SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài luyện tập oxi và lưu huỳnh – Hóa học 10 nhằm phát huy năng lực học sinh

1. Day học tích cực.

1.1. Khái niệm dạy học tích cực

Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy.

1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy và học tích cực phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó nó đề cao vai trò của học sinh: học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính bản thân mình mà học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức, còn giáo viên chủ yếu giữ vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện thành công các hoạt động học tập. Có thể nêu ra các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực là:

* Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.

* Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

* Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác.

* Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội.

* Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi.

* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

 

docx25 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài luyện tập oxi và lưu huỳnh – Hóa học 10 nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.
1.3.2.2. Bản chất.
	Có nguồn gốc tự nhiên và xã hội; thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá. 
1.3.2.3. Phân loại trò chơi học tập.
	Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập.
- Phân loại theo mục tiêu dạy học thì có: trò chơi hình thành kiến thức, trò chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen
- Phân loại theo tiến trình bài học thì có: trò chơi khởi động, trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố.
- Phân loại theo hình thức tổ chức thì có: trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp
	Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (tạp trí Khoa học Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh) trò chơi gồm ba loại: loại khởi động, loại kích thích học tập và loại khám phá tri thức; Trong đó loại khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực của người học thực chất là phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động học tập của học sinh.
1.3.2.4. Quy trình thực hiện một trò chơi 
	Để thực hiện một trò chơi, người dạy cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau:
	- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.
	- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”
	- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
	- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn 
	- Bước 5: Tổ chức trò chơi.
	- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
2. Năng lực
2.1. Thế nào là năng lực?
	Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kỉ xão và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động.
	Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa.
- Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
- “Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội ... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” (Weinert 2001).
- Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa (Rogiers, 1996).
- Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn (Barnett, 1992).
- Năng lực là khả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động (Từ Điển Webster's New 20th Century, 1965). 
Như vậy, năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: tính vận dụng; tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu mà dạy và học tích cực muốn hướng tới.
2.2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.3. Năng lực đặc thù môn học.
- Năng lực nhận thức kiến thức khoa học môn hóa học.
- Năng lực tìm tòi và khám phá môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực nghiệm hóa học.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
Bài 34 - Tiết 57: LUYỆN TẬP OXI VÀ LƯU HUỲNH
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
* Học sinh nêu được:
 - Vị trí, cấu tạo nguyên tử oxi, lưu huỳnh.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh.
* Học sinh trình bày được:
 - Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.
 - Tính chất hóa học của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh. 
* Học sinh vận dụng được:
 - Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh.
 - Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh.
 - Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh. 
2. Kỹ năng:	
 - Viết phương trình hóa học.
 - Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh. 
3. Thái độ:
 Trung thực, chăm chỉ, yêu thích bộ môn, đam mê nghiên cứu khoa học
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
5. Thời lượng
Số tiết học trên lớp: 01 tiết.
Thời gian học sinh chuẩn bị nội dung: 1 ngày
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Hướng dẫn chung
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
	Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Mở đầu
2 phút
Hình thành kiến thức
(Tổ chức trò chơi)
Hoạt động 2
Khởi động
4 phút
Hoạt động 3
Hỏi nhanh – đáp đúng
5 phút
Hoạt động 4
Liên kết
6 phút
Hoạt động 5
Đoàn kết
7 phút
Hoạt động 6
Vận dụng
13 phút
Luyện tập
Hoạt động 7
Hoàn thành phiếu học tập
6 phút
Vận dụng
Hoạt động 8
Hướng dẫn về nhà
2 phút
Tìm tòi, mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
a) Mục tiêu hoạt động:
- Tạo hưng phấn, khí thế cho học sinh trước khi bước vào bài học
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Cả lớp cùng hát chung 1 bài hát ngắn do lớp tự chọn ( hoặc giáo viên chỉ định hát bài: lớp chúng mình)
c) Sản phẩm của hoạt động: 
- Học sinh vui tươi, thoải mái trước giờ học
Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu hoạt động:
 - Hệ thống lại nội dung, kiến thức học sinh đã được học về oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh.
 - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Nội dung cần ôn tập: Nội dung bài 34 Luyện tập oxi và lưu huỳnh.
- Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế bộ câu hỏi và đáp án. 
- Thể lệ: 
	+ Mỗi học sinh có một mảnh ghép ghi các kiến thức liên quan đến oxi, lưu huỳnh.
	+ Học sinh sẽ về các nhóm theo màu ở mảnh ghép của mình.
	+ Học sinh thuộc các nhóm sẽ lắp các mảnh ghép của mình lên bảng hệ thống kiến thức về oxi, lưu huỳnh.
	+ Đội trả lời đúng mỗi mảnh ghép được 5 điểm. Đội nhanh nhất được cộng 5 điểm.
BẢNG HỆ THỐNG
1. So sánh tính chất của oxi và lưu huỳnh.
Nội dung
	Oxi (8)
Lưu huỳnh (16)
Cấu hình e
1S22S22P4
1S22S22P63S23P6
Độ âm điện
3,44
2,58
Tính chất hóa học
Có tính oxi hóa mạnh.
Không có tính khử
Có tính oxi hóa
Có tính khử	
2. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.
H2S
SO2
H2SO4
- Dung dịch có tính axit yếu
- Có tính khử mạnh
- Là oxit axit
- Có tính khử
- Có tính oxi hóa
- Loãng: có tính chất của axit mạnh.
- Đặc: oxi hóa mạnh và háo nước.
c) Sản phẩm hoạt động: Mỗi đội sẽ có điểm cụ thể sau khi trải qua phần khởi động.
Hoạt động 3: HỎI NHANH – ĐÁP ĐÚNG.
a) Mục tiêu hoạt động:
 - Hệ thống lại nội dung, kiến thức học sinh đã được học về oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của lưu huỳnh.
 - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Nội dung cần ôn tập: bài 34 luyện tập oxi và lưu huỳnh.
- Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế bộ câu hỏi và đáp án. 
- Thể lệ: 
+ Lớp được chia thành 3 đội, mỗi đội sẽ nhận được 5 câu hỏi về oxi, lưu huỳnh. 
+ Các đội phải hoàn thành trong 1 phút. 
+ Với mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 10 điểm
Đội 1
Câu 1. Điền vào chỗ trống: lưu huỳnh có tính oxi hóa  oxi?
Đáp án: yếu hơn
Câu 2. Hiện tượng gì xảy ra khi sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2?
Đáp án: Dung dịch Br2 bị mất màu (nhạt màu)
Câu 3. Xác định sản phẩm của phản ứng: HI + H2SO4 đặc?
Đáp án: I2 + SO2 + H2O
Câu 4. Sắp xếp theo chiều tính axit mạnh dần: H2SO3, H2CO3, H2S?
Đáp án: H2S < H2CO3 < H2SO3
Câu 5. Oxi có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tố nào?
Đáp án: Flo
Đội 2
Câu 1. Điền vào chỗ trống: H2S có tính  mạnh?
Đáp án: khử
Câu 2. Công thức của oleum?
Đáp án: H2SO4.nSO3
Câu 3. Dùng thuốc thử A nhận biết được 4 dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, BaCl2, NaOH, HCl. A là gì ?
Đáp án: Qùy tím.
Câu 4. Công thức của axit sunfuhidric?
Đáp án: H2S
Câu 5. Xác định sản phẩm của phản ứng: H2S + SO2?
Đáp án: S + H2O
Đội 3
Câu 1. SO2 chỉ có tính oxi hóa. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai
Câu 2. Cách pha loãng H2SO4 đặc?
 Đáp án: Nhỏ từ từ axit vào nước.
Câu 3. Xác định sản phẩm của phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O →
Đáp án: K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.
Câu 4. Công thức của quặng pirit sắt?
Đáp án: FeS2
Câu 5. H2SO4 đặc có tính chất hóa học gì khác so với axit H2SO4 loãng.
Đáp án: Tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
c) Sản phẩm hoạt động: Mỗi đội sẽ có điểm cụ thể sau khi trải qua phần hỏi nhanh – đáp đúng.
Hoạt động 4: LIÊN KẾT
a) Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa, tìm ra mối liên hệ giữa các chất.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Mỗi đội sẽ sử dụng bảng nhóm để hoàn thành yêu cầu trong 4 phút. Nếu đúng hoàn toàn sẽ được 60 điểm, nếu chỉ lập đúng sơ đồ được 30 điểm.
- Nội dung: Cho các chất sau H2SO4, FeS2, C, CuSO4, H3PO4, Br2, SO2. Hãy lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên và hoàn thành các phương trình hóa học của sơ đồ đó.
 - Đáp án: FeS2 → SO2 → H2SO4 → H3PO4
 CuSO4
 C Br2
 Phương trình hóa học:
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
 SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
 2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
 5H2SO4 đặc + 2P 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
 H2SO4 đặc + 2HBr → Br2 + SO2 + 2H2O
c) Sản phẩm hoạt động:
- Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm: sơ đồ và phương trình hóa học bằng bảng phụ của mỗi nhóm.
- Giáo viên chấm điểm cho từng đội.
Hoạt động 5: ĐOÀN KẾT
a) Mục tiêu hoạt động: Rèn kỹ năng tính toán, giải bài tập hóa học
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị đề bài, đáp án của bài toán
- Thể lệ: Mỗi đội dùng bảng nhóm tính ngắn gọn kết quả mà bài toán yêu cầu trong thời gian 4 phút. Chỉ được tính điểm khi có kết quả đúng. Mỗi ý đúng được 20 điểm
Đề bài:
	Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
TN1: Cho hỗn hợp gồm Zn, Fe, Al, Cu tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M vừa đủ thu được V1 lít khí (đktc).
TN2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được V2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
TN3: Hòa tan 23,4 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc. Sau phản ứng thu được m gam muối và 15,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
a) Tìm V1?
b) Tìm V2?
c) Tìm m?	
 Đáp án:
a)	H2SO4 → H2
	0,2 0,2 (mol)
	Vậy V1 = 0,2. 22,4 = 4,48 (lít)
b) 	Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + 2H2O + SO2
	0,1	0,1 (mol)
	Vậy V2 = 0,1. 22,4 = 2,24 (lít)
c) 	2H2SO4 → SO42- + 2H2O + SO2
 0,675 0,675 (mol)
	Vậy m = 23,4 + 96. 0,675 = 88,2 (gam)
c) Sản phẩm hoạt động:
- Học sinh trình bày lời giải và đưa ra được kết quả bài toán bằng bảng phụ.
- Giáo viên chấm điểm cho từng đội.
Hoạt động 6: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu hoạt động:
 - Học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào để giải quyết tình huống thực tế.
 - Rèn luyện tư duy, khả năng thuyết trình, phản xạ nhanh.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi tình huống
- Thể lệ: Mỗi đội sẽ cử 1 bạn lên bốc thăm, thuyết trình trong thời gian 3 phút. Đội nào trả lời tốt, biện pháp giải quyết tích cực sẽ được 40 điểm.
( Thời gian chuẩn bị của mỗi đội là 2 phút)
Câu hỏi tình huống
H2SO4 là hóa chất hàng đầu được dùng trong ngành công nghiệp và sản xuất. Hàng năm các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4 dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, sơn màu,  Tuy nhiên khi tiếp xúc với da thịt chúng ta H2SO4 đặc gây bỏng nặng, phá hủy các mô, sụn, sọ, các bộ phận bị biến dạng khi tiếp xúc với H2SO4 đặc. Để góp phần giảm bớt, ngăn chặn những hậu quả nặng nề mà H2SO4 đặc gây ra. Với từng cương vị cụ thể, em sẽ làm gì?
- Bốc thăm
 Cương vị 1: Cử tri đại diện cho Tỉnh Vĩnh Phúc
	Cương vị 2: Là học sinh gặp 1 nạn nhân vừa bị tạt axit, em sẽ làm gì?
 Cương vị 3: Diễn 1 vở kịch ngắn có nội dung liên quan đến axit H2SO4 đặc.
c) Sản phẩm hoạt động: đại diện của từng đội sẽ lên trình bày phần nội dung mà đội mình bốc thăm được.
TỔNG KẾT: Giáo viên cộng điểm của 4 phần thi, công bố điểm số của các đội.
Hoạt động 7: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP
a) Mục tiêu hoạt động:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
- Tạo hứng thú, rèn luyện tính trung thực cho học sinh khi phát phiếu chấm chéo bài.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Yêu cầu từng cá nhân hoàn thành phiếu học tập của mình.
- Giáo viên đưa ra đáp án, hướng dẫn học sinh chấm chéo lẫn nhau theo thang điểm 10 ( 01 câu = 02 điểm).
- HS: Tự đánh giá và đánh giá điểm của bạn.
- GV: nhận xét về kết quả làm việc của học sinh.
Các câu hỏi cụ thể như sau:
Câu 1: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. CaO	B. dung dịch NaOH	C. dung dịch Ba(OH)2	D. nước brom
Đáp án: D
Câu 2: Dãy chỉ gồm các chất vừa tác dụng với H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch CuSO4 là
A. Al, Fe, Zn	B. BaCO3, Mg, Ag	C. MgO, Al, Fe	D. Hg, Al, BaO
Đáp án: A
Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là
A. 3s23p4	B. 2s22p4	C. 3s23p6 	D. 2s22p6
Đáp án: A
Câu 4: Chất nào sau đây không thể làm khô bằng H2SO4 đặc
A. SO2	B. HBr 	C. N2 	D. O2 
Đáp án: B
Câu 5: Dãy khí nào sau đây chứa các chất đều làm nhạt màu nước brom?
A. CO2, H2S	B. SO2, H2S 	C. H2S, O2 	D. CO2, SO2
Đáp án: B
c) Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập đã được hoàn thành.
- Điểm số của từng cá nhân sau khi hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động 8: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
a) Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh (3 đội) về nhà tìm hiểu qua thực tế, qua tài liệu tham khảo (thư viện, internet, ...) để giải quyết câu hỏi sau:
 + Có thông tin: chống mốc dược liệu bằng cách xông lưu huỳnh. Hãy tìm hiểu về vấn đề này?
 + Sau khi tìm hiểu về vấn đề trên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, em sẽ vận dụng như thế nào vào thực tế cuộc sống của gia đình mình?
c) Sản phẩm hoạt động:
- Bài viết của các nhóm được trình bày bằng bản powerpoint.
- HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đối tượng: 
Học sinh khối 10 PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
Nhóm 1 gồm có 46 học sinh lớp 10A, 10C được gọi là nhóm thực nghiệm được áp dụng dạy học theo phương pháp dạy học tích cực.
Nhóm 2 gồm có 46 học sinh lớp 10B, 10D được gọi là nhóm đối chứng sử dụng phương pháp dạy học thông thường.
Hai nhóm học sinh đồng đều nhau về nhóm tuổi, giới tính, khả năng nhận thức.
2. Nội dung kiểm tra.
Được thể hiện qua việc hoàn thành phiếu học tập.
3. Kết quả.
Bảng 1. Điểm số của học sinh qua phiếu học tập.
Nhóm
 điểm số
0
2
4
6
8
10
Nhóm 1
0
0
6
17
19
4
Nhóm 2
0
9
11
14
12
0
Từ kết quả thu được tôi vẽ đồ thị 1.
Đồ thị 1: Kết quả điểm số qua phiếu học tập.
Qua đồ thị tôi nhận thấy điểm của nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2, không có điểm dưới 4 chủ yếu là điểm 6 ÷ 8 còn có cả điểm 10, trong khi đó nhóm 2 mức điểm phổ biến là 4 ÷6 và có số điểm 2 là 9 học sinh.
Như vậy có thể thấy phương pháp dạy học tích cực đã đem lại kết qua cao hơn hẳn so với phương pháp dạy học thông thường.
Mặt khác qua quá trình dạy học tôi nhận thấy khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực thực sự đã đem lại hứng thú chủ động cho học sinh, phương pháp này không chỉ giúp học sinh khá giỏi có cơ hội bộc lộ mà những học sinh trung bình, yếu, kém cũng rất tích cực và hào hứng trong giờ học. Mặt khác phương pháp này cũng phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
	Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau:
Về mặt lý luận: Tăng cường bổ sung làm phong phú thêm các phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy môn Hóa lớp 10.
Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng tự học của học sinh, vận dụng để giải các vấn đề thực tiễn, cụ thể. Từ đó không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn nâng cao năng lực học sinh.
Tăng cường khả tự học của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức.
8. Những thông tin cần bảo mật.
	Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
9.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
	Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
	Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy quay phim, chụp ảnh, 
9.2. Đối với giáo viên
	Không những trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho học sinh.
9.3. Đối với học sinh
	Cần tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
10. Đánh giá lợi ích thu được.
10.1. Theo ý kiến tác giả:
	Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi nhận thức học tập phát huy năng lực của học sinh.
10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn:
	Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.
	Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến.
STT
Tên tổ chức
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
1
Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
Phường Đồng Tâm – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Khối 10 - Đổi mới phương pháp dạy học.
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2020
 Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 2 năm 2020
 Tác giả sáng kiến
 Lê Hồng Ánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chuẩn kiến thức kĩ năng môn hóa học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt - Bỉ Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học cấp Trung học phổ thông.
4. Nguyễn Cương - Nguyễn Ngọc Quang - Dương Xuân Trinh (2001), Lý luận dạy học Hoá học tập 1, Nxb Hà Nội.
5. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáodục.
6. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2007), Sách giáo viên – Hóa học 10, Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2007), Bài tập hóa học 10, Nxb Giáo dục
Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TIẾT HỌC.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_bai_luyen_ta.docx
Sáng Kiến Liên Quan