SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học làm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh Lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Để nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt, qua những năm công tác tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học, tăng cường luyện đọc, viết cho học sinh ngay từ khi các em bắt đầu học phân môn Học vần. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao đó là tăng cường và chú trọng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong các tiết Học vần.

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: lớp 1A và lớp 1B của trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Lớp 1B là lớp thực nghiệm, lớp 1A là lớp đối chứng. Trong khi lớp 1A, giáo viên ít chú trọng đến phương pháp trò chơi học tập trên các tiết dạy mà chỉ kèm cặp, luyện đọc, viết cho học sinh, thì tại lớp 1B, tôi lại tăng cường và chú trọng sử dụng phương pháp trò chơi học tập bên cạnh các phương pháp dạy học khác.

Trong khoảng thời gian hơn 4 tháng, kết quả bước đầu cho thấy giải pháp thay thế đã có tác động đáng kể đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,83; điểm bài kiểm tra sau tác động lớp đối chứng là 7,61. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p =0,00140 < 0,05="" có="" nghĩa="" là="" có="" sự="" khác="" biệt="" lớn="" giữa="" điểm="" trung="" bình="" của="" lớp="" thực="" nghiệm="" và="" lớp="" đối="" chứng.="">

 

doc23 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học làm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh Lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đáp án đã xây dựng (theo thang điểm 10).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
1. Trình bày kết quả: 
	Mô tả dữ liệu :
	Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.
	Lớp thực nghiệm: 
Công thức
Giá trị lớp thực nghiệm
Mốt
=MODE(F8:F30)
9,00
Trung vị 
=MEDIAN(F8:F30)
9,00
Giá trị TB
=AVERAGE(F8:F30)
8,83
Độ lệch chuẩn 
=STDEV(F8:F30)
1,27
	Lớp đối chứng :
Công thức
Giá trị lớp đối chứng
Mốt
=MODE(K8 : K30)
8,00
Trung vị 
=MEDIAN(K8 : K30)
8,00
Giá trị TB
=AVERAGE(K8 : K30)
7,61
Độ lệch chuẩn 
=STDEV(K8 : K30)
1,34
2. Phân tích dữ liệu
	Dùng phép kiểm chứng T-test so sánh giá trị trung bình các bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 
Thực nghiệm
Đối chứng
ĐTB
8,83
7,61
Độ lệch chuẩn 
0,27
1,34
Giá trị p của T-test 
0,00140
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn ( SMD)
0,91
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test phụ thuộc cho kết quả P=0,00140, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,91. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp trò chơi học tập đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần cho học sinh lB, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc sử dụng phương pháp trò chơi” đã được kiểm chứng. 
Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nhiệm và nhóm đối chứng
III. BÀN LUẬN:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,83, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,61. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,22; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,91. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,00140 < 0,05 (tương quan có ý nghĩa). Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động của phương pháp trò chơi vào kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. 
* Hạn chế: 
Việc tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi trong phân môn Học vần ở lớp Một là một giải pháp rất tốt nhưng lại có những hạn chế sau:
- Làm giáo viên mất nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị trò chơi, thời gian tiến hành chơi.
- Dễ làm học sinh sa đà vào việc chơi mà quên đi tính chất học tập của trò chơi.
- Nếu giáo viên không thường xuyên theo dõi, khuyến khích tất cả học sinh tham gia trong quá trình chơi, sẽ có một số học sinh không chơi cùng nhóm.
- Nếu tổ chức trò chơi không thay đổi, sáng tạo cũng gây cho học sinh sự nhàm chán.
Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có chịu khó sưu tầm, tự sáng tạo những trò chơi phù hợp với trình độ của học sinh, hình thức chơi phải đa dạng để thiết kế bài học hợp lí; đồ dùng phục vụ trò chơi đơn giản, dễ thực hiện trong quá trình hoạt động dạy – học có sử dụng trò chơi học tập. Đồng thời, không phải phương pháp dạy học nào cũng mang lại kết quả tốt ưu nếu người dạy học không biết sử dụng kết hợp và linh hoạt với các phương pháp khác. Trong dạy học, giáo viên cần phải điều hòa phương pháp trò chơi với các phương pháp dạy học khác để mang lại hiệu quả cao nhất.
IV. KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ:
1. Kết luận:
 	Qua một thời gian thực hiện sự tác động bằng việc tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần đã làm cho học sinh lớp thực nghiệm (lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1) đạt được những kết quả như mong muốn. Chất lượng học tập của các em được nâng cao hơn dựa trên điểm số của bài kiểm tra. Từ điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động là 5,57, qua 14 tuần thực nghiệm, bài kiểm tra của các em đã có kết quả cao hơn với điểm trung bình là 8,83. Với kết quả đó, cũng đã chứng minh được phương pháp trò chơi đã tác động có ý nghĩa đến lớp thực nghiệm.
Hơn nữa, qua sự quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét , đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh, một điều dễ nhận thấy là các em học sinh tại lớp 1B đã có những sự tiến bộ: 
- Về mặt năng lực, các em biết làm theo yêu cầu của giáo viên, biết thực hiện theo sự phân công của nhóm. Một số em lúc đầu còn hạn chế trong giao tiếp nhưng qua hoạt động trò chơi, các em có thêm sự tự tin, mạnh dạn hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, các em có tinh thần hợp tác nhóm rất tốt, biết chia sẽ và giúp đỡ các bạn trong nhóm, lớp. Một số em học sinh còn phát huy được khả năng đánh giá bản thân và đánh giá kết quả học tập của các bạn trong nhóm và các nhóm khác.
- Về mặt phẩm chất, dễ dàng thấy nhất đó là các em có sự hứng thú, tích cực học tập hơn trước, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, làm cho các em thêm yêu quý trường lớp, bạn bè, có thái độ tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động nhóm, lớp.
Như vậy, việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào dạy – học phân môn Học vần đã làm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
2. Khuyến nghị
	- Đối với các cấp lãnh đạo: 
+ Cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để học sinh có cơ hội sử dụng và mở rộng vốn tiếng Việt, như tổ chức các hội thi, giao lưu tiếng Việt, 
+ Trang bị đầy đủ hơn về đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
- Đối với giáo viên:
+ Phải nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
+ Không ngừng học hỏi kinh nghiệm trong phương pháp dạy học, trong việc tổ chức các hoạt động.
+ Tìm tòi sáng tạo những trò chơi học tập phù hợp với bài học, cách chơi đơn giản, hình thức chơi đa dạng và thể hiện được mục tiêu của bài học.
- Đối với học sinh:
+ Trong quá trình tham gia trò chơi, người học sinh phải tuân thủ cách chơi, luật chơi mà trò chơi yêu cầu.
+ Có sự đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau khi tham gia chơi.
+ Không sa đà vào trò chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập.
	Đây là đề tài mà bản thân tôi thực hiện tại trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong được sự góp ý đánh giá của quý thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện và có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học phân môn Học vần nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khối 1.
 Vạn Thọ, ngày 8 tháng 3 năm 2018
 HIỆU TRƯỞNG Người viết
 Phạm Thị Lệ Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Nguyễn Quang Minh - Tài liệu của Trường Đại học Huế, xuất bản năm 2012.
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 (Tập 1, 2) – Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2002.
3. Tài liệu tập huấn Một số trò chơi cho trẻ lớp Một – Sở GD-ĐT Khánh Hòa, năm 2010.
4. Tạp chí giáo dục Tiểu học (Tập 52) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2011.
5. Tạp chí giáo dục Tiểu học (Số 13) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2016.
6. Một số sáng kiến kinh ghiệm:
6.1. Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 – Tống Thị Hoa – Trường TH Hương Mai – Việt Yên – Hòa Bình, năm học 2012 - 2013
6.2. Tổ chức trò chơi khi dạy Tập đọc ở phân môn Tiếng việt lớp 1 – Đỗ Thị Thanh Hiên – trường TH Thụy Thanh, năm học 2008 – 2009.
6.3. Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt – Nguyễn Thị Lý – trường TH Nguyễn Huệ, năm học 2012 -2013
6.4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Học vần cho học sinh lớp 1, trường Tiểu học Mỹ Phước D, năm học 2010 - 2011
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN
1. Trò chơi bài 44: on – an (Trò chơi: Ai tinh mắt?)
- Chuẩn bị: các thẻ từ được sắp xếp lộn xộn trong mỗi chiếc rỗ (trong đó có 5 thẻ từ chứa vần on - an: thỏ con, cái nón, bàn ghế, bạn bè, lon ton); mỗi đội chơi 1 bảng cài nhỏ.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 1 tên: thỏ con, gấu con, khỉ con, chim non.
+ Khi có hiệu lệnh của GV, các đội tìm các thẻ từ chứa vần on-an đã học gắn vào bảng cài, hết thời gian các đội treo bảng cài của mình lên bảng lớn.
+ Đội nào gắn đủ, nhanh 5 thẻ từ vào bảng là đội đó thắng cuộc.
2. Trò chơi bài 47: ôn - ơn (Trò chơi: Chữ gì đây?)
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị câu đố
+ Câu đố 1: Không huyền là một vật dài
 Binh khí chắc chắn dùng hoài chẳng sao.
 Thêm huyền thành một cù lao,
 Nổi giữa sông lớn càng cao càng dày.
+ Câu đố 2: Một mình em chả có ai,
 Nếu đi với mẫu thành loài đẹp ghê.
 Thêm huyền để đánh, để vê,
 Nỉ non thánh thót, nhạc ve nào bằng.
Đáp án: 1. côn, cồn 2. đơn, đờn
HS chuẩn bị bảng con, phấn,viết, giẻ lau bảng. 
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 1 tên
+ GV đọc từng câu đố thong thả cho HS nghe, có thể cho HS đọc đồng thanh lại.
+ HS suy nghĩ, trao đổi theo nhóm để giải đố, ghi kết quả vào bảng con.
+ Hết hiệu lệnh của GV, đội trưởng các đội giơ bảng
+ Đội nào có đáp án đúng, nhanh là đội đó thắng cuộc.
3. Trò chơi bài 54: ung – ưng (Trò chơi: Chim sẻ giúp cô Tấm)
- Chuẩn bị: các thẻ từ được sắp xếp lộn xộn (trong đó có 4 thẻ từ chứa vần ung - ưng: bông súng, cái thúng, tưng bừng, mừng vui); mỗi đội chơi 1 cái rổ.
-	 Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh là 4 con chim sẻ
+ Khi có hiệu lệnh của GV: cô Tấm đang cần sự giúp đỡ của các chú chim sẻ nhặt hạt gạo có chứa vần ung, ưng bỏ vào rổ, các đội bắt đầu lần lượt từng HS lên tìm thẻ từ theo yêu cầu và bỏ vào rổ của đội mình.
+ Đội nào tìm đúng và nhanh 4 thẻ từ là đội đó thắng cuộc.
4. Trò chơi bài 58: inh – ênh (Trò chơi: Em làm họa sĩ)
- Chuẩn bị: tranh A3 hình 9 con heo, trong mỗi hình con heo có chứa các tiếng, trong 4 tiếng có vần inh: đinh, mình, xinh, linh, 4 tiếng có vần ênh: mênh, vênh, bềnh, lệnh .
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: em hãy tô màu đỏ vào những con heo có tiếng chứa vần inh và tô màu xanh vào những con heo có tiếng chứa vần ênh, các đội bắt đầu tô theo yêu cầu của GV.
+ Đội nào tô đúng và nhanh hết các hình theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc.
5. Trò chơi bài 61: ăm – âm (Trò chơi: Nói đúng đáp tài)
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: tìm những tiếng có vần ăm, các đội bắt đầu lần lợt nói 1 tiếng, đội này nói xong, ngay lập tức đội tiếp theo phải nói tiếng khác. Để đảm bảo các đáp án không trùng, GV có thể viết nhanh lên bảng các từ HS đã nói.
 + Đội nào nói đúng cho đến khi các đội khác không còn đáp án là đội đó thắng cuộc.
6. Trò chơi bài 66: uôm – ươm (Trò chơi: Khắc nhập – khắc xuất)
- Chuẩn bị: các thẻ từ chứa các tiếng trong câu: Những/ bông/ cải/ nở/ rộ/ nhuộm/ vàng/ cả/ cánh/ đồng, 4 bảng cài các tiếng tạo thành câu.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: khi hô khắc xuất - các đội nhanh chóng tháo rời các thẻ từ, để lộn xộn (có sự giám sát của GV), khi hô khắc nhập - các đội nhanh chóng ghép các thẻ từ lại với nhau thành câu như ban đầu.
 + Đội nào ghép đúng, nhanh là đội đó thắng cuộc.
7. Trò chơi bài 71: et – êt (Trò chơi: Cắm hoa ngày tết)
- Chuẩn bị: mỗi đội 5 thẻ bông, 1 bình hoa và 1 cây bút lông.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu viết các tiếng chứa vần et-êt và cắm vào bình hoa của đội mình.
 + Đội nào viết đúng, nhiều tiếng theo yêu cầu trên bông hoa là đội đó thắng cuộc.
8. Trò chơi bài 74: uôt – ươt (Trò chơi: Đi chợ mua cá)
- Chuẩn bị: mỗi đội 6 thẻ con cá, trên mỗi thẻ có ghi sẵn các tiếng chứa vần uôt, ươt và một số vần đã học, 4 rỗ.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu tìm những con cá có vần uôt, ươt và bỏ vào rổ của đội mình.
 + Đội nào tìm nhiều con cá theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc.
9. Trò chơi bài 78: uc – ưc (Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ)
- Chuẩn bị: đây là trò chơi khi sử dụng giáo sán điện tử, GV chuẩn bị các hình có liên quan đến các từ chứa vần uc, ưc như: máy xúc, cần trục, lọ mực, nóng nực, lực sĩ, thức dậy, bông cúc.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu nhìn hình và giơ cờ ưu tiên xin trả lời để nói từ ngữ thích hợp với nội dung của hình.
 + Đội nào nêu đúng và nhiều từ là đội đó thắng cuộc.
10. Trò chơi bài 82: ich – êch (Trò chơi: Ghép cánh hoa)
- Chuẩn bị: mỗi đội có 5 cánh hoa, trên mỗi cánh hoa có ghi sẵn các tiếng chứa vần ich: lịch, tích, xích, thích và mình, 1 nhị hoa có vần ich .
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: các thành viên của mỗi đội lần lượt gắn những cánh hoa có vần ich lên nhị hoa, chú ý sắp xếp sao cho các tiếng trên mỗi cánh hoa có thể đọc được.
 + Đội nào ghép đúng và nhiều cánh hoa là đội đó thắng cuộc.
11. Trò chơi bài 86: ôp – ơp (Trò chơi: Tìm về đúng hang)
- Chuẩn bị: mỗi đội 6 thẻ con thỏ, trên mỗi thẻ có ghi sẵn các tiếng chứa vần ôp, ơp và một số vần đã học, 4 rỗ.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu tìm những con thỏ có vần ôp, ơp và bỏ vào hang (rổ) của đội mình.
 + Đội nào tìm nhiều con thỏ theo yêu cầu là đội đó thắng cuộc.
12. Trò chơi bài 89: iêp – ươp (Trò chơi: Trồng hoa)
- Chuẩn bị: mỗi đội có 4 bảng phụ, các thẻ từ bông hoa có gắn miếng nam châm, bút lông.
- Tổ chức trò chơi: 
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội có 4 học sinh.
+ Khi có hiệu lệnh của GV: các đội bắt đầu viết lên các bông hoa những tiếng có vần iêp, ươp, sau đó dán vào vườn hoa của nhóm mình.
 + Đội nào viết và dán được nhiều bông hoa nhất đội đó thắng.
Phụ lục 2: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 40 phút
A. ĐỀ KIỂM TRA:
Họ và tên: . Lớp: 
I. Phần đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng : (6 điểm)
a. Đọc thành tiếng các âm sau: u, s, ch, th
 	b. Đọc thành tiếng các tiếng, từ sau: mẹ, gỗ, phố, ca nô
c. Đọc thành tiếng câu sau: bố thả cá mè.
2. Đọc thầm: (4 điểm)
a. Nối ô chữ cho phù hợp:
có lá cờ
cò mẹ
tha cá 
bé hà
b. Chọn âm thích hợp điền vào chỗ trống:
+ c hay k: giỏ ..... á	..... ì cọ
+ s hay r: lá ..ả ..... ổ cá
 II. Phần viết: (10 điểm)
Nhìn chép các âm, tiếng, từ sau: 
a. Âm: a, h, gi, th
b. Tiếng: rá, đò, lê, gà 
c. Từ: cá mè, ca nô, quê nhà, tre ngà 
B. ĐÁP ÁN:
I. Phần đọc: (10 điểm)
1. Ñoïc thành tiếng: (6 điểm) 
Đối với các mục a, b, c, giáo viên gọi từng học sinh lên bảng đọc vừa đủ nghe, không quá 2 phút /học sinh. 
a. Ñoïc thaønh tieáng caùc âm (2 ñieåm)
- Ñoïc ñuùng, to, roõ raøng, ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh: 0,5 ñieåm / âm.
- Ñoïc sai hoaëc khoâng ñoïc ñöôïc khoâng tính ñieåm.
b. Ñoïc thaønh tieáng caùc tiếng, từ ( 2 ñieåm)
- Ñoïc ñuùng, to, roõ raøng, ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh: 0,5 ñieåm/ tiếng (từ).
	- Ñoïc sai hoaëc khoâng ñoïc ñöôïc khoâng tính ñieåm.	
c. Ñoïc thaønh tieáng câu ( 2 ñieåm)
- Ñoïc ñuùng, to, roõ raøng, ñaûm baûo thôøi gian quy ñònh: 2 ñieåm.
- Ñoïc sai 1 tiếng: - 0,5 điểm.
2. Đọc thầm: (4 điểm)
- Đối với các mục a, b, giáo viên kiểm tra cả lớp trên giấy không quá 8 phút.
+ Mục a: 2 điểm (nối đúng mỗi cột : 1 điểm)
+ Mục b: 2 điểm (điền đúng mỗi chỗ 0,5 điểm)
II. Phần viết: (10 điểm)
a. Âm: (2 ñieåm)
- Vieát ñuùng, thaúng doøng, ñuùng côõ chöõ : 0,5 ñieåm/ aâm.
- Vieát ñuùng, khoâng ñeàu neùt, khoâng ñuùng côõ chöõ : 0,25 ñieåm/ aâm
- Vieát sai hoaëc khoâng vieát ñöôïc : khoâng ñöôïc ñieåm.
b. Tiếng: (4 ñieåm)
- Vieát ñuùng, thaúng doøng, ñuùng côõ chöõ : 1 ñieåm/ tieáng.
- Vieát ñuùng, khoâng ñeàu neùt, khoâng ñuùng côõ chöõ : 0,5 ñieåm/ tieáng
- Vieát sai hoaëc khoâng vieát ñöôïc : khoâng ñöôïc ñieåm.
c. từ: (4 ñieåm)
- Vieát ñuùng, thaúng doøng, ñuùng côõ chöõ :1 ñieåm/töø.
 	- Vieát ñuùng,khoâng ñeàu neùt, khoâng ñuùng côõ chöõ : 0,5 ñieåm/ töø
- Vieát sai hoaëc khoâng vieát ñöôïc : khoâng ñöôïc ñieåm.
Điểm bài kiểm tra chung là điểm trung bình của phần đọc và phần viết (điểm được làm tròn theo quy định).
Phụ lục 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 40 phút
A. ĐỀ KIỂM TRA:
Họ và tên: . Lớp: 
I. Phần đọc: (10 điểm)
1. Ñoïc thành tiếng : (6 điểm)
a. Đọc các vần sau: (2 điểm) 
an, 	ông, 	 inh, 	 em, 	 ăc, êch, 	ap, 	iêp
	b. Đọc các từ sau: (2 điểm) 
trái lựu,	 cuốn lịch, 	giàn mướp, 	tức giận
c. Đọc câu sau: (2 điểm) 
 	Đám mây xốp trắng như bông 
 	Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa. 
2. Đọc thầm: (4 điểm)
a. Nối ô chữ cho phù hợp: (2 điểm)
Bạn Lan
đậu trên cành cây.
Con chim
chăm chỉ viết bài.
b. Chọn âm, vần thích hợp điền vào chỗ trống: (2 điểm)
+ g hay gh: ..... à ri 	bàn ..... ế
+ on hay ong: c ..... mèo	 cái v .....
II. Phần viết: (10 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết các vần, từ, câu sau:
1. Vần: ăn, 	ưng, 	ênh, ôt, 	oc, 	ich, 	iêp, 	yêm
2. Từ: bánh chưng, thợ mộc, xem xiếc, cánh buồm 
2. Câu: Lúa trên nương đã chín vàng.
B. ĐÁP ÁN:
I. Phần đọc: (10 điểm)
1. Ñoïc thành tiếng: 
Đối với các mục a, b, c, giáo viên gọi từng học sinh lên bảng đọc vừa đủ nghe, không quá 2 phút /học sinh. 
a. Đọc đúng 1 vần được 0,25 điểm. 
	b. Đọc đúng 1 từ được 0,5 điểm. 
 	c. Đọc đúng cả câu được 2 điểm, sai mỗi tiếng - 0,1 điểm. 
2. Đọc thầm: 
- Đối với các mục a, b, giáo viên kiểm tra cả lớp trên giấy không quá 10 phút.
a. Nối đúng mỗi ô chữ với nhau được 1 điểm.
b. Điền đúng mỗi chỗ trống được 0, 5 điểm.
+ g hay gh: gà ri 	bàn ghế
+ on hay ong: con mèo	 cái võng
II. Phần viết: (10 điểm)
 1. Vần: (4 điểm)
- Viết đúng chữ, thẳng hàng, đúng ô li : 0, 5 điểm/ vần.
- Viết đúng chữ, không thẳng hàng, không đúng ô li: 0,25 điểm/ vần.
2. Từ: (4 điểm)
- Viết đúng chữ, thẳng hàng, đúng ô li : 1 điểm/từ.
- Viết đúng chữ, không thẳng hàng, không đúng ô li: 0, 5 điểm/chữ.
3. Câu: (2 điểm)
- Viết đúng chữ, thẳng hàng, đúng ô li cả câu : 2 điểm/từ.
- Viết sai 1: - 0, 25 điểm/chữ.
Phụ lục 4: BẢNG ĐIỂM
LỚP ĐỐI CHỨNG (LỚP 1A)
STT
Họ và tên
Điểm KT trước TĐ
Điểm KT sau TĐ
1
Nguyễn Quốc An
6
8
2
Đặng Duy Anh
6
7
3
Phạm Hồng Duyên
5
7
4
Nguyễn Thị Diệu Hoa
6
8
5
Lê Huỳnh Nhật Hoàng
6
8
6
Đặng Thị Thu Hồng
6
7
7
Lê Nhật Huy
6
7
8
Nguyễn Nhất Huy
5
6
9
Cao Anh Khôi
7
8
10
Cao Thùy Phương Kiều
6
8
11
Nguyễn Thanh Lâm
5
7
12
Nguyễn Hoàng Long
4
7
13
Trần Hoài Nam
4
5
14
Trương Thu Ngân
8
10
15
Lê Trần Thảo Như
5
8
16
Nguyễn Thị Na Ni
6
8
17
Trần Thanh Phong
5
7
18
Nguyễn Quốc Thanh
8
10
19
Lê Võ Xuân Thương
6
9
20
Nguyễn Hoài Thương
8
10
21
Đàm Tấn Tiến
5
7
22
Nguyễn Mai Bảo Trân
4
5
23
Nguyễn Lã Khánh Tuấn
5
8
LỚP THỰC NGHIỆM (LỚP 1B)
STT
Họ và tên
Điểm KT trước TĐ
Điểm KT sau TĐ
1
Nguyễn Lê Khánh Chi
6
9
2
Trần Khánh Dũng
6
10
3
Trần Huỳnh Gia Hân
5
9
4
Lê Minh Hiếu
7
10
5
Cao Nhật Hùng
5
8
6
Nguyễn Tuấn Kiệt
4
6
7
Nguyễn Lê Quỳnh Lam
5
7
8
Ng. Trần Phương Lâm
6
9
9
Đinh Ng. Phương Linh
7
10
10
Đặng Hoàng Hà My
7
10
11
Nguyễn Hoàng Bảo Nam
6
9
12
Đặng Vũ Nghĩa
6
9
13
Võ Thị Kiều Ngoan
5
8
14
Cao Thị Bích Ngọc
5
10
15
Nguyễn Thị Thanh Nhật
5
9
16
Nguyễn Ngọc Nhi
5
9
17
Trương Hữu Phước
6
10
18
Ng. Hoàng Mai Phương
4
7
19
Trần Anh Thư
4
6
20
Lê Thành Tín
5
9
21
Lê Phương Trà
5
9
22
Lê Nguyễn Ngọc Vy
6
10
23
Nguyễn Bảo Khánh Yên
8
10
Phụ lục 5: MỘT SÔ HÌNH ẢNH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
Hình 1: Trò chơi “Ai nhanh hơn?” Hình 2: Trò chơi “Cắm hoa ngày tết” 
 (Bài 44: on – an) (Bài 71: et – êt)
Hình 3: Trò chơi “Đi chợ mua cá” Hình 4: Trò chơi “Tìm về đúng hang” 
 (Bài 74: uôt – ươt) (Bài 76: ôp – ơp)

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc_lam.doc
Sáng Kiến Liên Quan