SKKN Thúc đẩy phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, CTGDPT 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần,có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Mục đích học tập không thể chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng mà phải như tổ chức UNESSCO đã đề xướng là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” và PPDH chính là cách thức giúp cho người học tự mình đạt đến mục tiêu. Trước thực tiễn đó, vấn đề đổi mới toàn diện về giáo dục trong đó có đổi mới PPDH đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TWvà Luật Giáo dục 2019.

Trong Tài liệu tập huấn Chương trình 2018 đã ghi rõ: Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

 

docx41 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thúc đẩy phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN LIỄU ĐỀ
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 THÚC ĐẨY PHONG TRÀO THI ĐUA 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH
 Lĩnh vực: Tiếng Việt (01)/TH
Tác giả: NGUYỄN THỊ CHI
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường tiểu học thị trấn Liễu Đề, 
 huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
 Nam Định, tháng 06 năm 2022 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 2
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 2
1.1. Cơ sở lí luận 2
1.2. Thực trạng về đổi mới PPDH trong nhà trường 5
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến 7
2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về sự cần thiết của 
đổi mới PPDH. 7
2.2. Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các kĩ thuật và PPDH dạy 
học tích cực, đồng thời phát động phong trào thi đua đổi mới 
 9
PPDH trong GV
2.3. Tổ chức SHCM theo nghiên cứu bài học chuyên đề đổi 
mới PPDH nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm và lan tỏa tinh 17
thần đổi mới PPDH trong đội ngũ GV
2.4. Đổi mới công tác dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV
 19
2.5. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hỗ 
trợ quá trình đổi mới PPDH. 19
2.6. Phát huy kết quả đổi mới PPDH đã đạt được thành văn 
 21
hóa nhà trường hướng tới duy trì sự thay đổi bền vững.
III. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN MANG LẠI 22
1. Hiệu quả kinh tế 23
2. Hiệu quả xã hội 24
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 25
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM 
 25
BẢN QUYỀN 1
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 Năm học 2021-2022 là năm thứ hai các nghị quyết, văn bản chỉ đạo về đổi 
mới giáo dục theo Chương trình giáo dục 2018 đi vào thực tiễn. Trong bối cảnh 
cần đảm bảo an toàn, thích nghi với dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục đang 
đứng trước nhiều thách thức, trong đó hai thách thức lớn nhất là đổi mới căn 
bản, toàn diện để phát triển và thích ứng, khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 
gây ra.
 Trong điều kiện khó khăn, kết quả triển khai thực hiện Chương trình và 
sách giáo khoa lớp 1 đã được đánh giá là thành công nhờ sự quyết tâm, nỗ lực 
của các thầy cô giáo, cán bộ quản lí và toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên, ở mỗi 
khía cạnh vẫn còn những vấn đề tồn tại cần khắc phục. 
 Với chương trình mới, sách giáo khoa mới và mục tiêu tiếp cận mới: 
chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, thì việc đổi mới 
phương pháp dạy học là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo mục 
tiêu giáo dục đề ra.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học 
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến 
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ 
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để 
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển 
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt 
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Vì vậy, Để thực hiện tốt mục tiêu 
về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có 
nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng này. 3
phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS 
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần,có những phẩm chất tốt đẹp và năng 
lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu phát 
triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời 
đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
 Mục đích học tập không thể chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức và rèn 
luyện kỹ năng mà phải như tổ chức UNESSCO đã đề xướng là: “Học để biết, 
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” và PPDH chính là 
cách thức giúp cho người học tự mình đạt đến mục tiêu. Trước thực tiễn đó, vấn 
đề đổi mới toàn diện về giáo dục trong đó có đổi mới PPDH đã được sự quan 
tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TWvà Luật 
Giáo dục 2019. 
 Trong Tài liệu tập huấn Chương trình 2018 đã ghi rõ: Đổi mới phương 
pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội 
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc 
HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để 
đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối 
"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện 
kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong 
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa 
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri 
thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề 
học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức 
hợp.
 Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và 
phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm 
thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của 
tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương 
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương 
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành 5
trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều 
hình thức như theo lời giải/ đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu 
chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai 
sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
 Đổi mới PPDH có thành công hay không phải bắt đầu từ sự đổi mới của 
chính người cán bộ quản lý. Hơn ai hết, người cán bộ quản lý cần nhận thức 
đúng tầm quan trọng, cấp thiết của vấn đề đổi mới PPDH, có tiên phong, đồng 
hành cùng GV trong phong trào đổi mới PPDH mới có thể truyền lửa nhiệt tình 
cho các đồng nghiệp.
 1.2. Thực trạng về việc đổi mới PPDH tại nhà trường
 1.2.1. Ưu điểm
 - 100% GV đã được tham gia tập huấn và có các kiến thức, kĩ năng về đổi 
mới PPDH.
 - Có ý thức sử dụng các PPDH tích cực trong một số tiết chuyên đề, hội 
giảng.
 - Các PPDH tích cực bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phát huy năng 
lực và phẩm chất của HS.
 1.2.2. Tồn tại
 - Dù đã được tập huấn song còn rất nhiều GV chưa nắm chắc các kĩ thuật 
dạy học tích cực để vận dụng đổi mới PPDH.
 - GV chưa thường xuyên sử dụng các PPDH mới trong giảng dạy hàng 
ngày, màthường chỉ sử dụng vào các tiết chuyên đề, hội giảng.
 => Ngay từ đầu năm học tôi đã phát phiếu điều tra tới 30 GV trong nhà 
trường để tìm hiểu về thực trạng đổi mới PPDH như sau:
 Mức độ
 TT Nội dung điều tra Thường Thỉnh Hiếm 
 xuyên thoảng khi
 SL TL SL TL SL TL
 Thầy (cô) có đọc các tài liệu 
 12 40% 17 56,6% 3 10%
 1 và tìm hiểu về đổi mới PPDH 7
 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
 2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về sự cần thiết của đổi mới 
PPDH
 Việc tác động vào nhận thức của cán bộ GV về tính cấp thiết của vấn đề 
đổimới phương pháp trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng và cần thiết. Cần 
tác động để GV thấy rằng về cả mặt lý luận và thực tiễn đều đòi hỏi phải đổi 
mới trong PPDH. Đó là vấn đề sống còn không chỉ của ngành, của đơn vị mà 
còn của cả mỗi cá nhân. Giải pháp nào để tác động vào nhận thức của cán bộ, 
GV? Đó là việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề; tổ chức những buổi 
hội thảo, trò chuyện, mạn đàm, các hội thi hay tham quan học tập thực tế. Thông 
qua đó, người cán bộ quản lý giới thiệu đến GV về mục tiêu, định hướng đổi 
mới trong giai đoạn hiện nay, về các các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản 
của nhà nước, các tài liệu liên quan hay những thành tựu của giáo dục các nước, 
của những đơn vị bạn.
 (Cán bộ, giáo viên tham gia các buổi tập huấn chuyên môn)
 Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối do mình phụ trách tôi 
thường xuyên yêu cầu GV tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong 
nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới 
PPDH; tổ chức các đợt học tập, xen kẽ, lồng ghép vào các chuyên đề của tổ, 
khối để GV rèn luyện tay nghề qua các kì Hội giảng, thi Giáo viên giỏi các cấp. 9
động nhằmthúc đẩy phong trào trong đó việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, 
GV về sự cần thiết của đổi mới PPDH là một hoạt động vô cùng quan trọng 
mang tính quyết định cho thành công của phong trào.Đặc biệt trong những năm 
học tới đây, CTGDPT 2018 được triển khai tới tất cả các cấp học, nếu người GV 
không tự chủ động tìm tòi, sáng tạo đổi mới trong công tác giảng dạy sẽ không 
thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chương trình. Do đó, việc nâng cao 
nhận thức cho GV về sự cần thiết của đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực và 
phẩm chất cho HS là một nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách trong công tác chuyên 
môn.
 2.2. Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các kĩ thuật vàPPDH dạy học tích cực, 
đồng thời phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH trong GV
 Như chúng ta đã biết, đôi khi nhận thức đúng vấn đề nhưng thiếu kĩ năng 
thực hành thì hiệu quả của việc đổi mới PPDH cũng sẽ không được như mong 
muốn.Tôi hiểu rằng cần phải giúp GV tìm hiểu thấu đáo và có thể vận dụng 
nhuần nhuyễn các PPDH, kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực của HS. Ví 
dụ như các phương pháp học nhóm, trực quan, phỏng vấn nhanh, nêu và giải 
quyết vấn đề; các phương pháp đóng vai, dạy học hợp tác, tổ chức cho HS học 
theo dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, Các phương pháp, kĩ thuật dạy học này 
giúp GV tổ chức hoạt động dạy sôi nổi, hiệu quả, HS phát triển tốt khả năng tự 
học, có thể kiểm tra đánh giá khá chính xác kiến thức và kỹ năng đạt được của 
các em. Mặc dù các PPDH này không phải là đến bây giờ GV mới được lĩnh hội 
xong việc áp dụng nó một cách thường xuyên, sáng tạo và có hiệu quả thì không 
phải GV nào cũng làm được. 
 Để có thể vận dụng các PPDH mới trong giảng dạy, trước tiên, mỗi GV cần 
có những hiểu biết về các kĩ thuật dạy học tích cực. Các kĩ thuật dạy họclà 
những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những kĩ thuật dạy họcchung, có những kĩ 
thuật đặc thù của từng PPDH.Kĩ thuật dạy họclà những biện pháp, cách thức 
hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều 
khiển quá trình dạy học.

File đính kèm:

  • docxskkn_thuc_day_phong_trao_thi_dua_doi_moi_phuong_phap_day_hoc.docx
Sáng Kiến Liên Quan