SKKN Thiết kế theo chủ đề và vận dụng hệ thống bài tập hóa học chương Nitơ - Photpho tiếp cận Pisa theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA.

I.1.4.1.Xác định nội dung kiến thức mà học sinh phải đạt được sau khi làm bài tập.

GV cần lựa chọn đơn vị kiến thức, xác định nội dung kiến thức và thiết lập bảng

mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Mỗi bài tập phải có nhiệm

vụ hoàn thiện một lượng tri thức nhất định cho học sinh nên việc giáo viên lựa

chọn kiến thức trong những bài tập xây dựng theo hướng tiếp cận PISA là rất cần

thiết. Kiến thức lựa chọn phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo

dục – Đào tạo, chú trọng đến bản chất hóa học nhưng không được quá phức tạp

trừu tượng để tăng hứng thú học tập của học sinh đối với môn Hóa học.I.1.4.2.Xác định năng lực mà học sinh đã có và năng lực cần phát triển trong quá

trình giải bài tập.

Qua quá trình giải bài tập theo hướng tiếp cận PISA, mỗi học sinh sẽ tích lũy được

những năng lực nhất định, nhưng để có được khả năng học tập suốt đời thì năng

lực

của mỗi em không chỉ bó hẹp trong việc đọc – hiểu bài tập mà cần phải đạt và

được luyện tập thường xuyên những năng lực phổ thông.

Giáo viên cần xác định rõ năng lực mà học sinh đã có, mức độ ra sao, cần phải bổ

sung và hoàn thiện thêm năng lực nào cho phù hợp với tư duy của các em mà vẫn

đảm bảo yêu cầu của tri thức.

I.1.4.3.Xây dựng hoặc trích dẫn thông tin để tạo ngữ cảnh của bài tập, đồng thời

lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu của PISA sao cho phù hợp với nội dung kiến

thức và sự phát triển năng lực của học sinh.

Đối với mỗi bài tập xây dựng theo hướng tiếp cận PISA,thì việc xây dựng ngữ

cảnh cho bài tậplà rất quan trọng. Sự lựa chọn ngữ cảnhphù hợp với kiến thức là

hình thức gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn một cách tinh tế và hiệu quả.Ngoài

ra, cách thức diễn đạt câu hỏi, cách lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu của PISA

cũng mang đến hiệu quả tốt trong việc phát triển tư duy của học sinh.

I.1.4.4.Xây dựng đáp án trả lời của bài tập.

Mỗi bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA thường rất mở, sát thực tiễn và có

nhiều cách giải nên đáp án trả lời của bài tập này được xây dựng rất công phu theo

các mức độ khác nhau đã được mã hóa:mức tối đa, mức chưa tối đa và không

đạt.Các mức độ trả lời của học sinh sẽ giúp giáo viên định lượng cụ thể hơn về

kiến thức, năng lực và thái độ của từng em đối với bộ môn Hóa học.

Các mức độ trả lời của học sinh được mã hóa theo các bộ mã hóa khác nhau,

có thể là bộ mã có 1 chữ số như bộ mã ( 0; 1; 9) hoặc bộ mã ( 0; 1; 2; 9), có

thể là bộ mã có 2 chữ số như (00; 11; 99) .

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế theo chủ đề và vận dụng hệ thống bài tập hóa học chương Nitơ - Photpho tiếp cận Pisa theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩy không khí ra khỏi bình để ngửa. 
 B. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để sấp. 
 C. Thu bằng phương pháp đẩy nước. 
 D. Cách nào cũng được. 
Câu 2. Viết phương trình điều chế khí NH3 ở thí nghiệm trên? Nếu trong phòng thí 
nghiệm không có muối NH4Cl và dd Ca(OH)2 thì ta có thể thay bằng hóa chất nào 
để điều chế khí NH3 ? 
(Câu hỏi này giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức hóa học: Cụ thể 
viết được PTPƯ điều chế khí NH3 và biết được những hóa chất nào có thể điều chế 
NH3) 
Câu 3. Hãy giải thích tại sao trong thí nghiệm trên: 
 - khi thu khí NH3 lại úp ngược bình thủy tinh ? 
 - ống nghiệm khi lắp hơi chúc xuống và khi kết thúc thí nghiệm phải tháo 
ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn? 
 - Tác dụng của bông bỏ trên miệng bình ống nghiệm thu khí là gì? 
Câu 4. Để loại bỏ NH3 trong phòng thí nghiệm có nên dùng khí Cl2 không? Vì 
sao? Hãy đề nghị cách xử lý khi trong phòng thí nghiệm có khí NH3? 
 (Câu hỏi 3,4 giúp HS hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ 
năng đã học đồng thời phát triển ở HS kỹ năng thực hành, tạo cho các em hứng 
thú với bộ môn hóa học đồng thời biết vận dụng các kiến thức đã học để xử lý các 
tình huống xảy ra trong phòng thực hành) 
Hướng dẫn chấm chủ đề 16. 
Câu 1. 0 1 9 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án B 
 Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời. 
Câu 2. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
Pt điều chế. NH4Cl + Ca(OH)2 NH3 + CaCl2 + H2O 
Nếu không có NH4Cl và Ca(OH)2 có thể thay bằng dd NH3 đặc 
 Mức chưa đầy đủ: Mã 1 viết được pt nhưng chưa trả lời được ý 2 
 Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời. 
Câu 3. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
- Vì khí NH3 nhẹ hơn không khí nên thu khí NH3 bằng pp đẩy không khí và úp 
ngược bình 
- Ống nghiệm hơi chúc xuống để tránh hơi nước ngưng tụ trở lại gây vỡ bình và 
ẩm hóa chất 
- Bông tẩm vôi (CaO) để làm khô khí amoniac 
 Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời đúng được 2 ý trên 
 Không đạt: Mã 0 trả lời được 1 ý đúng hoặc trả lời sai, mã 9: không trả 
lời. 
Câu 4. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
 Trong quá trình loại bỏ Cl2 bằng NH3, nếu NH3 dư với hàm lượng nhỏ thì không 
ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên nếu dùng Cl2 để loại bỏ NH3 thì 
lượng Cl2 dư dù có nồng độ bé cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy không dùng 
Cl2 để loại bỏ NH3. 
 Để loại bỏ NH3 trong phòng thí nghiệm chúng ta lợi dụng tính chất dễ tan 
trong nước của nó, phun nước dưới dạng sương mù vào phòng, NH3 sẽ bị hòa tan 
trong các hạt nước li ti đấy, sau 1 thời gian nước sẽ ngưng tụ lại và rơi xuống. 
 Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời đúng nhưng giải thích chưa đầy đủ 
 Không đạt: Mã 0 trả lời sai ; mã 9 không trả lời. 
CHỦ ĐỀ 17. THÍ NGHIỆM HÓA HỌC DÙNG CHO TIẾT ÔN TẬP. 
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng đầy một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, 
NH3, SO2, N2. Các ống nghiệm được úp ngược trên các chậu nước cất, sau một 
thời gian thu được kết quả như hình vẽ. 
Câu 1. Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm. Giải thích. 
Câu 2. Giải thích sự thay đổi mực nước trong ống nghiệm ở chậu C nếu thêm vài 
giọt dung dịch NaOH loãng vào chậu C. 
Câu 3. Giải thích sự thay đổi mực nước trong ống nghiệm ở chậu B và C nhưng 
nước cất thay bằng nước brom. 
Câu 3. SO2 và NH3 tan mạnh trong nước Br2 nhờ phản ứng 
(Các câu hỏi trong chủ đề này giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận 
thức hóa học đó là HS hiểu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của các chất 
HCl, NH3, SO2, N2 đồng thời phát triển ở các em kỹ năng thực hành) 
Hướng dẫn chấm chủ đề 17. 
Câu 1. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
Chậu A, B, C, D lần lượt là khí: N2, SO2, NH3, HCl Giải thích: 
+ Độ tan trong nước tăng dần: N2< SO2< HCl < NH3. 
(SGK cho biết 1lít nước ở 20oC hòa tan 40 lít SO2, 800 lít NH3, 500 lít HCl ) 
+ Khi tan trong nước xảy ra các phản ứng: SO2 + H2O H2SO3 (1) 
 H2SO3 H
+ + HSO- (2) HSO3
- H+ + SO2- (3) 
=> dung dịch SO2 thu được có pH<7. 
 HCl H+ + Cl- => pH < 7 . 
+ HCl tan nhiều hơn SO2 và phân li hoàn toàn => pHHCl < pHdd SO2 
 NH3 + H2O NH4
+ + OH- (4) => pH > 7. 
+ N2 tan rất ít trong nước và không có phản ứng với H2O => pH=7. 
 Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời đúng được 3 ý trong các ý trên 
 Không đạt: Mã 0 trả lời được 1, 2 ý đúng hoặc trả lời sai 
 Mã 9: không trả lời. 
Câu 2. 0 1 9 
Mức đầy đủ: Mã 1 
Thêm dung dịch NaOH vào có phản ứng: NaOH Na+ + OH - Làm cho cân 
bằng NH3 + H2O NH4+ + OH- chuyển dịch sang trái nên quá trình hòa tan của 
NH3 giảm đi do vậy mực nước trong ống nghiệm sẽ thấp hơn so với mực nước 
trong ống nghiệm của chậu C ban đầu. 
 Không đạt: Mã 0 trả lời sai ; mã 9 không trả lời. 
Câu 3. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr 
2NH3 + 3Br2 N2 + 6HBr 
Khí SO2 và NH3 tan nhiều hơn nên mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn so 
với mực nước trong ống nghiệm của chậu B và C ban đầu. 
 Mức chưa đầy đủ: Mã 1viết được phương trình nhưng chưa giải thích 
đúng 
 Không đạt: Mã 0 trả lời sai ; mã 9 không trả lời. 
CHỦ ĐỀ 18. THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI. 
Thi nghiệm làm đổi màu hoa giấy 
Cách tiến hành: Cắm ngược bó hoa giấy màu trắng vào một chiếc bình cỡ 
lớn, lập tức nó sẽ biến thành bó hoa có màu sặc sỡ. Cách làm: Làm một bó hoa 
bằng giấy thấm trắng. Chia bó hoa đó thành bốn phần tương ứng với 4 bông hoa. 
Bông hoa thứ nhất để nguyên. Bông hoa thứ hai tẩm dung dịch phenoltalein. Bông 
hoa thứ ba tẩm dung dịch CuSO4 loãng. Bông hoa thứ tư tẩm dung dịch 
Hg2(NO3)2. Để khô rồi xếp xen kẽ các bông hoa đã tẩm các dung dịch khác nhau, 
cả bó hoa vẫn có màu trắng. Cắm ngược bó hoa vào bình lớn chứa đầy khí NH3, 
lập tức bó hoa trắng biến thành bó hoa màu. 
Câu 1. Các bông hoa sẽ thay đổi màu theo thứ tự. 
A.Trắng, hồng, xanh, đen B.Trắng, xanh, hồng, tím 
C. Hồng, xanh, đen, trắng D. Đen, xanh, hồng , tím 
Câu 2. Em hãy giải thích sự thay đổi màu ở các bông hoa, viết phương trình phản 
ứng . 
Câu 3. Nếu bông thứ 2 tẩm dd quỳ tím và bông thứ 3 tẩm dd Fe(NO3)3 thì màu sắc 
của chúng thay đổi như thế nào? Vì sao? 
Hướng dẫn chấm chủ đề 18. 
Câu 1. 0 1 9 
Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A 
 Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời. 
Câu 2. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
- Bông hoa thứ nhất không tẩm gì vẫn có màu trắng. 
- Bông hoa thứ hai tẩm phenoltalein có màu hồng vì NH3 + H2O OH- + 
NH4
+ 
 Môi trường kiềm sẽ làm pp hóa hồng. 
- Bông hoa thứ ba tẩm CuSO4 có màu xanh 
NH3 + CuSO4 + H2O Cu(OH)2 + (NH4)2SO4 
4NH3 + Cu(OH)2 [Cu(NH3)4](OH)2( có màu xanh thẫm) 
- Bông hoa thứ tư tẩm Hg2(NO3)2 có màu đen do Ion Hg+ phân huỷ thành Hg ở 
dạng bột mịn, màu đen: 2Hg+ → Hg2+ + Hg 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 giải thích đúng được 3 trong 4 ý trên 
 Không đạt: Mã 0 trả lời sai ; mã 9 không trả lời. 
Câu 3. 0 1 2 9 
Mức đầy đủ: Mã 2 
Bông tẩm dd quỳ tím sẽ hóa xanh vì NH3 + H2O OH- + NH4+ 
Môi trường kiềm sẽ làm quỳ hóa xanh. 
Bông tẩm dd Fe(NO3)3 sẽ có màu nâu đỏ. 
3NH3 + Fe(NO3)3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3NH4NO3 
Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ. 
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 giải thích đúng bản chất nhưng chưa đầy đủ 
 Không đạt: Mã 0 trả lời sai ; mã 9 không trả lời. 
III. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA 
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NI TƠ- PHOTPHO” HÓA HỌC 11 
THPT(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) 
III.1. Các hướng triển khai hệ thống bài tập PISA 
III.1.1.Sử dụng khi xây dựng kiến thức mới 
III.1.2.Sử dụng khi củng cố, vận dụng kiến thức 
III.1.3. Sử dụng trong giờ luyện tập, ôn tập 
III.1.4. Sử dụng trong giờ thực hành 
III.1.5. Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa 
III.2. Mức độ triển khai tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An 
 Tôi đã biên soạn lại các câu hỏi trong chương “ NITƠ – PHOTPHO’’ – hoá học 
11” thành 18 bài nhỏ với hơn 70 câu hỏi theo dạng đề thi Pisa. Đã tạo các khóa học 
trên trang mạng vnedu.vn, sử dụng phần mềm ISPRING tạo bài học và đưa lên 
trang học trực tuyến Hoctructuyen.vn để học sinh không chỉ trường mình mà trên 
cả nước có thể tham khảo học tập. Trong các bài dạy trên lớp tôi cũng thường 
xuyên sử dụng bài tập theo dạng Pisa để kích thích sự sáng tạo của học sinh. 
 Có một điều tôi nhận thấy rõ ràng đó là nếu ra đề các bài tập nặng tính lí thuyết, 
chú trọng giải bài tập ít gắn với thực tiễn chỉ phù hợp với những học sinh các lớp 
chọn. Dạy theo hướng này các học sinh lớp đại trà nhanh chóng chán nản. Ngược 
lại khi dạy học tôi thường gắn liền những câu hỏi với thực tiễn ví dụ: tìm hiểu hiện 
tương ma trơi, tìm hiểu về phân bón hoá học và vấn đề an toàn thực phẩm trong 
cuộc sống hay các vấn đề kinh nghiệm của nhà nông. thì học sinh các lớp đại trà 
lại trả lời rất tốt thậm chí tốt hơn học sinh lớp chọn. Tôi nghĩ rằng đó mới là phát 
triển năng lực, mới là cái người dạy cần thay đổi cách đánh giá cho phù hợp. Điều 
này cũng đã giải quyết được câu hỏi chúng ta hay đặt ra là: nhiều học sinh giải bài 
tập chưa giỏi, bài kiểm tra không cao nhưng ra đời lại làm việc rất tốt. Thật ra đó là 
vì cách kiểm tra đánh giá của chúng ta chưa phù hợp, chưa hiểu hết năng lực của 
học sinh. 
III.3.Một số minh chứng. 
Hình ảnh các bài học được tạo bằng Ispring và đưa lên trang học trực tuyến hoàn 
toàn miễn phí để học sinh học. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh học trực tuyến và tạo khoá học và bài kiểm tra năng 
lực học sinh tạo trên khóa học trên trang mạng vnedu.vn. 
 Hình ảnh bài làm của học sinh nộp bài qua Vnedu.vn và hoctructuyen.vn 
 Hình ảnh danh sach tham gia khoá học và học sinh nộp bài trên lớp 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
III.1. Hiệu quả của sáng kiến. 
-Đã xây dựng 18 chủ đề với 70 câu hỏi có phần hướng dẫn đáp án đầy đủ hệ thống 
bài tập Hóa học thuộc chương Nitơ-Photpho lớp 11 THPT nhằm phát triển năng 
lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA 
-Đã đề xuất 5 hướng sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh 
theo hướng tiếp cận PISA trong dạy họchóa học. 
- Các bài tập được sử dụng trong quá trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển 
năng lực học sinh, giúp các em học tập để vận dụng vào thực tiễn, thêm yêu thích 
môn học. 
- Tạo các khóa học trực tuyến trên Vnedu.vn và tạo bài giảng elearning trên 
hoctructuyen.vn. học sinh học tập mọi lúc mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. 
- Hướng dẫn học sinh cách học trực tuyến, tập huấn cho giáo viên trong đơn vị tạo 
bài giảng Elearning cũng như cách ra bài tập theo phát triển năng lực học sinh dạng 
Pisa. 
- Đã tiến hành cho học sinh làm 2 bài kiểm tra, chấm điểm 100 bài kiểm tra và xử 
lí số liệu các số liệu thu được. Qua phân tích kết quả thống kê cho thấy việc sử 
dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA 
trong dạy học Hóa họclà rất cần thiết để góp phần nâng cao năng lực học sinh, từ 
đó nâng cao chất lượng giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông. 
- Tiến hành dạy học có dụng bài tập Pisa ở 2 lớp 11A2 và 11A5, theo dõi kết quả 
của chương này với 2 lớp là 11A1 và 11A3 là hai lớp có kết quả học tương đương 
nhau. 
Một số kết quả thu được: 
Dấu hiệu 
so sánh 
Lớp 11A3 Lớp 11A2 có sử dụng bài tập 
dạng Pisa 
Kĩ năng tự 
học 
- Biết tự học, tự xây dựng kiến 
thức, tuy nhiên chưa tự giác. 
- Tự học và có sản phẩm chất 
lượng khi giao bài qua vnedu 
 Khả năng 
giải bài tập, 
giải thích 
hiện tượng 
- Có khả năng giải bài tập tốt. 
- Kĩ năng vận dụng vào thực 
tiễn chưa cao. 
- Chủ yếu ghi nhớ máy móc, 
chú trọng tính toán. 
- Hầu hết các em nắm được kiến 
thức, giải thích tốt các hiện 
tượng, làm tốt bài kiểm tra. 
- Hầu hết các em học sinh nắm 
vững kiến thức trong chương. 
Kĩ năng sử 
dụng Công 
nghệ thông 
tin phục vụ 
việc học. 
- các em chủ yếu chờ giáo viên 
ra bài, chưa tự tìm kiếm thông 
tin và khai thác internet cho 
việc học. 
- Biết cách sử dụng CNTT một 
cách linh hoạt khôn ngoan. 
- Các sản phẩm có chất lượng, 
nhanh nhạy trong khi tìm tài liệu, 
trao đổi với giáo viên qua 
internet. 
Các kĩ 
năng giao 
tiếp,  
Giao tiếp tốt ở trên lớp với bạn 
bè, ngại trao đổi với Thầy cô 
Tự tin trao đổi ở lớp cũng như 
nhắn tin trao đổi với giáo viên  
Sau khi tổ chức dạy học sử dụng các bài tập dạng Pisa trên lớp tôi nhận thấy bài 
tập dạng Pisa khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức vào giải 
quyết các vấn đề. Tôi phát hiện ra những lớp học sinh khác nhau: có những em giải 
bài tập tốt, có những em khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt, có những em 
lại giải quyết vấn đề trong thực tiễn tốt. Và nhờ những bài tập như thế này mỗi em 
đã phát huy được năng lực của mình, biết được học sinh hổng chỗ nào để kèm 
thêm cho các em. 
III.2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đề tài. 
 Thuận lợi khi áp dụng đề tài: Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của BGH 
các trường, của đồng nghiệp và các học sinh nên việc triển khai áp dụng đề tài hết 
sức thuận lợi. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đầu tư, các phòng học 
đều có máy chiếu hoặc tivi , có phòng học thông minh và phòng thí nghiệm hoá 
học trang thiết bị đầy đủ. Hầu hết các em học sinh đều có máy tính kết nối mạng 
internet nên việc học ở nhà qua các phần mền trực tuyến được cô và trò khai thác 
rất hiệu quả. Một điều thuận lợi nhất mà tôi thấy đó là học sinh rất hứng thú với 
phương pháp học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận PiSA 
 Khó khăn: Khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là vấn đề thi cử, hiện nay thi 
cử vẫn chủ yếu là lí thuyết chú trọng vào ghi nhớ tái hiện, các bài tập lại thiên về 
tính toán và lí thuyết học thuộc sách giáo khoa . Hầu như trong các đề thi chưa có 
những câu hỏi gắn liền kiến thức lí thuyết với thực tiễn, học sinh chưa vận dụng 
những điều đã học vào cuộc sống. Và hầu như trong các đề thi chỉ có các câu trắc 
nghiệm nhiều lựa chọn làm giảm khả năng trình bày, tư duy logic, và khả năng 
sáng tạo của học sinh. 
 Cách ra dạng bài tập Pisa cũng tốn công sức khi soạn đề và chấm bài, đòi hỏi sự 
kiên trì của giáo viên. 
III.3. Một số đề xuất 
 - Giáo viên dạy bộ môn hoá học ở các trường trung học phổ thông, cần đổi 
mới phương pháp dạy và học hoá học, để làm thế nào gắn liền hoá học với thực tế 
và phát triển được tối đa năng lực của học sinh 
 - Tăng cường các cuộc thảo luận chuyên đề, để giáo viên có cơ hội giao lưu, 
trao đổi kinh nghiệm. 
 - Nên cho học sinh được đi trải nghiệm liên quan đến môn học để học sinh 
yêu thích và thấy môn học có ý nghĩa trong thực tiễn. 
 - Thay đổi lại kiểm tra đánh giá học sinh vẫn còn nặng về lí thuyết học thuộc 
và tính toán. 
 - Các trường trung học phổ thông nên được cung cấp đầy đủ trang thiết bị 
dạy và học tốt hơn nữa 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra về thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học theo 
tiếp cận PISA của giáo viên ở trường THPT 
Họ và tên GV :.............................................................................Tuổi................ 
Nơi công tác : ..................................................................................................... 
Xin thầy (cô) cho biết mức độ hiểu biết của mình về PISA, về các dạng câu hỏi và 
bài tập theo tiếp cận PISA trong dạy học Hóa học(mỗi hàng chỉ đánh dấu 1 ô) 
Mức 1: Chưa biết 
Mức 2: Đã nghe nhưng chưa hiểu rõ Mức 3: Đã hiểu nhưng chưa vận dụng 
Mức 4: Đã hiểu rõ và thỉnh thoảng vận dụng Mức 5: Đã hiểu rõ và thường xuyên 
vận dụng 
Câu hỏi 1: Những hiểu biết cơ bản và sự vận dụng của thầy (cô) về PISA trong quá 
trình dạy học 
Nội dung Mức độ 
1 2 3 4 5 
“Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” (PISA) 
Nội dung đánh giá của PISA đối với các lĩnh vực khoa học, 
toán học, đọc hiểu 
Các dạng câu hỏi PISA 
Cách xây dựng câu hỏi và bài tập PISA 
Cách chấm điểm trong PISA 
Câu hỏi 2: Mức độ biết, hiểu và sử dụng các dạng câu hỏi và bài tập Hóa học theo 
tiếp cận PISA của thầy (cô) trong dạy học Hóa học 
Dạng câu hỏi và bài tập Mức độ 
1 2 3 4 5 
Mô tả, giải thích hiện tượng thực tế trong đời sống bằng kiến 
thức hóa học, chú ý khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh 
Câu hỏi và bài tập dựa trên việc đọc hiểu văn bản, nghiên cứu 
sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh có liên quan đến hóa học 
Câu hỏi và bài tập hóa học xuất phát từ những bối cảnh, tình 
huống trong thực tiễn liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh 
tế, sức khỏe, khoa học, công nghệ, môi trường 
Câu hỏi và bài tập Hóa học về thế giới tự nhiên, khoa học, 
công nghệ cần vận dụng kiến thức liên môn của nhiều lĩnh 
vực: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý 
Câu hỏi và bài tập Hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh 
và năng lực chuyên biệt của khoa học Hóa học 
Câu hỏi và bài tập Hóa học nhằm phát triển tính sáng tạo ở 
học sinh: Bài tập mở, bài tập có nhiều hướng giải, học sinh 
được trình bày ý kiến của cá nhân về các vấn đề kinh tế, xã 
hội, sức khỏe, khoa học công nghệ và môi trường trên cơ 
sở những lập luận mang tính khoa học. 
Câu hỏi và bài tập Hóa học yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 
báo cáo về vấn đề xã hội, kinh tế, sức khỏe, khoa học, môi 
trường  liên quan đến kiến thức Hóa học. 
Câu hỏi và bài tập Hóa học mà học sinh được thể hiện 
thái độ của mình đối với các vấn đề của đối với các vấn 
đề của khoa học Hóa học: Sự hứng thú với khoa học, Sự ủng 
hộ nghiên cứu khoa học, Trách nhiệm với môi trường và 
cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên  
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH SAU THỰC 
NGHIỆM 
Họ tên học sinh : 
......................................................................Lớp.................... 
Tên trường 
:......................................................................................................... 
Em hãy cho biết ý kiến của mình với những nhận định sau về các câu hỏi 
và bài tập theo tiếp cận PISA (mỗi hàng chỉ đánh dấu 1 ô) 
Mức 1: Hoàn toàn đồng ý Mức 2: Đồng ýMức 3: Bình thường 
Mức 4: Không đồng ýMức 5: Hoàn toàn không đồng ý 
Những nhận định về hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA Mức độ 
1 2 3 4 5 
Bài tập vừa với lực học của em 
Thông tin trong bài tập cập nhật, gần gũi cuộc sống, giúp em tăng 
thêm hứng thú học tập 
Giúp em rèn luyện toàn diện hơn về năng lực đọc hiểu, toán học, 
khoa học và năng lực chuyên biệt về hóa học 
Giúp em tăng thêm được kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực 
khoa học 
Giúp em rèn luyện cách giải thích, nhận biết và giải quyết vấn đề 
Em được trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề liên quan 
Em thấy dễ nhớ kiến thức và nhớ kiến thức lâu hơn 
Những kiến thức, kỹ năng tiếp thu được là cần thiết với em trong 
cuộc sống 
Em thấy tự tin hơn khi gặp các tình huống thực tiễn cần giải 
quyết bằng kiến thức do hệ thống bài tập cung cấp 
Nên sử dụng thường xuyên trong các bài giảng vì vừa gắn kết 
được môn Hóa với đời sống, vừa rèn luyện được năng lực cho 
học sinh 
Em muốn được trả lời nhiều câu hỏi và bài tập theo tiếp cận PISA 
trong quá trình học môn Hóa 
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN SAU THỰC 
NGHIỆM 
Họ và tên giáo viên: 
......................................................................Tuổi.................... 
Tên trường :...................................................Năm công tác....... 
STT 
Những nhận định về hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA Mức độ ý 
kiến của giáo 
viên 
1 2 3 4 5 
1 Phù hợp với dạy học theo hướng tích cực hiện nay 
2 Cần thiết với mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng 
lực của học sinh 
3 Phát triển toàn diện các năng lực cho học sinh 
4 Học sinh nắm vững và vận dụng kiến thức tốt hơn 
5 Học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức của nhiều lĩnh 
vực(toán học, khoa học, đọc hiểu, ) 
6 Học sinh được tìm hiểu và tham gia các tình huống thực tiễn 
7 Giúp học sinh điều chỉnh phương pháp học tập, nghiên cứu 
của mình 
8 Giúp học sinh tự tin hơn khi phân tích, giải thích và giải 
quyết các vấn đề của thực tiễn 
9 Học sinh hứng thú học vì hiểu được ý nghĩa của kiến thức 
khoa học trong cuộc sống 
10 Cần xây dựng và sử dụng thường xuyên hơn trong dạy 
59 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_theo_chu_de_va_van_dung_he_thong_bai_tap_hoa_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan