SKKN Tích hợp chương trình giáo dục địa phương vào bộ môn Ngữ văn Trung học Phổ thông qua dạy học dự án

Thực trạng dạy

Tôi đã gửi phiếu thăm dò đến 12 giáo viên dạy Ngữ văn ở hai trường THPT

Thanh Chương 1 và THPT Nguyễn Cảnh Chân để khảo sát một số ý kiến xung quanh

vấn đề tích hợp chương trình giáo dục địa phương vào hoạt động dạy học môn Ngữ

văn ở các trường này.

Về hoạt động dạy học, có 100% giáo viên cho rằng cần thiết phải gắn kết hoạt

động dạy học môn Ngữ văn với chương trình giáo dục địa phương. Có 90% giáo viên

đưa ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn của đời sống xã hội để tích hợp vào trong

kiến thức bộ môn, tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến những vấn đề của địa phương

Nghệ An đang sinh sống.

Về phương pháp dạy học, có 90% giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình,

để kết nối tri thức văn học với tri thức địa phương. Với hình thức dạy học dự án,

nhiều giáo viên cho rằng sẽ tốn rất nhiều thời gian cho hoạt động này, lo ngại về tiến

độ chương trình dạy học sẽ bị ảnh hưởng. Phần lớn chỉ sử dụng phương pháp vấn đáp,6

yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết và nhận thức của mình về vấn đề, ít khi cho học

sinh bước ra khỏi môi trường lớp học để tự tìm tòi, khám phá, thiết kế và xây dựng

sản phẩm của cá nhân.

Về các phương tiện sử dụng để tiến hành dạy học, 2 giáo viên (16,7%) có sử

dụng sơ đồ, tranh ảnh về địa phương, 2 giáo viên (16,7%) dùng thêm màn chiếu và

phần mềm Power point, 8 giáo viên (75%) đã không sử dụng thêm phương tiện gì mà

chủ yếu chỉ dựa vào sách giáo khoa và một số thông tin trên mạng xã hội.

Về kiểm tra, đánh giá, khoảng 70 % giáo viên đánh giá thường xuyên học sinh

qua việc trả lời câu hỏi ở trên lớp, hoặc qua các bài kiểm tra nhanh, 20 % giáo viên

đánh giá học sinh qua các sản phẩm cá nhân được chuẩn bị sẵn ở nhà. Rất ít giáo viên

chọn hình thức đánh giá qua sản phẩm học tập theo dự án.

pdf55 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp chương trình giáo dục địa phương vào bộ môn Ngữ văn Trung học Phổ thông qua dạy học dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nghiên cứu và tạo sản phẩm. 
Học sinh thực hiện trải nghiệm sáng tạo trong môi trường thực tế ở 
địa phương để lấy bối cảnh, tư liệu để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 
Tuần 4 
- Hoàn chỉnh sản phẩm, họp nhóm thảo luận chỉnh sửa sản 
phẩm, trao đổi với giáo viên để chỉnh sửa sản phẩm, giải quyết những 
nội dung còn vướng mắc. Giáo viên góp ý chỉnh sửa lần cuối. 
- In ấn, tập thuyết trình, duyệt văn nghệ. 
- Chuẩn bị cho việc báo cáo. 
Tuần 5 - Báo cáo dự án. 
22 
- Đưa dự án lên mạng xã hội Face book quảng bá hình ảnh, lan 
tỏa thông điệp. 
 Bƣớc 5 : Triển khai dự án 
 Hoạt động 1: Phân nhóm và sản phẩm 
NHÓM MỤC TIÊU MÔ TẢ NHIỆM VỤ SẢN 
PHẨM 
1 - Quảng bá hình ảnh 
Nghệ An. 
- Đưa ra thông điệp. 
- Viết bài giới thiệu chung 
về những điểm hấp dẫn của 
Nghệ An. 
- Thiết kế bản Brochure 
- Quảng bá du lịch Nghệ 
An, lan tỏa thông điệp về 
trách nhiệm giữ gìn và phát 
huy di sản văn hóa truyền 
thống. 
- Bài thuyết trình 
với chủ đề: Nghệ 
An- điểm đến hấp 
dẫn. 
- Bản brochure. 
2 - Giới thiệu tiếng 
Nghệ - một nét văn 
hóa độc đáo của 
Nghệ An. 
- Đưa ra thông điệp. 
- Viết bài giới thiệu về tiếng 
Nghệ. 
- Thiết kế bản brochure. 
- Lan tỏa thông điệp về 
trách nhiệm giữ gìn và làm 
giàu đẹp thêm tiếng nói quê 
hương. 
- Bài thuyết trình 
với chủ đề: Tiếng 
Nghệ. 
- Bản brochure 
3 - Hiểu biết, yêu quí, 
giữ gìn và phát huy 
những tinh hoa văn 
hóa của dân tộc: dân 
ca ví dặm. 
- Xây dựng thành 
công các tiết mục văn 
nghệ đặc sắc để giới 
thiệu âm nhạc dân 
tộc. 
- Đưa ra thông điệp. 
- Tìm hiểu về dân ca ví 
dặm. 
- Giới thiệu nét đặc sắc của 
nét văn hóa Nghệ An. 
- Lan tỏa thông điệp giữ gìn 
và phát huy văn hóa truyền 
thống. 
- Sản phẩm tiếng 
hát dân ca ví dặm. 
- Bài thuyết trình 
về chủ đề: Dân ca 
Ví dặm- tiếng hát 
quê hương. 
- Bản brochure. 
23 
4 - Giới thiệu quảng bá 
di tích văn hóa lịch sử 
của Nghệ An. 
- Đưa ra thông điệp. 
- Viết bài giới thiệu về di 
tích văn hóa lịch sử. 
- Thiết kế bản brochure. 
- Quảng bá du lịch văn hóa 
Nghệ An, lan tỏa thông điệp 
về việc giữ gìn và bảo tồn 
di tích văn hóa. 
- Bài thuyết trình 
với chủ đề: Di 
tích Làng Sen. 
- Bản brochure. 
5 - Giới thiệu về sông 
Lam. 
- Quảng bá hình ảnh 
dòng sông quê 
hương. 
- Viết bài giới thiệu về sông 
Lam. 
- Thiết kế bản brochure. 
- Lan tỏa thông điệp cần giữ 
gìn và bảo vệ dòng sông 
quê hương. 
- Bài thuyết trình 
với chủ đề: Dòng 
sông quê hương. 
- Bản brochure 
6 - Giới thiệu về món 
ăn đặc sản mang dư 
vị quê hương. 
- Quảng bá ẩm thực 
Nghệ An. 
- Viết bài giới thiệu về một 
đặc sản của Nghệ An. 
- Thiết kế bản brochure 
- Quảng bá về ẩm thực quê 
hương. 
- Bài thuyết trình 
về chủ đề: Món 
ăn quê hương. 
- Bản brochure. 
7 - Giới thiệu về cảnh 
đẹp xứ Nghệ. 
- Quảng bá hình ảnh 
quê hương. 
- Viết bài giới thiệu về một 
cảnh đẹp xứ Nghệ. 
- Thiết kế brochure. 
- Quảng bá hình ảnh cảnh 
đẹp Nghệ An và lan tỏa 
thông điệp bảo vệ môi 
trường. 
- Bài thuyết trình 
với chủ đề: Cảnh 
đẹp quê hương. 
- Bản brochure. 
 Hoạt động 2. Dạy kiến thức bài học 
Nhiệm vụ của giáo viên: 
1. Ôn lại kiến thức bài học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và Phong cách 
ngôn ngữ sinh hoạt, kết nối với ngôn ngữ địa phương Nghệ An để thấy được nét đặc 
trưng của tiếng nói vùng miền. Ôn tập lại Văn học dân gian, giới thiệu về dân ca ví 
dặm Nghệ Tĩnh. 
2. Dạy học Trình bày một vấn đề: rèn luyện kĩ năng lựa chọn và trình bày một 
vấn đề có ý nghĩa thực tiễn với đời sống địa phương. 
24 
3. Dạy học về chủ đề văn bản thuyết minh gồm: Các hình thức kết cấu của văn 
bản thuyết minh, Lập dàn ý bài văn thuyết minh, Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn 
bản thuyết minh, Phương pháp thuyết minh. Yêu cầu học sinh chọn chủ đề thuyết 
minh gắn liền với nét văn hóa, lịch sử, thiên nhiên đa dạng của Nghệ An. 
4. Dạy học các văn bản: Bình Ngô đại cáo, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, 
Tựa “Trích diễm thi tập”..., nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố văn hóa và con 
người trong sự phát triển bền vững của địa phương cũng như của cả dân tộc. 
Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau: 
1. Học sinh lập kế hoạch nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra cho toàn dự 
án và mục tiêu cụ thể của từng nhóm. 
2. Thống nhất thời gian làm việc, phân công công việc cụ thể. 
3. Tìm kiếm những công cụ, phương pháp phù hợp tạo ra sản phẩm của nhóm, 
đưa kế hoạch trong onenote. 
4. Hoàn chỉnh sản phẩm, họp nhóm thảo luận chỉnh sửa sản phẩm, trao đổi với 
giáo viên để chỉnh sửa sản phẩm, giải quyết những nội dung còn vướng mắc. 
5. In ấn, tập thuyết trình, duyệt văn nghệ. 
6. Chuẩn bị cho việc báo cáo. 
Bƣớc 6: Đánh giá và nghiệm thu sản phẩm 
BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
PHẦN CHẤM ĐIỂM 
HS tự 
chấm 
điểm 
GV 
chấm 
điểm 
2 
CĐ 
4 
TB 
6 
K 
8 
T 
10 
XS 
NỘI 
DUNG 
(50 
điểm) 
1. 
- Bài thuyết trình 
ngắn gọn, rõ ràng, 
đủ ý. 
- Giới thiệu sản 
phẩm từ bản thiết 
kế Brochure. 
2. 
Gửi gắm thông 
điệp. 
3 . 
Nội dung ngắn 
gọn, súc tích, đủ 
ý, khi trình bày có 
ý thức nhấn mạnh 
nội dung cốt lõi. 
25 
4. 
Khơi dậy tình yêu 
và ý thức trách 
nhiệm trong việc 
giữ gìn nét văn 
hóa đặc sắc của 
quê hương. 
5 
Câu văn, ngôn từ 
được trau truốt, 
mạch lạc và rõ ý. 
ĐIỂM 
HÌNH 
THỨC 
(20 
điểm) 
6. 
Thiết kế màu sắc 
hài hòa. 
7. 
Bố cục thiết kế 
đơn giản, hình 
ảnh, chi tiết đều 
phải sắc nét, ấn 
tượng và có điểm 
nhấn. 
ĐIỂM 
HỢP 
TÁC 
NHÓM 
(30 
điểm) 
8. 
Có kế hoạch phân 
chia công việc rõ 
ràng, cụ thể giữa 
các thành viên 
trong nhóm thời 
hạn hoàn thành 
hợp lí, khoa học. 
9. 
Có khả năng kết 
nối, liên lạc giữa 
các thành viên 
trong nhóm. 
(email, điện thoại, 
facebook, zalo, 
zoom, messenger) 
26 
10. 
Có sự hợp tác tốt, 
hỗ trợ giữa các 
thành viên khi 
tiến hành công 
việc. 
ĐIỂM 
TỔNG ĐIỂM 
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 
Qua quá trình tổ chức dạy học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 
1. Phát triển tổng hợp các năng lực cần thiết 
Phát triển các năng lực nghe, nói, đọc, viết trong bộ môn Ngữ văn: 
- Biết tạo lập văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận là hai loại văn bản có tính 
ứng dụng cao trong đời sống. 
- Biết trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân trước những vấn đề mang tính 
thực tiễn gắn bó với đời sống cộng đồng địa phương. 
- Biết thảo luận, bàn bạc, biết đánh giá và nhận xét, trao đổi để thể hiện chính 
kiến của bản thân. 
- Biết tìm kiếm, chắt lọc, khái quát thông tin, đặc biệt quan tâm tới những thông 
tin đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa địa phương. 
- Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến. 
Ngoài ra, các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng 
lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp và hợp tác... cũng được phát triển. 
2. Củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng 
Trong quá trình dạy học tích hợp giữa chương trình giáo dục địa phương và môn 
Ngữ văn bằng dự án học tập, các kiến thức của bộ môn Ngữ văn như kiến thức về văn 
học (Ca dao, dân ca ví dặm), kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức về văn 
thuyết minh, văn nghị luận cũng như kiến thức chung về văn hóa, lịch sử, địa lí, giáo 
dục công dân... được củng cố và mở rộng. 
Thông qua các hoạt động, chúng tôi rèn luyện cho các em học sinh những kĩ 
năng tổng hợp: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ 
năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng làm việc nhóm... để hướng tới thực hiện 
những nhiệm vụ học tập cụ thể, gắn với những yêu cầu mang tính thực tiễn đặt ra từ 
đời sống. 
3. Nâng cao ý thức cộng đồng 
Với các hoạt động học tập gắn với nội dung giáo dục địa phương, học sinh sẽ có 
ý thức sử dụng kiến thức văn học cũng như các kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, môi 
27 
trường, giáo dục... để tạo ra được những sản phẩm học tập có sức lan tỏa. Các em sẽ 
có ý thức sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt như một phương tiện quan trọng để chuyển tải 
những thông điệp có ý nghĩa, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của 
cộng đồng. Ý thức bảo vệ môi trường, ý thức bảo tồn di sản văn hóa (vật chất và tinh 
thần) sẽ được nâng cao, từ đó tạo động lực để các em học tập và cống hiến cho địa 
phương nói riêng và đất nước nói chung. 
4. Tạo ra đƣợc những sản phẩm học tập có ý nghĩa thiết thực 
Chúng tôi nhận được sản phẩm học tập của các nhóm ở hai lớp 10 T1 và 10 D2 
như sau: 
28 
29 
30 
31 
32 
33 
34 
35 
36 
37 
38 
39 
40 
41 
42 
43 
44 
45 
Một số hình ảnh lan tỏa của dự án, hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn, phát 
huy di sản văn hóa của địa phƣơng. 
Học sinh trường THPT Thanh Chương 1 hành động vì môi trường dọc bờ sông Lam 
Học sinh trường THPT Thanh Chương 1 trong một tiết mục dân ca và bài hát “Từ 
Làng Sen” 
46 
 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
I. KẾT LUẬN 
1. Tính mới 
Trên cơ sở kinh nghiệm công tác giảng dạy của bản thân, tôi đã xây dựng nội 
dung và lựa chọn cách thức, phương pháp phù hợp để tiến hành hướng dẫn học sinh 
tích hợp chương trình địa phương vào bộ môn Ngữ văn qua dạy học dự án như sau: 
Về nội dung: công trình hướng tới tích hợp tri thức địa phương trong tất cả các 
hoạt động rèn luyện kĩ năng cũng như khám phá, tìm tòi, nhận thức, sáng tạo. Kiến 
thức bài học và kiến thức liên ngành được kết nối tự nhiên qua dự án học tập. Không 
chỉ có nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà thông qua dự án học tập, kiến thức 
còn được mở rộng ra cuộc sống, soi chiếu vào đời sống thực tiễn của địa phương, giúp 
học sinh có ý thức trong hoạt động đọc hiểu văn bản gắn liền với hoạt động tìm hiểu, 
nhận thức và hành động xuất phát từ nhu cầu đời sống. 
Về cách thức, phương pháp: Công trình đề xuất một số biện pháp tiến hành tích 
hợp chương trình địa phương vào bộ môn Ngữ văn qua dạy học dự án kết hợp với 
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương, sử dụng hình thức trải 
nghiệm sáng tạo, tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình 
dạy học. Với các phương pháp và hình thức dạy học trên sẽ kích thích hứng thú học 
tập của học sinh, mở rộng môi trường học tập ra khỏi phạm vi lớp học, học sinh tích 
cực, chủ động thích thú tạo ra những sản phẩm cá nhân có ý nghĩa đối với đời sống và 
quảng bá sâu rộng hình ảnh địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, điều chỉnh 
hành vi của cộng đồng. 
Về phương tiện dạy học: đa dạng hóa các phương tiện dạy học, đặc biệt sử dụng 
Internet như một phương tiện đắc lực để tìm kiếm, trao đổi, thảo luận, đồng thời công 
bố để quảng bá sản phẩm. 
Về kiểm tra đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh trong cả một quá trình thông 
qua nhiều hoạt động: năng lực hợp tác, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, sáng tạo, 
giải quyết vấn đề; từ khâu chuẩn bị đến khâu trình bày sản phẩm. Sản phẩm được 
đánh giá bằng những tiêu chí cụ thể, có cả sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá 
của học sinh. 
2. Tính khoa học 
Công trình được xây dựng một cách hợp lí, khoa học bao gồm kết cấu ba phần 
lớn: 
Phần mở đầu giới thiệu khái quát về lí do chọn đề tàì; phần nội dung trình bày 
khoa học các phần chính của công trình bao gồm cơ sở của đề tài, giải pháp thực hiện; 
47 
phần kết luận đưa ra những kết luận liên quan đến đề tài, quá trình nghiên cứu đề tài 
và những đề xuất, kiến nghị. 
Nội dung trong các phần của công trình được trình bày có luận điểm rõ ràng, 
luận cứ, luận chứng xác thực, số liệu cụ thể. 
3. Tính hiệu quả 
3.1. Phạm vi ứng dụng 
Kết quả của công trình này đã được áp dụng trong hoạt động giảng dạy môn Ngữ 
Văn ở trường THPT Thanh Chương 1 trong các năm học 2019- 2020, 2020- 2021, và 
có khả năng vận dụng để dạy học cho học sinh THPT nói chung. Công trình cũng 
mang tính định hướng vận dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 trong 
những năm học tới để tạo nên sự kết nối có hiệu quả giữa Chương trình địa phương và 
chương trình bộ môn Ngữ văn. 
3.2. Đối tượng ứng dụng 
Các giáo viên trong tổ Ngữ văn đã sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu này 
làm tài liệu tham khảo, coi như đó là một gợi ý để tiến hành dạy học lí thuyết môn 
Ngữ văn kết nối với thực tiễn đặt ra trong đời sống, đồng thời có thể định hướng để 
giáo viên thực hiện hoạt động dạy học Chương trình địa phương trong chương trình 
GDPT được triển khai sắp tới. 
Tôi cũng đã tiến hành áp dụng đề tài này trong quá trình dạy học của mình. Học 
sinh thích thú, tích cực, chủ động, hăng hái hơn trong các giờ học; nội dung bài học 
được học sinh tiếp nhận gần gũi hơn, xuất phát từ nhu cầu khám phá những giá trị văn 
hóa, lịch sử, xã hội... đặc sắc của địa phương, các em nâng cao ý thức, trách nhiệm 
của bản thân trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa trong thời kì hội nhập 
sâu rộng. 
3.3. Kết quả ứng dụng 
Tôi tiến hành khảo sát hai nhóm: nhóm thực nghiệm (lớp 10T1, lớp 10D2), 
nhóm đối chứng (lớp 10A3, lớp 10A5). 
3.3.1. Kết quả khảo sát phiếu điều tra 
Có 4 câu hỏi được đưa ra: 
Câu 1: Theo em, có cần thiết phải tích hợp chương trình địa phương vào bộ môn 
Ngữ văn không? 
Câu 2: Em thấy kiến thức môn Ngữ văn có gần gũi với cuộc sống của bản thân, 
có tác động nhiều đến nhận thức và tình cảm, hành động của các em không? 
Câu 3: Qua hoạt động học tập môn Ngữ văn, em có được khám phá và trải 
nghiệm để tự sáng tạo ra sản phẩm của mình không? 
48 
Câu 4: Những sản phẩm học tập của em có ý nghĩa đối với địa phương nơi em 
sinh sống không? 
Lớp Sĩ số Cần thiết phải 
tích hợp 
chương trình 
địa phương vào 
môn học 
Cảm thấy gần 
gũi, có tác 
động tích cực 
đến bản thân 
Được khám 
phá, trải 
nghiệm, sáng 
tạo 
Sản phẩm học 
tập có ý nghĩa 
đối với địa 
phương 
10T1 41 41 (100%) 41 (100%) 41 (100%) 35 (85%) 
10D2 44 44(100%) 38 (86%) 41 (93,1%) 37 (84,1%) 
10 A3 44 44(100%) 10 (22.7%) 8 (18,2%) 3 (6,8%) 
10 A5 41 41(100%) 8 (19,5%) 5 (12,1%) 2 (4,9%) 
3.3.2. Kết quả khảo sát đánh giá sản phẩm học tập 
Trong phần rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh, hai lớp 10 T1 và 10 D2, thực 
hiện dự án học tập “Nét Nghệ ”; hai lớp 10A3, 10A5 thực hiện bài kiểm tra thường 
xuyên về văn bản thuyết minh với các chủ đề cho sẵn, chúng tôi nhận được kết quả 
như sau: 
Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn 
rất nhiều so với lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ các biện pháp tôi đề xuất trong 
công trình đã có tính khả thi. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lớp thực 
nghiệm rất có hứng thú với hoạt động học tập theo dự án còn lớp đối chứng tỏ ra bị 
động và cảm thấy miễn cưỡng trong khi làm bài kiểm tra. 
Lớp Sĩ số Số bài đạt 
điểm giỏi 
Số bài đạt 
điểm khá 
Số bài đạt 
điểm TB 
Số bài dƣới 
TB 
10 T1 41 15 (36,6%) 23 (56,1%) 3 (7,3%) 0 
10 D2 44 12 (27,3%) 25 (56,8%) 7 (15,9%) 0 
10 A3 44 1 (2,3%) 9 (20,5%) 30 (68,2%) 4 (9%) 
10A5 41 1 (2,3%) 8 (19,6%) 27 (65,8%) 5 (12,3%) 
49 
II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 
Tôi đã có ý tưởng tìm hiểu vấn đề tích hợp chương trình địa phương vào hoạt 
động dạy học môn Ngữ văn từ năm học 2019- 2020. Đến đầu năm học 2020-202, tôi 
nhận thấy một sự bất cập về chương trình môn Ngữ văn ở sách giáo khoa cũ: khối 
lượng kiến thức lớn nhưng mang tính chất lí thuyết nặng nề, thiếu thực tiễn làm cho 
học sinh không có hứng thú học tập, khi học, các em lại mang tâm thế xa rời với môi 
trường văn hóa, lịch sử, xã hội nơi sinh sống. 
Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài này để đóng góp một số kinh nghiệm của 
mình trong giảng dạy môn học, vừa để khẳng định sự kết nối giữa chương trình giáo 
dục địa phương với chương trình môn học Ngữ văn là rất cần thiết, vừa minh chứng 
cho tính ưu việt của hình thức dạy học dự án trong nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các tài liệu liên quan đến chương trình GDPT 
mới 2018, các phương pháp dạy học mới, các phương pháp nghiên cứu khoa học, văn 
hóa Việt Nam; tìm hiểu quá trình xây dựng chương trình địa phương ở Nghệ An; tìm 
hiểu về bối cảnh môi trường học tập của trường THPT nơi tôi giảng dạy; lấy ý kiến 
của các em học sinh về những gì đã biết và muốn được biết về địa phương cũng như 
nhu cầu khám phá và khả năng sáng tạo của bản thân. Đề tài được bắt đầu vào tháng 9 
năm 2020 và hoàn thiện vào tháng 3 năm 2021. 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ Ban 
giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đồng nghiệp và các em học sinh; được 
chính quyền địa phương tạo điều kiện cung cấp thông tin, giúp đỡ học sinh trong quá 
trình trải nghiệm, tìm kiếm tư liệu. 
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 
Tài liệu giáo dục địa phương đang được các địa phương tiến hành tổ chức, xây 
dựng, biên soạn để đáp ứng với tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù 
hợp với chương trình GDPT 2018. Để chương trình địa phương có thể tiến hành một 
cách hiệu quả, tôi đề xuất việc xây dựng một khung chương trình mở với những kiến 
thức địa phương đa dạng, có sự đồng bộ và thống nhất, bổ sung với chương trình 
môn học. Điều này vừa tránh tình trạng kiến thức chồng chéo, lại có thể tạo nên 
những sự tích hợp đa dạng, gắn kết có hiệu quả giữa chương trình địa phương với 
chương trình môn học. 
Cùng với đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, Bộ Giáo dục cần chú trọng sự 
thay đổi hình thức và nội dung thi cử, quan tâm hơn nữa đến đổi mới đề thi, để 
những sản phẩm đầy sáng tạo và tâm huyết của học sinh từ quá trình học tập được 
ghi nhận, khiến cho việc học tập không còn tình trạng đối phó với điểm. 
50 
Giáo viên THPT nên dành thời gian và tâm huyết đầu tư xây dựng những dự án 
học tập thú vị, có ý nghĩa thực tiễn, gắn kết với môi trường địa phương, kích thích 
hứng thú tìm tòi và trải nghiệm sáng tạo; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức dạy 
học, mở rộng không gian học tập ra bên ngoài, nhằm rèn luyện thêm những kĩ năng 
mềm cần thiết, hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh. 
Từ việc tổ chức hoạt động để học sinh tạo sản phẩm, giáo viên giúp học sinh có cơ 
hội khám phá năng lực bản thân, mang lại giá trị định hướng nghề nghiệp rất thiết 
thực, phù hợp với giai đoạn và mục tiêu giáo dục của cấp THPT. 
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Ngữ văn một cách hiệu quả, 
giáo viên bộ môn cần được tham gia các lớp tập huấn học tập những ứng dụng công 
nghệ mới trong giảng dạy một cách kịp thời, nghiêm túc. Đặc biệt đối với các địa 
phương ở huyện khó khăn, nên có sự hỗ trợ đầu tư chất lượng hơn về cơ sở vật chất 
nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần giúp giáo dục có thể đổi mới và phát 
triển quê hương. 
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện việc tích hợp 
chương trình giáo dục địa phương vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại trường 
trung học phổ thông. Vì thời gian chưa nhiều, năng lực còn một số hạn chế nên không 
thể tránh khỏi những chỗ chưa hoàn thiện. Rất mong nhận được sự đóng góp của các 
đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết 
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, 
Nxb Giáo dục, 2014. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 10 (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, 2018. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, 
Nxb Giáo dục, 2018. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Ngữ văn, Nxb 
Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2019. 
5. Dự án GREP - Tài liệu hướng dẫn dạy học theo CTGDPT mới - môn Ngữ 
văn 2018, 2019. 
6. Nhiều tác giả, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy – học môn Ngữ 
văn, Nxb Giáo dục, 2002. 
7. Nguyễn Văn Dân, Tiếp cận văn học bằng văn hóa học, Nghiên cứu văn học, 
2004. 
8. Lưu Xuân Mới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư 
Phạm, 2003. 
9. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. 
10. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Hướng dẫn dạy học theo chương trình Ngữ văn 
mới, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2019. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tich_hop_chuong_trinh_giao_duc_dia_phuong_vao_bo_mon_ng.pdf
Sáng Kiến Liên Quan