SKKN Tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân Lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông Buôn Hồ hiện nay

Hứng thú học tập môn GDCD lớp 12 và tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh ở trường THPT

Đối với chủ thể là học sinh THPT, việc tạo hứng thú cho bản thân trong môn học là yếu tố hết sức quan trọng. Nó sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả học tập. Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân.

Nhà tâm lý học L.I.Bôgiôvich đã viết rằng: Đại đa số học sinh kém thường có thái độ tiêu cực với học tập. Do đó, muốn kết quả học sinh tốt thì ngoài phương pháp giảng dạy đúng cần phải gây cho họ hứng thú trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động của bản thân học sinh. Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở hứng thú, nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng vượt qua khó khăn trở ngại, là cơ sở dẫn đến thành công. Lúc đó, học sinh sẽ không cần đến sự động viên bên ngoài mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong. Vì vậy, hứng thú học tập được hiểu là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm, mang lại sự khoái cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của mỗi cá nhân.

 Đối với từng môn học cụ thể, hứng thú được biểu hiện và có những nét đặc thù có tính chất khác nhau. Tuy nhiên, dù được hiểu dưới khía cạnh nào và dưới góc độ của môn học nào thì trong hoạt động học tập nếu chủ thể có hứng thú tức là có sự quan tâm đặc biệt, sự cuốn hút, say mê, thích thú, hứng khởi, giảm sự căng thẳng, nhàm chán để từ đó mang lại kết quả cao. Hứng thú học tập trong bộ môn GDCD 12 là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng như kỹ năng của môn học GDCD, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn học đối với bản thân.

 Thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức môn GDCD 12 được biểu hiện: Thông qua thái độ chăm chú nghe giảng, ghi chép bài một cách đầy đủ, học sinh tập trung chú ý cao khi nghe giáo viên giảng, tham gia phát biểu xây dựng bài một cách tích cực, làm bài tập đầy đủ, học bài củ trước khi đến lớp, đi học chuyên cần, đúng giờ, không cúp tiết, đọc thêm tài liệu GDCD, nắm bắt những thông tin của xã hội một cách đều đặn và kịp thời, nêu thắc mắc về các vấn đề khó hiểu, quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt được mục đích học tập, tham gia các bài tập thực hành, bài tập vận dụng và phát huy tính sáng tạo.

Qua đó khẳng định tầm quan trọng của chủ thể học tập là học sinh, phải lấy người học làm trung tâm của mọi hoạt động dạy và học, từ đó sẽ phát huy hiệu quả tính tích cực chủ động của học sinh.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân Lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông Buôn Hồ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 12 muốn thu hút, tạo hứng thú tích cực cho học sinh cần nhận thức được rằng không có một phương pháp nào là tối ưu, mà cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp trong từng bài học, từng đối tượng học sinh của từng lớp. Trong những phương pháp mà giáo viên sử dụng trong bài giảng, giáo viên cần phải xác định được rằng đâu là phương pháp chiếm ưu thế và tạo nên được sự cuốn hút, thích thú của học sinh vào bài giảng thì giáo viên cần tập trung, nghiên cứu, đầu tư và vận dụng một cách hiệu quả nhất so với các phương pháp đang sử dụng khác. Đây chính là điểm nhấn rất quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vào từng bài dạy của bộ môn GDCD.
Ví dụ 
Khi giảng dạy Bài 2: Thực hiện pháp luật của lớp 12 cần xác định được những nội dung cơ bản về kiến thức, về kỹ năng về thái độ để từ đó xác định được phương pháp đúng, phù hợp
Về kiến thức:
- Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước.
- Để hiểu được những hành vi nào là hành vi tham nhũng cần hiểu được khái niệm tham nhũng.
- Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Về kĩ năng:
- Phân biệt hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Phân biệt trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm luật do tham nhũng với các loại trách nhiệm pháp lí khác.
Về thái độ:
Đồng tình với việc xử lí vi phạm đối với người có hành vi tham nhũng.
Từ đó xác định được những phương pháp cụ thể sử dụng trong bài học:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp xử lý tình huống.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Phương pháp thuyết trình
+ Kết hợp công nghệ thông tin
Trong các phương pháp cơ bản đó, giáo viên cần nhận thức được rằng, phương pháp thuyết trình là chủ yếu và giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt toàn bộ bài dạy. Bởi vì bài này thuộc khối kiến thức pháp luật nên trừu tượng mặt khác những vấn đề nội dung về tham nhũng, phòng chống tham nhũng mới và khó tiếp cận. Giáo viên cần đưa đến học sinh một lượng kiến thức phù hợp với lứa tuổi và thời gian tiết dạy. Đây cũng chính yêu cầu cơ bản nhằm xây dựng hứng thú cho học sinh trong tiết dạy.
Mặt khác trong bài này, giáo viên thông qua một đoạn phim ngắn về các vụ án tham nhũng để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên sự hứng thú ban đầu để giải quyết những nội dung tiếp theo. Thông qua đó cho học sinh đi vào thảo luận nhóm để bàn bạc và rút ra vấn đề cơ bản của bài học, vì thế giáo viên cần thấy được rằng trong bài này phương pháp thảo luận nhóm là cơ bản và chủ đạo. Như vậy thông qua phương pháp thảo luận nhóm giáo viên tăng cường tính chủ động, tích cực và hứng thú cho học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên khái quát và chốt lại một số nội dung chính, cơ bản của bài học.
Thông qua phương pháp này, giáo viên nêu ra một số ví dụ một cách cụ thể và chính xác những vụ án mang tính thời sự, trọng điểm vừa qua về tham nhũng. Như: Vụ Vinashin, vụ Lã Thị Huyền Như, vụ án Ngân hàng ở ĐăkNông
Trong vụ “đại án” tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên 1 án tử hình, 3 án chung thân. Sáng 25-9, TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Vũ Việt Hùng, nguyên Giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông (VDB Đắk Lăk - Đắk Nông) và đồng phạm về tội nhận hối lộ, chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng xảy ra tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông
Đại án tham nhũng Công ty Vifonthiệt hại cho Nhà nước và các cổ đông số tiền gần 20 tỷ đồng. Các bị cáo Đàm Tú Liên (53 tuổi), nguyên kế toán trưởng 8 năm tù. Hai bị cáo Ka Thị Thu Hồng (55 tuổi), nguyên thủ quỹ và Dương Thị Mẫn (67 tuổi), nguyên kế toán thanh toán, mỗi bị cáo bị phạt 7 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vụ Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn nhất từ trước đến nay, với số tiền chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng.
Như vậy thông qua những ví dụ cụ thể mang tính thời sự và điển hình đó, tạo cho học sinh những hứng thú trong tiết học, tránh sự nhàm chán, khô khan của bài học.
Phương pháp thảo luận nhóm: Tăng cường tính hợp tác, bàn luận vấn đề (Đối với bài này chỉ sử dụng trong phần kiến thức đơn giản và thời gian ngắn)
Trong quá trình giảng dạy giáo viên linh hoạt nêu một số câu hỏi mang tính chất liên môn, vận dụng kiến thức văn học làm sáng tỏ vấn đề. Qua đó giúp học sinh nhàm chán, kích thích hứng thú, tìm tòi trong bài học. Như:
Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, văn học nói về những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã có từ xưa?
Qua thực tiễn tiết dạy học sinh đã trả lời và tìm được những câu ca dao, tục ngữ phù hợp nội dung bài dạy như sau:
“Con ơi nhớ lấy câu này:
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
“Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa.”
“con vua thì lại làm vua
con nhà kẻ khó bắt cua tối ngày”
“Tri phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ trời hạt ấy được bình yên.
Chữ “y” chữ “chiểu” không phê đến,
Quan chỉ quen phê một chữ”tiền””(tú xương)
	Từ đó có thể nhận thấy được rằng giáo viên sử dụng kiến thức liên môn một cách phù hợp vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa tạo ra tính tư duy, sáng tạo, tìm tòi cho học sinh trong tiết học.
Phương pháp trực quan: Kích thích và tạo được hứng thú cho học sinh, bước khởi điểm cho sự nhập cuộc bài học một cách hiệu quả.
Bằng những hình ảnh minh họa mà giáo viên sưu tầm cho học sinh quan sát và đưa ra những lời bình luận bức tranh với tiêu chí: Có ý nghĩa – Hài hước. Qua đó kích thích tính sáng tạo, dí dỏm của các em, tạo nên hứng thú trong quá trình học tập.
Trong bài phần Trách nhiệm pháp lý có thể sử dụng phương pháp trực quan thông qua trò chơi bình luận tranh như sau:
Cho mỗi nhóm học sinh một bức tranh có nội dung châm biếm, phê phán, lên án tình trạng tham nhũng, mãi lộ. Từ đó các nhóm sẽ đưa ra những bình luận tranh của mình, sau khoảng thời gian nhất định giáo viên cử đại diện nhóm trình bày giữa tập thể lớp. Lúc này giáo viên với tư cách là trọng tài và đưa ra quyết định, nhận xét xem nhóm nào có câu bình luận hay, hóm hĩnh, châm biếm, phù hợp chủ đề tranh sẽ khen thưởng trước lớp bằng tràng vỗ tay hoặc cho điểm cả nhóm
Ví dụ: Qua bức tranh này, yêu cầu nhóm đưa ra bình luận.
Kết quả thu được thực tế của nhóm học sinh được chọn lọc:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên đống tiền đô”
“Muốn qua phải lót đồng tiền
Muốn no phải lấy nhiều tiền của dân”
“Công lý dưới dấu bánh xe”
Kết quả thu được từ nhóm khác qua bức tranh này:
"Đã béo còn kéo nhau ăn"
"Quan tham lại còn ăn tham"
“Đất công là của các ông
"Gặm" cho phì má, "béo" hông rồi kìa!”
Như vậy giáo viên phải nhận thức sâu sắc rằng đổi mới phương pháp dạy học tích cực, nhằm gây hứng thú và tạo ra tính tích cực chủ động cho học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, thay thế hay loại trừ hoàn toàn các phương pháp truyền thống. Xuất phát từ đặc thù của bộ môn GDCD mỗi giáo viên cần biết kế thừa, kết hợp và phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó giáo viên cần thấy được rằng không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, hạn chế của nó vì thế cần biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hòa, khoa học các phương pháp dạy học. Tuy nhiên cần phải thấy được phương pháp nào là cơ bản, chủ đạo trong nhóm phương pháp đó. Thực hiện được điều này, chắc chắn trong mỗi giờ dạy giáo viên sẽ chủ động được những tình huống, tạo nên tính hứng khởi, tránh tâm lý nhàm chán đối với học sinh. Qua đó luôn tạo nên được cái mới trong quá trình giảng dạy và học tập. Từ đó sẽ kích thích sự hứng thú học tập và phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn GDCD hiện nay ở trường THPT.
2. Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trong quá trình học tập và giảng dạy bộ môn GDCD lớp 12
	Bản thân hiện là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD lớp 12 ở trường THPT, tôi nhận thấy yếu tố tâm lý tác động rất lớn đến thái độ học tập, sự lĩnh hội và hứng thú của học sinh đối với bộ môn. Đặc biệt đối với bộ môn GDCDlớp 12, nó gắn liền những đặc trưng cơ bản của nó, cùng với khối lượng kiến thức tương đối rộng và nhiều. Tác động đến tâm lý học sinh nhàm chán, nhác học, gượng ép, bắt buộc. Chính vì vậy giáo viên cần nắm bắt tâm lý này của học sinh, chủ động thiết lập “mối quan hệ” giữa giáo viên và học sinh, học sinh và kiến thức sách giáo khoa.
	Nếu vào mỗi tiết dạy, giáo viên cứ mãi tập trung vào quy trình định sẵn trong giáo án kiểm tra bài củ - vào bài mới – kết thúc tiết dạy. Nó sẽ tạo nên áp lực và tâm lý gượng ép, nhàm chán, đối phó với bài giảng của giáo viên. 
	Hiện nay theo bản thân tôi cần có cái nhìn thoáng hơn về kiểm tra đánh giá bài củ của học sinh trong môn GDCD. Chúng ta cũng không nhất thiết bắt các em phải đến mỗi đầu giờ lên bảng đọc thuộc lại những nội dung hôm trước đã học, điều này tạo nên tính thụ động. Trong khi đó những kiến thức này xét trên góc độ giáo dục là các em vận dụng như thế nào vào cuộc sống. Đây chính là cái chúng ta cần đạt đến. 
	Vì thế khi vào lớp giáo viên phải là người chủ động tạo nên tâm lý thật thoải mái cho học sinh bằng cách kể một câu chuyện vui, hỏi thăm lớp một vấn đề gì đó, trao đổi nhanh một tin nóng thời sự nào mà mình mới cập nhật. Đặc biệt thái độ của học sinh đối với môn học còn có sự diễn biến thùy thuộc vào thời gian. Từ tiết 1 đến tiết 5 tâm lý, thái độ hứng thú của các em có sự thay đổi, vì thế trong dạy học bộ môn GDCD giáo viên cần phải đứng trên góc độ của một nhà tâm lý học để xem xét và giải quyết vấn đề, linh hoạt trong việc điều tiết, chủ động tiết dạy sao phù hợp tâm lý các em. Có như vậy sẽ tạo nên tâm lý thoải mái, hứng khởi cho các em. Đây cũng chính là yếu tố giúp các em hứng thú trong học tập đối với bộ môn GDCD lớp 12 .
	Bên cạnh đó để tạo tâm lý hứng khởi, thoải mái, hứng thú cho học sinh trong học tập giáo viên cũng cần chú trọng đến khâu kiểm tra và đánh giá học sinh. Đó chính là phương pháp ra đề kiểm tra. Mặc dù thực tế chúng ta có nhiều đợt tập huấn công tác ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh tuy nhiên đối với đặc trưng bộ môn GDCD giáo viên nên ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng mở. Hạn chế tối đa việc ra đề tái hiện kiến thức, thuộc lòng, chép lại. Có như vậy mới tạo nên sự hứng thú, sáng tạo trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của học sinh. Học sinh được quyền phát huy tính chủ động, trình bày quan điểm sống, ý kiến của bản thân một cách thiết thực và khách quan nhất. Có thể xem đây là một diễn đàn mở, học sinh thể hiện những hiểu biết, nhận thức của chính bản thân mình về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh bản thân mình.
	Có thể nói hướng ra đề kiểm tra mở đối với học sinh theo bản thân tôi đã tạo được sự thích thú, hứng khởi và tâm lý thoải mái cho học sinh trong đánh giá và kiểm tra. Học sinh không phải học thuộc lòng từng câu, từng chử của bài học mà nó được tái hiện lại thông qua sự vận dụng, hiểu biết của nó trong cuộc sống thường ngày như thế nào. Qua đó phát huy rất tốt sự sáng tạo của học sinh trong cách viết, trả lời và cảm xúc thực sự của các em thông qua bài viết. 
3. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của giáo viên trong hoạt động giảng dạy bộ môn GDCD
	Để mỗi giờ lên lớp bộ môn GDCD giảm bớt đi sự khô khan, nhàm chán, một trong những yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng xuất phát từ chính người giáo viên và nó góp phần tạo nên sự thành công hay không của tiết dạy. Hiện nay đời sống thông tin, diễn biến xã hội hết sức phong phú, có sự thay đổi hàng ngày. Vì thế mỗi tiết, giờ dạy trên lớp cũng chính là một kênh thông tin mang tính thực tiễn, thời sự rất thiết thực. Vì thế giáo viên cần tích cực tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Cần có sự hiểu biết, kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
	Để từ đó trong mỗi bài học giáo viên đã tự làm mới chính bản thân mình, làm cho kiến thức sách giáo khoa nó gắn liền với thực tế, giảm bớt tính khô khan, trừu tượng của nó, điều này kích thích rất lớn đối với học sinh.
Ví dụ khi dạy bài 3- Công dân bình đẳng trước pháp luật - lớp 12 , giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tìm hiểu về công tác phòng, chống tham nhũng và việc xử lí tội tham nhũng ở nước ta thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, không phân biệt người có chức vụ, quyền hạn cao hay thấp.
	Tuy nhiên, trên thực tế điều này đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết, vượt lên chính bản thân của mình, biết khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Có như vậy quá trình tự học tự trau dồi kiến thức mới thực sự thành công, hiệu quả.
	Giáo viên cần căn cứ vào phân phối chương trình linh hoạt điều tiết sao cho cân đối phù hợp, đảm bảo kiến thức cho học sinh, tuy nhiên không cứng nhắc. Những bài học từ 2 đến 3 tiết trở lên giáo viên chủ động phân bổ kiến thức một cách khoa học, thời gian còn lại giáo viên tổ chức cho học sinh xem phim hay tổ chức các chuyên đề, diễn đàn để học sinh thảo luận, trình bày ý kiến, quan điểm tự chủ của mình.
	Ví dụ : Khi dạy bài 2- Thực hiện pháp luật (Giáo dục công dân lớp 12), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu trường hợp điển hình sau :
Nhận hối lộ, hạt trưởng kiểm lâm Cát Tiên lãnh 8 năm tù
Ngày 20 tháng 6 Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng mở phiên sơ thẩm xét xử, tuyên phạt Huỳnh Văn Lâm (trú tại Phù Mỹ, Cát Tiên, Lâm Đồng) 8 năm tù về tội nhận hối lộ.
Ông Vũ Đức Chung - trưởng phòng Kinh doanh của công ti Cổ phần xây dựng và thương mại Việt Đức khai rằng vào tháng 10/2007, hạt trưởng hạt kiểm lâm Cát Tiên Huỳnh Văn Lâm đòi công ty phải chi 30 triệu đồng mới được làm thủ tục vận chuyển 308,5 m³ gỗ và phía công ty đã đưa cho Lâm số tiền này. Tuy nhiên, Lâm chỉ thừa nhận đã lấy của Công ti 10 triệu đồng. Cuối tháng 2/2008, Lâm lại đòi 30 triệu đồng khi công ti này tận thu lâm sản dưới lòng sông Đồng Nai. Hai bên đã gặp gỡ tại quán cà phê ở thị trấn Đồng Nai, ông Chung đưa cho Lâm phong bì đựng 10 triệu đồng và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu nữa. Khi Lâm vừa đút túi số tiền 10 triệu đồng thì bị Công an Lâm Đồng bắt quả tang.
(nguồn: TiênPhong.vn)
Câu hỏi :
a/ Theo em, hành vi của Huỳnh Văn Lâm đã vi phạm pháp luật loại gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí loại gì ? Vì sao ?
b/ Em có suy nghĩ gì về việc xử lí của các cơ quan pháp luật đối với hành vi của Huỳnh Văn Lâm ?
	Như vậy, giáo viên phải là thủ lĩnh biết tạo dựng các tình huống, kịch bản sáng tạo, phù hợp cho không gian và nội dung bài học cho học sinh. Đảm bảo những yêu cầu đặt ra đó là không gian lớp, thời gian tiết học, tâm lý học sinh, không quá cầu kỳ và không quá ồn ào, vì có thể ảnh hưởng đến những lớp bên cạnh.
	Giáo viên phải thường xuyên sưu tầm, nắm bắt kịp thời các thông tin và có sự đầu tư, chắt lọc kiến thức, lựa chọn những đoạn phim câu chuyện đạo đức, pháp luật phù hợp bài học, tránh tác dụng ngược. 
	Kết thúc một hoạt động dạy và học trên lớp giáo viên cần phải tạo cho học sinh tính tích cực, chủ động trong học tập là cái gì? Vì xuất phát từ thực tế là học sinh về nhà rất ít khi đọc bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Vì thế khi giáo viên tạo được một tiết dạy hiệu quả trên lớp sẽ kích thích hứng thú cho học sinh học tập và nghiên cứu. Do đó giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh những câu hỏi tình huống hay, xoay quanh những vấn đề gợi mở gắn liền với nội dung bài học mới. Có như vậy nó sẽ tạo nên tính liên hoàn và logic của nội dung bài học, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
4 . Hiệu quả thực tế thu được từ đề tài
	Qua thời gian công tác và giảng dạy tại trường, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Giáo dục công dân. Vì thế bản thân tôi đã trực tiếp áp dụng vào giảng dạy môn học và có sự điều chỉnh so sánh, khi một số lớp sử dụng phương pháp truyền thống, đơn thuần, một số lớp sử dụng linh hoạt các phương pháp như đã trình bày. Từ đó, thông qua khảo nghiệm tôi rút ra được một số kết quả như sau:
Năm học
Hứng thú học tập
Ý thức học tập nghiêm túc
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
2013-2014
42%
58%
31%
69%
2014-2015
41%
59%
44%
56%
	Từ đó có thể nhận thấy, mặc dù trong quá trình thực tế giảng dạy giáo viên gặp không ít khó khăn trong sưu tầm và tiến hành các phương pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nhưng qua kết quả đó, phần nào cho thấy học sinh đã thích thú học tập bộ môn và có ý thức học tập ngày càng nghiêm túc hơn. Đến mỗi tiết dạy giáo viên càng thấy hứng khởi, học sinh có nhiều niềm vui yêu thích bộ môn hơn, điều đó càng làm cho bản thân tôi ngày càng yêu nghề hơn và không ngừng tìm tòi, sưu tầm và suy nghĩ nhằm tạo nên những giờ dạy sinh động, vui vẽ, tạo niềm thích thú cho học sinh. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
	Như vậy, để một tiết dạy GDCD 12 thật sự hiệu quả và đem lại nhiều cảm hứng, thích thú đối với học sinh đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết và đầu tư nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu. Có như vậy một tiết dạy trên lớp mới mang lại nhiều hiệu quả thực tế và tạo niềm hứng khởi cho học sinh.
	Môn GDCD 12 được học sinh và không ít phụ huynh, nhà quản lý xem dây là môn phụ và không quan trọng, để phá vở những quan niệm và cách nghĩ này đòi hỏi cả một quá trình, nhưng điều đầu tiên đó là chính mỗi thầy cô giáo là người trực tiếp đứng lớp và đưa lại vị thế của chính bộ môn của mình. 
	Vì thế đổi mới phương pháp, cách nghĩ, cách giảng dạy và cách đánh giá chính là bước tiến vững chắc và tạo tâm lý hứng khời, sang tạo, thích thú cho học sinh. Qua đó sẽ tác động lên chính đối tượng là học sinh và phụ huynh cũng như các nhà quản lý.
	 Vì thế mỗi nhà giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn này cần hiểu được rằng không có phương pháp nào là tối ưu mà là sự linh hoạt, đầu tư nghiên cứu và sự tìm tòi sáng tạo của chính giáo viên giảng dạy bộ môn. Có như vậy mới từng bước tìm lại vị thế của bộ môn và sự hứng khời cho chính học sinh.
* Kiến nghị
1. Các cấp lãnh đạo, quản lý cần phải chú ý đến việc đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đúng đắn đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD.
2.  Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh và giáo viên.
3. Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho trang thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn.
4.  Nhà trường phải giúp cho các em có cái nhìn đúng đắn về vị trí quan trọng của môn GDCD trong trường THPT. 
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THÁI ĐỘ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GDCD KHỐI LỚP 12
Câu 1: Em nhận thức thế nào về tầm quan trọng của việc học tập môn GDCD 12 ở THPT là:
Cần thiết 
Không cần thiết 
Học với tư cách là môn học phụ không liên quan tới thi hết học kỳ hay thi tốt nghiệp 
Câu 2: Em có hứng thú học tập môn GDCD 12 không?
Có      
Không   
Ý kiến khác..
Câu 3: Em có hứng thú với nội dung/ phần nào của môn GDCD lớp 12?
Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học 
Công dân với đạo đức
Không hứng thú cả hai phần. 
Câu 4: Lý do em thích/ có hứng thú học môn GDCD lớp 12?
Tri thức môn GDCD rất cuốn hút 
Giáo viên dạy hấp dẫn.
Học dễ, kết quả cao 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo dục Công dân 10, Nxb Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo dục Công dân 11, Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo dục Công dân 12, Nxb Giáo dục.
4. Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục công dân 11, Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2011), Học và thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục công dân 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
7. Lê Thị  Bừng (2000), Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm.
8. Trần Văn Chương, Tình huống giáo dục Công dân 10 (2006), Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Duy Nhiên (đồng chủ biên)(2007), Dạy và học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.
10. Hồ Ngọc  Đại (1983), Tâm lí học dạy học, Nxb giáo dục.
11. Tạp chí Giáo dục thời đại số 815/2013
12. Tạp chí Giáo dục thời đại số 613/2014
13. Tạp chí Cộng sản số 89/2013
14. Tạp chí Cộng sản số 27/2013
15. Tạp chí Cộng sản số 78/2014
16. Tạp chí Cộng sản số 88/2014

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_va_giang_day_noi_dung_tich_hop_pho.doc
Sáng Kiến Liên Quan