SKKN Tổ chức dạy - học trên lớp và hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục Stem ở môn Tin học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh Trung học Phổ thông

Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai dạy học STEM ở trường

THPT

2.1.1. Thuận lợi

- Đảng, Nhà nước, ngành đã có chủ trương, chỉ thị, thông tư về đẩy mạnh giáo

dục STEM trong nhà trường phổ thông, tạo điều kiện pháp lý để các trường triển khai

dạy học theo định hướng STEM.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, đa số giáo viên có năng lực

chuyên môn, mỗi trường đều có đội ngũ giáo viên cốt cán có trình độ cao, ham học

hỏi, tìm tòi cái mới, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- STEM là phương pháp dạy - học gắn kiến thức khoa học với thực tiễn, học

sinh ham thích thực hành, thí nghiệm, chế tạo sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống

nên dạy học STEM gây tò mò, hứng thú cho học sinh trong học tập.

- Dạy học STEM tạo ra cách học sáng tạo, tâm lý thoải mái cho học sinh, quan

hệ thầy – trò cũng gần gũi, thân thiện hơn.

- Dạy học STEM được các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ trình bày ở nhiều

bài viết trên mạng internet, việc tổ chức ngày hội STEM, tập huấn của các sở, các

trường ít nhiều giúp giáo viên hiểu về STEM.

2.1.2. Khó khăn

- Dạy học STEM cần phải có nhiều thời gian trong khi học sinh vẫn phải tập

trung học đảm bảo chương trình chính thống, học thêm phục vụ thi cử, đánh giá cuối

năm học.12

- Dạy học STEM kết hợp lý thuyết với thực hành, làm ra sản phẩm, việc thi cử

hiện nay theo đề thi trắc nghiệm lý thuyết là chủ yếu nên chưa khuyến khích được

giáo viên và học sinh.

- Giáo viên, phụ huynh chưa hiểu thấu đáo về STEM, cho rằng STEM chỉ là

lắp ráp, điều khiển robot tự động, không gắn với các môn học chính thống của học

sinh nên chưa quan tâm đến phương pháp mới.

- Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về giáo dục STEM, việc soạn bài và dạy

học trên lớp theo định hướng STEM còn gặp nhiều vướng mắc.

- Dạy học STEM đòi hỏi tài chính, thời gian, công sức, chất xám lớn, trong khi

cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường hiện nay còn khó khăn.

pdf67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy - học trên lớp và hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục Stem ở môn Tin học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các lỗi lập trình. 
Học sinh vận hành thử nghiệm xe thông minh tham gia giao thông 
44 
Bước 10: Báo cáo và đánh giá sản phẩm “xe thông minh của tôi” 
+ Nhóm trưởng thay mặt nhóm báo cáo sản phẩm xe thông minh của nhóm với 
các nội dung sau: cấu trúc xe tự hành thông minh, biểu hiện sự “thông minh” của xe 
tự hành, nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động của xe tự hành, những ưu điểm đạt 
được và những hạn chế cần tiếp tục khắc phục. 
+ Nhóm trưởng thông qua bản tự đánh giá và cho điểm sản phẩm của nhóm, 
đánh giá tinh thần thái độ bằng điểm số đối với các thành viên. Các nhóm khác theo 
dõi báo cáo, phản biện, góp ý, nhận xét và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo 
điểm số. 
+ Sau khi học sinh hoàn thành việc báo cáo và đánh giá, giáo viên nhận xét cụ 
thể ưu khuyết điểm sản phẩm của từng nhóm, gợi ý phương án khắc phục, đánh giá 
cho điểm sản phẩm cảu các nhóm, tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể. Tiêu 
chí đánh giá cho điểm sản phẩm xe thông minh được thực hiện theo bảng sau: 
Các mục cần 
đánh giá 
Tiêu chí đánh giá 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
đánh giá 
Sản phẩm xe 
thông minh 
- Mô hình xe đảm bảo tính thẩm mỹ 
- Chạy được theo đúng sa bàn 
- Xử lý trước vật cản 
- Tốc độ nhanh, chậm 
10 
10 
10 
10 
Thuyết trình 
- Chỉ rõ nguyên lý cấu tạo 
- Nguyên lý hoạt động 
- Cách thức điều khiển 
- Báo cáo rành mạch, tự tin 
10 
10 
10 
10 
Phản biện, 
góp ý 
- Đặt ra những vấn đề hợp lý 
- Mức độ khắc phục hạn chế của sản phẩm 
10 
10 
Tổng điểm 10 tiêu chí 100 
1.3.4. Tổ chức ngày hội STEM 
 1.3.4.1. Tham gia "Cuộc đua Vinfast - F1" năm học 2019 – 2020 
 Năm học 2019 – 2020, do hoàn cảnh khách quan không thuận lợi, dịch Covid 
19 gây ảnh hưởng đến tiến trình dạy và học của giáo viên và học sinh, Đoàn trường 
và nhóm Tin của trường chưa tổ chức được ngày hội STEM cấp trường. Tuy vậy, 
hoạt động của câu lạc bộ đã thu được những kết quả đáng khích lệ, học sinh phấn 
khởi tham gia học tập, nhiều học sinh trở thành những “nhà thiết kế” và nhà “điều 
khiển học” có kinh nghiệm. 
 Để duy trì và phát triển câu lạc bộ, khuyến khích các em tích cực học tập, 
Đoàn trường, nhóm giáo viên Tin xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường cử một số 
thành viên của câu lạc bộ STEM trường THPT Hà Huy Tập tham gia cuộc thi “Cuộc 
đua Vinfast - F1" - Ngày hội STEME 2020 do Tập đoàn Vingroup và Đại học 
VinUni tài trợ. Trong bối cảnh dịch bệnh, cuộc thi (vòng loại) được tổ chức theo hình 
thức trực tuyến. 
45 
 Nhận thấy là cơ hội để các em thể hiện khả năng thiết kế, tư duy sáng tạo, thử 
sức với các bạn cùng trang lứa trong cả nước, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ STEM lập 
danh sách gồm 6 học sinh chia thành hai đội tham gia do Bí thư Đoàn trường và giáo 
viên môn Tin trực tiếp phụ trách. 
 Được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, hai đội học sinh dự thi tích cực thảo 
luận, tìm tòi, nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp mô hình, lập trình điều khiển xe, chạy thử 
nghiệm. Kết quả đạt được của đội thi Trường THPT Hà Huy Tập đứng thứ 12/45 đội 
tham gia trong cả nước. 
Đội thi lắp ráp xe theo bản thiết kế. 
Cuộc thi bình chọn mô hình xe yêu thích nhất "Cuộc đua Vinfast - F1" 
Đội tham gia thi thuyết trình và thi trực tuyến vòng loại "Cuộc đua Vinfast - F1" 
Câu lạc bộ STEM Trường THPT Hà Huy Tập 
46 
 Kết quả của "Cuộc đua Vinfast - F1" của các thành viên Câu lạc bộ nhà 
trường đã đem đến cho học sinh niềm vui trong học tập, giúp các em hiểu và vận 
dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện kĩ năng lập trình, vẽ kĩ thuật, kĩ 
năng tư duy, sáng tạo, thuyết trình, tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử. 
Bảng chấm điểm "Cuộc đua Vinfast - F1" vòng loại 45 trường THPT tham gia thi trên cả nước 
1.3.4.2. Tổ chức ngày hội STEM năm học 2020 – 2021 
 Năm học 2020 – 2021, Câu lạc bộ STEM Robotics của Trường THPT Hà Huy 
Tập tiếp tục hoạt động và thu được những kết quả đáng khích lệ, số lượng học sinh 
tham gia nhiều hơn năm trước, câu lạc bộ hoạt động đều đặn mỗi tuần hai buổi theo 
kế hoạch. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo các chủ đề, kết nối kiến thức 
môn Tin với các môn khoa học khác thiết kế các sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn trong 
cuộc sống như xe tự hành, hệ thống đèn nháy, đèn cảm biến, quạt điện mini 
Học sinh tích cực học tập, nghiên cứu thiết kế, lắp ráp sản phẩm, thực hiện lập 
trình điều khiển thiết bị bằng câu lệnh lặp, câu lệnh rẽ nhánh trên phần mềm 
Kidscode. Việc sinh hoạt Câu lạc bộ mang lại hứng thú cho học sinh trong học tập, 
giúp các em nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành, kĩ năng làm 
việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, giao tiếp và óc sáng tạo. 
47 
Học sinh tham gia sinh hoạt CLB STEM Robotics (năm học 2020 – 2021) 
Để đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo mô 
hình STEM, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hứng thú trong học tập cho học 
sinh, Ban giám hiệu nhà trường quyết định tổ chức “Ngày hội STEM” cấp trường 
năm học 2020 – 2021, giao cho Đoàn trường phối hợp với Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ 
STEM thực hiện. 
Theo tinh thần chỉ đạo của nhà trường, Đoàn trường và giáo viên nhóm Tin lập 
kế hoạch tổ chức “Ngày hội STEM” cấp trường, kế hoạch được nhà trường phê duyệt 
và được sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh toàn trường. 
Bản kế hoạch tổ chức “Ngày hội STEM” của Trường THPT Hà Huy Tập 
48 
Thực hiện kế hoạch, Đoàn trường kết hợp với Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ lập 
danh sách các đội thi (gồm chủ yếu học sinh lớp 10, 11), chuẩn bị cơ sở vật chất như 
máy tính, máy chiếu, các thiết bị  đảm bảo cuộc thi diễn ra tốt đẹp. Cuộc thi được 
mang tên “Chinh phục đỉnh Phượng Hoàng”. 
Để thực hiện cuộc thi, các đội học sinh đã tổ chức các buổi thảo luận, thiết kế, 
lập trình, lắp đặt và chạy thử nghiệm. Cuộc thi được chia thành hai bảng A (gồm các 
lớp A, T) và bảng B (gồm các lớp D). 
 Ngày 11 và 12 – 12 – 2020, Câu lạc bộ STEM tiến hành tổ chức ngày hội STEM cấp 
trường gồm 28 chi đoàn tham gia với 31 đội thi. Ngày hội diễn ra sôi nổi, thu hút 
đông đảo học sinh tham gia và cổ vũ. 
Kết quả đạt được của “ Ngày hội STEM” thật đáng ghi nhận. Ngoài các đội thi 
đạt được kết quả cao, chinh phục được “Đỉnh Phượng Hoàng”, cuộc thi đã khích lệ 
rất lớn tinh thần học tập của học sinh, đây cũng chính là minh chứng cụ thể cho 
phương pháp dạy – học mới, dạy học STEM, học đi đôi với hành, lí thuyết đi đôi với 
thực tiễn. 
Nội dung và kết quả “Ngày hội STEM” được đăng trên website của nhà 
trường 
san-choi-hap-dan-va-y-nghia-cu.html?fbclid=IwAR0MWmHHwxJH5H-
2N0Ts0LRKuxlNkg6Ly1lx01GogjHsdANnkgg1s1M9FaM 
 “Ngày hội STEM” đăng trên website của Trường THPT Hà Huy Tập 
49 
Đội thi giành giải nhất 
50 
2. Kết quả bước đầu của việc dạy học STEM ở trường THPT Hà Huy Tập 
Để thực hiện đề tài trên, năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 – 2021, tôi 
thực hiện chủ đề “Cấu trúc lặp và hệ thống chuông báo tự động trong nhà trường” ở 
các lớp 11. Sau khi hoàn thành chủ đề tôi thực hiện đánh giá kết quả đạt được so với 
các bài học không thực hiện theo định hướng STEM theo các bảng số liệu sau: 
Bảng khảo sát sự hứng thú của học sinh đối với môn Tin học trước và sau khi 
dạy học chủ đề “Cấu trúc lặp và hệ thống chuông báo tự động trong nhà trường” 
(chương trình Tin học 11 – THPT) tại 4 lớp tôi trực tiếp giảng dạy 11D2, 11D3, 
11D4, 11D5 (năm học 2020 – 2021): 
Câu Nội dung 
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
1 
Sự hứng thú học môn Tin học ở các em ở 
mức nào? 
Rất thích 15 8,6 77 44,0 
Thích 31 17,7 60 34,3 
Bình thường 84 48,0 28 16,0 
Không thích 45 25,7 10 5,7 
2 Em thích học môn Tin học vì: 
Môn tin học là môn gắn liền với công 
nghệ hiện đại phù hợp thời đại mới. 
55 31,4 43 24,6 
51 
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ 
hiểu 
65 37,1 32 18,3 
Kiến thức dễ nắm bắt 30 17,1 25 14,3 
Kiến thức gắn thực tế nhiều 25 14,3 75 42,9 
3 
Trong giờ học môn Tin học em thích 
được học như thế nào? 
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, 
thảo luận và làm việc 
89 50,9 63 36,0 
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ 
động 
38 21,7 7 4,0 
Được thực hành và trải nghiệm thực tế để 
hiểu sâu hơn kiến thức đã học 
48 27,4 105 60,0 
4 Nội dung dạy học 
Vừa học lý thuyết vừa thực hành 75 42,9 32 18,3 
Tăng cường học lí thuyết, không cần thực 
hành 
39 22,3 11 6,3 
Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã 
học để đưa kiến thức vào thực tiễn, tăng 
cường thực hành, trải nghiệm 
61 34,9 132 75,4 
Để đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh tôi sử dụng bảng tiêu chí sau: 
Các tiêu chí Mức độ thể hiện 
 Tốt Khá TB Yếu 
(1) Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn và đề 
xuất phương án giải quyết đúng, mang lại hiệu quả. 
(2) Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và 
hoạt động, vận hành của hệ thống kỹ thuật và chỉ ra được tính 
mới, tính hiệu quả của nó so với những cái đã biết. 
(3) Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kỹ thuật đã có, 
thay đổi một số chi tiết thiết kế tăng hiệu quả cho hệ thống kỹ 
thuật. 
(4) Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề 
mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan đến ngành kỹ 
thuật. 
(5) Lập được nhiều phương án giải quyết một vấn đề thực tiễn 
và mang lại kết quả tối ưu. 
Căn cứ vào các tiêu chí trên, căn cứ hồ sơ theo dõi kết quả thái độ học tập và 
phiếu trả lời khảo sát ý kiến học sinh sau khi học xong chủ đề, giáo viên cho điểm 
đánh giá năng lực sáng tạo. Điểm mỗi tiêu chí biểu hiện được đánh giá tối đa là 2. 
Tổng điểm tối đa đánh giá năng lực sáng tạo là 10. 
Dựa vào điểm thu năng lực sáng tạo được đánh giá như sau: 
+ Mức tốt ứng với thang điểm từ 8 đến 10; 
52 
+ Mức khá ứng với thang điểm từ 6 đến 8 
+ Mức trung bình ứng với thang điểm từ 4 đến 6 
+ Dưới 4 là chưa thể hiện được năng lực sáng tạo. 
Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo trước và sau khi dạy học chủ đề “Cấu 
trúc lặp và hệ thống chuông báo tự động trong nhà trường” (chương trình Tin học 
11 – THPT) tại 4 lớp tôi trực tiếp giảng dạy 11D2, 11D3, 11D4, 11D5 (năm học 
2020 – 2021): 
Biểu đồ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh các lớp trước và sau thực nghiệm 
Biểu đồ thể hiện điểm đánh giá năng lực sáng tạo theo bảng tiêu chí của các lớp trước và sau 
khi thực nghiệm 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11D2 11D3 11D4 11D5
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 4
Tiêu
chí 5
Sau thực 
nghiệm
Trước thực 
nghiệm
Lớp 11D2
0
0.5
1
1.5
2
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 4
Tiêu
chí 5
Sau thực 
nghiệm
Trước thực 
nghiệm
Lớp 11D3
0
0.5
1
1.5
2
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 4
Tiêu
chí 5
Sau thực 
nghiệm
Trước thực 
nghiệm
Lớp 11D4
0
0.5
1
1.5
2
Tiêu
chí 1
Tiêu
chí 2
Tiêu
chí 3
Tiêu
chí 4
Tiêu
chí 5
Sau thực 
nghiệm
Trước thực 
nghiệm
Lớp 11D5
53 
Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh khi tham gia câu lạc bộ 
STEM của trường THPT Hà Huy Tập 
Nhóm 1: Nhóm trưởng Trần Duy Đức, lớp 11A3 
Nhóm 2: Nhóm trưởng Nguyễn Đình Nhật Minh, lớp 11T1 
Nhóm 3: Nhóm trưởng Mai Thế Linh, lớp 10T2 
Nhóm 4: Nhóm trưởng Nguyễn Lê Mai Linh, lớp 11T1 
Biểu đồ thể hiện điểm đánh giá năng lực sáng tạo của các nhóm học sinh tham gia 
Câu lạc bộ STEM Robotics (năm học 2020 – 2021) 
 Qua số liệu thu thập được từ kết quả khảo sát và thực nghiệm, tôi rút ra một số 
nhận xét: học sinh rất hứng thú, say mê học tập, thể hiện được các năng lực cốt lõi 
đặc biệt năng lực sáng tạo với các tiết học trên lớp theo định hướng STEM và các 
buổi các em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Điểm đánh giá năng lực sáng tạo sau thực 
nghiệm cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm ở các lớp và đều đạt mức tốt, cho thấy 
phương pháp dạy học định hướng STEM đã tác động lớn vào việc phát triển năng lực 
sáng tạo của học sinh. Bên cạnh năng lực sáng tạo, học sinh còn được phát triển một 
số năng lực khác, như: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực 
tính toán, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩNhư vậy, có thể kết luận rằng: Việc 
áp dụng dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm định hướng giáo dục 
STEM đã mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai 
đoạn mới. 
7.5
8
8.5
9
9.5
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Điểm đánh giá năng lực sáng tạo
54 
Phần III. KẾT LUẬN 
1. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
- Giúp giáo viên vận dụng tốt các kiến thức liên môn, kết hợp học với hành, 
giảng dạy gắn liền với thực tiễn. Góp phần xây dựng nhà trường năng động, sáng 
tạo, đem lại niềm tin cho phụ huynh và học sinh. 
- Rèn luyện tư duy máy tính, kỹ năng lập trình, tư duy logic, tư duy phản 
biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tập trung, giao tiếp, giải quyết vấn đề 
khuyến khích tinh thần học hỏi, khám phá để từng bước làm chủ khoa học, công 
nghệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
- Tạo sân chơi trí tuệ, sáng tạo và bổ ích cho học sinh, tạo cơ hội cho các 
em được tham gia các hoạt động có tính khoa học, hiện đại. 
- Học sinh đã biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề 
mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan đến ngành kỹ thuật. 
- Giúp học sinh hệ thống hóa, hiểu sâu hơn các kiến thức khoa học các em 
được học trong giờ chính khóa trên lớp, hiểu rõ mối liên quan chặt chẽ và sự hỗ 
trợ nhau giữa các môn học Tin, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ... 
- Gây hứng thú cho học sinh trong học tập, học sinh được thỏa sức sáng tạo, 
phát triển năng khiếu và sở thích, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. 
- Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM là tiền đề triển khai các dự án 
nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung 
học, góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của 
thời đại công nghiệp 4.0. 
- Tạo cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị 
của bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM, góp phần định hướng 
nghề nghiệp cho các em trong tương lai. 
2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở 
rộng đề tài 
- Tính mục đích 
Đề tài đã đề ra những giải pháp đúng đắn và hợp lí nhằm nâng cao chất 
lượng dạy và học môn Tin theo định hướng STEM trong nhà trường. 
- Tính khoa học 
Các giải pháp mang tính hệ thống, đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của bộ 
môn Tin học. 
- Tính thực tiễn 
Các giải pháp đề ra trên xuất phát từ thực trạng dạy – học theo định hướng 
STEM và hiệu quả của mô hình dạy học mới nên mang tính thực tiễn sâu sắc. 
- Khả năng mở rộng đề tài 
Kinh nghiệm trên là vốn tích lũy của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy 
trên lớp, học tập, thực hiện tổ chức câu lạc bộ trong thời gian qua. 
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên ở trường THPT, THCS và Tiểu 
học khi giảng dạy trên lớp và thành lập Câu lạc bộ STEM. 
55 
Đề tài có thể mở rộng, đi sâu nghiên cứu và bổ sung thêm các giải pháp mới. 
Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT nói riêng và các trường 
trung học nói chung. 
3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất 
- Bài học kinh nghiệm 
Giáo viên cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục STEM trong nhà 
trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo thói quen cho học sinh tự học tập, 
tự nghiên cứu khoa học kĩ thuật. 
- Đề xuất 
Ban giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo 
định hướng STEM, tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên và học sinh về mô hình 
giáo dục STEM với sự kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức giữa các môn khoa học 
kích thích trí sáng tạo của học sinh. Kết nối các cộng đồng STEM với nhà trường. 
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi 
những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài 
được hoàn thiện hơn. 
56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tin học lớp 11 THPT, Nhà xuất 
bản Giáo dục Việt Nam 
 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Vật lý 10, 11, 12 THPT, Nhà 
xuất bản Giáo dục Việt Nam 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 THPT, Nhà 
xuất bản Giáo dục Việt Nam 
 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Công nghệ 10, 11, 12 THPT, 
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo định hướng giáo dục STEM 
trong trường trung học (lưu hành nội bộ) 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - 
Chương trình tổng thể. 
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Tài liệu tập huấn Xây dựng và thực hiện 
các chủ đề giáo dục STEM trong trường Trung học – Chương trình phát triển giáo 
dục Trung học 2. 
8. Đại học VinUni, Tài liệu robot và xe tự hành 
9. Đại học VinUni, Tài liệu cảm biến và dữ liệu 
10. Lê Xuân Quang (2017). Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định 
hướng giáo dục STEM. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
 PHỤ LỤC 
- 
Cảm nhận của một học sinh tham gia sinh hoạt 
tại câu lạc bộ STEM Robotics Trường THPT Hà Huy Tập năm học 2019 - 2020 
 Cảm nhận của học sinh khi đội thi giành giải nhất “Ngày hội STEM” 
 năm học 2020 - 2021 
 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH 
(sau khi thực hiện xong CHỦ ĐỀ) 
Họ và tên:.......................................... 
Lớp: 11... - Trường: THPT:  
 Hãy đánh dấu "x" vào sự lựa chọn phù hợp với ý kiến của em: 
Câu Nội dung Phương án trả lời 
Câu 1 
Em thấy việc học tập theo định hướng giáo 
dục STEM có cần thiết không? 
□ Rất cần thiết 
□ Cần thiết 
□ Chưa cần thiết ngay 
□ Không cần thiết 
Câu 2 
Em có hứng thú với cách dạy và học môn 
Tin học theo định hướng giáo dục STEM 
không? 
□ Rất hứng thú 
□ Hứng thú 
□ Bình thường 
□ Không hứng thú 
Câu 3 
Em đánh giá như thế nào về các hoạt động 
trải nghiệm trong chủ đề trong việc vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn? 
□ Rất ý nghĩa 
□ Ý nghĩa 
□ Bình thường 
□ Không ý nghĩa 
Câu 4 
Trong quá trình học và thực hiện chủ đề, 
khả năng sáng tạo của em có được thể hiện 
không? 
□ Rất rõ ràng 
□ Rõ ràng 
□ Không rõ ràng 
□ Không có 
 KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG LÀM VIỆC NHÓM 
Lớp:................... Tên nhóm: .............................Số thành viên: ............. 
Nhóm trưởng: ...............................Thư ký: .............................................................. 
I. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 
STT Họ và tên Công việc được giao 
Thời hạn hoàn 
thành 
Ghi 
chú 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
II. NỘI DUNG 
BẢN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHUÔNG BÁO TỰ ĐỘNG TRONG NHÀ 
TRƯỜNG 
Hình ảnh bản thiết kế: 
 Mô tả thiết kế và giải thích: 
Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng: 
STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến 
Quy trình thực hiện dự kiến: 
Các bước Nội dung Thời gian dự kiến 
 Những việc đã làm được 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
Những việc chưa làm được 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
Cách giải quyết những việc chưa làm được 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
Ý kiến đề xuất 
 ........................................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................................... 
 Thư kí Nhóm trưởng 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_tren_lop_va_hoat_dong_trai_nghiem_theo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan