SKKN Thiết kế một số thí nghiệm tạo học liệu trực quan sinh động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề trao đổi nước và chủ đề trao đổi khoáng ở thực vật môn Sinh học Lớp 11 ban Cơ bản
Trong chương trình sinh học lớp 11 ban cơ bản, quá trình trao đổi nước và
khoáng ở thực vật được trình bày trong 7 bài, bao gồm:
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
Bài 3: Thoát hơi nước
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 5: Dinh dưỡng ni tơ ở thực vật4
Bài 6: Dinh dưỡng ni tơ ở thực vật( tiếp)
Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón.
Từ năm 2006 đến 2010, BGD&ĐT định hướng phân phối chương trình
mỗi bài được dạy trong 1 tiết(45 phút) . Từ năm 2011, BGD&ĐT đã ban hành
chương trình sinh học phổ thông giảm tải, trong đó có nhiều nội dung đã được
tinh giảm, do vậy 7 bài trên được bố trí dạy trong 6 tiết(5 tiết lí thuyết, 1 tiết
thực hành). Đến năm học 2014-2015, bộ giáo dục lại tiếp tục ra công văn số
5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy
học nhằm rút gọn những nội dung trùng lặp, những nội dung có liên quan đến
nhau được sắp xếp lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Dựa trên những cơ sở đó, tôi nhận thấy sự cần thiết phải sắp xếp lại nội
dung của 7 bài trên sao cho hợp lí và logic, vừa giúp giáo viên dễ dàng áp dụng
các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời giúp học sinh hình dung rõ ràng,
cụ thể hơn về qúa trình trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật, giúp học
sinh hiểu bài, nhớ nội dung của bài và vận dụng kiến thức của bài vào thực tiễn
tốt hơn
Mặt khác, bài số 7 thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của
phân bón, theo logic của SGK được xếp cuối cùng sau khi học xong quá trình
trao đổi nước và trao đổi khoáng nhằm mục đích để củng cố kiến thức, trong quá
trình dạy học tôi thấy thí nghiệm vai trò của phân bón đòi hỏi thời gian thí
nghiệm rất dài( 7-10 ngày mới có kết quả), do đó học sinh phải tự chuẩn bị thí
nghiệm ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó báo cáo kết quả qua bản
tường trình nộp cho giáo viên nên hiệu quả chưa cao, nếu sử dụng kết quả thí
nghiệm này để học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới thì sẽ có hiệu quả cao
hơn
nào? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm về vai trò của phân bón - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm; mỗi nhóm chuẩn bị hai chậu có đường kính 10-20cm; có ghi rõ chậu đối chứng, chậu thí nghiệm. + Chọn 20 cây rau cải ngọt có chiều cao khoảng 7cm( hoặc mầm lúa có rễ maàn dài khoảng 2m), cài 10 cây vào mỗi miếng xốp đã chuẩn bị sao cho rễ câychui qua lỗ đã đục trên mỗi miếng xốp, thân cây( hoặc hạt mầm) ở bên trên miếng xốp. + Chậu đối chứng đổ nước sạch vào chậu sao cho mức nước còn cách mép chậu 3cm; chậu thí nghiệm đổ dung dịch phân bón NPK vào sao cho mức dung dịch cách mép chậu 3m. Cách pha dung dịch phân bón NPK1%: Cân 1g NPK cho vào bình có dung tích 1lít, dùng ống đong lấy đủ lượng nước sạch cần dùng, đổ nước sạch vào bình, dùng que hoặc đũa sạch khuấy nhẹ cho phân hòa tan hết. 24 + Đặt hai miếng xốp đã cài cây( mầm) vào hai chậu tương ứng, để ở nơi râm mát có ánh sáng tán xạ khoảng 8 giờ/ ngày. + Theo dõi sự sinh trưởng của cây từ 5-7 ngày, điền kết quả thí nghiệm vào bảng sau: Tên cây Công thức thí nghiệm Chiều cao cây Nhận xét( màu sắc của lá, thân, rễ) Cây cải ngọt Chậu đối chứng Chậu thí nghiệm -Yêu cầu: Thí nghiệm này được học sinh làm trước ở nhà 5-9 ngày. 25 GV yêu cầu các nhóm học sinh so sánh kết quả thí nghiệm, nhận xét về kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả. Vậy từ kết quả thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì? Đại diện các nhóm học sinh nhận xét, giải thích, và rút ra kết luận. * Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. Từ kết quả thí nghiệm về vai trò của phân bón, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, kết hợp quan sát thêm một số hình ảnh dưới đây, thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút và hoàn thành thiếu học tập sau: Sau thí nghiệm 10 ngày Sau thí nghiệm 9 ngày 26 + Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? . . + Có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng khoáng là thiết yếu đối với mọi loài cây? . + Các nguyên tố dinh duưỡng khoáng thiết yếu được chia thành mấy nhóm? Căn cứ vào đâu mà phân chia như vậy? Nêu vai trò chung của từng nhóm nguyên tố? . + Khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây có biểu hiện như thế nào? . Sau thời gian 5 phút, giáo viên gọi đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nghe, nhận xét và bổ sung 1 N, K, P, Ca, Mg, Na, Fe, S 2 Nước cất 3 N, K, P, Ca, Na, Fe, S 27 28 * Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ các nguyên tố khoáng. Giáo viên cho học sinh quan sát lại kết quả thí nghiệm 2 đã làm trong chủ đề trao đổi nước, trả lời câu hỏi: + Cây trên cạn hấp thụ ion khoáng thông qua cơ quan, bộ phận nào của cây? Bộ phận chủ yếu là bộ phận nào? . + Các ion khoáng được cây hấp thụ theo cơ chế nào? Cơ chế nào là chủ yếu? Tại sao? . . + Trong cây ion khoáng được vận chuyển bằng con đường nào? . + Nêu các cách bón phân để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây? . Giáo viên mời đại diện một nhóm học sinh trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp ý kiển, nhận xét, bổ sung → kết luận. TIẾT 2 29 * Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình dinh dưỡng ni tơ ở thực vật 4.1. Tìm hiểu vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ. - GV cho HS quan sát lại hình ảnh thí nghiệm đã làm ở giờ học trước và kết hợp hình ảnh 5.1, 5.2 SGK trang 25, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Em có nhận xét gì về sự sinh truưởng của cây rau cải trong các điều kiện thí nghiệm khác nhau? . + Tại sao khi môi trường thiếu ni tơ, cây sinh trưởng chậm, lá cây có màu vàng nhạt? . + Cây hấp thụ ni tơ ở dạng nào? + Ni tơ có vai trò gì đối với đời sống thực vật? . . - HS quan sát hình → trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận. 4.2. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây. 30 Giáo viên yêu cầu học sinh tự nghiên cứu mục III, trang 28SGK sinh học 11 cơ bản, hoàn thành nội dung phiếu học tập sau đây trong thời gian 3 phút. Nguồn nitơ tự nhiên Dạng tồn tại Đặc điểm Trong không khí Trong đất Sau thời gian 3 phút, giáo viên mời một học sinh phát biểu, các bạn khác nghe và bổ sung. Giáo viên kết luận và chốt kiến thức 4.3. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và quá trình cố định nitơ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trên, đồng thời nghiên cứu nội dung mục IV trong SGK trang 28-29 sinh học 11 trả lời các câu hỏi sau: + Mô tả các quá trình chuyển hóa ni tơ trong đất? . + Thế nào là hiện tượng mất đạm? Nêu các biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế hiện tượng mất đạm? . 31 + Thế nào là quá trình cố định ni tơ? . + Nêu các con đường cố định ni tơ? . + Vì sao vi khuẩn cố định nitơ lại có khả năng chuyển hóa N2 thành NH3 ? . + Vì sao người ta thường trồng các loại cây họ đậu ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng? . Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút Học sinh quan sát, tự nghiên cứu, thảo luận và mô tả Hết thời gian thảo luận, đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Giáo viên tổng hợp ý kiến, đánh giá kết quả và kết luận TIẾT 3 *Hoạt động 5: Mối quan hệ giữa trao đổi nước –trao đổi khoáng và con đường vận chuyển các chất khoáng trong cây 32 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trên, kết hợp đọc nội dung bài 2- Vận chuyển các chất trong cây và trả lời các câu hỏi sau: + Quá trình trao đôỉ nước và quá trình trao đổi khoáng có mối quan hệ với nhau như thế nào? . + Các chất khoáng được vận chuyển trong cây bằng những con đường nào? Con đường nào là chủ yếu? . + Phân biệt các con đường đó về đường đi(chiều), thành phần dịch vận chuyển và động lực? . . * Hoạt động 6: Nguồn cung cấp khoáng cho cây và bón phân hợp lí. 6.1. Tìm hiểu các nguồn cung cấp khoáng cho cây GV yêu cầu HS: Vẽ sơ đồ tư duy nguồn cung cấp khoáng cho cây. Bước 1: Giao nhiệm vụ - Làm việc cả lớp. - Xác định nhiệm vụ từng nhóm. Bước 2: Làm việc nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm: + Phân công vị trí ngồi của nhóm + Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người + Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm + Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ + Cử đại diện báo cáo Bước 3: Làm việc cả lớp + Báo cáo kết qủa 33 + Đánh giá, điều chỉnh 6.2. Tìm hiểu vai trò phân bón với năng suất của cây trồng và môi trường Cách tiến hành: Kĩ thuật khăn trải bàn -Tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa - Tập trung vào câu hỏi: 1. Bón phân hợp lí là bón như thế nào? 2. Ảnh hưởng phân bón đối với MT? - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn ( Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu) KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là: 34 + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm: + Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. 2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng: Theo PHT. - Vai trò của các nguyên tố khoáng: + Tham gia cấu tạo chất sống. + Điều tiết quá trình trao đổi chất. 3. Cơ chế hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng 4. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ: * Vai trò chung: - Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. * Vai trò cấu trúc: - Nitơ là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như: protein, axit nucleic, diệp lục, ATP trong cơ thể thực vật. * Vai trò điều tiết: - Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm cscuar các phân tử pr trong tế bào chất. 5. Mối quan hệ giữa trao đổi nước –trao đổi khoáng và con đường vận chuyển các chất khoáng trong cây 5.1. Cơ chế hấp thụ muối khoáng. - Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế: + Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. + Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng. 5.2. Các con đường vận chuyển khoáng trong cây 35 Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Thành phần dịch - Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ - Là các sản phẩm đổng hóa ở lá: + Saccarozo, aa, vitamin + Một số ion khoáng được sử dụng lại. Động lực - Là sự phối hợp của 3 lực : + Áp suất rễ. + Lực hút do thoát hơi nước ở lá. + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. 5.3. Mối quan hệ giữa trao đổi nước và trao đổi khoáng Trao đổi khoáng gắn liền với quá trình trao đổi nước 6. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây và bón phân hợp lí 6. 1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây. - Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: + Không tan. + Hòa tan. Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan. 6. 2. Phân bón cho cây trồng. - Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: + Gây độc cho cây. + Ô nhiễm nông sản. + Ô nhiễm môi trường đất, nước Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp. C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LUYỆN TẬP Câu 1: Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? 36 Câu 2: Tại sao khi thiếu ni tơ cây sinh trưởng chậm, còi cọc và lá có màu vàng? Câu 3: Quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học có ý nghĩa gì đối với dinh dưỡng của thực vật Câu 4: Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím là do cây thiếu: A. Nitơ. B. Kali. C. Magiê. D. Mangan. Câu 5: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 6: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là: A. Lá non có màu lục đậm khôngbình thường. B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. D. Lá nhỏ có màu vàng. Câu 7: Khi lá cây bị vàng do thiếu diệp lục. Có thể chọn nhóm các nguyên tố khoáng thích hợp để bón cho cây là: A. P, K, Fe. B. N, Mg, Fe. C. N, K, Mn . D. P, K, M. Câu 8: Cách giải thích nào hợp lí cho câu ca dao: “Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”? A. Dưới tác dụng nhiệt, nitơ phân tử trong không khí được cố định, tác dụng với nước, chuyển hóa thành NO3- cung cấp cho cây phát triển B. Dưới tác dụng nhiệt, nitơ phân tử trong không khí tác dụng với nước mưa tạo thành gốc NH4+ và NO3- cung cấp cho cây phát triển C. Dưới tác dụng nhiệt, nitơ phân tử trong không khí tác dụng với hidro tạo NH3 cung cấp cho cây phát triển. D. Dưới tác dụng nhiệt, nitơ phân tử trong không khí được amon hóa, chuyển hóa thành NO3- và NH4+ cung cấp cho cây phát triển. 37 D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Câu 1: Giải thích hiện tượng: - Thiếu sắt, Mg thì vàng lá - Thiếu canxi thì rễ bị thối, đỉnh không sinh trưởng Câu 2: Nêu những biện pháp tăng nguyên tố khoáng cho đất trồng. Câu 3: Vì sao khi bón phân hóa học cho cây trồng nên bón nhiều lần? Câu 4: Vì sao người ta thường trồng cây họ đậu ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng? 3. HIỆU QUẢ MANG LẠI - Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến giúp giáo viên và học sinh có thể tạo ra học liệu cho quá trình giảng dạy và học tập đơn giản, rẻ tiền, không tốn kém mà hiệu quả lại cao. - Hiệu quả xã hội, môi trường: + Kích thích học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. + Hình thành và phát triển kĩ năng làm việc nhóm. + Tạo môi trường để học sinh tiếp xúc, làm quen với nghiên cứu khoa học, hình thành mối quan hệ gắn bó giữa con người với thế giới tự nhiên. + Sáng kiến giúp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn( phụ lục 2). 4. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng. Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo chứng cứ đính kèm. Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn tỉnh, huyện/thành phố theo chứng cứ đính kèm. Đã phục vụ rộng rãi người dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. x 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa sinh học 11 ban CB và KHTN. 2. Sách giáo viên sinh học 11 ban CB và KHTN. 3. Sách bài tập chọn lọc sinh học 11, NXB giáo dục. 4. Tài liệu chủ đề tự chọn sinh học 11 nâng cao, NXB giáo dục. 5. Mạng internet 39 PHỤ LỤC 1: MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT I. MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số câu Trao đổi nước 2 1 1 1 5 Trao đổi khoáng 2 2 1 0 5 Tổng số câu 4 3 2 1 10 II. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT *Nhận biết: Câu 1: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 2: Khi tiến hành thí nghiệm về vai trò của phân bón không cần những dụng cụ, hóa chất, mẫu vật nào sau đây? (1) Cây non. (2) Hạt đã nảy mầm. (3) Nước sạch. (4) Dung dịch phân bón NPK 1% (5) Xốp trắng có đục lỗ. (6) Chậu nhựa( thủy tinh) có đường kính 20cm. (7) Dung dịch phân Urê 25% A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành. Câu 4: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây C. từ mạch rây sang mạch gỗ 40 D. qua mạch gỗ *Thông hiểu Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ? A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp. D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp. Câu 6: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơ nitrat và nitơ amôn? A. Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat. B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun. Câu 7: Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau: (1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. (2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng (3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. (4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian. Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (4). 41 C. (3) → (2) → (1) → (4). D. (3) → (1) → (2) → (4). *Vận dụng thấp Câu 8: Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. (2) Có sự bão hòa hơi nước trong không khí. (3) Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá. (4) Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9: Cho các nhận định sau về sự vận chuyển nước và khoáng trong cây. (1) Hiện tượng ứ giọt quan sát được ở các cây thân thảo, kích thước nhỏ, có khoảng cách từ rễ đến lá rất ngắn. (2) Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá bazơ, thiếu oxy. (3) Thực vật trên cạn thích nghi với khả năng hấp thụ nước từ đất vì liên tục tạo ra một lượng lớn lông hút ở mọi vị trí của rễ. (4) Khi cây bị ngập úng, cây có thể chết do lượng nước hút vào trong thân nhiều hơn lượng thoát, dẫn đến sự mất cân bằng nước. (5) Cơ chế quan trọng nhất trong việc hút nước và muối khoáng từ rễ lên lá cây là động lực gây ra bởi áp suất rễ. Số nhận định đúng là. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. *Vận dụng cao Câu 10: Cây lúa mì trung bình có 300 khí khổng/mm2 của mỗi mặt lá. Nếu trung bình kích thước một lỗ khí mở hết cỡ dài 30 micromet và rộng 3 micromet thì diện tích lỗ khí mở chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với diện tích bề mặt lá? A. 27%. B. 2,7%. C. 10%. D. 1%. ĐÁP ÁN 1B 2A 3A 4D 5C 6D 7D 8D 9C 10A 42 PHỤ LỤC 2: SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA Sau khi học xong chủ đề trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật, thông qua bài kiểm tra 15 phút gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được kiểm tra ở 4 lớp( 2 lớp chọn có lực học tương đương nhau, 02 lớp thường có lực học tương đương nhau) để làm căn cứ từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của sáng kiến Cụ thể: Chia 4 lớp thành 2 nhóm + Nhóm 1: là nhóm không áp dụng sáng kiến( nhóm đối chứng), gồm lớp 11A2, lớp 11A7 + Nhóm 2: Là nhóm có áp dụng sáng kiến( nhóm thực nghiệm), gồm lớp 11A1, lớp 11A8 Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra: Nhóm Lớp Sĩ số Điểm <5 Điểm 5≤ - <6,5 Điểm 6,5≤ - <8 Điểm ≥ 8 SL % SL % SL % SL % ĐC 11A2 42 0 0 23 54,8 8 19 11 26,2 11A7 40 4 10 16 40 11 27,5 9 22,5 Tổng 82 4 4,9 39 47,5 19 23,2 20 24,4 TN 11A1 42 0 0 5 11,9 9 21,4 28 66,7 11A8 35 0 0 8 22,9 13 37,1 14 40 Tổng 77 0 0 13 16,9 22 28,6 42 54,5 Qua bảng thống kê thấy: + Ở nhóm thực nghiệm không có học sinh nào có điểm dưới 5( yếu), trong khi đó ở nhóm đối chứng tỉ lệ học sinh có điểm dưới 5 là 4,9%. + Ở nhóm thực nghiệm tỉ lệ học sinh có điểm từ 5 đến dưới 6,5( trung bình) chiếm tỉ lệ 16,9%, trong khi đó ở nhóm đối chứng tỉ lệ này là 47,5%, thấp hơn nhóm đối chứng 30,6%. 43 + Ở nhóm thực nghiệm tỉ lệ học sinh có điểm từ 6,5 đến dưới 8( khá) chiếm tỉ lệ 28,6%, trong khi đó ở nhóm đối chứng tỉ lệ này là 23,2%, cao hơn nhóm đối chứng 5,4%. + Ở nhóm thực nghiệm tỉ lệ học sinh có điểm từ 8 trở lên( khá) chiếm tỉ lệ 54,5%, trong khi đó ở nhóm đối chứng tỉ lệ này là 24,4%, cao hơn nhóm đối chứng 30,1%. Như vậy, với kết quả bước đầu thu được như trên ta thấy ở những lớp có áp dụng sáng kiến thì kết quả bài kiểm tra cao hơn rất nhiều, đặc biệt là ở những câu liên quan đến thí nghiệm và các hiện tượng thực tế các em trả lời đúng nhiều hơn ở các lớp không áp dụng sáng kiến.
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_mot_so_thi_nghiem_tao_hoc_lieu_truc_quan_sinh.pdf