SKKN Sử dụng tư liệu, phim ảnh những nước đã xâm lược cai trị dân tộc ta vào giảng dạy Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 để giúp học sinh nắm vững lịch sử đánh giặc của cha ông ta
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh là nhà quân sự cách mạng đại tài là anh hùng giải phóng dân tộc. - tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, phát huy truyền thống đánh giặc của tổ tiên. Đồng thời là sự vận dụng học thuyết Mác Lênin về lĩnh vực quân sự cùng những kinh nghiệm hoạt động quân sự của các nước trên thế giới vào thực tế Việt Nam. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng, quan điểm về quân sự. Đặt cơ sở cho việc hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ xa xưa cho đến khi có Đảng cùng với toàn dân cả nước tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Phát huy những truyền thống vẻ vang nghệ thuật đánh giặc độc đáo của tổ tiên Đảng ta đã vận dụng, kế thừa và phát triển những tinh hoa quân sự dân tộc vào trong: Chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và Phía Bắc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với bạn Lào và Campuchia.
+ Ngày nay truyền thống, kinh nghiệm quý báu đó vẫn được lực lượng vũ trang và nhân dân ta thừa kế, phát triển lên một trình độ mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong điều kiện mới.
Tóm lại, Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước gian khổ nhưng đầy vinh quang, tự hào, lịch sử đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta ngày được thế hệ tiếp theo kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển đến tinh hoa nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc. Song do thực tế đất nước ta chưa có lưu giữ được những tư liệu quí báu hay những thước phim tái hiện, lột tả một cách đầy đủ sức mạnh tài ba của nhiều anh hùng vĩ đại của dân tộc qua các triều đại lịch sử và cũng từ lý do đó mà thế hệ học sinh sau này cũng bị mai một và hạn chế ham mê tìm hiểu lịch sử của dân tộc. Hơn nữa theo PPCT tiết 1. bài 1 SGK (I – Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam) với khối lượng kiến thức quá nhiều theo tôi đây là tiết dạy để giáo viên giải quyết tốt mục tiêu – nhiệm vụ tiết dạy là tương đối khó. Từ cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên cho đến sau thời kỳ chống đế quốc Mỹ. Là cả một chiều dài lịch sử mà cha ông ta phải luôn đứng lên chống giặc ngoại xâm để giành và bảo vệ độc lập với biết bao cuộc chiến tranh, khởi nghĩa. Muốn hoàn thành tốt tiết dạy này tôi nghĩ giáo viên phải là người nắm vững kiến thức lịch sử và tìm hiểu sâu sắc từng cuộc chiến tranh, khởi nghĩa theo chiều dài lịch sử dân tộc, phương pháp vận dụng vào tiết dạy phải thật phù hợp.
Điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử truyền thống đánh giặc của cha ông ta. Song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu và vận dụng những thước phim hình ảnh và tư liệu lich sử qua các triều đại lịch sử của nước đã xâm lược, cai trị dân tộc mình vào việc xây dựng và sử dụng sáng kiến để dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS đồng thời qua đó cũng giúp học sinh thấy được sức mạnh và sự thông minh sáng tạo của cha ông ta trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước. Những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “Sử dụng tư liệu, phim ảnh những nước đã xâm lược cai trị dân tộc ta vào giảng dạy Tiết 1: Bài 1(SGK GDQP – AN 10) để giảng dạy ở Trường THPT chúng tôi.
ực nghiệm: Gồm HS lớp 10A2 (số lượng 41 HS) Với những điều kiện tương đồng về học lực, tỷ lệ nam nữ của 2 lớp như nhau. Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 09/2020 – 10/2020. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng thực hiện nội dung học tập theo những thời điểm như nhau. IV.2. Kết quả thực nghiệm * Biểu hiện các hành động tham gia trong giờ học: So sánh kết quả trung bình về mức độ của các biểu hiện ở bảng IV.1. Các hình IV.1 và IV.2. Bảng IV.1 Mức độ biểu hiện tính tích cực trong dạy học Lớp Tỉ lệ (B1) Tỉ lệ (B2) Tỉ lệ (B3) Tỉ lệ (B4) Tỉ lệ (B5) Đối chứng 8/41=0.20 11/41=0.27 15/41=0.37 12/41=0.29 K Thực nghiệm 23/42=0.55 27/42=0.64 2=6/42=0.62 21/42=0.50 C Hình IV.1 Biểu hiện tích cực ở lớp đối chứng B1=0.20 B4=0.29 B3=0.37 B20.27 Hình IV.2 Biểu hiện tích cực ở lớp thực nghiệm B4=0.50 B1=0.55 B3=0.62 B2=0.64 + Chỉ số B1: Chỉ số HS tập trung chú ý vào nội dung bài học, ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này cho thấy, thông qua giảng dạy sử dụng sáng kiến nhằm lôi cuốn HS học tập một cách thoải mái, tự nhiên và phát huy sự tập trung chú ý, tích cực tham gia hoạt động học của các em vừa giúp các em ghi nhớ kiến thức bài học thông qua nội dung giảng dạy một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn. + Chỉ số B2: Mức độ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng rất nhiều. Điều này cho ta thấy, ở lớp thực nghiệm việc học tập của HS được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán, HS được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, giải trừ được những mệt mỏi căng thẳng trong học tập. + Chỉ số B3: Chỉ số HS tìm kiếm tư liệu để giải quyết nhiệm vụ học tập ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. + Chỉ số B4: Chỉ số HS hợp tác nhóm ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. Bởi vì ở lớp đối chứng để giải quyết nhiệm vụ học tập HS thường rất ngại hợp tác, trao đổi với nhóm, các em học tập một cách thụ động tỏ ra mệt mỏi, uể oải.Còn đối với lớp thực nghiệm vì phải giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua tranh luận tìm hiểu nên các em rất tích cực hợp tác với nhóm để giành lấy sự chiến thắng. + Chỉ số B5: Mức độ trao đổi ý kiến ở lớp thực nghiệm cũng nhiều hơn so với lớp đối chứng. Quan sát giờ học, chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm ngoài những HS tích cực tham gia các nội dung học, các em khác không tích cực tham gia học tập nhưng vẫn có sự trao đổi ý kiến với các bạn bên cạnh mình. Còn ở lớp đối chứng, không khí học tập yên lặng hơn. Như vậy, không khí học tập ở các lớp thực nghiệm sôi động hơn, HS tích cực hơn để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua nội dung bài dạy. IV.3. Kết luận Qua thực nghiệm đã cho thấy tính ổn định các kết quả của nhóm thực nghiệm - Vận dụng các biện pháp mang tính quy trình khi xây dựng và sử dụng sáng kiến trong dạy Tiết 1: bài 1: SGK GDQP lớp 10 nghĩa là giúp cho HS chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho HS thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học tập, tự bản thân mỗi học sinh đều phải tư duy tìm tòi thông qua tiết học và bằng hoạt động của mình kiến tạo tri thức, hình thành kỹ năng hoạt động học cho bản thân. - Kết quả trên đây đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Việc vận dụng các biện pháp khi sử dụng sáng kiến trong dạy học Tiết 1: bài 1: SGK GDQP lớp 10 có hiệu quả bước đầu nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS và góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học môn GDQP-AN hiện nay. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.a. Vấn đề tích cực hóa học tập của HS trong dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, kích thích tư duy, nâng cao hứng thú học tập môn GDQP-AN. Việc sử dụng sáng kiến này trong dạy học môn GDQP-AN có rất nhiều tác dụng và đặc biệt thuận lợi khi các trường có đủ phòng dạy học bằng máy tính chúng ta có thể chuyển sang soạn giáo án poweirpoint, trình chiếu thêm một số đoạn phim ảnh càng tăng thêm sự hứng thú học sinh. 1.b. Tính tích cực học tập môn GDQP-AN của HS chưa cao, vẫn còn hiện tượng HS học “đối phó” coi đó là môn phụ, HS chưa hứng thú với môn học,nhất là khi Gv chuẩn bị soạn bài thiếu chu đáo chưa nắm chắc kiến thức lịch sử của dân tộc mình và các triều đại Trung Hoa dẫn đến bài dạy khô khan về nội dung và khá trừu tượng làm cho lớp học dễ bị thụ động. Đã có một số GV sử dụng áp dụng hình ảnh, phim trong quá trình dạy học môn GDQP-AN nhưng nhìn chung việc sử dụng còn đơn điệu do GV vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế bài dạy và công tác chuẩn bị dạy học, hình thức tổ chức chưa phong phú, hấp dẫn nên đôi khi chưa thu hút, lôi cuốn được tất cả HS tham gia học tập. 1.c. Chúng tôi đã xây dựng, thống kế các cuộc chiến tranh theo chiều dài lịch sử của dân tộc mình cũng như các triều đại trung Hoa và đưa ra các biện pháp sử dụng dạy học ở trên chỉ mang những gợi ý cơ bản trong dạy học Tiết 1: bài 1: SGK GDQP lớp 10. GV cần sáng tạo, linh hoạt theo điều kiện dạy học, tại trường và cần bổ sung thêm nhiều phương pháp dạy học và biện pháp sử dụng mới phù hợp với phong cách giảng dạy của bản thân cũng như theo đúng tình huống đối tượng dạy học cụ thể. 1.d. Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng sáng kiến này trong dạy học Tiết 1: bài 1: SGK GDQP lớp 10 giúp cho HS chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho họ thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra. Kết quả thực nghiệm được xử lý và kiểm định thống kê phù hợp với tính chất của dữ liệu thu được. Đồng thời kết quả thực nghiệm cho thấy tính tích cực và kết quả học tập của HS được cải thiện phần nào nhờ tác động của kiến thức từ phim ảnh lịch sử, bài thơ ca qua môn học ngữ văn và các biện pháp sử dụng phù hợp trong dạy học Tiết 1: bài 1: SGK GDQP lớp 10. 2. Kiến nghị 2.a. Đối với giáo viên - Giáo viên trong tổ cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn hơn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng thiết kế giáo án, công tác chuẩn bị cho từng tiết dạy nói chung và tiết 1 bài 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam và sử dụng hợp lý trong dạy học môn GDQP-AN cũng như các biện pháp dạy học khác nhau nhằm tích cực hóa quá trình học tập của HS. Bên cạnh đó, căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn GDQP-AN, GV có thể sưu tầm và thiết kế đầu tư nhiều thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị lên lớp, cần nghiên cứu dự kiến công tác chuẩn bị để áp dụng soạn và thực hiện giảng dạy ở nội dung một số bài học khác. 2.b. Đối với nhà trường - Nhà trường cần chỉ đạo và tổ chức thường xuyên bồi dưỡng cho GV về các phương pháp dạy học, khuyến khích GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Đối với ban chuyên môn của nhà trường nên đề xuất với Ban chuyên môn Sở GD & ĐT nghệ An nên điều chỉnh lại PPCT của bài 1: SGK lớp 10. Mục I có thể chia ra làm 2 tiết. Mục II làm 2 tiết. - Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, trang bị các phòng chức năng, máy móc, phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp10,11,12, NXB giáo dục, 2010. 2. Giáo trình Giáo dục quốc phòng, bậc Đại học, Cao đẳng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2005. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Bản trích), Hà Nội, 2009. 4. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực tự học của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD&ĐT, Vụ GV, Hà Nội. 5. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội 6. Lịch sử 4000 năm văn hiến. (Việt sử toàn thư) 7. Lịch sử đất nước qua các triều đại Trung Hoa 5000 năm. 8. Tóm tắt lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời đại. PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN MÔN GDQP-AN Thầy cô cho ý kiến của mình bằng cách chọn một trong các đáp án và khoanh tròn (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời, khoanh tròn các lựa chọn); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy (Cô). Câu 1: Sử dụng hình ảnh, tư liệu lịch sử nước đã xâm lược cai trị mình để so sánh làm rõ truyền thống lịch sử đánh giặc của cha ông ta trong dạy học Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) theo ý kiến của Thầy (Cô) là: a) Rất cần thiết b) Cần thiết c) Không cần thiết Câu 2: Theo Thầy (Cô) sử dụng sáng kiến này trong dạy học Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) có tác dụng như thế nào? (Khoanh tròn vào các số lựa chọn: 5. Rất có tác dụng; 2. Tác dụng; 3: Bình thường ; 2. Không tác dụng lắm; 1. Hoàn toàn không có tác dụng). Các tác dụng của việc sử dụng sáng kiến Mức độ Tập trung sự chú ý của HS 5 4 3 2 1 Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập 5 4 3 2 1 HS hiểu và nắm kiến thức sâu hơn 5 4 3 2 1 Hình thành cảm xúc, động cơ, hứng thú học tập 5 4 3 2 1 Rèn kỹ năng tương tác, phối hợp giải quyết nhiệm vụ học tập giữa HS với GV 5 4 3 2 1 Nâng cao tương tác GV – HS trong dạy học 5 4 3 2 1 Rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử trong học tập 5 4 3 2 1 Phát triển tư duy sáng tạo, tìm cái mới của HS 5 4 3 2 1 PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH Học sinh cho ý kiến của mình bằng cách chọn một trong các đáp án và khoanh tròn (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời, khoanh tròn các lựa chọn); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Câu 1: GV sử dụng hình ảnh, tư liệu lịch sử nước đã xâm lược cai trị mình để so sánh làm rõ truyền thống lịch sử đánh giặc của cha ông ta trong dạy học Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) ở lớp của anh (chị) là: a) Rất cần thiết b) Cần thiết c) Không cần thiết Câu 2: Trong dạy học Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10), theo anh (chị) GV sử dụng phim ảnh tư liệu lịch sử nước đã xâm lược, cai trị mình để giúp cho học sinh hiểu bài là: a) Rất cần thiết b) Cần thiết c) Không cần thiết Câu 3: Trong dạy học Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10), anh (chị) thích GV sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học nào? a) Thuyết trình (không đặt câu hỏi) b) Đàm thoại (đặt câu hỏi để HS trả lời) c) Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả d) Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi e) Hình thức khác PHỤ LỤC 3 Đề kiểm tra 15 phút lần 1 (Dùng cho cả 2 lớp thử nghiệm và đối chứng) Câu 1: Anh (chị) trình bày tóm tắt hai cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược? Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và nét đặc sắc nghệ thuật quân sự của cha ông ta trong hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược? Đề kiểm tra 15 phút lần 2 (Dùng cho cả 2 lớp thử nghiệm và đối chứng) Câu 1: Anh (chị) trình bày tóm tắt ba lần chống quân Mông – Nguyên xâm lược? Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và nét đặc sắc nghệ thuật quân sự của cha ông ta trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược? PHỤ LỤC 4 PHIẾU DỰ GIỜ Tên bài:............................................................................Tiết:..Lớp Ngày dạy:. .. GV dạy:.. Người dự: .. Tiến trình bài dạy Nội dung học Tên nội dung được sử dụng Biện pháp sử dụng Biểu hiện tích cực của HS Ghi chú B1, B2, B3, B4, B5 - Đánh giá chung: - Tính trung bình mỗi chỉ số cho một câu hỏi + B 1: + B 2: + B 3: + B 4: + B 5: CK - Biện pháp sử dụng sáng kiến của GV: MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 B. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lí luận nghiên cứu vấn đề 4 I.1. Lịch sử, truyền thống kinh nghiệm và nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên 4 I.2. Chủ nghĩa Mác Lênin. 4 I.3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. 4 I.4. Phân nhóm các cuộc chiến tranh xâm lược 5 I.4.a. Nguyên tắc chung phân nhóm 5 I.4.b. Tác dụng của việc sử dụng sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao tính tích cực học tập của HS trong dạy Mục I : Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 5 II. Thực trạng xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 6 II.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 6 II.2. Kết quả khảo sát. 7 II.2.a. Nhận thức của HS về việc xây dựng và sử dụng sáng kiến trong dạy Tiết 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 7 II.2.b. Nhận thức của GV về vai trò, tác dụng của sáng kiến trong dạy Tiết 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 7 II.2.c. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng sáng kiến của GV trong sáng kiến trong dạy Tiết 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 7 II.3. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 8 II.3.a. Những thuận lợi khi xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 8 II.3.b. Những khó khăn khi xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy Mục 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 8 III. Phương pháp“Sử dụng phim ảnh, tư liệu lịch sử các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta để giúp học sinh học tốt tiết 1: bài 1: SGK GDQP lớp 10 ” 9 III.1. Các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta từ TK III.Tr CN đến nay. 9 III.1.a. Từ thế kỷ III TCN đến năm 179 TCN. 9 III.1.b. Từ thế kỷ I đến thế kỷ X 9 III.1.c. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX 9 III.1.d. Từ thế kỷ XIX đến năm 1945 9 III.1.e. Từ 1945 đến năm 1954 10 III.1.g. Từ 1954 đến năm 1975 10 III.2. Minh họa việc thiết kế và sử dụng sáng kiến vào dạy Tiết 1: Bài 1: (SGK GDQP – AN lớp 10) 9 Tiết 1: LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 10 II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 10 III. THỜI GIAN: 10 IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 10 PHẦN II. THỰC HÀNH BÀI GIẢNG: I.TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 5 PHÚT 10 II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . (35 PHÚT) II.1. HOẠT ĐỘNG 1. (7 phút) II.1.a. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên. 11 II.2. HOẠT ĐỘNG 2. (10 phút) II.2.a. Các cuộc chiến tranh giành độc lập(Từ Tk I - X) 14 III.2.c. HOẠT ĐỘNG 3. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC (Từ Tk X đến cuối XIX) 23 III.2.d. HOẠT ĐỘNG 4. CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ THỰC DÂN NỬA PHONG KIẾN (Tk X IX đến năm 1945) VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) 34 HOẠT ĐỘNG 5. Củng cố. (3 phút) 41 C. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (5 phút) 42 V. Thực nghiệm sư phạm năm học 2020 – 2021. V.1. Quy trình thực nghiệm 42 V.2. Kết quả thực nghiệm 42 V.3. Kết luận 44 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 44 2. Kiến nghị 2.a. Đối với giáo viên 45 2.b. Đối với nhà trường 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 1 49 PHỤ LỤC 2 50 PHỤ LỤC 3 51 PHỤ LỤC 4 52 CÂU HỎI NHÓM 1: HOẠT ĐỘNG 1 Cuộc kháng chiến chống quân Tần Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, lược đồ cuộc chiến và câu chuyện truyền thuyết các em hãy: Tóm tắt cuộc chiến tranh chống quân Tần ? Nguyên nhân quân Tần thất bại? Chiến tranh Tần-Việt Bách Việt Nhà Tần Chỉ huy và lãnh đạo Dịch Hu Tống Thục Phán (hoặc Kiệt Tuấn) Đồ Thư Sử Lộc Lực lượng không rõ 500.000 Thương vong và tổn thất không rõ hàng trăm ngàn quân chết CÂU HỎI NHÓM 1: HOẠT ĐỘNG 2 Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, lược đồ cuộc chiến và câu chuyện truyền thuyết các em hãy: Tóm tắt cuộc chiến tranh chống quân Triệu Đà? Nguyên nhân An Dương Vương thất bại? Lược đồ cuộc xâm lược của nhà Triệu Triệu Đà và 76 năm sống trên đất Việt CÂU HỎI NHÓM 1: HOẠT ĐỘNG 2 Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng và cuộc khởi nghĩa của Bà triệu Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, câu chuyện truyền thuyết các em hãy: Tóm tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và của Bà triệu? Nguyên nhân quân Tần thất bại? Lược đồ đường tiến quân của Hai Bà Trưng Bản đồ quận Cửu Chân thuộc quyền cai trị nhà Đông Ngô (thời tam quốc) CÂU HỎI NHÓM 2: HOẠT ĐỘNG 2 Cuộc khởi nghĩa chống Nhà Lương và nhàTùy Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, lược đồ cuộc khởi nghĩa các em hãy: Tóm tắt cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và của Triệu Quang Phục ? Nêu Nguyên nhân Thắng lợi và thất bại? + Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542. Lược đồ khởi nghĩa của Lý Bí + Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục năm 548. CÂU HỎI NHÓM 3: HOẠT ĐỘNG 2 Cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, kiến thức lịch sử và đồ cuộc khởi nghĩa các em hãy: Tóm tắt cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Khúc Thừa Dụ? Nêu Nguyên nhân Thắng lợi và thất bại? Lược đồ khởi nghĩa của Mai Thúc Loan Lược đồ khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ CÂU HỎI NHÓM 4: HOẠT ĐỘNG 2 Hai cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, kiến thức lịch sử và lược đồ cuộc kháng chiến các em hãy: Tóm tắt cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền? Nêu Nguyên nhân Thắng lợi và thất bại? Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần II CÂU HỎI NHÓM 1: HOẠT ĐỘNG 3 Hai cuộc kháng chiến chống quân Tống Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, câu chuyện lịch sử và lược đồ cuộc kháng chiến các em hãy: Tóm tắt hai cuộc kháng chiến chống quân Tống ? Nguyên nhân giành thắng lợi của Đại Việt và thất bại của quân Tống + Lần thứ nhất (981) do Lê Hoàn lãnh đạo Lược đồ trận thắng quân Tống xâm lược lần I + Lần thứ hai (1075 - 1077) dưới Triều Lý (tiêu biểu là Lý Thường Kiệt). Lược đồ trận đánh bến sông Như Nguyệt CÂU HỎI NHÓM 2: HOẠT ĐỘNG 3 Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 -1288) Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, kiến thức lịch sử và lược đồ cuộc kháng chiến các em hãy: Tóm tắt ba cuộc khang chiến chống quân Mông - Nguyên ? Nêu Nguyên nhân Thắng lợi của nhà Trần và thất bại của quân Mông - Nguyên? + Lần thứ nhất năm 1258. + Lần thứ hai năm 1282. + Lần thứ ba năm 1287 – 1288 CÂU HỎI NHÓM 3: HOẠT ĐỘNG 3 Cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu TK XV) Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, lược đồ cuộc kháng chiến các em hãy: Tóm tắt cuộc kháng chiến của Hồ Quý Ly và Lê Lợi? Nêu Nguyên nhân Thắng lợi và thất bại? + Do Hồ Quý Ly lãnh đạo (1406 - 1407). + Cuộc khởi nghĩa Lam sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo(1418 – 1427). CÂU HỎI NHÓM 4: HOẠT ĐỘNG 3 Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh (cuối TK XVIII) Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, kiến thức lịch sử lược đồ cuộc kháng chiến các em hãy: Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn thanh ? Nêu Nguyên nhân Thắng lợi và thất bại? + Chống quân Xiêm (1784 - 1785). + Chống quân Mãn Thanh (1788 - 1789). Lược đồ chiến thắng quân Mãn Thanh CÂU HỎI NHÓM 1: HOẠT ĐỘNG 4 Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ XIX – năm 1945 Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, sơ đồ trận chiến các em hãy trả lời: Tóm tắt cuộc đấu tranh giải phóng dân dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến thế kỷ XIX - 1945 ? Nguyên nhân giành thắng lợi của dân tộc ta và thất bại của thực dân Pháp? Lược đồ kháng chiến chống pháp lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn CÂU HỎI NHÓM 2: HOẠT ĐỘNG 4 Cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945 – 1954 Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, câu chuyện lịch sử và lược đồ trận chiến các em hãy trả lời: Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 - 1954? Nguyên nhân Thắng lợi của ta và thất bại của thực dân Pháp? Lược đồ chiến thắng Việt Bắc thu đông 1950. Lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ CÂU HỎI NHÓM 3: HOẠT ĐỘNG 4 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1945 – 1975 Dựa vào kiến thức lịch sử, văn học ở cấp THCS và những bộ phim, câu chuyện lịch sử và lược đồ trận chiến các em hãy trả lời: Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ năm 1954 - 1975? Nguyên nhân Thắng lợi của ta? Lược đồ miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội 1965-1968 Chiến dịch Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- skkn_su_dung_tu_lieu_phim_anh_nhung_nuoc_da_xam_luoc_cai_tri.doc