SKKN Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, GDCD vào giảng dạy đoạn trích Đất nước (trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”– Nguyễn Khoa Điềm) môn Ngữ văn 12

Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống

giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện

kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.

Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của

dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống

và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến

thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng

thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn

bản một cách hiệu quả.

Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng

một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều

này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và8

sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho

nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và

đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và

năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.

Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là

tích hợp liên môn.

Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức

của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức

đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm

vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, GDCD vào giảng dạy đoạn trích Đất nước (trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”– Nguyễn Khoa Điềm) môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thức các môn Địa lí, Lịch sử, GDCD để chiếm lĩnh tri thức 
bài học một cách sâu sắc nhất. 
3. Tư duy, thái độ: 
- Bồi dưỡng tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc. 
- Trân trọng những địa danh lịch sử, danh nhân lịch sử và văn hóa. 
- Giáo dục tính cẩn thận, tinh thần say mê học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
26 
4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, hợp tác, 
giao tiếp. 
4.2. Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp vấn đề, năng lực cảm thụ văn học, năng 
lực phân tích ngôn ngữ, năng lực đọc – hiểu văn bản, 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- GV nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng. 
- Hoạt động song phương tích cực giữa GV và HS 
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Giáo viên: 
+ Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học như SGK, máy 
chiếu, tranh ảnh minh họa, giáo án. 
+ Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học, dùng máy chiếu để trình chiếu các 
tranh ảnh và tài liệu minh họa 
+ Các kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam, GDCD, mĩ thuật,... 
- Học sinh: 
+ Soạn nội dung bài học 
+ Tìm những tác phẩm có cùng tư tưởng chủ đề về hình tượng đất nước trong giai 
đoạn 1945-1975. 
+ Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu về đất nước trong chiến tranh... 
+ Tri thức về địa lí, lịch sử Việt Nam... 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Tổ chức: (1 phút) 
Lớp 12A3: Lớp 12A6: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Phân tích 9 dòng thơ đầu trong trích đoạn Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm 
và nhận xét về cách cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước. 
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn 
HS ôn tập kiến thức bài cũ 
I- TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả : 
2. Tác phẩm: 
3. Đoạn trích 
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn 
HS đọc hiểu văn bản 
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Đoạn 1 (42 câu đầu): Đất nước được 
27 
- GV dẫn dắt : tiếp tục mạch trữ 
tình-chính luận, sau khi tìm về 
cội nguồn đất nước, nhà thơ tiếp 
tục khám phá đất nước ở những 
phương diện nào? 
Nhà thơ đã khám phá đất nước ở 
phương diện không gian địa lí 
và thời gian lịch sử 
- Ở chiều rộng không gian, tác 
giả đã định nghĩa về đất nước 
như thế nào? 
Em có ấn tượng nhất với câu thơ 
nào trong đoạn thơ trên. Bình 
câu thơ đó 
Đất nước là nơi em đánh rơi 
chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm 
 câu thơ gợi nhớ bài ca dao 
Khăn thương nhớ ai với chiếc 
khăn nhung nhớ của những cô 
gái muôn thưở 
Khăn thương nhớ ai-khăn rơi 
xuống đất-khăn thương nhớ ai-
khăn vắt lên vai 
Đất nước gần gũi quá, thân 
thương quá, hòa hợp cùng với 
tình yêu và ở trong tình yêu của 
em và anh. Khi em nhớ anh thì 
dường như cả đất nước dường 
như cũng sống trong nỗi nhớ 
thầm 
cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử 
văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, 
chiều dài của thời gian. 
a) Chín câu đầu 
b) 28 câu tiếp : đất nước là gì? 
* Phương diện không gian địa lí 
- Đất là nơi anh đến trường 
 Nước là nơi em tắm 
 Đất nước là nơi ta hò hẹn 
 Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn 
trong nỗi nhớ thầm 
- Tích hợp văn học dân gian (Ngữ văn 
10, tập một): câu thơ gợi nhớ bài ca dao 
Khăn thương nhớ ai 
“Khăn thương nhớ ai, 
Khăn rơi xuống đất. 
 Khăn thương nhớ ai, 
Khăn vắt lên vai. 
Khăn thương nhớ ai, 
Khăn chùi nước mắt. 
Đèn thương nhớ ai, 
Mà đèn không tắt. 
Mắt thương nhớ ai, 
Mắt ngủ không yên. 
 Đêm qua em những lo phiền, 
 Lo vì một nỗi không yên một bề...” 
 Đất nước là không gian riêng tư gần gũi 
với mỗi con người, gắn với tình yêu đôi 
28 
- Nhận xét về điểm mới của 
Nguyễn Khoa Điềm trong cách 
cảm nhận không gian đất nước 
Trong cách nhìn về không gian 
đất nước, Nguyễn Khoa Điềm 
đã phát hiện ra bên cạnh không 
gian kì vĩ lớn lao là không gian 
riêng tư, không gian đời thường 
rất đỗi bình dị, thân quen. 
- GV dẫn dắt : không chỉ nhìn 
đất nước ở phương diện không 
gian địa lí, Nguyễn Khoa Điềm 
còn khám phá đất nước ở thời 
gian lịch sử 
- Nhà thơ đã cảm nhận về đất 
nước trong thời gian lịch sử như 
thế nào? 
- GV yêu cầu HS nhận xét 
chung về nét độc đáo trong cách 
định nghĩa đất nước của Nguyễn 
Khoa Điềm? 
Tác giả đã định nghĩa về đất 
nước một cách thật độc đáo, 
dùng kiểu câu định nghĩa, có ý 
nghĩa giảng giải, giải thích để 
làm rõ nghĩa đất nước : Đất 
làNước là 
Tác giả đã tách hai thành tố đất 
và nước ra mà định nghĩa, rồi lại 
hợp nhất trong một chỉnh thể 
thống nhất, hài hòa. Cứ thế, tách 
ra rồi hợp lại, hợp lại rồi tách ra, 
lứa : là con đường đến trường, là bến sông, 
là nơi hò hẹn, tương tư của đôi lứa yêu 
nhau 
- Đất là nơi con chim phượng hoàng 
Nước là nơi con cá ngư ông 
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ 
 Đất nước là không gian mênh mông với 
rừng vàng biển bạc, là không gian sinh tồn 
của bao thế hệ người Việt 
 Đất nước được cảm nhận ở chiều rộng 
không gian với sự song hành của không 
gian riêng tư và không gian gắn với sự 
sinh tồn của cộng đồng, gợi hình tượng đất 
nước như là sự thống nhất giữa cái chung 
với cái riêng, cộng đồng và cá nhân 
* Phương diện thời gian lịch sử 
- Đất là nơi chim về 
 Nước là nơi Rồng ở 
 Đất nước trong quá khứ thiêng liêng, 
hào hùng gắn liền với huyền thoại, truyền 
thuyết 
- Tích hợp văn học dân gian: Câu thơ gợi 
nhắc đến Truyền thuyết Con Rồng cháu 
Tiên 
 Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị 
thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long 
Quân. Trong một lần lên cạn giúp 
dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã 
gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn 
thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng 
núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có 
mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. 
Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người 
con. Vì Lạc Long Quân không quen sống 
trên cạn nên hai người đã chia nhau người 
29 
Đất nước hiện ra vừa cụ thể, 
riêng tư, , vừa lớn lao, cao cả 
Mạch thơ tâm tự, tâm tình đã 
thâu nạp cả những chi tiết rất 
đỗi đời thường : “Lạc Long 
Quân và Âu Cơ-Đẻ ra đồng bào 
ta trong bọc trứng” 
- GV yêu cầu HS đánh giá cảm 
nhận của Nguyễn Khoa Điềm về 
đất nước 
- GV dẫn dắt : từ những cảm 
nhận về đất nước, mạch thơ trữ 
tình - chính luận đã dẫn đến suy 
tư về trách nhiệm của mỗi cá 
nhân đối với đất nước 
- Có người cho rằng, những câu 
thơ trên là những lời giáo huấn 
của Nguyễn Khoa Điềm đối với 
chúng ta. Quan điểm của em 
như thế nào? (đoạn thơ trên có 
nói những lời to tát, có khoa 
trương, áp đặt cho người nghe 
không) 
HS thảo luận nhóm, phản bác ý 
kiến trên 
Những câu thơ không phải 
những lời giáo huấn mà là 
những lời tâm tình nhắn nhủ 
đầm ấm,tha thiết, được bật lên 
từ những cảm xúc mãnh liệt 
lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang 
năm mươi người con. 
 Người con trưởng theo Âu Cơ, được 
lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, 
đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước 
là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền 
ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha 
truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy 
hiệu là Hùng Vương. 
- Trong anh và em hôm nay đều có một 
phần đất nước 
 Đất nước trong hiện tại : có ngay trong 
mỗi con người. Trong vòng tay lớn gắn bó 
đoàn kết của anh và em, của mọi người, 
đất nước sẽ trở nên hài hòa, lớn lao 
- Mai này con ta lớn lên 
Con sẽ mang đất nước đi xa 
 hình dung về đất nước trong tương lai 
sẽ tươi đẹp, trường tồn 
 Nhà thơ đã nhìn đất nước suốt chiều dài 
thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương 
lai để làm hiện lên một đất nước vừa 
thiêng liêng, hào hùng, vừa gần gũi; nhà 
thơ cũng gửi gắm niềm tin vào triển vọng 
sáng tươi của đất nước 
- Tích hợp với kiến thức văn học hiện đại 
Đây là cảm hứng có tính chất thời đại, 
30 
trong trái tim.Trong hoàn cảnh 
đất nước đang đau thương bởi 
chiến tranh thì những vần thơ ấy 
càng có sức lay động sâu xa, 
khơi dậy trong mỗi người ngọn 
lửa yêu thương, chiến đấu, hi 
sinh 
Phần I của trích đoạn thực sự là 
một tiếng nói trữ tình sâu lắng 
bộc lộ những nhận thức mới mẻ 
về đất nước 
cảm hứng chung của đề tài đất nước thời 
kì chống Mĩ: 
- Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình 
Nhưng tuổi 20 thì làm sao không tiếc 
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 
Thì còn chi Tố quốc? 
 (Thanh Thảo) 
- Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt 
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng 
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết 
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông 
 (Tố Hữu) 
Nguyễn Khoa Điềm có lần tâm sự: “điều 
may mắn với tôi là được sống trong những 
năm tháng hào hùng của dân tộc để hiểu 
nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn”. 
 Như vậy, đất nước được cảm nhận trên 
nhiều bình diện : chiều sâu văn hóa phong 
tục, không gian, thời gian, ở bình diện nào, 
tác giả cũng khám phá mới mẻ, độc đáo : 
đất nước được cảm nhận trong sự thống 
nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá 
nhân với cộng đồng, giữa cái hàng ngày 
bình dị với cái muôn đời vững bền 
*4 câu cuối : suy tư về trách nhiệm đối với 
đất nước 
- Em ơi em đất nước là máu xương của 
mình 
Phải biết gắn bósan sẻhóa thân 
 Điệp từ “phải biết” nhấn mạnh ý thức 
của cái tôi đầy trách nhiệm.Những câu thơ 
dù là hình thức mệnh lệnh nhưng giọng 
thơ lại chân thành, tha thiết, là sự tự ý thức 
về trách nhiện của mình với đất nước: phải 
yêu thương, san sẻ, và khi cần phải biết hi 
31 
sinh cho đất nước 
- Tích hợp với môn Giáo dục công dân 
10: 
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ tổ quốc 
- Khái niệm: lòng yêu nước: là tình yêu 
quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng 
đem hết khả năng của mình phục vụ lợi 
ích cho Tổ quốc. 
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ: 
+ Tình yêu cha mẹ, anh chị em và mọi 
người xung quanh. 
+ Tình yêu quê hương. 
+ Lòng tự hào dân tộc 
- Truyền thống yêu nước cua dân tộc Việt 
Nam: 
+ Là truyền thống cao quý và thiêng liêng. 
+ Là cội nguồn của các giá trị truyền 
thống khác. 
+ Được hình thành từ trong các cuộc đấu 
tranh chống giặc và trong lao động sản 
xuất. 
- Lòng yêu nước được thể hiện: 
+ Tình cảm gắn bó với quê hương đất 
nước 
+ Tình thương yêu đối với đồng bào, 
giống nòi, dân tộc 
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng. 
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống 
giặc 
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động. 
- Học sinh cần phải: 
+ Giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước 
của dân tộc. 
+ Thể hiện lòng yêu nước của mình trong 
32 
- Phần sau của đoạn thơ tập 
trung làm nổi bật tư tưởng ĐN 
của nhân dân. Tư tưởng ấy đã 
quy tụ mọi cách nhìn nhận và 
đưa đến những phát hiện và mới 
của tác gỉa về địa lí lịch sử và 
văn hoá của ĐN ntn ? 
+ Tg đã cảm nhận đất nước qua 
những địa danh , thắng cảnh nào 
? 
+ Những địa danh gắn với cái gì 
, của ai ? 
học tập, lao động và cuộc sống. 
2. Đoạn 2 (47 câu cuối): Tư tưởng cốt 
lõi: Đất Nước của Nhân dân 
* Nhân dân làm nên dáng hình đất nước 
 + Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết ( 
núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ) 
 + Sức mạnh bất khuất (Truyện Thánh 
Gióng) 
 + Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất 
Tổ Hùng Vương) 
 + Truyền thống hiếu học (Cách cảm 
nhận về núi Bút non Nghiên) 
 + Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách 
nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà, dòng 
sông) 
- Tích hợp kiến thức văn học dân gian, địa 
lí: 
+ Sự tích núi Vọng Phu 
+ Sự tích hòn Trống Mái: Núi Vọng Phu ở 
Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định, hòn 
33 
+ Vì sao khi nói về bốn nghìn 
năm lịch sử của Đất Nước, tác 
giả không điểm tên các triều đại 
cùng bao nhân vật anh hùng 
trong sử sách? Đối tượng mà 
tác giả muốn nhắc đến là ai? Vì 
sao tác giả lại nhắc đến họ? ( Họ 
là những con người như thế 
nào?) 
- Khi nói về truyền thống của 
nhân dân tác giả đã chọn những 
yếu tố văn học dân gian nào để 
làm sáng tỏ? Đó là những truyền 
thống gì? 
- Hãy nêu những ví dụ cụ thể và 
nhận xét về cách sử dụng chất 
liệu văn hoá dân gian của tác 
giả? Vì sao có thể nói chất liệu 
văn hoá dân gian ở đoạn này gợi 
Trống Mái ở Sầm Sơn: là do "những 
người vợ nhớ chồng" hoặc những "cặp vợ 
chồng yêu nhau" mà "góp cho", "góp 
thêm", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất 
Nước. 
+ Chín mươi chín" núi con Voi đã quần tụ 
ở vùng đất tổ, chung sức chung lòng "góp 
mình dựng đất tổ Hùng Vương" 
+ Rồng "nằm im" từ bao đời nay mà quê 
hương có "dòng sông xanh thẳm" cho 
nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh 
mông biển lúa bốn mùa. 
+ Những tên làng, tên núi, tên sông như 
"Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " 
do những con người vô danh, bình dị làm 
nên. 
34 
ấn tượng vừa quen thuộc vừa 
mới lạ? 
 Sông Ông Đốc 
 Chùa Bà Điểm 
 Núi Bà Đen 
 những câu thơ trải rộng với vốn văn 
hóa dân gian phong phú và những phát 
35 
hiện mới mẻ, tinh tế: những cảnh quan 
thiên nhiên chính là sự hóa thân của nhân 
dân, làm nên dáng hình của xứ sở, đất 
nước. 
* Nhân dân làm nên lịch sử: khi nghĩ về 
bồn nghìn năm lịch sử, nhà thơnhấn mạnh 
đến những con người vô danh- Họ âm 
thầm cống hiến và hi sinh. 
* Nhân dân làm nên những giá trị văn hóa 
tinh thần của đất nước: những con người 
vô danh bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại 
cho các thế hệ sau những giá trị văn hóa, 
văn minh tinh thần và vật chất của đất 
nước 
- Từ ngọn lửa 
- Giọng nói 
36 
- Nền văn minh lúa nước 
- Những tên xã tên làng 
- Họ là nững người dựng xây, giữ gìn và 
bảo vệ đất nước. 
*Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là Đất Nước 
của nhân dân : Vì Đất Nước là của nhân 
dân nên Đất Nước là của ca dao thần thoại 
- Đây là một định nghĩa giản dị mà độc 
đáo. 
- Tác giả chọn 3 dẫn chứng để nói về 
truyền thống của nhân dân : 
 + Say đắm trong tình yêu (Yêu em từ 
thuở trong nôi). 
 + Biết quý trọng tình nghĩa (Biết quý 
công...) 
 + Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu 
(biết trồng tre ...) 
- Tích hợp văn học dân gian: Các dòng 
thơ được lấy ý từ những câu ca dao quen 
thuộc: 
+ Yêu em từ thuở trong nôi 
Em nằm em ngủ, anh ngồi anh ru. 
+ Cầm vàng mà lội qua sông 
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. 
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác 
gỉa về Đất Nước trên các phương diện địa 
lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : 
Muôn vàn vẻ đẹp của Đất Nước đều là kết 
tinh của bao công sức và khát vọng của 
nhân dân, của những con người vô danh, 
bình dị. 
III. Tổng kết 
1. Nội dung : 
Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới 
mẻ về đất nước : Đất Nước là sự hội tụ và 
37 
kết tinh bao công sức và khát vọng của 
nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất 
nước. 
2. Nghệ thuật: 
- Thể thơ tự do phóng túng. 
- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian. 
- Giọng thơ trữ tình - chính luận . 
4. Củng cố, dặn dò 
- Về tiểu sử và phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. 
- Vị trí và hoàn cảnh sáng tác của văn bản . 
- Cách cảm nhận đất nước vừa cụ thể vừa độc đáo của tác giả ở phương diện thời 
gian, không gian và văn hoá. 
- HS học thuộc đoạn trích, nắm nội dung cơ bản. 
- Chuẩn bị bài sau: Đất nước (Nguyễn Đình Thi). 
5. Rút kinh nghiệm 
- Nội dung: 
- Phương pháp: 
- Phương tiện: 
 _o0o_ 
38 
7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
- Sáng kiến đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy tại các lớp 12A3, 12A6 (105 
học sinh) và đã đạt được hiệu quả nhất định. 
- Đa số học sinh đều cảm thấy hứng thú, tích cực tham gia chuẩn bị, tìm hiểu bài 
trước khi đến lớp . 
- Tiết học sẽ tăng thêm hiệu quả khi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo 
hiệu ứng cho các hình ảnh, bản đồ, 
- Nội dung tích hợp này có thể áp dụng đối với các tiết luyện tập, thực hành hoặc 
các giờ ôn tập-củng cố, không chỉ riêng môn Ngữ văn mà còn đối với các môn học 
khác như Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Vật lí, Hóa học, 
8. Những thông tin cần được bảo mật (không): 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
9.1. Với nhà trường: 
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học máy chiếu, máy 
tính để giáo viên triển khai nội dung bài học sinh động, tiết kiệm thời gian. 
9.2. Với giáo viên: 
- Thiết kế, lựa chọn nội dung tích hợp phải có mục đích học tập, gắn với bài học và 
gây hứng thú để thu hút sự tham gia của học sinh. Các kiến thức liên môn đưa ra 
không quá khó, không làm mất nhiều thời gian tổ chức, gần gũi với lứa tuổi học 
sinh THPT. 
- Đảm bảo thực hiện theo trình tự sau: 
+ Giáo viên giới thiệu, gợi ý các nội dung tích hợp trong bài học. 
+ Giao nhiệm vụ cho nhóm HS hoặc đến từng HS (nếu cần thiết). 
+ Tổ chức dạy học theo nội dung đã chuẩn bị. 
+ Nhận xét kết quả giờ học (người học nhận được gì sau khi tham gia tiết học Ngữ 
văn có tích hợp kiến thức môn Địa lí, Lich sử, GDCD). 
- Chuẩn bị bài một cách chu đáo, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh trong 
khi tổ chức dạy học để khi gặp có thể giải quyết tốt. 
39 
- Ngoài ra trong quá trình tổ chức giờ học theo hướng tích hợp liên môn, giáo viên 
cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia. 
9.3. Với học sinh: 
- Cần đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến nội dung bài 
học. 
- Chủ động, tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp 
dụng sáng kiến lần đầu 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
- Về phía học sinh : 
+ Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em 
phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. 
+ Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ 
học văn. 
+ Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho 
các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học. 
- Về phía giáo viên : 
+ Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo 
án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người 
học làm trung tâm”. 
+ Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học 
sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. 
+ Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt 
trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt 
khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin 
liên quan. 
+ Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo 
viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều. 
40 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu (nếu có): 
Số 
TT 
Tên tổ 
chức/cá nhân 
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực 
áp dụng sáng kiến 
1 Nguyễn Thị 
Thùy Dung 
Trường THPT Lê Xoay - 
Thị trấn Vĩnh Tường, 
huyện Vĩnh Tường, tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Giảng dạy môn Ngữ văn tại 
lớp 12A2 
2 Nguyễn Thị 
Nga 
Trường THPT Lê Xoay - 
Thị trấn Vĩnh Tường, 
huyện Vĩnh Tường, tỉnh 
Vĩnh Phúc 
Giảng dạy môn Ngữ văn tại 
lớp 12A7 
............., ngày.....tháng......năm...... 
Thủ trưởng đơn vị 
Vĩnh Tường, ngày 5 tháng 2 năm 2020 
Tác giả sáng kiến 
Lê Thị Hải Yến 
41 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề về dạy học giảng văn, ĐHQG TPHCM, 
Trường ĐHSP. 
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong 
quá trình dạy học, NXB Hà Nội, Hà Nội. 
3. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương 
pháp và kĩ thuật dạy học (Dự án Việt – Bỉ), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Ngữ văn 12(tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 12(tập 1), NXB Giáo 
dục, Hà Nội. 
6. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách 
giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội. 
7. Nguyễn Thành Kính (2009), “Dạy học hợp tác và vấn đề xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực”, Tạp chí giáo dục (218), tr 19-20. 
8.
073.pdf 
9. https://giasutienphong.com.vn/day-hoc-tich-hop-lien-mon.html 
10.
quyen-1-khoa-hoc-tu-nhien-.html 
11. 
hoc-sinh-quyen-2.html 
12.https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag 
13.https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nghi 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tich_hop_kien_thuc_cac_mon_lich_su_dia_li_gdcd_vao_gian.pdf
Sáng Kiến Liên Quan