SKKN Tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua dạy học tích hợp liên môn Chuyên đề “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930”

Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến

7.1.1. Cơ sở lí luận

 Dạy học tích hợp liên môn là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông. Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

 Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn có ưu điểm:

 - Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

- Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

7.1.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, việc dạy học tích hợp nói chung và tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng trong dạy học Lịch sử đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.

Qua điều tra thực tế, tôi thấy số giáo viên thường xuyên thực hiện tích hợp và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng Lịch sử chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ lí thuyết. Việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm rèn đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh chưa thực sự được quan tâm. Trong dạy học Lịch sử hiện nay, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn chưa tìm được những biện pháp thích hợp để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bài giảng.

Về phía học sinh đa số các em không thích học Lịch sử và sợ học Lịch sử nhiều em chưa thực sự biết về những nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Nhiều sự kiện quan trọng, nhiều nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới một số học sinh không biết. Các em còn thờ ơ với những biến cố quan trọng của lịch sử cũng như công lao to lớn của các vị lãnh tụ. Việc hiểu biết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không đồng nhất trong các học sinh.

Vì vậy, tôi thấy việc dạy học tích hợp, đặc biệt tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử rất cần thiết.

 

doc67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua dạy học tích hợp liên môn Chuyên đề “Hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX; phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX với hai đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) tuy diễn ra sôi nổi nhưng đều bị thất bại " Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
=> Yêu cầu lịch sử đặt ra: phải tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn vừa giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam vừa đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- Phẩm chất và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc: 
+ Nhìn nhận hạn chế của các bậc tiền bối.
Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụPhan Bội Châu, Phan Châu Trinh  nhưng Người không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào.
Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, đó là sai lầm, chẳng khác gì đến “xin giặc rủ lòng thương”.
+ Thấy các cuộc cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ “chưa đến nơi”.
+ Phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên phạm vi quốc tế.
+ Phát hiện trong Luận cương của Lênin con đường giải phóng cho chúng ta.
Câu 4: Sau một thập kỉ đi tìm đường cứu nước, đến Đại hội đại biểu lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định gì? Ý nghĩa của những quyết định đó?
Trả lời:
	- Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua và Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
	- Những quyết định đó thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng, chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước tới chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. 
	- Những quyết định đó cũng mở đầu thời kì cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 5: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.
Trả lời:
Thời gian
Hoạt động
Ý nghĩa
Ngày 18/6/1919
Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Gây tiếng vang lơn.
Giữa tháng 7/1920
Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
Ngày 25/12/1920
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, chính trị của Nguyễn Ái Quốc - trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ năm 1921 đến giữa năm 1923
- Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921).
- Tích cực viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân.
- Xuất bản các tác phẩm: “Con rồng tre”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- Góp phần truyền bá tư tưởng tiến bộ về Việt Nam, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924
Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội V của Quốc tế cộng sản.
- Góp phần truyền bá tư tưởng tiến bộ về Việt Nam, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Ngày 11/11/1924
Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc)
Tháng 2/1925
Nguyễn Ái Quốc tập hợp những người Việt Nam yêu nước tiến bộ trong tổ chức Tâm tâm xã thành lập nhóm Cộng sản đoàn.
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Tháng 6/1925
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Câu 6: Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
Quá trình vận động thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam. Quá trình đó được bắt đầu từ năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và kết thúc vào đầu năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
1. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. 
Sau một thời gian dài gian khổ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua (12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã tích cực hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
a. Thời kì ở Pháp (1920 -1923)
- Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. 
- Người tham gia Hội “Những người yêu nước tại Pháp” vận động Kiều bào ủng hộ đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Người cùng một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp,sáng lập hội “Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” (1921) để gây tình đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
- Người tham gia xây dựng báo “Le Paria”, “Người cùng khổ” vào năm 1922. Người còn viết nhiều bài đăng trên báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”. Tiêu biểu nhất là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- Những sách báo do Người viết, một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác, khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, vận động quần chúng đấu tranh. 
b. Thời kì ở Liên Xô (1923 - 1924)
- Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923). Sau đó, Người ở Liên Xô một thời gian ngắn để hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn về Cách mạng tháng Mười Nga.
- Trong thời gian này, Người viết nhiều bài đăng trên báo “Sự thật” - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, “Thư tín quốc tế” - Cơ quan ngôn luận của Quốc tế cộng sản.
	- Tháng 7/1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và đọc tham luận tại Đại hội, trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng - chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta. Những tư tưởng đó là:
+ Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
+ Xác định giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
c. Thời kì ở Trung Quốc (1924 - 1927)
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để tập hợp những người yêu nước ở Việt Nam, truyền bá giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác - Lêni.
- Đầu tiên Người tìm hiểu và cải tổ Tâm Tâm xã thành “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (6-1925). Người sáng lập báo “Thanh niên” (1925). Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước, Người tham gia sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” để gây tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực. 
- Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã mở nhiều lớp huấn luyện (1925-1927) đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Những bài giảng của Người sau này tập hợp lại trong cuốn “Đường kách mệnh” được xuất bản ở Trung Quốc vào năm 1927.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
2. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam đã đưa tới sự chín muồi của những điều kiện để thành lập chính đảng Mác xít ở Đông Dương. Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn phù hợp nữa. Cuộc đấu tranh để thành lập chính đảng Mácxít đã bắt đầu diễn ra gay gắt trong nội bộ những người cách mạng Việt Nam. Đó là lí do để dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Sự hoạt động riêng lẽ của ba tổ chức Công sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. 
- Một yêu cầu cấp thiết, cần phải hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu đó, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) tại Hương Cảng - Trung Quốc. 
- Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 7: Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam...”. Rút ra những phẩm chất tiêu biểu của Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh và giải thích nguồn gốc của những phẩm chất đó?
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng dân tộc, là vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Từ buổi thanh xuân đến khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã cống hiến tất cảsức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghị quyết của UNESCO có đoạn viết: “Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam...”.
1. Những phẩm chất tiêu biểu của Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh
- Hy sinh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thể hiện lòng yêu nước thiết tha, trung thành với sự nghiệp của nhân dân “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và đấu tranh cho thắng lợi của cách mạng thế giới. 
- Tinh thần đấu tranh bất khuất, dù gian khổ, hy sinh đến đâu cũng không nản trí”Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không là nô lệ”. 
- Người là trung tâm của sự đoàn kết toàn dân”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
- Biểu tượng của tinh thần yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính.
- Tiêu biểu cho đạo đức cách mạng.
2. Nguồn gốc của những phẩm chất tiêu biểu đó
	- Truyền thống gia đình, quê hương, đất nước.
- Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của các vị anh hùng dân tộc trước đó và những tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Do thực tiễn đấu tranh cách mạng.
- Do sự phấn đấu của bản thân.
Câu 8: Ngày nay, thế hệ trẻ cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Trả lời:
- Phải suốt đời phấn đấu, hi sinh cho lí tưởng của Đảng, của dân tộc.
- Phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc là trên hết.
- Phải có phẩm chất, đạo đức cách mạng.
- Phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Phiếu KWL:
PHIẾU KWL
Tên bài học: HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1930.
Họ và tên: Nguyễn Vũ Phương Anh
Nhóm: 1	 Lớp 12A7 	 Trường THPT Bình Xuyên
K
(Những điều đã biết)
W
(Những điều muốn biết)
L
(Những điều đã học được)
- Năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Cảng Nhà Rồng.
- Trong giai đoạn đầu rời quê hương Bác làm những nghề gì để kiếm sống.
- Bác làm phụ bếp, làm công nhân 
- Bác muốn đi sang Phương Tây để tìm đường cứu nước
- Hành trình của Bác đi như thế nào?
- Từ tháng 6 năm 1911 đến hết năm 1911 Bác ở Pháp.
- Năm 1912 Bác đi vòng quanh Châu Phi sang Châu Mỹ.
- Đầu năm 1913 Bác tới Anh sau đó lại quay trở lại Pháp
Tinh thần yêu nước của Bác
- Bài học từ cuộc đời hoạt động của Bác.
- Trong cuộc sống hiện nay việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện ở:
+ Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức.
+ Yêu quê hương đất nước.
+ Phấn đấu hết mình vì sự giàu đẹp và phát triển của quê hương đất nước.
PHIẾU KWL
Tên bài học: HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1930.
Họ và tên: Chu Thị Hồng Phương
Nhóm: 2	 Lớp 12A7 Trường THPT Bình Xuyên
K
(Những điều đã biết)
W
(Những điều muốn biết)
L
(Những điều đã học được)
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
- Mục đích của Hội Liên hiệp thuộc địa
- Tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất nước Pháp đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tích cực viết báo Nhân đạo, Đời sống công nhân
- Tác dụng của các bài báo tới người dân như thế nào?
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dùng cách viết báo để thức tỉnh tinh thần cách mạng trong nhân dân
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập khi nào? Nhằm mục đích gì?
- Thành lập tháng 6/1925
- Mục đích: Tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân đoàn kết đứng lên đấu tranh lật đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924)
Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô, Người đã làm gì để tuyên truyền cách mạng.
- Học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài.
Đức tính của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Những vấn đề liên quan đến cuộc sống của Người?
- Giản dị, mộc mạc, đơn sơ, sống có hoài bão có lí tưởng, dám vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đi tìm đường cứu nước.
PHIẾU KWL
Tên bài học: HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1930.
Họ và tên: Dương Thị Lan Anh
 Nhóm: 3	 Lớp 12A7 	 Trường THPT Bình Xuyên
K
(Những điều đã biết)
W
(Những điều muốn biết)
L
(Những điều đã học được)
Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam
- Tại Hội nghị thàh lập Đảng
- Đối với cách mạng Việt Nam
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất được các tổ chức cộng sản uy tín và năng lực của người là nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của Đảng.
- Là người Việt Nam đầu tiên tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, chuẩn bị tư tưởng chính trị tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Nội dung ý nghĩa của cương lĩnh chính trị
- Nội dung của cương lĩnh
- Ý nghĩa
- Xác định tính chất lực lượng, nhiệm vụ lãnh đạo của CMVN và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới.
- Đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, ngọn cờ đoàn kết Đảng, tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
Quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Nội dung của Hội nghị Đảng
- Bầu ra ban chấp hành Đảng lâm thời
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Để thực hiện sáng kiến có hiệu quả cần có một số điều kiện:
- Phương tiện, trang thiết bị là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực. Đây là điều kiện cần, là cơ sở để thực hiện dạy học thành công. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cần một không gian rộng rãi, thoải mái, đủ ánh sáng, có ghế ngồi đối diện nhau để giáo viên và học sinh dễ dàng di chuyển; cần các phương tiện dạy học đầy đủ như máy tính, mạng internet, máy chiếu, tài liệu học tập, giấy viết, băng dán, bút dạ, bảng ghim 
- Giáo viên phải thường xuyên cập nhật và thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật dạy học hợp tác. Giáo viên phải là người không ngại khó, không ngại khổ, phải hòa đồng với lớp, đứng ra làm cố vấn, trọng tài, vô tư, công minh, làm chỗ dựa cho học sinh trong quá trình học tập hợp tác.
- Giáo viên phải thường xuyên trao đổi, chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp bởi sự khác nhau về trí tuệ, trình độ, cách thức tư duy, phong cách tác phong nhà giáo  Thông qua sự tác động qua lại mà giáo viên có thể gợi ý cho nhau, bổ sung lẫn nhau và chia sẻ những thành công, thất bại của mình để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo; nghĩa là trong tập thể giáo viên phải tạo dựng được môi trường hợp tác trước khi tạo môi trường hợp tác cho học sinh.
- Học sinh phải nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ, tích cực tham gia học tập hợp tác và có ý thức trong việc rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác.
- Cần được sự thống nhất, ủng hộ trong toàn trường từ việc thay đổi tư duy xóa bỏ quan hệ quyền uy, thứ bậc đến việc làm cụ thể nhằm xây dựng nên một môi trường lớp học; tạo sự cởi mở, thân thiện, giúp các em học sinh không ngại ngần trong chia sẻ hay tư vấn từ phía giáo viên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ “vừa hồng vừa chuyên”. Thì mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao tri thức, thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học.
Để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy môn lịch sử cần thực hiện một số yêu cầu sau:
- Đối với nhà trường và Tổ Sử - Địa - GDCD: Cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Trong các ngày lễ lớn, hoặc chương trình ngoại khóa lịch sử tổ Sử - Địa - GDCD kết hợp với đoàn thanh niên cho học sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
- Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh 
- Nhà trường phải có phòng truyền thống cách mạng, ảnh tư liệu về Bác và các chiến sĩ cách mạng, những nhà yêu nước để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
- Tổ Sử - Địa - GDCD mỗi năm học phải phát động học sinh sưu tầm ảnh tư liệu lịch sử về Bác, lịch sử cách mạng
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến khi được áp dụng không những giúp giáo viên có những cơ sở định hướng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, nhất là năng lực vận dụng kiến thức liên môn và định hướng trong việc đổi mới phương pháp dạy học mà còn góp phần định hình và phát triển năng lực cho học sinh, góp phần tăng cường hứng thú của học sinh trong giờ học lịch sử và học sinh cảm thấy yêu thích môn lịch sử hơn.
Sáng kiến khi đựơc áp dung không những giúp giáo viên có những cơ sở định hướng trong việc rèn luyên đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh mà còn góp phần giúp học sinh có những hiểu biết đúng đắn rõ ràng về những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đó bồi dưỡng cho các em lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành ý thức noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong học tập cũng như trọng cuộc sống.
Sáng kiến khi được áp dụng đã mang lại tính hiệu quả cao, vì thế, có thể áp dụng sáng kiến trong việc dạy và học Lịch sử ở những bài học khác nhau, với đối tượng học sinh khác nhau, nhất là có thể áp dụng trong ôn thi THPT Quốc gia.
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Học sinh được hình thành và phát triển năng lực hợp tác bên cạnh các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử, từ đó tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức lịch sử.
Học sinh được tìm hiểu những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó các em hình thành ý thức muốn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
Tên tổ chức/ cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
12A7
Trường THPT Bình Xuyên
Lịch sử
Bình Xuyên, ngày tháng năm 201
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Bình Xuyên, ngày tháng năm 201
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đào Minh Nguyệt

File đính kèm:

  • docskkn_tang_cuong_hung_thu_cho_hoc_sinh_thong_qua_day_hoc_tich.doc
Sáng Kiến Liên Quan