệm vụ chi tiết 
cho các thành viên 
trong nhóm 
Có bảng phân 
công nhưng chưa 
rõ ràng nhiệm vụ 
giữa các thành 
viên trong nhóm 
Không có bảng 
phân công nhiệm 
vụ cho các thành 
viên trong nhóm. 
Cá nhân và 
nhóm hoàn 
thành được 
nhiệm vụ được 
phân công 
Cá nhân và nhóm 
hoàn thành tất cả 
nhiệm vụ được 
phân công 
Cá nhân và nhóm 
chỉ hoàn thành một 
số nhiệm vụ được 
phân công 
Cá nhân và nhóm 
không hoàn thành 
nhiệm vụ được 
phân công 
Chế tạo được 
sản phẩm có 
tính truyền 
thông tốt 
Tạo ra sản phẩm 
có thể trưng bày, 
đảm bảo các tiêu 
chí và có sự hấp 
dẫn đối với người 
xem. 
Tạo ra sản phẩm 
có thể trưng bày, 
đảm bảo các tiêu 
chí nhưng chưa có 
sự hấp dẫn đối với 
người xem. 
Chưa tạo ra sản 
phẩm hoặc có tạo 
được nhưng chỉ 
đảm bảo một số 
tiêu chí và không 
có sự hấp dẫn đối 
với người xem. 
Hoàn thành và 
ghi đầy đủ 
phiếu theo dõi 
dự án 
Ghi đầy đủ chi tiết 
các nội dung trong 
phiếu theo dõi khi 
thực hiện công 
việc. 
Chỉ ghi một số nội 
dung trong phiếu 
theo dõi khi thực 
hiện công việc. 
Không ghi tất cả 
các nội dung trong 
phiếu theo dõi khi 
thực hiện công 
việc. 
Trình bày báo 
cáo rõ ràng, 
mạch lạc, đầy 
đủ thông tin 
Báo cáo được trình 
bày rõ ràng, chi 
tiết, có sức thuyết 
phục. 
Báo cáo được trình 
bày chi tiết nhưng 
chưa rõ ràng, , 
chưa có sức thuyết 
phục. 
Báo cáo được trình 
bày chưa rõ ràng, 
chưa chi tiết, chưa 
có sức thuyết phục 
Trả lời tốt câu 
hỏi của các bạn 
và giáo viên 
Trả lời tất cả các 
câu hỏi đúng trọng 
tâm, rõ ràng. 
Trả lời một số câu 
hỏi đúng trọng 
tâm, rõ ràng, dễ 
hiểu. 
Không trả lời được 
hoặc có rả lời các 
câu hỏi nhưng 
không đúng trọng 
tâm. 
Các tiêu chí 
khác 
 61 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM 
(Các thành viên cùng nhóm dùng phiếu này để đánh giá lẫn nhau) 
Nội dung hoạt động: 
Thời gian thực hiện:.. 
Nhóm: .. 
 Mức độ 
Tên 
thành 
viên 
4 3 2 1 0 
Có những 
đóng góp 
quan 
trọng 
Có những 
đóng góp có 
ý nghĩa cho 
nhóm 
Có những 
đóng góp 
nhỏ cho 
nhóm 
Không có 
đóng góp 
cho nhóm 
Gây cản 
trở hoạt 
động của 
nhóm 
* Lưu ý: Các nhóm dựa vào “Bảng mô tả các mức độ đóng góp của cá nhân trong 
nhóm” và thảo luận về mức độ đóng góp của từng cá nhân sau đó ”, em hãy đánh 
dấu (X) vào cột mức độ phù hợp với sự đóng góp của từng thành viên vào bảng. 
 62 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 
(Dành cho giáo viên) 
Tên nhóm: Lớp: 
Nội dung nhiệm vụ: 
T
T 
Tiêu chí 
Điểm 
Nhận xét/Đánh giá 
3 2 1 
1 Xác định được nhiệm vụ 
2 Phân công được nhiệm vụ chi tiết 
cho các thành viên 
3 Cá nhân và nhóm hoàn thành được 
nhiệm vụ phân công 
4 Hoàn thành được sản phẩm 
5 Hồ sơ, minh chứng rõ ràng trong 
quá trình hoạt động 
6 Trình bày báo cáo rõ ràng, mạch 
lạc, đầy đủ thông tin 
7 Trả lời tốt các câu hỏi của bạn và 
giáo viên 
 63 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
(Dành cho giáo viên) 
Nội dung nhiệm vụ: Sa bàn về chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) 
Nhóm: Lớp: 
Sản phẩm 
Các nội dung đánh giá 
Điểm đánh 
giá 
Tổng 
điểm 
Sa bàn về 
chiến dịch 
Điện Biên Phủ 
(1954) 
- Hình thức: Bố cục rõ ràng, khoa 
học, dễ hiểu. Có sự cân đối giữa chữ 
viết với các chi tiết trên sa bàn. Thể 
hiện được sự sáng tạo. 
- Nội dung sa bàn phù hợp với nội 
dung 
- Thuyết minh về sa bàn hay, hấp 
dẫn. 
* Lưu ý: Thang điểm 10 cho tổng các tiêu chí đánh giá 
 64 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
(Dành cho giáo viên) 
Nội dung nhiệm vụ: Vẽ truyện tranh về nhân vật lịch sử tiêu biểu trong chiến dịch 
Điện Biên Phủ (1954) 
Nhóm: Lớp: 
Nhân vật lựa chọn: 
Các sản phẩm Các nội dung đánh giá Điểm đánh giá 
Tổng 
điểm 
Vẽ truyện tranh về nhân 
vật lịch sử tiêu biểu 
trong chiến dịch Điện 
Biên Phủ (1954) 
- Tranh vẽ và lời thuyết 
minh phù hợp, đúng nội 
dung. 
- Thể hiện được cốt 
chuyện, đúng với nội dung 
lịch sử 
- Tranh vẽ thể hiện được 
nhân vật và bối cảnh lịch 
sử 
* Lưu ý: Thang điểm 10 cho tổng các tiêu chí đánh giá 
 65 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
(Dành cho giáo viên) 
Nhóm: Lớp: 
Nội dung nhiệm vụ: Làm Power Poin về kế hoạch Nava, Cuộc tiến công chiến lược 
Đông Xuân 1953 – 1954 và Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954). 
Sản phẩm Các nội dung đánh giá Điểm đánh giá 
Tổng 
điểm 
Làm Power Poin về kế 
hoạch Nava, Cuộc tiến 
công chiến lược Đông 
Xuân 1953 – 1954 và 
Hiệp định Giơ ne vơ 
năm 1954). 
- Sưu tầm tranh ảnh phù 
hợp, đúng nội dung. 
- Nội dung chính xác với 
nội dung bài học. 
- Trình bày đẹp, khoa học, 
hài hòa. 
* Lưu ý: Thang điểm 10 cho tổng các tiêu chí đánh giá 
 66 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN 
(Dành cho học sinh tự đánh giá) 
Họ và tên: Lớp 
Nhóm: 
Nội dung hoạt động: 
Các 
hoạt 
động 
Các nội dung đánh giá 
Điểm 
đánh 
giá 
Thu thập 
thông tin 
- Điền đầy đủ các thông tin được phân công tìm hiểu vào 
Phiếu thu thập thông tin. 
- Các thông tin thu thập hữu ích. 
- Tham gia đóng góp vào việc xây dựng sơ đồ tư duy của 
nhóm. 
Thực 
hiện sản 
phẩm 
- Thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm (Vẽ tranh, sưu 
tầm tranh ảnh, viết lời thoại, lời dẫn cho phần truyện tranh 
hoặc kể chuyện, chuẩn bị nguyên vật liệu làm sa bàn, báo 
tường, thuyết trình). 
 67 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN 
(Dành cho học sinh tự đánh giá) 
Họ và tên: Lớp 
Nhóm: 
Nội dung nhiệm vụ: 
Các 
hoạt 
động 
Các nội dung đánh giá 
Điểm 
đánh 
giá 
Thu thập 
thông tin 
- Điền đầy đủ các thông tin được phân công tìm hiểu vào 
Phiếu thu thập thông tin. 
- Các thông tin thu thập hữu ích. 
- Tham gia đóng góp vào việc xây dựng sơ đồ tư duy của 
nhóm. 
Thực 
hiện sản 
phẩm 
- Thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm (Vẽ tranh, sưu 
tầm tranh ảnh, viết lời thoại, lời dẫn cho phần truyện tranh 
hoặc kể chuyện, chuẩn bị nguyên vật liệu làm sa bàn, báo 
tường, thuyết trình). 
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG 
DẠY HỌC BÀI 20 CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954) 
 LỊCH SỬ LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) 
------------------------- 
MÔN: LỊCH SỬ 
 Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Vân Hà 
Tổ chuyên môn : Tổ Xã hội 
Số điện thoại : 0916171974 
Năm học 2020 - 2021 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_day_hoc_ba.pdf
Sáng Kiến Liên Quan