SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Stem “Vẽ kĩ thuật ứng dụng” chương II – Công nghệ 11 Trung học Phổ thông

Thực trạng dạy học giáo dục STEM ở trường THPT

Mô hình giáo dục tích hợp STEM còn khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam

khi chỉ mới thử nghiệm khoảng vài năm gần đây. Giáo dục STEM du nhập vào

Việt Nam bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho HS THPT do các công ty tại

Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Từ đó đến nay giáo dục

STEM đã bắt đầu có sự lan tỏa với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách thức

thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau. Hệ thống các công ty tư nhân

Việt Nam đã rất nhanh nhạy đưa giáo dục STEM mà chủ yếu là các hoạt động

Robot vào giảng dạy tại các trường phổ thông tại một số thành phố lớn như Hà

Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bằng hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên khu vực nông

thôn hiện nay chưa thể tiếp cận với các hoạt động liên quan đến Robot vì chi phí

khá đắt đỏ, vậy nên tại các vùng nông thôn đã có một giải pháp khác đưa ra do liên

minh các công ty Giáo dục STEM tại Hà Nội như Học viện sáng tạo S3, Kidscode

STEM. Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “ vận

dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung

học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học”. Đặc biệt

cuộc thi “Khoa học Kỹ thuật dành cho HS trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo

tổ chức dành cho HS THPT đã trở thành điểm sáng tích cực trong giáo dục định11

hướng năng lực Về cơ bản đây là một hình thức của giáo dục STEM. Các cuộc

thi này là ví dụ cho mục tiêu giáo dục nhằm phát triển năng lực cho HS hình thành

những kĩ năng học tập và lao động trong thế kỷ 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và

đó cũng là mục tiêu mà giáo dục STEM hướng tới.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Stem “Vẽ kĩ thuật ứng dụng” chương II – Công nghệ 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Tên gọi ngôi nhà 
- Tỷ lệ bản vẽ 
- Người vẽ (nhóm) 
+ Hình biểu diễn 
- Tên gọi hình chiếu 
- Tên gọi mặt cắt 
+ Kích thước 
- Kích thước chung 
- Kích thước từng bộ phận 
+ Các bộ phận khác 
- Số phòng 
- Số cửa đi và số cửa sổ 
- Các bộ phận khác 
 Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe. 
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án 
thiết kế của nhóm bạn. Nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa 
chữa phù hợp. 
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng cho HS thảo luận. 
Câu hỏi định hướng thiết kế: 
Câu 1: Khi thiết kế sơ bộ của một ngôi nhà thì cần có các loại bản vẽ nào? 
Câu 2: Sử dụng nguyên liệu gì để chế tạo mô hình nhà tương lai? 
Câu 3: Chọn cách lắp ghép các chi tiết như thế nào để có thể thao tác được dễ dàng? 
Câu 4: Có cách nào thiết kế mô hình nhà có tính hiện đại phù hợp với điều kiện 
khí hậu của địa phương em không? 
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các liên thức liên quan, chốt lại các 
vấn đề cần chú ý, chỉnh sữa của các nhóm. 
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm 
theo bản thiết kế. 
5.4. Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM “MÔ HÌNH NHÀ 
TƯƠNG LAI” 
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp - 1 tuần) 
a. Mục tiêu 
32 
- HS chế tạo mô hình nhà căn cứ trên bản vẽ thiết kế đã thông qua. 
- Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác 
định các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng bản vẽ thiết kế với với giá thành hợp lý. 
- Bổ sung thêm kiến thức nền thông qua việc giải quyết những vấn đề nảy sinh 
trong quá trình chế tạo sản phẩm. 
- Có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi thực hiện lắp ráp mô hình nhà 
tương lai. 
- Trung thực trong công việc chế tạo sản phẩm. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm. 
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. 
- Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững, có ý thức tiết kiệm 
tài nguyên thiên nhiên. 
b. Nội dung 
- HS làm việc nhóm ở nhà hoặc ở trường để cùng chế tạo sản phẩm; ghi chép lại 
công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải 
thích lý do điều chỉnh (khuyến khích sử dụng công nghệ để ghi hình quá trình 
chế tạo sản phẩm). 
- GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm. 
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS 
 Kết thúc hoạt động HS cần đạt được sản phẩm “Mô hình nhà tương lai” 
đúng với yêu cầu trong phiếu đánh giá số 1 và số 2. 
d. Cách thức tổ chức hoạt động 
Bước 1: HS tìm hiểu, chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết 
Bước 2: HS thử nghiệm làm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu 
đánh giá số 1). 
Lưu ý: Nếu một nhóm nào đó cần điều chỉnh lại bản thiết kế ban đầu thì phải 
ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do phải điều chỉnh. 
Bước 3: HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo 
sản phẩm. 
Bước 4: HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. 
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. 
5.5. Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “MÔ HÌNH NHÀ TƯƠNG 
LAI”, ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN 
(Tiết 3 – 45 phút) 
a. Mục tiêu 
- HS giới thiệu, trình bày được sản phẩm “mô hình nhà tương lai” để chứng minh 
sự phù hợp của sản phẩm với điều kiện thực tế cũng đáp ứng được các tiêu chí 
đánh giá sản phẩm đã đặt ra (Phiếu đánh giá số 1). 
- HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; Rèn 
luyện thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn trong lắp đặt và thu hồi sản phẩm; hình 
thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. 
- HS hoàn thiện kiến thức nền sau khi đã có thực nghiệm. 
- Trung thực trong công việc giới thiệu sản phẩm. 
33 
- Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
b. Nội dung 
- Các nhóm trưng bày các sản phẩm trước lớp. 
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của các nhà đầu tư 
(ban giám khảo, GV) và các nhóm bạn. 
- Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. 
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS 
 Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: 
 Mô hình nhà tương lai theo đúng bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn đánh giá và bài 
thuyết trình sản phẩm. 
d. Các hình thức tổ chức hoạt động 
Bước 1: Bầu các nhà đầu tư được gọi là ban giám khảo. Để chấm sản phẩm của 
các nhóm. 
Tiến hành bầu trưởng ban giám khảo (các nhà đầu tư) lên ngồi phía trên lớp để 
làm nhiệm vụ. Các giám khảo dựa vào các tiêu chí ở phiếu đánh giá số 1 và số 2 
để đánh giá sản phẩm của các nhóm (bằng điểm số). 
Bước 2: Các nhóm lần lượt báo cáo, trình diễn sản phẩm của nhóm mình, theo 
trình tự: 
+ Ý tưởng thiết kế ngôi nhà 
+ Nguyên vật liệu 
+ Các bước tiến hành làm mô hình 
+ Giá thành sản phẩm 
+ Giới thiệu sản phẩm của ngôi nhà (diện tích của ngôi nhà, các phòng, số cửa 
chính, cửa sổ,) 
- Đồng thời “Ban giám khảo” và HS cùng kiểm tra xem mô hình nhà đảm bảo 
kích thước giống bản vẽ thiết kế không; cách bố trí các bộ phận của ngôi nhà 
đúng với bản vẽ thiết kế không? 
- Trong thời gian này, các nhóm HS khác cũng hoàn thành phiếu đánh giá dành 
cho HS. Sau đó thư ký của các nhóm tổng kết điểm lại. Nhóm trưởng của các 
nhóm công bố điểm cho các bạn thành viên trong nhóm. 
Bước 3: “Ban giám khảo” và các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét. Ban giám 
khảo công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 2. 
Một số câu hỏi định hướng: 
Câu 1: Nêu một số thuận lơi, khó khăn trong quá trình làm mô hình nhà tương 
lai. Cách khắc phục khó khăn? 
Câu 2: Nêu tính mới của dự án làm mô hình nhà tương lai., 
 GV tổng kết và nhận xét về kết quả chung của các nhóm. GV cần lưu ý 
những hạn chế, những điểm còn bất cập, chưa chính xác của các nhóm, đặc biệt 
lưu ý khi các nhóm khai thác và giải thích kiến thức nền trong khi giới thiệu sản 
phẩm và những ghi chép trong phiếu học tập. 
Bước 4: GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm 
cho HS. 
(Ví dụ: Với mô hình nhà như trên các em đã thấy công năng sử dụng phù hợp 
34 
chưa chúng ta có thể thêm một số bộ phận hay thiết bị gì để phù hợp với điều 
kiện khí hậu miền Trung của mình) 
- GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi: 
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển 
khai dự án này? 
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/ nhớ nhất khi triển khai dự án này? 
Sản phẩm dự kiến: 
35 
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Để thực hiện được dự án này tôi được nhà trường, ban chuyên môn tạo điều 
kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồng thời cũng được sự phối hợp của phụ huynh học 
sinh nên qua quá trình thí điểm tôi nhận thấy dự án đã có những những kết quả nổi 
trội sau đây: 
1. Đối với nhà trường 
- Tác dụng tốt đối với hoạt động chuyên môn của nhà trường. 
- Thúc đẩy được phát triển chương trình nhà trường. 
2. Đối với GV 
Căn cứ vào thực tế của nhà trường tôi đã xây dựng và tổ chức được chủ đề 
dạy học STEM, xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm STEM; đổi mới 
phương pháp hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; 
Khơi gợi niềm đam mê khoa học, tìm tòi sáng tạo cho HS. 
3. Đối với HS 
- Tiến hành điều tra khảo sát ở 2 nhóm đối tượng lớp 11A4 (thực nghiệm) và 
11A3 (đối chứng) với sĩ số và trình độ học sinh ở 2 lớp tương quan nhau. 
* Về thái độ: 
Để tìm hiểu hứng thú của HS khi được học tập theo chủ đề GD STEM thì tôi 
đã phát phiếu thăm dò vào cuối tiết học. Kết quả thu được như sau: 
Bảng 3.1. Điều tra mức độ hứng thú với tiết học 
Nhóm đối 
tượng 
Số lượng 
HS 
Tiết học rất 
hứng thú 
Tiết học hứng 
thú 
Tiết học 
không hứng 
thú 
11A4 - Thực 
nghiệm 
43 HS 32 HS – 74,5% 11 HS – 25,5% 0 HS – 0% 
11A3 – Đối 
chứng 
43 HS 0 HS–0% 17 HS – 40% 26 HS – 60% 
Biểu đồ 3.1. 
36 
Nhận xét: Hứng thú là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết 
học. Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.1 chứng tỏ bài học STEM đã đạt được mục 
đích tạo hứng thú học tập cho HS. 
* Về kiến thức: Để so sánh về mức độ thu nhận kiến thức của HS giữa lớp thực 
nghiệm và lớp đối chứng, tôi tiến hành làm bài kiểm tra sau tác động cho lớp thực 
nghiệm (11A4), lớp đối chứng (11A3) sau mỗi chủ đề STEM. Sau đó tiến hành 
chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Kết quả thu được được thể hiện ở Biểu đồ 3.2: 
Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối 
chứng; Bảng 3.2: Các tham số đặc trưng sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp 
đối chứng. 
Từ dữ liệu bảng điểm của lớp Thực nghiệm 11A4 và Đối chứng 11A3, ta có 
kết quả các tham số đặc trưng và biều đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của 
hai nhóm qua bài kiểm tra là: 
Các tham số đặc trưng sau tác động của hai nhóm 
Các tham số đặc trưng Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng 
Điểm trung bình 8,13 7,22 
Độ lệch chuẩn 0,86 1,11 
Giá trị P của Ttest 0.0001 
Chênh lệch giá trị trung bình 
chuẩn 
0.195 
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm trung 
bình sau tác động của lớp thực 
nghiệm và lớp đối chứng 
Bảng 3.2. Các tham số đặc trưng 
sau tác động của lớp thực 
nghiệm và lớp đối chứng 
37 
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8.13, 
kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC= 7,22. Độ lệch chuẩn 
của điểm nhóm TN (0,86) có giá trị ứng nhỏ, thấp hơn so với nhóm ĐC (1,11) nên 
số liệu thu được ít phân tán, do đó độ trung bình có độ tin cậy cao. 
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test p = 
0.0001< 0,05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và 
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp thực nghiệm và 
đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối 
chứng. Như vậy sự tác động đã ảnh hưởng tới chất lượng học tập ở học sinh. 
Kết quả cho thấy từ 2 nhóm ngẫu nhiên có kết quả ngang nhau thì sau tác 
động đã có sự chênh lệch về kiến thức cũng như thái độ học tập đối với bộ môn 
Công nghệ. Lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn, đồng thời thái độ của các 
em đối với môn Công nghệ cũng có sự tự tin về môn học cao hơn lớp đối chứng. 
Như vậy, bước đầu tôi xin khẳng định, dạy học theo chủ đề STEM vào dạy 
học chương II - môn Công nghệ 11 đã góp phần nâng cao hứng thú học tập cho 
HS và chất lượng dạy học được nâng cao rõ rệt . 
38 
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Qua kết quả nghiên cứu, tôi rút ra kết luận sau: 
- Góp phần hệ thống hóa kiến thức về GD STEM: Một số khái niệm cơ bản; 
mục tiêu của giáo dục STEM; mối liên hệ tương tác giữa các lĩnh vực trong GD 
STEM; quy trình GD STEM; bản chất dạy học môn Công nghệ theo định hướng 
GD STEM; đặc điểm của dạy học môn Công nghệ theo định hướng GD STEM; 
nguyên tắc và tiêu chí thiết kế chủ đề GD STEM; phân tích được vai trò của HĐ 
STEM đối với việc phát triển năng lực cho HS trong dạy học. 
- Lựa chọn và vận dụng quy trình thiết kế chủ đề GD STEM phù hợp để 
thiết kế các chủ đề GD STEM trong dạy học chương II – công nghệ 11, THPT; đặc 
biệt với chủ đề “Thiết kế mô hình nhà tương lai” HS đã sử dụng các vật liệu tái chế 
thân thiện với môi trường để tiến hành chế tạo và bước đầu cho ra sản phẩm đáp 
ứng mục tiêu dạy học. 
- Trong đề tài, tôi đã xây dựng các công cụ rèn luyện và đánh giá năng lực 
cho HS trong dạy học môn Công nghệ THPT gồm các câu hỏi, bài kiểm tra, phiếu 
đánh giá (GV đánh giá cho HS, HS tự đánh giá). 
- Thực nghiệm sư phạm bước đầu thu được kết quả khả thi, khẳng định giả 
thuyết khoa học của đề tài đúng đắn. Như vậy nếu GV biết cách tổ chức dạy học 
theo định hướng GD STEM đúng nguyên tắc và quy trình sẽ góp phần đạt được 
mục tiêu trong đổi mới GD. 
2. Kiến nghị 
Để thực hiện hiệu quả giáo dục STEM vào trường THPT tại đơn vị công tác, 
tôi đưa ra một số kiến nghị sau: 
- Với nhà trường: Phải chuẩn hóa đội ngủ GV dạy môn Công nghệ; Tạo 
điều kiện về cơ sở vật chất (như phòng học nhóm, phòng học trải nghiệm, trang bị 
thiết bị để HS thực hành) một cách đầy đủ; Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp tập 
huấn nâng cao năng lực giảng dạy STEM cho GV, đảm bảo toàn bộ các GV được 
tập huấn từ cách tiếp cận phương pháp cho tới cách sử dụng – chế tạo. Kết nối 
cộng đồng STEM với nhà trường. 
- Với GV: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở 
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập STEM, 
trải nghiệm STEM cho HS, kết nối kiến thức học đường với thế giới thực qua đó 
hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực sáng tạo cho HS, 
hướng nghiệp cho HS. Đồng thời, cần tranh thủ nguồn lực từ phía phụ huynh hoc 
sinh, các ban ngành đoàn thể có liên quan để hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm 
của HS. 
39 
- Mở rộng mô hình: Từ những kết quả đạt được của đề tài tôi mong muốn 
mô hình được triển khai rộng hơn qua các cuộc thi sáng tạo từ các vật liệu tái chế 
thân thiện với môi trường; mô hình nhà thông minh,... 
- Tiếp tục vận dung quy trình thiết kế hoạt động STEM thiết kế các chủ đề 
STEM ở các phần khác, các chương khác trong chương trình Công nghệ THPT 
nhằm phát triển năng lực cho HS, từ đó triển khai thực nghiệm các dạng hoạt động 
STEM đã được xây dựng vào dạy học môn Công nghệ THPT nhằm giúp các em 
hứng thú môn học hơn và chất lượng hiệu quả dạy và học ngày được nâng cao. 
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế và 
tổ chức dạy học chủ đề STEM “Vẽ kĩ thuật ứng dụng” chương II – Công 
nghệ 11, THPT. Chắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu 
sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. 
40 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Sách giáo khoa công nghệ 11, NXGD 
2. Sách giáo viên công nghệ 11, NXBGD 
3. Chuẩn kiến thức kỹ năng công nghệ 11, NXBGD 
4. TS.Nguyễn Thanh Nga (chủ biên, 2017) – TS. Phùng Việt Hải – TsNguyễn 
Quang Linh – Ths Hoàng Phước Muội. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM 
cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm TP. 
Hồ Chí Minh. 
5.. Nguyễn Thành Hải. Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư 
duy sáng tạo. NXB Trẻ. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Định hướng giáo dục STEM ở trường phổ 
thông.Tài liệu tập huấn 
7. https://m.giaoducthoidai.vn 
41 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: Đề kiểm tra sau tác động 
Họ và tên:. 
Lớp: ... 
ĐỀ KIỂM TRA 
(Thời gian làm bài 15 phút) 
Năm học 2020 – 2021 
Môn: Công nghệ 11 
Phần I. Chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng sau. (Bài kiểm tra gồm 20 câu, 
mỗi câu 0.5 điểm) 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
Phần II. Câu hỏi 
Câu 1. Số lượng bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà 3 tầng là bao nhiêu: 
A. 1 B.2 C. 3 D. 4 
Câu 2. Bản vẽ nhà nào được thể hiện bằng hình cắt? 
A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể B. Bản vẽ mặt bằng 
C. Bản vẽ mặt cắt D. Bản vẽ mặt đứng 
Câu 3. Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà là hình nào? 
A. Mặt đứng B. Mặt cắt C. Mặt bằng D. Mặt bằng tổng thể 
Câu 4. Bản vẽ nào là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng? 
A. Bản vẽ mặt đứng B. Bản vẽ mặt bằng tổng thể 
C. Bản vẽ mặt cắt D. Bản vẽ mặt bằng 
Câu 5. Trong các hình biểu diễn của ngôi nhà, mặt bằng là: 
A. Hình chiếu đứng B. Hình chiếu bằng C. Hình cắt bằng D. Hình cắt cạnh 
Câu 6. Hãy cho biết đây là ký hiệu gi trên bản vẽ mặt bằng tổng thể: 
A. Thảm cỏ B. Nhà C. Cây D. Công trình cần sữa chữa 
Câu 7. Chọn phát biểu đúng: 
 A. Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng thẳng 
đứng đi qua cửa sổ 
42 
B. Mặt bằng là hình cắt đứng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang 
đi qua cữa sổ 
C. Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang 
đi qua cữa sổ. 
D. Đáp án khác 
Câu 8. Chọn phát biểu đúng: 
A. Mỗi ngôi nhà chỉ có một mặt bằng 
B. Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng 
C. Cứ 2 tầng có một mặt bằng 
D. Đối với nhà có 2 tầng thì mặt bằng của 2 tầng giống nhau ở kí hiệu cầu thang 
Câu 9. Trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ: 
A. Hướng tây B. Hướng đông C. Hướng bắc D. Hướng nam 
Câu 10. Điền vào chỗ trống: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ . của các công 
trình trên khu đất xây dựng 
A. hình chiếu bằng B. hình chiếu đứng 
C. hình chiếu cạnh D. hình chiếu trục đo 
Câu 11. Chọn phát biểu sai: 
A. Bản vẽ xây dựng gồm bản vẽ công trình xây dựng như nhà cửa, cầu đường, bến 
cảng, 
B. Bản vẽ xây dựng chỉ có bản vẽ nhà 
C. Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo ngôi nhà 
D. Bản vẽ nhà là bản vẽ xây dựng hay gặp nhất 
Câu 12. Hồ sơ giai đoạn thiết kế sơ bộ ngôi nhà có: 
A. Bản vẽ hình chiếu vuông góc ngôi nhà 
B. Bản vẽ mặt cắt ngôi nhà 
C. Hình chiếu phối cảnh hoặc hình chiếu trục đo ngôi nhà 
D. Cả 3 đáp án trên 
Câu 13. Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện: 
A. hình dạng ngôi nhà B. kích thước ngôi nhà 
C. cấu tạo ngôi nhà D. cả 3 đáp án trên 
Câu 14. Bản vẽ mặt bằng gồm những đặc điểm nào sau đây: 
A. Là hình cắt toàn bộ, chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt duy nhất 
B. Không biểu diễn phần khuất 
43 
C. Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì phải có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng. 
D. Tất cả đều đúng 
Câu 15. Bản vẽ mặt đứng là: 
A. hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà 
B. hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt vuông góc với một mặt đứng của ngôi nhà 
C. hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng thẳng đứng 
D. hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng nằm ngang 
Câu 16. Trên bản vẽ nhà, ký hiệu này có nghĩa là gì? 
A. Cửa đi đơn một cánh B. Cửa đi đơn hai cánh 
C. Cửa lùa một cánh D. Cửa sổ kép cố định 
Câu 17. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể, ký hiệu này có ý nghĩa gì? 
A. Nhà hay công trình hiện tại B. Nhà hay công trình cần sửa chữa 
C. Khu đất để mở rộng công trình D. Không có đáp án chính xác 
Câu 18. Trên bản vẽ nào có thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xá, 
cây xanh, 
A. bản vẽ mặt bằng B. bản vẽ mặt bằng đơn giản 
C. bản vẽ chi tiết D. bản vẽ mặt bằng tổng thể 
Câu 19. Trên bản vẽ nhà, ký hiệu này có nghĩa là gì? 
A. Quảng trường, sân B. Nhà hay công trình hiện tại 
C. Nhà hay công trình sửa chữa D. Nhà hay công trình mới thiết kế 
Câu 20. Trên bản vẽ nhà, ký hiệu này có nghĩa là gì? 
A. Khu đất mở rộng công trình B. Nhà hay công trình mới thiết kế 
C. Nhà hay công trình hiện tại D. Nhà hay công trình cần sữa chữa 
Đáp án (Bài kiểm tra gồm 20 câu, mỗi câu 0.5 điểm) 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
A B C D C C C B C A 
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
B D D D C D C D A C 
44 
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh dùng trong bài học 
Ảnh 1: Cầu đường, bến cảng, nhà cửa 
Ảnh 2: Một số công trình xây dựng 
45 
PHỤ LỤC 3. Một số hình ảnh hoạt động của HS trong chủ đề STEM: 
“Thiết kế mô hình nhà tương lai” 
Ảnh 3: HS thảo luận lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền 
Nhóm 3 
Nhóm 2 Nhóm 1 
Nhóm 4 
Ảnh 4: Học sinh thuyết trình bản vẽ thiết kế mô hình nhà tương lai 
46 
PHỤ LỤC 3.1: Học sinh tiến hành làm mô hình nhà tương lai 
Bước 2: Tiến hành làm mặt bằng 
tầng 1 
Bước 3: Tiến hành làm mặt bằng 
tầng 2 
Bước 4: Sản phẩm hoàn thiện 
Bước 1: Tiến hành đo đạc theo 
bản vẽ thiết kế 
Ảnh 6: Nhóm 1 tiến hành các bước làm mô hình nhà tương lai 
47 
PHỤ LỤC 3.2: Phần làm việc của ban giám khảo và thuyết trình sản 
phẩm của các nhóm 
Bước 3: Tiến hành hoàn thiện 
tầng 2 
Bước 4: Trang trí và hoàn 
thiện sản phẩm 
Ảnh 8: Phần làm việc của ban giám khảo 
Ảnh 9: Phần thuyết trình sản phẩm của các nhóm 
Nhóm 2 Nhóm 1 
Nhóm 3 Nhóm 4 
48 
Ảnh 10: Niềm phấn khởi của các nhóm sau khi hoàn thành sản 
phẩm mô hình nhà tương lai 
Ảnh 11: Phần công bố kết quả của ban giám khảo 
49 
PHỤ LỤC 4. Một số minh chứng trong quá trình tham gia dự án “Thiết kế 
mô hình nhà tương lai” của học sinh 
Ảnh 12: Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm 11A4 
Ảnh 13: Điểm kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng 11A3 
Ảnh 14: Phiếu đánh giá ý thức của học sinh tham gia trong các nhóm 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_chu_de_stem_ve_ki_thuat_ung.pdf
Sáng Kiến Liên Quan