SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Nhóm Halogen” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học Phổ thông (Hóa học 10)

1.2.1. Đối với giáo viên

Để có kết luận xác đáng, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía HS và phía GV

Đối tượng điều tra khảo sát là GV, HS ở trường tôi đang công tác và một số trường

THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An

Phương pháp: thông qua phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn.

Dựa trên kết quả khảo sát GV trường tôi công tác và một số GV THPT trên địa bàn

tỉnh tôi nhận thấy:

- Các trường THPT đã và đang tiến hành dạy học theo CĐ.Tuy nhiên việc dạy học

theo CĐ chưa được tiến hành, không thường xuyên. Trong hoạt động dạy học, việc

xây dựng các CĐ dạy học theo hướng PTNL, PC còn nặng về hình thức, chưa thực

sự đầu tư nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn GV chưa mạnh dạn sử dụng các phương

pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng PTNL, PC. Việc vận dụng phương pháp

dạy học theo định hướng PTNL, PC hiện nay của một số GV còn chưa được thường

xuyên, thiếu linh hoạt, mang tính rập khuôn, máy móc nên chưa gây được hứng thú

học tập cho HS.

- Căn cứ vào nội dung chương Halogen bản thân tôi và đồng nghiệp đều khẳng định

nôi dung chương Haloen có ví trí quan trọng trong chương trình hóa học nguyên tố

nó có tác động rất lớn đến việc học tập về hóa học nguyên tố sau này6

- Chương Halogen sách giáo khoa hiện hành trình bày riêng lẻ từng nguyên tố chỉ

chú trọng về một nguyên tố, thiếu tính hệ thống, khó so sánh, khó đánh giá, có nội

dung trùng lặp

1.2.2. Đối với học sinh

Dựa trên kết quả khảo sát phiếu điều tra HS và trao đổi trực tiếp với học sinh trường

tôi công tác và các trườngTHPT trên địa bàn tôi nhận thấy:

- Đa số học sinh còn cảm thấy xa lạ, chưa quen với việc học tập theo CĐ. Các em đã

quen học theo từng bài trong sách giáo khoa.

- Phần lớn các em còn lúng túng với phương pháp dạy học mới, dạng bài tập vận

dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phần lớn HS chưa biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn

trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra.

Với cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, tôi đã sắp xếp, cấu trúc lại một số kiến thức

quan trọng của chương halogen. Từ đó xây dựng cấu trúc nội dung bài giảng mới

thông qua việc xâu chuỗi những vấn đề theo chiều sâu của các nguyên tố nhóm

halogen và hợp chất của chúng. Đồng thời chủ đề cũng khai thác những vấn đề trọng

tâm là nguyên tố clo và hợp chất của chúng để kết hợp với các nguyên tố halogen

khác và hợp chất của chúng với các phương pháp dạy học tích cực góp phần phát

triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

pdf128 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Nhóm Halogen” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học Phổ thông (Hóa học 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. 
X là: A. iot. B. brom. C. flo. D. clo. 
Câu 10: Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6%. 
Người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit ở trên là dung 
dịch: A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF. 
97 
Câu 11: Nguyên tố X có hóa trị I trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit 
cao nhất X chiếm 38,8% khối lượng. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương 
ứng của X lần lượt là: 
A. F2O7, HF. B. Cl2O7, HClO4. C. Br2O7, HBrO4. D. Cl2O7, HCl. 
Câu 12: Thể tích hơi của 19,2 gam một halogen đúng bằng thể tích của 3,84 gam 
khí oxi (ở cùng điều kiện t , p ). Halogen đó là 
A. Br2. B. Cl2. C. F2. D. I2. 
Câu 13: Cho khí hiđro halogenua M lội vào dung dịch NaOH 20% (vừa đủ), thu 
được dung dịch muối có nồng độ bằng 24,74%. Tổng số electron trong phân tử 
chất M là (Cho số đơn vị điện tích hạt nhân của F, Cl, Br, I lần lượt là 9, 17, 35, 
53): A. 18. B. 10. C. 54. D. 36. 
Câu 14: Nhỏ dung dịch axit halogenhiđric (dư) vào muối CaCO3, thu được dung 
dịch X và 3,36 lít khí CO2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 16,65 gam muối 
khan. Công thức phân tử của axit là 
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI. 
Câu 15: Nhỏ lượng dư AgNO3 vào dung dịch chứa 13,19 gam hỗn hợp natri của 
hai halogen ở hai chu kỳ liên tiếp thấy có 28,7 gam kết tủa. Trong hỗn hợp hai 
muối chắc chắn có 
A. NaCl. B. NaI. C. NaBr. D. NaF. 
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam một kim loại M (chưa rõ hóa trị) trong bình 
chứa khí clo nguyên chất. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội thì thu được 20,25 
gam muối clorua. Kim loại M là 
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Zn. 
Câu 17: Khí Cl2 ẩm có tính tẩy màu là do 
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh. 
B. Cl2 tác dụng với nước tạo thành HClO có tính tẩy màu. 
C. Cl2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. 
D. Cl2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 
98 
Câu 18: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, KClO3, MnO2 lần lượt phản 
ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là 
A. KMnO4. B. KClO3. C. CaOCl2. D. MnO2. 
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp 
chất nào sau đây? 
A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4. 
Câu 20: Khi đốt cháy kim loại nào sau đây trong khí clo, cho thấy màu nâu? 
A. Fe. B. Na. C. Al. D. Cu. 
Câu 21: Phản ứng của Cl2 với dung dịch bazơ mạnh đều thuộc 
A. phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử. B. phản ứng oxi hóa – khử liên phân tử. 
C. phản ứng tự oxi hóa – khử. D. phản ứng thế. 
Câu 22: Cho khí clo đi qua dung dịch NaBr cho đến dư. Hiện tượng quan sát được 
là: 
A. Ban đầu dung dịch có màu vàng, sau đó dung dịch nhạt màu dần. 
B. Ban đầu thấy dung dịch có màu vàng, sau đó chuyển sang đỏ đậm dần. 
C. Ban đầu có màu đỏ nâu, sau đó dung dịch nhạt màu dần. 
D. Ban đầu thấy dung dịch có màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu. 
Câu 23: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 
53,4 gam muối clorua. Kim loại M là 
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn. 
Câu 24: Chất rắn nào sau đây không thể dung làm khô khí hiđro clorua? 
A. NaOH rắn. B. H2SO4 đặc. C. CaCl2 khan. D. P2O5. 
Câu 25: Cho dãy axit HF; HCl; HBr; HI. Từ trái sang phải 
A. tính axit và tính khử đều mạnh dần. B. tính axit và tính khử đều yếu dần. 
C. tính axit mạnh dần, tính khử yếu dần.D. tính axit yếu dần, tính khử mạnh dần. 
Câu 26: Muối nào sau đây được ứng dụng nhiều trong công nghiệp điều chế Cl2, 
HCl? A. KCl. B. NaClO. C. MgCl2. D. NaCl. 
Câu 27: Muối nào sau đây thường dùng để chống mục gỗ, bôi lên bề mặt kim loại 
trước khi hàn (để tẩy rỉ làm trắc mối hàn)? 
99 
A. FeCl3. B. ZnCl2. C. CuCl2. D. AlCl3. 
Câu 28: Muối ăn được điều chế chủ yếu từ 
A. muối mỏ. B. nước biển. C. NaOH với HCl. D. Na2CO3 với HCl. 
Câu 29: Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quỳ tím hóa đỏ? 
A. KOH. B. Na2SO4. C. HCl. D. K2SO3. 
Câu 30: Để phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta sử dụng kim loại 
A. Mg. B. Ba. C. Cu. D. Zn. 
Câu 31: Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được 
A. dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu. 
B. dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc. 
C. dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu. 
D. dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí. 
Câu 32: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là 
A. K2SO4. B. Ba(OH)2. C. NaCl. D. NaNO3. 
Câu 33: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđroxit tạo thành dung 
dịch màu 
A. vàng. B. đỏ. C. xanh. D. da cam. 
Câu 34: Cho các phản ứng sau: 
(1) 2 2 2 24HCl PbO PbCl Cl 2H O    
(2) 2 22HCl Mg MgCl H   
(3) 2 2 7 3 2 214HCl K Cr O 2KCl 2CrCl 3Cl 7H O     
(4) 2 22HCl Cr CrCl H   
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là 
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 35: Có các dung dịch axit chứa trong các lọ mất nhãn là: HF, HCl, HBr, HI. 
Thuốc thử dùng để nhận ra các lọ đó là 
100 
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch KMnO4. 
C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch AgNO3. 
Câu 36: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là: 
A. NaNO3, BaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, Ba(HCO3)2, Ca(OH)2. 
C. AgNO3, NH4HCO3, Ag2S. D. BaSO4, CH3COONa, Ag2O. 
Câu 37: Có bốn ống nghiệm được đánh số theo thứ tự (1), (2), (3), (4). Mỗi ống 
nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng: 
Dung dịch trong ống nghiệm (2) và (3) tác dụng được với nhau sinh ra chất khí. 
Dung dịch trong ống nghiệm (2) và (4) không phản ứng được với nhau. 
Dung dịch trong các ống nghiệm (1), (2), (3), (4) lần lượt là: 
A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3. B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3. 
C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2. D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2. 
Câu 38: Có các dung dịch: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc 
thử để nhận biết các dung dịch trên là 
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch AgNO3. 
C. dung dịch BaCl2. D. quỳ tím. 
Câu 39: Có bốn dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm một 
thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên là 
A. dung dịch HNO3. B. dung dịch KOH. 
C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch NaCl. 
Câu 40: Có sáu mẫu chất rắn riêng rẽ sau: CuO; FeO; Fe3O4; MnO2; Ag2O và hỗn 
hợp Fe FeO . Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được tối đa 
A. hai mẫu. B. ba mẫu. C. bốn mẫu. D. sáu mẫu. 
Câu 41: Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt dung dịch 
phenolphtalein vào dung dịch KOH, dung dịch có màu đỏ. Cho tiếp dung dịch HCl 
vào dung dịch trên đến dư thì hiện tượng quan sát được là 
A. màu đỏ sẽ nhạt dần và chuyển thành trong suốt. 
B. màu đỏ sẽ đậm thêm. 
C. màu đỏ sẽ nhạt dần và chuyển thành màu xanh. 
101 
D. màu đỏ vẫn không thay đổi. 
Câu 42: Cho hỗn hợp X gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng với 200 gam 
dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và V lít H2 (đktc). 
a) Giá trị của V là: A. 6,72. B. 10,08. C. 8,96. D. 11,2. 
b) Khối lượng dung dịch Y là 
A. 200,0 gam. B. 211,0 gam. C. 210,2 gam. D. 39,4 gam. 
Câu 43 : Cho các phát biểu sau : (1). Halogen là những chất oxi hoá yếu. 
(2). Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot. 
(3). Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7. 
(4). Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học. 
(5). Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là np5ns2. 
(6). Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+. 
(7). Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+. 
(8). Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3. 
(9). Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+. 
Số phát biểu sai là : A.6 B.7 C.8 D.5 
Câu 44 : Cho các phát biểu sau : 
(1).Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là brom. 
(2).Về tính axit thì HF > HCl > HBr > HI. (7). Clo tác dụng được với tất cả các 
chất H2, Na, O2, Cu. 
 (3). Trong nước clo chỉ chứa các chất HCl, HClO, H2O . (10). Clo được dùng sát 
trùng nước sinh hoạt. 
(4). Hoà tan khí Cl2 vào dd KOH loãng, nguội, dư, dung dịch thu được có các chất 
KCl, KClO3, KOH, H2O. 
102 
(5). Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư, dung dịch thu được có các 
chất KCl, KClO, KOH, H2O. 
 (6). Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt 
là : -1, +1, +3, 0, +7. 
 (7). Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế Cl2 từ HCl và các chất như 
MnO2, KMnO4, KClO3. 
(8). Có thể điều chế HCl bằng cách cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đậm đặc nên 
cũng có thể điều chế được HBr và HI bằng cách cho NaBr và NaI tác dụng với 
H2SO4 đậm đặc. 
 (9). Clo được dùng sản xuất kaliclorat, nước Gia-ven, cloruavôi. (12). Clo được 
dùng tẩy trắng sợi, giấy, vải. 
Số phát biểu đúng là : A.3 B.4 C.5 D.6 
Câu 45 : Cho các phát biểu sau : 
 (1). Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), 
MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với 3 
chất. 
(2). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. 
(3) . Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh. 
(4). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2. 
(5). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3. 
Số phát biểu sai là : A.4 B.3 C.2 D.1 
Câu 46: Cho các phản ứng sau : (1) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O 
(2) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O 
(3) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O 
(4) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 
(5) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 
103 
(6) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 
(7) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 
(8) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 
(9) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. 
 Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính 
khử là : A. 2,5 B. 5,4 C. 4,2 D. 3,5. 
Câu 47: Cho các phản ứng sau: 
 (1) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 
(3) F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 (4) HF + AgNO3 → AgF + HNO3 
(5) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2 (6) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 
 (7) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl 
 (8) PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 10HCl 
Số phương trình hóa học viết đúng là: A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 
Câu 48: Cho các phản ứng: 
(1) O3 + dung dịch KI → (2) F2 + H2O 
0t 
 (3) MnO2 + HCl đặc 
0t (4) Cl2 + dung dịch H2S → 
Các phản ứng tạo ra đơn chất là : A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). 
 C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). 
Câu 49: Cho các phản ứng: (1) Ca(OH)2 + Cl2  CaOCl2 + H2O; 
(2) 2H2S + SO2  3S + 2H2O, (3) 4KClO3 KCl + 3KClO4 
(4) 2NO2 + 2NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O ; 
 Số phản ứng oxi hoá khử là : A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 50: Có các thí nghiệm sau: 
104 
(1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. 
 (2) Sục khí SO2 vào nước brom. (3) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. 
 (4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là: A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 
Câu 51: Cho các nhận định sau : 
(1). Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng quỳ tím và 
dung dịch AgNO3. 
(2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm. 
 (3). Về tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO. 
(4). Clorua vôi, nước Gia-ven (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa 
ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh. 
(5). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm. 
(6). KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
(7). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa. 
(8). KClO3 được ứng dụng trong chế tạo thuốc nổ đen. 
(9). Hỗn hợp khí H2 và F2 có thể tồn tại ở nhiệt độ thường. 
(10). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. 
Số phát biểu sai là : A.2 B.3 C.4 D.5 
Câu 52: Cho các nhận định sau : (1). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX 
với H2SO4 đặc. 
(2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4. 
(3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi. 
(4). Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh. 
(5). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm 
dần. 
(6). Trong tự nhiên Clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất. 
105 
(7). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl 
có mằng ngăn xốp. 
(8). Flo được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. 
(9). Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng. 
(10). Flo được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235 U . 
(12). Người ta điều chế Iot từ rong biển. 
(12). Brom được dùng chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm.(AgBr) là chất 
nhạy nhạy cảm với ánh sáng dùng tráng lên phim ảnh. 
(13). Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. 
Số phát biểu đúng là : A.12 B.11 C.10 D.9 
Câu 54: Đốt cháy hết 13,6 gam hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí clo dư, sau phản 
ứng thấy thể tích khí clo giảm 8.96 lít (đktc). Khối lượng muối clorua khan thu 
được là: A. 65,0 gam. B. 38,0 gam.C. 50,8 gam. D. 42,0 gam. 
Câu 55: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 
(đktc) đã phản ứng là 
A. 8,96 lít. B. 6,72 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít. 
Câu 56: Cho V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chứa 
2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, thu được 22,1 gam sản phẩm rắn. Giá trị của V là 
A. 1,12. B. 3,36. C. 5,60. D. 4,48. 
Câu 57: Đun nóng 6,96 gam MnO2 với HCl đặc vừa đủ cho tới khi phản ứng xong. 
Tách lấy toàn bộ đơn chất Z cho phản ứng hết với kim loại M hóa trị II được 7,6 
gam muối. Kim loại M là: A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Zn. 
Câu 58: Cho a gam halogen tác dụng hết với magie ta thu được 19 gam muối. 
Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam muối. Giá trị a là 
A. 14,2. B. 14,1. C. 14,3. D. 14,0. 
106 
Câu 59: Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. X phản ứng hết với hỗn hợp gồm 4,80 
gam magie và 8,10 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 
hai kim loại. Thành phần phần trăm thể tích của khí clo có trong hỗn hợp X là 
A. 66,67%. B. 55,56%. C. 44,44%. D. 33,33%. 
Câu 60: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 
11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối 
lượng của Al trong Y là: 
A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%. 
Câu 61: Cho V lít Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ ở điều kiện thường, cô 
cạn dung dịch thu được m1 gam muối khan. Cũng lấy V lít Cl2 cho tác dụng với 
dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng ở 80 C, cô cạn dung dịch thu được m2 gam 
muối. Thể tích khí Cl2 đo ở cùng điều kiện. Tỉ lệ 1 2m : m là 
A. 1 : 2 B. 1 : 1,5 C. 1 : 1 D. 2 : 1 
Câu 62: Cho hỗn hợp X gồm (0,1 mol KMnO4; 0,15 mol KClO3; 0,2 mol CaOCl2; 
0,25 mol K2MnO4) tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được V lít khí Cl2 
(đktc) và dung dịch Y. số mol HCl đã tham gia phản ứng là 
A. 3,4 mol. B. 4,8 mol. C. 4,1 mol. D. 5,1 mol. 
Câu63: Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm MnO4 và KClO3, sau một thời gian 
thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch 
HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, 
KCl, HCl dư. Số mol HCl phản ứng là 
A. 1,9 mol. B. 2,4 mol. C. 1,8 mol. D. 2,1 mol. 
Câu 64: Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào 
dung dịch HCl, thu được 11,20 lít khí (đktc). Để tác dụng với vừa hết 23,40 gam 
hỗn hợp X cần 12,32 lít khí clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là 
A. 8,4 gam. B. 11,2 gam. C. 2,8 gam. D. 5,6 gam. 
Câu 65: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản 
ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối 
lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu lần lượt là 
107 
A. 5,8 gam và 3,6 gam. B. 1,2 gam và 2,4 gam. 
C. 5,4 gam và 2,4 gam. D. 2,7 gam và 1,2 gam. 
Câu 66: Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 6,62 gam X cho vào dung dịch HCl dư, 
thu được 1,568 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, 
đun nóng thu được 17,27 gam hỗn hợp chất rắn Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn 
toàn. Thành phần phần trăm về khối lượng của Al trong X gần nhất với giá trị nào 
sau đây? A. 8%. B. 9%. C. 10%. D. 11%. 
Câu 67: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung 
dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 
15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là 
A. 24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%. 
Câu 68: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam X tác dụng với dung dịch 
HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Cho 2 gam X tác dụng với khí clo dư thu được 
5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là 
A. 8,4%. B. 16,8%. C. 19,2%. D. 22,4%. 
Câu 69: Dung dịch X chứa hỗn hợp hai axit: HCl và H2SO4. Để trung hòa 40 ml 
dung dịch X cần dùng vừa hết 60 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau 
phản ứng, thu được 3,76 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của axit HCl 
trong 20 ml dung dịch X là:A. 0,50M. B. 1,00M. C. 0,75M. D. 0,25M. 
Câu 70: Nhỏ 500 ml dung dịch HCl 2M vào 21,4 gam hỗn hợp X gồm Mg(OH)2 
và Al(OH)3, sau khi tan thu được dung dịch Y (thấy lượng axit còn dư 20% so với 
ban đầu). Cô cạn dung dịch Y thì thu được khối lượng muối khan là 
A. 36,10 gam. B. 36,30 gam. C. 36,20 gam. D. 36,25 gam. 
Câu 71: Dung dịch X chứa hai axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hòa hết 
20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml 
dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết 
tủa. Giá trị của a, b lần lượt là 
A. 1,0 và 0,5. B. 1,0 và 1,5. C. 0,5 và 1,7. D. 2,0 và 1,0. 
108 
Câu 72: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được 
dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã 
dùng làA. 0,75M. B. 0,50M. C. 0,25M. D. 1,00M. 
Câu73: Cho hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam X bằng 
oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl thu 
được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z được hỗn hợp muối khan là 
A. 99,6 gam. B. 49,8 gam. C. 74,7 gam. D. 100,8 gam. 
Câu 74: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 
lít dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối 
khan là A. 80,2 gam. B. 70,6 gam.C. 49,3 gam. D. 61,0 gam. 
Câu 75: Cho 2,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg phản ứng hết với O2 dư, thu 
được 4,14 gam hỗn hợp Y gồm ba oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lít dung 
dịch HCl 0,3M. Giá trị của V là: A. 0,30. B. 0,15. C. 0,60. D. 0,12. 
Câu 76: Dung dịch chứa hỗn hợp X gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 
từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra 
V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. 
Câu 77: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và NaHCO3 1M. Nhỏ từ từ 
từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra 
V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. 
Câu 78: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng 
dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn 
hợp muối Y gồm NaCl và CaCl2. Giá trị của V là 
A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. 
Câu 79: Nung 14,38 gam hỗn hợp KClO3 và KMnO4 một thời gian được hỗn hợp 
chất rắn X nặng 12,46 gam và V lít khí (đktc) thoát ra. Cho dung dịch HCl đặc dư 
vào X đến khi các phản ứng kết thúc thấy có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra (cho rằng 
các khí tạo thành đều thoát hết khỏi dung dịch). Phần trăm khối lượng của KMnO4 
trong hỗn hợp ban đầu là: A. 60,0%. B. 65,9%. C. 42,8%. D. 34,1%. 
Câu 80: Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian 
thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch 
HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) dung dịch gồm MnCl2, KCl, 
HCl dư. Số mol HCl phản ứng là 
A. 2,1. B. 2,4. C. 1,9. D. 1,8. 
109 
Phụ lục 4: Bài chuẩn bị của học sinh ở nhà 
110 
111 
112 
113 
mmn 
114 
115 
116 
117 
118 
119 
120 
121 
122 
123 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_chu_de_nhom_halogen_nham_phat_trien_nan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan