SKKN Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm Stem chương Halogen Hóa học 10 - Trung học Phổ thông

Tiêu chí xây dựng chủ đề STEM

Tiêu chí 1: Chủ đề STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn. Trong các chủ

đề STEM, HS được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu

cầu tìm các giải pháp.

Tiêu chí 2: Cấu trúc chủ đề STEM kết hợp tiến trình khoa học và quy trình thiết kế

kĩ thuật. Tiến trình chủ đề STEM cung cấp một cách thức linh hoạt đưa HS từ việc

xác định một vấn đề hoặc một yêu cầu thiết kế đến sáng tạo và phát triển một giải

pháp. Theo quy trình này, HS thực hiện các hoạt động: (1) Xác định vấn đề – (2)

Nghiên cứu kiến thức nền – (3) Đề xuất các giải pháp/thiết kế – (4) Lựa chọn giải

pháp/thiết kế– (5) Chế tạo mô hình (nguyên mẫu) – (6) Thử nghiệm và đánh giá –

(7) Chia sẻ và thảo luận – (8) Điều chỉnh thiết kế. Trong thực tiễn dạy học, quy

trình 8 bước này được thể hiện qua 5 hoạt động chính: HĐ1: Xác định vấn đề (yêu

cầu thiết kế, chế tạo) ––> HĐ2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp

thiết kế ––> HĐ3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế ––> HĐ4: Chế tạo

mô hình/thiết bị. theo phương án thiết kế (đã được cải tiến theo góp ý); thử

nghiệm và đánh giá ––> HĐ5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo;

điều chỉnh thiết kế ban đầu. Trong quy trình kĩ thuật, các nhóm HS thử nghiệm các

ý tưởng dựa nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, mắc sai

lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, và thử lại. Sự tập trung của HS là phát triển các

giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, nhờ đó học được và vận dụng được kiến thức

mới trong chương trình giáo dục.

Tiêu chí 3: Phương pháp chủ đề STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám

phá, định hướng hành động, trải nghiệm và tạo ra sản phẩm. Quá trình tìm tòi

khám phá được thể hiện trong tất cả các hoạt động của chủ đề STEM, tuy nhiên

trong hoạt động 2 và hoạt động 4 quá trình này cần được khai thác triệt để. Trong

hoạt động 2 HS sẽ thực hiện các quan sát, tìm tòi, khám phá để xây dựng, kiểm

chứng các quy luật. Qua đó, học được kiến thức nền đồng thời rèn luyện các kĩ

năng tiến trình như: quan sát, đưa ra dự đoán, tiến hành thí nghiệm, đo đạc, thu

thập số liệu, phân tích số liệu Trong hoạt động 4, quá trình tìm tòi khám phá

được thể hiện giúp HS kiểm chứng các giải pháp khác nhau để tối ưu hoá sản

phẩm.Trong các chủ đề STEM, hoạt động học của HS được thực hiện theo hướng

mở có "khuôn khổ" về các điều kiện mà HS được sử dụng. Hoạt động học của HS

là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các quyết định về giải pháp giải quyết

vấn đề là của chính HS. HS thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý

tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. HS tự điều chỉnh các ý tưởng

của mình và thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân.

pdf64 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm Stem chương Halogen Hóa học 10 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà. 
- Nội dung: HS tự đọc sách, tài liệu, truy cập internet về kiến thức của nước Gia-
ven và ý tưởng đề xuất điều chế nước Gia-ven. Ứng dụng thực tiễn về nước Gia-
ven; HS thảo luận nhóm về các kiến thức và đề xuất phương án và tiến hành thực 
nghiệm; Phân tích kết quả thực nghiệm từ đó đề xuất quy trình điều chế nước Gia-
ven; Chuẩn bị bài trình bày trước lớp ( các hình thức: thuyết trình, poster, 
powerpoint). 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
42 
 - Dự kiến sản phẩm của HS: Cá nhân hoàn thành kiến thức nền cần đạt được vào 
vở ghi; Nhóm hoàn thành nhật ký làm việc và bản sơ đồ mô tả ý tưởng đề xuất quy 
trình sản xuất nước Gia-ven theo các bước. Trong mỗi bước mô tả chi tiết thao tác, 
nguyên liệu, tỉ lệ và điều kiện thực hiện, bài trình bày trước lớp. 
- Cách thức tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS 
+ Nhóm 1: Nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của nước Gia-
ven. 
+ Nhóm 2: Nghiên cứu quy trình làm bình điện phân tại nhà . 
+Nhóm 3: Nghiên cứu quy trình điều chế nước Gia-ven. 
+Nhóm 4: Nghiên cứu ứng dụng thực tiễn của nước Gia-ven như thế nào, giải 
thích tính tẩy màu của nước Gia-ven. 
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Tự đọc và nghiên cứu SGK, các tài liệu 
tham khảo, tìm kiếm thông tin trên internet; Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban 
đầu, thống nhất phương án làm bình điện phân để điều chế nước Gia-ven có hiệu 
quả.; Xây dựng và hoàn thiện được các quá trình làm bình điện phân để điều chế 
nước Gia-ven an toàn vệ sinh, tiết kiệm và đơn giản; Lựa chọn hình thức, chuẩn bị 
câu hỏi và chuẩn bị nội dung báo cáo để bảo vệ quan điểm của nhóm; GV quan sát, 
hỗ trợ HS khi cần thiết. 
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp 
- Mục tiêu: Đề xuất, thực hiện và hoàn thiện quá trình làm bình điện phân và điều 
chế nước Gia-ven tại nhà. 
- Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp để lựa chọn và 
hoàn thiện quá trình làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven; GV chuẩn hoá 
các kiến thức nền liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức 
này vào vở. 
- Dự kiến sản phẩm của HS: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm 
sau: Hồ sơ về quy trình làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven đã hoàn 
thiện theo góp ý; Bài ghi kiến thức liên quan được chuẩn hoá trong vở của HS. 
- Cách thức tổ chức hoạt động: 
Bước 1: GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo nhiệm vụ học tập đã giao. 
GV- HS Kết quả HS 
GV yêu cầu HS trình bày 
HS nhóm 1: báo cáo về tính 
- Tính chất vật lý: dung dịch màu vàng, có mùi 
như khí clo, bị phân hủy bỡi ánh sáng. 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
43 
chất vật lý, tính chất hóa học, 
điều chế của nước Gia-ven. 
- Tính chất hóa học: NaClO là muối của axit yếu 
(yếu hơn axit cacbonic), trong không khí nó tác 
dụng dần dần với CO2 tạo ra axit hipoclorơ 
HClO không bền : 
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO 
Cả NaClO và HClO trong dung dịch đều có tính 
oxi hoá rất mạnh. 
- Điều chế: 
Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được 
điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung 
dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. 
Trong công nghiệp, nước Gia-ven được sản xuất 
bằng cách điện phân dung dịch muối NaCl (nồng 
độ từ 15 – 20%) trong thùng điện phân không có 
màng ngăn. 
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ + Cl2 ↑ 
 Do không có màng ngăn nên Cl2 thoát ra ở anôt 
tác dụng vói NaOH (cũng vừa được tạo thành ở 
catôt) trong dung dịch tạo ra nước Gia-ven: 
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O 
GV yêu cầu HS trình bày 
HS nhóm 2: báo cáo về quy 
trình làm bình điện phân tại 
nhà. 
GV yêu cầu HS trình bày 
HS nhóm 3:báo cáo về quy 
trình điều chế nước Gia-ven. 
- Quy trình về điều chế nước Gia-ven từ điện 
phân dung dịch muối NaCl không có màng ngăn: 
+ Bước 1: pha dung dịch muối NaCl với nồng độ 
( 15-20%) 
+ Bước 2: cho dung dịch muối NaCl vào bình 
điện phân không có màng ngăn. 
+ Bước 3: nhúng hai đầu ruột chì vào dung dịch 
muối NaCl. Hai ruột bút chì đóng vai trò là hai 
điện cực. 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
44 
 Phương trình thể hiện: 
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ + Cl2 ↑ 
Khí H2 thoát ra ở catot, còn khí Cl2 thoát ra ở 
anot. Vì vậy cả hai điện cực đều thấy khí thoát 
ra. 
Do chúng ta điện phân không có màng ngăn nên 
Cl2 dễ dàng thoát ra ở Anốt và phản ứng lại với 
dung dịch NaOH (dung dịch vừa tạo thành ở 
catôt) tạo ra hỗn hợp dung dịch nước Gia-ven. 
Phương trình thể hiện: 
Cl2 + 2NaOH →NaCl + NaClO + H2O 
GV yêu cầu HS trình bày 
HS nhóm 4: báo cáo về ứng 
dụng thực tiễn của nước Gia-
ven như thế nào, giải thích 
tính sát trùng và tính tẩy màu 
của nước Gia-ven. 
– Ứng dụng của nước Gia-ven 
Dùng để tẩy trắng sợi vải, giấy. Nó cũng được 
dùng để khử mùi, sát trùng khi tẩy uế nhà vệ sinh 
hoặc những khu vực bị ô nhiễm khác. 
- Tính chất sát trùng và tính tẩy màu của nước 
Gia-ven là do NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử 
có tính oxi hóa mạnh. 
- GV đưa ra yêu cầu về: nội dung cần trình bày; thời lượng báo cáo; cách thức trình 
bày bản thiết kế và thảo luận. 
Bước 2. Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi; 
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo (theo phiếu đánh giá ). Tổng kết, 
chuẩn hoá các kiến thức liên quan. GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS. 
Bước 4. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai sản xuất sản phẩm theo 
quy trình của nhóm mình; ghi lại các điều chỉnh (nếu có) của quy trình sản xuất sau 
khi đã hoàn thành sản phẩm và ghi giải thích; gợi ý các nhóm tham khảo thêm các 
tài liệu phục vụ cho việc chế tạo thử nghiệm sản phẩm (SGK, internet...). 
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu thử nghiệm và đánh giá. 
- Mục tiêu: HS làm được bình điện phân và điều chế được nước Gia-ven dựa vào 
quy trình đã lựa chọn đảm bảo yêu cầu đặt ra; HS học được quy trình, phương 
pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp, đảm 
bảo đúng quy trình chế tạo với giá thành hợp lý; HS học được nguyên tắc an toàn 
trong chế tạo và thực nghiệm sản phẩm. 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
45 
- Nội dung hoạt động: HS sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước:(.) 
để tiến hành làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven theo quy trình; HS làm 
việc theo nhóm tại nhà và thực nghiệm sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng 
thành viên, các điều chỉnh của quy trình chế tạo (nếu có) và giải thích lí do điều 
chỉnh; GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm làm ra sản 
phẩm. 
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản 
phẩm sau: bình điện phân và điều chế nước Gia-ven đáp ứng được các tiêu chí theo 
phiếu đánh giá. 
- Cách thức tổ chức: 
Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các nguyên liệu dự kiến. 
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và chế tạo được sản phẩm theo quy trình chế tạo đã có. 
+ Nhóm 1,2: làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven tại nhà. Biểu diễn ứng 
dụng của nước Gia-ven tẩy trắng giấy. 
+ Nhóm 3,4: làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven tại nhà. Biểu diễn ứng 
dụng của nước Gia-ven tẩy trắng vải. 
Bước 4: HS điều chỉnh lại nguyên liệu và chế tạo, ghi lại nội dung điều chỉnh và 
giải thích lí do ( nếu cần phải điều chỉnh). 
Bước 5: HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các nguyên liệu và tính giá thành chế 
tạo sản phẩm. 
Bước 6: HS đóng chai và sắp xếp sản phẩm, sẵn sàng cho phần triễn lãm sản phẩm; 
xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm. 
Hoạt động 5: trình bày – thảo luận sản phẩm bình điện phân và Nước Gia-ven 
(Tiết 2: 45 phút) 
- Mục tiêu: HS giới thiệu về sản phẩm và kết quả nhóm đã thực hiện được để 
chứng minh sự phù hợp của sản phẩm với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng 
được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra ( Phiếu đánh giá số 2 ). HS thực 
hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được 
thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn trong chế tạo và thử nghiệm sản phẩm; hình 
thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. 
- Nội dung: Các nhóm HS trình diễn sản phẩm trước lớp; Đánh giá sản phẩm dựa 
trên các tiêu chí đã đề ra; Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản 
phẩm: Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ 
GV và các nhóm khác; Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều 
chỉnh sản phẩm; Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
46 
trình thực hiện nhiệm vụ làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven . 
- Dự kiến sản phẩm hoạt động HS: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm 
sau: Bình điện phân và nước Gia-ven theo đúng tiêu chí đánh giá. 
+ Nhóm 1,2: làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven tại nhà. Biểu diễn ứng 
dụng của nước Gia-ven tẩy trắng giấy. 
+ Nhóm 3,4: làm bình điện phân và điều chế nước Gia-ven tại nhà. Biểu diễn ứng 
dụng của nước Gia-ven tẩy trắng vải. 
- Cách thức tổ chức hoạt động: 
Bước 1. Các nhóm HS trình diễn về sản phẩm đã được sản xuất theo quy trình của 
nhóm và thử nghiệm từ thực tiễn đã chuẩn bị sẵn. Thời gian báo cáo : 5-8 phút 
GV_HS Kết quả sản phẩm của HS 
GV yêu cầu HS trình bày. 
HS báo cáo quảng bá sản phẩm 
+ Nhóm 1,2: làm bình điện phân và 
điều chế nước Gia-ven tại nhà. Biểu 
diễn ứng dụng của nước Gia-ven tẩy 
trắng giấy. 
GV yêu cầu HS trình bày 
HS báo cáo quảng bá sản phẩm 
+ Nhóm 3,4: làm bình điện phân và 
điều chế nước Gia-ven tại nhà. Biểu 
diễn ứng dụng của nước Gia-ven tẩy 
trắng vải. 
Bước 2. Thảo luận: đặt câu hỏi, nhận xét và đề xuất các phương án điều chỉnh, các 
kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ làm bình điện 
phân và điều chế nước Gia-ven. Sau công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí 
của phiếu đánh giá. 
Bước 3. GV đánh giá, kết luận và tổng kết; GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức 
và mở rộng, nâng cấp sản phẩm cho HS. 
Bước 4. GV mở rộng trải nghiệm stem. Hướng dẫn HS làm poster tham gia thi sản 
phẩm khoa học kỹ thuật tại trường THPT Quỳnh Lưu 3. 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
47 
\ 
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 
Thiết kế và tổ chức được dạy học trải nghiệm STEM tại trường THPT nhằm 
đánh giá đúng đắn các giả thiết khoa học cũng như mức độ phù hợp của tiến trình 
dạy học theo chủ đề nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho HS ở trường 
THPT. 
4.2.Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 
Dạy học STEM hai chủ đề trên giúp HS hiểu về kiến thức và vận dụng được 
kiến thức liên môn giữa môn khoa học, toán học, tin học và công nghệ. Từ đó thấy 
được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với cuộc sống thực tiễn và phát triển 
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; đồng thời giáo dục ý thức giữ 
gìn an toàn thực phẩm khi làm muối, muối ớt và nước G ia-ven. 
Chọn đối tượng thực nghiệm là HS lớp 10A1 và lớp đối chứng là lớp 10A5 tại 
trường THPT nơi tôi công tác và tôi trực tiếp giảng dạy. 
4.3.Tiến hành thực nghiệm sư phạm 
Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10 được tiến hành thực nghiệm sư phạm thông qua 5 hoạt động. 
Sau mỗi hoạt động cho các nhóm HS chấm chéo lẫn nhau, GV chấm và kết thúc 
dạy học STEM các nhóm tổng hợp kết quả. 
4.3.2. Phương pháp thực nghiệm 
- Tiến hành trải nghiệm và dạy học STEM theo các kế hoạch bài dạy đã xây dựng, 
áp dụng với 10A1 trường THPT tôi đang công tác. 
- Thiết kế và tổ chức cho HS các kiểm tra thường xuyên sau mỗi chủ đề. Lập bảng 
thống kê kết quả phân loại học tập. Tổng kết, đánh giá chung cho quá trình thực 
hiện chủ đề. 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
48 
- Triển khai thăm dò tự đánh giá sự phát triển dạy học STEM của HS theo phiếu ở 
phần phụ lục. Lập bảng thống kê và xử lý thống kê. 
4.4.Kết quả thực nghiệm 
4.4.1.Kết quả các bài kiểm tra 
Lớp Số HS Điểm kiểm tra thường xuyên của 
Lớp 10A5( áp dụng phương pháp học truyền thống) 
Lớp 10A1( áp dụng dạy học trải nghiệm STEM) 
Giỏi Khá Trung bình 
Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 
10A5 42 6 14,29% 10 23,8% 26 61,91% 
10A1 46 25 54,35% 19 41,3% 2 4,35% 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
49 
Thông qua kết quả điểm thường xuyên trên ta thấy: lớp 10A1 (áp dụng dạy 
học STEM) cao hơn hẳn lớp 10A5 (không áp dụng dạy học STEM) .Từ đó khẳng 
định việc áp dụng dạy học STEM 10A1 giỏi là chủ yếu đạt hiệu quả cao hơn lớp 
10A5. 
Kết quả đó cho thấy dạy học STEM này đã giúp HS phát triển cả về số lượng 
và chất lượng. Điều đó chứng tỏ rằng càng nên tổ chức nhiều hơn các chủ đề 
STEM để học tập, để HS có thể càng ngày càng phát triển. 
4.4.2.Kết quả các phiếu điều tra 
Phiếu điều tra lớp 10A5 về việc học môn hóa học bằng phương pháp truyền 
thống và lớp 10A1 về việc học môn hóa học thông qua 2 chủ đề STEM được triển 
khai như sau: 
Lớp Số HS Nhận xét 
Rất thích Thích Không thích 
Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 
10A5 42 6 14,29% 10 23,8% 26 61,91% 
10A1 46 25 54,35% 19 41,3% 2 4,35% 
Trước và sau thực hiện 2 chủ đề tôi đã phát phiếu hỏi cho 46 HS lớp 10A1 và 
42 HS lớp 10A5 trường THPT nơi tôi công tác theo mẫu. 
Theo kết quả trên cho thấy việc học tổ chức dạy học STEM HS thích học hơn 
là dạy học theo phương pháp truyền thống. Vì khi dạy học STEM HS mong muốn 
được khám phá, sáng tạo để làm ra được các sản phẩm có ứng dụng trong thực 
tiễn. Từ đó tại trường THPT nơi tôi công tác đã thành lập cuộc thi sản phẩm khoa 
học kĩ thuật để phát huy tính sáng tạo của HS đáp ứng với thời đại hiện nay. 
 Thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học trải nghiệm STEM chương 
halogen hóa học 10-THPT 
50 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Giáo dục STEM là một định hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng 
thú, sở thích, động cơ học tập cho HS cũng như giá trị quan trọng trong hình thành 
và phát triển năng lực cho HS. Dạy học trải nghiệm STEM còn phát huy tính sáng 
tạo, đặc biệt là sự hiểu biết và vận dụng linh hoạt CNTT. Các em tỏ ra rất thích thú 
khi được tìm hiểu cuộc sống thực tiễn quanh mình, từ đó nhận ra mối quan hệ mật 
thiết giữa Hóa học và cuộc sống, càng yêu thích môn học hơn. 
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài dạy học trải nghiệm hai chủ đề 
STEM chương halogen hóa 10-THPT tôi thấy chủ đề đã cung cấp cho HS những 
kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, khả năng 
giao tiếp... rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và hướng đến thành quả chung của cả 
đội. Dạy học trải nghiệm STEM không những giúp cho các em những kiến thức 
Hóa học gần gũi với cuộc sống mà còn giáo dục cho HS ý thức về an toàn thực 
phẩm, an toàn về sức khỏe của bản thân và cộng đồng. 
Dạy học trải nghiệm STEM, không những HS mà bản thân GV cũng học hỏi 
và phát triển được rất nhiều kĩ năng quan trọng. Nhưng bên cạnh những ưu điểm 
đó, dạy học STEM còn những hạn chế như: GV đang phải tự nghiên cứu và học 
hỏi từ đồng nghiệp; Trường học còn thiếu cơ sở vật chất; Hoạt động đánh giá kiểm 
tra năng lực HS còn dựa trên điểm số 
 Hướng phát triển của đề tài: “ thiết kế và tổ chức một số hoạt động dạy học 
trải nghiệm STEM chương halogen hóa học 10 THPT ” tương đối rộng, không chỉ 
bó hẹp khi tham gia học tập ở THPT và thi sản phẩm khoa học kỹ thuật cấp trường 
mà khơi dậy tinh thần đam mê học hỏi không ngừng của bản thân để phát triển sản 
phẩm muối và nước Gia-ven ra thị trường để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện nay. 
2. Kiến nghị: 
- Đầu tư cơ sở vật chất đúng, đủ xây dựng phòng học bộ môn theo định hướng 
STEM 
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ GV về giáo dục STEM . 
- Học đi đôi với hành, tổ chức các hoạt động ngoại khóa thúc đẩy ứng dụng lý 
thuyết SGK vào thực tiễn. 
- Ứng dụng công nghệ nhưng không quên những vật liệu dễ dàng, thân thiện, và 
gần gũi xung quanh cuộc sống chúng ta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo tài liệu tập huấn về giáo dục STEM. 
[2]. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP 
TPHCM. 
[3]. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM, Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), 
( dành cho HS THCS và THPT), ĐHSP TPHCM. 
[4]. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học 
hóa học, tập 1, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
[5]. Nguyễn Cương, Nguyễn Ngọc Quang, Dương Xuân Trinh (1995), Lý luận dạy 
học hóa học, tập 1, NXBGD Hà Nội. 
[6]. Giáo dục STEM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo , Nguyễn Thanh 
Hải ( chủ biên). 
[7]. PGS – TS Nguyễn Khắc Nghĩa (1997), Áp dụng toán học thống kê để xử lí số 
liệu thực nghiệm, Đại học Vinh. 
PHỤ LỤC 
Một số hình ảnh hoạt động nhóm của các tổ lớp 10A1 
Một số hình ảnh sản phẩm nước Gia-ven 
Bình điện phân 
Nước gia ven 
Một số hình ảnh sản phẩm muối NaCl 
Sản phẩm 4 loại muối ớt 
HỒ SƠ HỌC TẬP STEM 
Tên nhóm:. 
Lớp: 
GV hướng dẫn:. 
Tổ chuyên môn: . 
Phiếu học tập số 1 
Tên nhóm...................................................................... 
Chủ đề : . 
Danh sách và vị trí nhân sự: 
Vị trí Mô tả nhiệm vụ Tên thành viên 
Nhóm 
trưởng 
Quản lý các thành viên trong nhóm, hướng 
dẫn, góp ý, đôn đốc các thành viên trong 
nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
. 
Thư ký Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm 
. 
Thành 
viên 
Phát ngôn viên 
. 
Thành 
viên 
Pho to hồ sơ, tài liệu học tập 
. 
Thành 
viên 
Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm 
. 
Thành 
viên 
Mua vật liệu 
Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của 
nhóm, một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc. 
Phiếu học tập số 2 
Chuẩn bị kiến thức nền về các môn tích hợp. 
Các nhóm HS cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 
1. Môn Hóa Học? 
2. Môn toán học ? 
3. Môn Vật lý? 
4. Môn Công Nghệ? 
5. Môn Sinh Học? 
Phiếu học tập số 3 
Dụng cụ Nguyên liệu Định lượng Tác dụng Cần lưu ý 
Trình bày quy trình sản xuất và thử nghiệm của sản phẩm: 
Phiếu học tập số 4 
Dự kiến báo cáo chào hàng sản phẩm 
Gợi ý bảng tính chi phí chế tạo sản phẩm 
TT Nguyên vật liệu Đơn giá 
(VNĐ) 
Đơn vị tính Số lượng Thành tiền 
1 .. 
2  
3  
Tổng kinh phí 
Phiếu thăm dò từ GV dạy hóa tại trường THPT huyện quỳnh lưu 
 Phiếu thăm dò từ GV THPT Có Không 
Câu 1 GV có mong muốn cho HS trải nghiệm STEM không? 
Câu 2 GV có muốn cho HS vận dụng kiến thức liên môn làm ra 
những sản phẩm có ứng dụng thực tiễn cao không? 
Câu 3 GV có thường xuyên áp dụng dạy học STEM cho HS 
THPT chưa? 
Câu 4 GV có đánh giá cao hiểu quả dạy học STEM mang lại 
như: tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn đề thực 
tiễn; năng lực hợp tác; năng lực thiết kế, chế tạo không? 
Câu 5 GV có cho rằng dạy học STEM cần nhiều thời gian để 
thực hiện không? 
Câu 6 GV có cho rằng dạy học STEM không phù hợp với hình 
thức thi cử hiện nay không? 
Phiếu thăm dò từ phía HS tại trường tôi đang công tác 
 Phiếu thăm dò từ GV THPT Có Không 
Câu 1 Các em có thích GV giao nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức 
liên môn để tạo ra những sản phẩm ứng dụng cao trong 
thực tiễn không? 
Câu 2 Sau khi học lí thuyết trên lớp các em có hay nghiên cứu 
thêm về ứng dụng của môn hóa học trong thực tiễn 
không? 
Câu 3 Các em có gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm ra sản 
phẩm không? 
Câu 4 Các em có được nhiều hiểu biết khi tham quan hay thực 
nghiệm trong thực tiễn không? 
Câu 5 Các em có thấy bản thân phát triển được nhiều năng lực 
khi dạy học STEM không? 
Câu 6 Các em thấy hứng thú của việc học STEM mang lại 
không? 
Phiếu điều tra HS sau khi áp dụng dạy học STEM và HS áp dụng dạy học 
theo phương pháp truyền thống. 
Lớp Số HS Nhận xét 
Rất thích Thích Không thích 
Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_to_chuc_mot_so_hoat_dong_day_hoc_trai_nghie.pdf
Sáng Kiến Liên Quan