SKKN Sử dụng phương pháp dạy học so sánh để bồi dưỡng học sinh giỏi và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm vận dụng môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông

1. Cơ sở lý luận

Lịch sử là một dòng chảy không bao giờ ngưng nghỉ. Lịch sử không phải là

những sự kiện khô khan, xơ cứng mà nó luôn luôn vận động. Mỗi bản thân các sự

kiện luôn có sự tương tác, có mỗi liên hệ lẫn nhau. Học lịch sử để nhận thức hiện

tại và phán đoán tương lai, đó là đặc thù của môn lịch sử. Muốn học tốt lịch sử

phải tường minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con người. Muốn hiểu được

lịch sử phải luôn đặt nó trong sự vận động, trong các mỗi quan hệ chính trị, xã hội

đồng thời có cách nhìn khách quan, trung thực về các vấn đề lịch sử.

Trong khoa học lịch sử không một sự kiện hiện tượng lịch sử nào tồn tại độc

lập mà luôn được đặt trong mối tương quan với sự kiện, hiện tượng lịch sử trong

thời gian đó hoặc trong mối tương quan với các quốc gia khác hay trong bối cảnh

chung của lịch sử thế giới. Do đó, giáo viên cần sử dụng phương pháp so sánh lịch

sử để thấy được mỗi liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Phương pháp

nghiên cứu so sánh đã vạch ra những điểm chung, những đặc thù trong các hiện

tượng lịch sử, trình độ phát triển và xu hướng phát triển của các hiện tượng ấy.

2. Cơ sở thực tiễn

Học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, còn rất hạn chế trong kỹ năng

so sánh các vấn đề, các sự kiện lịch sử. Các em thường tìm hiểu các sự kiện, các

vấn đề lịch sử trong sự đơn lẻ, thiếu liên hệ, ít tìm hiểu về các mỗi quan hệ giữa

chúng với nhau. Vì vậy, khi làm các bài tập hoặc các câu hỏi nâng cao, nhất là liên

quan đến so sánh thì thường lúng túng và mất điểm.

Với phương pháp này, giáo viên vừa có thể kiểm tra được bài cũ của học sinh,

vừa tái hiện kiến thức cũ, vừa là cơ sở để hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên,

không phải bài học nào giáo viên cũng có thể áp dụng phương pháp này, cần có sự

vận dụng sáng tạo và phù hợp với từng bài học.

pdf35 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học so sánh để bồi dưỡng học sinh giỏi và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm vận dụng môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
(Lần thứ 4, Tại Đại 
hội lần thứ 2 (2/1951) 
Đổi tên Đảng và 
thành lập ở Lào, Căm 
pu chia mỗi nước 1 
đảng riêng) 
5. So sánh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông 
Dương và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 
Nội dung so sánh Đại hội lần thứ II Đại hội lần thứ III Ghi chú 
Hoàn cảnh triệu 
tập Đại hội 
Sau chiến thắng 
của chiến dịch 
Biên giới thu – 
đông năm 1950, ta 
giành thế chủ động 
trên chiến trường 
chính Bắc Bộ. 
Các nước XHCN 
và DCNC công 
nhận và thiết lập 
quan hệ ngoại giao 
với ta. 
Sau chiến thắng 
của của phong trào 
“Đồng khởi” ở 
miền Nam (1959 – 
1960), chuyển 
cách mạng miền 
Nam từ thế giữ gìn 
lực lượng sang thế 
tiến công. 
Mỗi quan hệ các 
nước XHCN bị rạn 
nứt, nhất là Xô – 
Trung. 
Thế và lực của ta 
đã khác trước. 
Mục đích cơ bản Cụ thể hóa đường Cụ thể hóa đường 
Trang 21 
của Đại hội lối, chủ trương, 
tăng cường vai trò 
lãnh đạo của Đảng 
trong cuộc kháng 
chiến chống Pháp 
xâm lược (1945 – 
1954) 
lói, chủ trương, 
tăng cường vai trò 
lãnh đạo của Đảng 
đối với cách mạng 
XHCN ở miền Bắc 
và cách mạng 
DTDCND ở miền Nam. 
Xác định nhiệm 
vụ cách mạng 
Nhiệm vụ cơ bản 
là đánh đuổi bọn 
đế quốc xâm lược, 
giành độc lập và 
thống nhất hoàn 
toàn cho dân tộc, 
xóa bỏ những tán 
tích phong kiến và 
nửa phong kiến, 
thực hiện “người 
cày có ruộng”, 
phát triển chế độ 
dân chủ nhân dân, 
gây cơ sở cho chủ 
nghĩa xã hội ở Việt 
Nam. 
Đại hội quyết định 
tách Đảng Cộng 
sản Đông Dương 
để thành lập ở mỗi 
nước một đảng 
riêng. Ở Việt Nam, 
Đại hội quyết định 
đưa Đảng ra hoạt 
động công khai (kể 
từ 11/1945) với tên 
mới Đảng Lao 
động Việt Nam 
Nhiệm vụ chiến 
lược của cách 
mạng cả nước: 
hoàn thành cách 
mạng dân tộc dân 
chủ nhân dân, 
thống nhất đất 
nước. 
Cách mạnh miền 
Bắc: Cách mạng 
XHCM, vai trò 
hậu phương; quyết 
định nhất đối với 
đối với sự phát 
triển cách mạnh cả 
nước. 
Cách mạng miền 
Nam là tiếp tục 
cuộc cách mạng 
DTDCND, vai trò 
tiền tuyến; quyết 
định trực tiếp đối 
với sự nghiệp giải 
phóng miền Nam. 
Cách mạng hai 
miền có mỗi quan 
hệ khăng khít 
nhau, hỗ trợ và tác 
động lẫn nhau. 
Hạn chế 
Nóng vội đề ra chủ 
trương xóa bỏ các 
tàn tích phong kiến 
để thực hiện 
Nóng vội, chủ 
quan trong việc đề 
ra chủ trương xây 
dựng chủ nghĩa xã 
Trang 22 
“người cày có 
ruộng”. Chủ 
trương này đã dẫn 
đến sai lầm trong 
cacis cách ruộng 
đất năm 1953 – 
1957. 
hội ở miền Bắc 
theo phương châm 
tiến nhanh, tiến 
mạnh, tiến vững 
chắc lên CNXH. 
Nhận xét 
Đại hội II là đại 
hội kháng chiến 
chống Pháp xâm 
lược. Nghị quyết 
của Đại hội đã 
khẳng định vai trò 
lãnh đạo cách 
mạng của Đảng và 
có tác dụng đưa 
cuộc kháng chiến 
nhanh chóng đi 
đến thắng lợi. 
Đại hội III là đại 
hội kháng chiến 
chống Mĩ cứu 
nước. Nghị quyết 
của Đại hội đã 
vạch ra cụ thể cách 
mạng mỗi miền và 
mỗi quan hệ giữa 
cách mạng hai 
miền. Đây là sự 
vận dụng sáng tạo 
lý luận cách mạng 
không ngừng của 
chủ nghĩa Mác – 
Lê nin vào hoàn 
cảnh cụ thể của 
Việt Nam. 
6. So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” 
và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở Việt Nam 
Nội dung so sánh Chiến tranh đặc 
biệt 
Chiến tranh cục 
bộ 
Việt Nam hóa 
chiến tranh 
Sự ra đời 
Ra đời bởi học 
thuyết “phản ứng 
linh hoạt” của 
Tổng thống Mĩ 
Ken nơ, đi lấy 
miền Nam Việt 
Nam làm nới thí 
điểm. 
Ra đời bởi học 
thuyết “phản ứng 
linh hoạt” của 
Tổng thống Mĩ 
Ken nơ, đi lấy 
miền Nam Việt 
Nam làm nới thí 
điểm. 
Ra đời bởi học 
thuyết “Ngăn đe 
thực tế” của Tổng 
thống Mĩ Ních 
xơn, lấy Việt Nam 
làm nơi thí điểm. 
Hình thức 
Là loại hình chiến 
tranh xâm lược 
thực dân mới 
Là loại hình chiến 
tranh xâm lược 
thực dân mới 
Là loại hình chiến 
tranh xâm lược 
thực dân mới 
Trang 23 
Lực lượng 
Quân đội Sài Gòn, 
Cố vân Mĩ chỉ huy, 
phương tiện chiến 
tranh, vũ khí và 
tiền bạc của Mĩ 
Quân đội Mĩ, quân 
các nước đồng 
minh của Mĩ, quân 
đội Sài Gòn 
phương tiện chiến 
tranh, vũ khí và 
tiền bạc của Mĩ 
Quân đội Sài Gòn 
là chủ yếu, do cố 
vấn Mĩ chỉ huy, 
hỏa lực, không 
quân, hậu cần của 
Mĩ 
Âm mưu 
Thực hiện âm mưu 
chống lại lực 
lượng cách mạng 
và nhân dân miền 
Nam, “dùng người 
Việt đánh người 
Việt” tận dụng 
xương máu người 
Việt 
Thực hiện âm mưu 
chống lại lực 
lượng cách mạng 
và nhân dân miền 
Nam, dựa vào ưu 
thế binh lực áp đảo 
quân chủ lực của 
ta, giành thế chủ 
động trên chiến 
trường. 
Rút dần quân Mĩ 
và quân Đồng 
minh về nước, 
giảm xương máu 
người Mĩ. Thực 
chất tiếp tục thực 
hiện âm mưu 
“dúng người Việt 
đánh người Việt”, 
“Dùng người Đông 
Dương đánh người 
Đông Dương” 
Thủ đoạn 
Dùng thủ đoạn 
“đòn dân” để lập 
“ấp chiến lược” 
hay còn gọi là “ấp 
tân sinh”. (“Tát 
nước bắt cá”) 
Dùng thủ đọa “tìm 
diệt” và “bình 
định” vào các vùng 
“đánh thánh Việt 
Cộng”. 
Tiếp tục thủ đọa 
“bình định” và lập 
“ấp chiến lược”. 
Dùng thủ đoạn 
ngoại giao để chia 
rẽ, cô lập cuộc 
kháng chiến của ta. 
Quy mô và tính 
chất 
Thực hiện ở miền 
Nam. Ác liệt. 
Thực hiện chủ yếu 
ở miền Nam, ngoài 
ra còn tiến hành 
phá hoại miền Bắc 
bằng không quân 
và hải quân. 
Rất các liệt. 
Mở rộng chiến 
tranh ra toàn lãnh 
thổ Việt Nam, 
đồng thời tiến 
hành chiến tranh 
xâm lược Lào, 
Cam pu chia để hỗ 
trợ cho Việt Nam 
hóa 
Kết cục 
Phá sản bởi những 
thắng lợi quân sự 
của ta ở Ấp Bắc, 
Bình Giã, An Lão, 
Phá sản bởi những 
thắng lợi quân sự 
của ta ở Vạn 
Tường, mùa khô 
Phá sản bởi những 
thắng lợi quân sự 
của ta và liên minh 
chiến đấu 3 nước. 
Trang 24 
Ba Gia, Đồng Xoài 1965 – 1966, 1966 
– 1967, Mậu Thân 
1968. 
Tiêu biểu là cuộc 
tiến công chiến 
lược 1972, mùa 
Xuân 1975 
7. So sánh Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 với Hiệp định Pa ri năm 1973 
Nội dung so sánh Hiệp định Giơ ne 
vơ năm 1954 
Hiệp đinh Pa ri 
năm 1973 
Ghi chú 
Bối cảnh ký kết 
Sau khi ta đạp tan 
tập đoàn cứ điểm 
của Pháp ở Điện 
Biên Phủ. 
Hoàn cảnh quốc tế 
chưa có lợi cho ta 
Sau khi ta đạp tan 
cuộc tập kích 12 
ngày đêm bằng 
không quân của Mĩ 
ở Hà Nội và Hải 
Phòng. Hoàn cảnh 
quốc tế có lợi cho 
ta 
Nó đều được ký 
kết sau mỗi thắng 
lợi quân sự vang 
dội của quân và 
dân ta, đạp tan 
những nỗ lực cuối 
cùng của Pháp và 
Mĩ. 
Thành phần tham 
dự Hội nghị 
Bao gồm nhiều 
nước lớn: Mĩ, Liên 
Xô, Trung Quốc, 
Anh, Pháp và các 
bên liên quan 
Gồm 4 bên: Mĩ, 
Việt Nam Cộng 
hòa, Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa, 
Chính phủ lâm 
thời Cộng hòa 
miền Nam Việt 
Nam. Thực chất là 
hai bên. 
Thắng lợi quan 
trọng 
Các nước phải 
công nhận các 
quyền dân tộc cơ 
bản của Việt Nam 
và Đông Dương 
nói chung. Chấp 
nhận rút hết quân 
đội về nước 
Các nước phải 
công nhận các 
quyền dân tộc cơ 
bản của Việt Nam. 
Chấp nhận rút hết 
quân đội về nước. 
Mức độ thắng lợi 
Hiệp định Giơ ne 
vơ, chúng ta đã 
giải phóng được 
một nửa đất nước. 
Tuy nhiên, miền 
Nam lại rơi vào 
ách thống trị của 
Hiệp định Pa ri, Mĩ 
phải rút hết quân 
đội về nước. Tạo 
điều kiện để ta tiến 
lên đánh cho 
“ngụy nhào”, hoàn 
thành thống nhất 
Trang 25 
đế quốc Mĩ và tay 
sai (chủ nghĩa thực 
dân mới) 
Nguyên nhân của 
hạn chế này là do 
quá trình đàm phán 
và ký kết Hiệp 
định có sự tham 
gia của nhiều nước 
lớn. Mỗi nước có ý 
đồ chính trị riêng, 
có lợi cho mình. 
đất nước. 
Thắng lợi của Hiệp 
định khá trọn vẹn, 
vì tham gia Hiệp 
định không có sự 
can dự của các 
nước lớn khác. 
Mặt khác có Liên 
Hợp quốc tham gia 
ghi nhận tính pháp 
lý của Hiệp định. 
Nhận xét 
Bối cảnh thế giới 
khi ký kết Hiệp 
định Giơ ne vơ 
diễn biến phức tạp, 
cuộc Chiến tranh 
lạnh mới ở giai 
đoạn đầu. Mỗi 
nước lớn đều có 
toan tính cho riêng 
mình, lợi dụng 
đồng minh để phục 
vụ mưu đồ chính 
trị. Mâu thuẫn hai 
phe đang ở giai 
đoạn sau sắc, căng 
thẳng. 
Cuộc khủng hoảng 
năng lương, sự 
phát triển của cách 
mạng khoa học 
công nghệ đang 
diễn ra mạnh mẽ, 
thúc đẩy xu thế 
toàn cầu hóa. Các 
nước lớn đã có xu 
hương liên kết với 
nhau, hợp tác với 
nhau. Thế giới 
phát triển theo xu 
thế vừa cạnh tranh 
vừa hợp tác, vừa 
mâu thuẫn vừa hài 
hòa, vừa tiếp xúc 
vừa kiềm chế. 
Trang 26 
Chương 3 
BIÊN SOẠN MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG 
 Căn cứ vào một số nội dung so sánh lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam mà đề 
tài vừa nêu ở trên, bản thân tôi xin trình bày một số câu hỏi trắc nghiệm vận dụng 
(vận dụng và vận dụng cao). Từ các so sánh trên, sẽ soạn được rất nhiều câu hỏi. 
Tuy nhiên, đề tài chỉ soạn 1 câu hỏi ứng với 1 chủ đề so sánh. 
1. Phần lịch sử thế giới 
Câu 1. Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở 
Trung Quốc với cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga ? 
A. Đều cùng lúc giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai cấp. 
B. Đều đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc là trên hết 
C. Đều giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc. 
D. Đều đánh đổ giai cấp thống trị, giành quyền dân chủ 
 Với câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải hiểu được các cuộc cách mạng trên đã 
giải quyết được vấn đề gì. Cách mạng Tân Hợi đánh đổ triều đình Mãn Thanh, 
không đụng chạm đến các nước đế quốc. Cách mạng tháng Mười đánh đổ Chính 
phủ lâm thời của giai cấp tư sản, đưa chính quyền về tay giai cấp vô sản. Như vậy, 
chọn phương án trả lời đúng là D. 
Câu 2. So với Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ 
hai đâu là âm mưu chung của các nước đế quốc ? 
A. Tranh giành thuộc địa, giành giật thị trường. 
B. Đàn áp và dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. 
C. Tiêu diệt Liên Xô và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. 
D. Lợi dụng chiến tranh để phát triển và buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh. 
 Mặc dù có những mâu thuẫn về quyền lợi, những tất cả các nước đế quốc đều 
muốn tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Chọn phương án C 
Câu 3. Đâu là nhận định không đúng khi nói về trật tự hai cực Ianta được thiết lập 
sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? 
A. Là sự chia nhau thành quả sau chiến tranh giữa các nước lớn thắng trận. 
B. Là trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 
C. Là trật tự chứa đựng nhiều mâu thuẫn về kinh tế nhưng thống nhất về tư tưởng. 
D. Là trật tự chi phối mạnh mẽ mỗi quan hệ quốc tế sau chiến tranh. 
 Khác với trật tự Véc xai – Oa sinh tơn, trật hai cực Ian ta có sự tham gia của 
Liên Xô – một cường quốc XHCN, thành trì của phong trào hòa bình thế giới. Là 
Trang 27 
đối trọng của Mĩ. Vì thế, trong trật tự này có sự đối lập về ý thức hệ: CNTB và 
CNXH. Chọn phương án C. 
Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Trung 
Quốc và ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai 
A. mục tiêu đấu tranh. B. giai cấp và chính đảng lãnh đạo. 
C. khuynh hướng cách mạng. D. xu hướng phát triển. 
 Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy lịch sử. Trong 4 phương 
án trên có 3 phương án khác nhau là B, C, D. Học sinh phải chọn phương ná đúng 
nhất, chi phối hia phương án kia. Ở đây, điểm khác nhau cơ bản là phương án B: 
Giai cấp và chính đảng lãnh đạo. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau 
ở phương án C và D. 
Câu 5. So với Liên minh châu Âu (EU), thì nguyên nhân cơ bản nào làm cho Hiệp 
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tìm được tiếng nói chung trong 
việc giải quyết một số vấn đề ? 
A. Lịch sử và văn hóa. B. Tôn giáo. 
C. Nguyên tắc đồng thuận. D. Thể chế chính trị. 
 Với câu hỏi này, học sinh phải hiểu được tính thống nhất của EU là cùng một 
thể chế chính trị (CNTB), tức là không có sự đối lập về hệ tư tưởng như ASEAN. 
Chính những khác biệt về thể chế chính trị của ASEAN đã cản trở một số vấn đề 
của khối. Vì thế, phương án D là đúng. 
2. Phần lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975 
Câu 1. Đâu là nguyên nhân chung đẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước 
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? 
A. Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 
B. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng. 
C. Thiếu vai trò một cá nhân kiệt xuất (vĩ nhân) 
D. Giai cấp tư sản dân tộc non yếu về kinh tế, chính trị. 
 Thực tế Việt Nam lúc bấy giờ, khi mà giai câp phong kiến đã suy yếu, không đủ 
sức lãnh đạo nhân dân đâu tranh; khi giai cấp tư sản Việt Nam non yếu, bạc nhược 
thì cách mạng Việt Nam cần một giai cấp đủ khả năng đảm dương sứ mệnh giải 
phóng dân tộc. Đó là giai câp công nhân – đại diện cho phương thức sản xuất tiên 
tiến nhất lúc bấy giờ. 
Câu 2. Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước giữa Nguyễn Ái Quốc với Phan 
Bội Châu và Phan Châu Trinh ? 
A. Đi đến các nước phương Tây để học hỏi họ rồi về giúp đồng bào. 
B. Đi đến các nước phương Đông để cầu viện, nhờ họ giúp Việt Nam đánh Pháp. 
Trang 28 
C. Đi đến các nước có cùng cảnh ngộ với Việt Nam, để đoàn kết đấu tranh. 
D. Đi đến các nước phương Tây để cầu viện, nhờ họ giúp Việt Nam. 
 Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chủ trương dựa vào Nhật và Pháp để cứu 
nước, cứu dân. Nguyễn Ái Quốc tìm hướng đi và cách đi mới, trước hết đến các 
nước phương Tây phát triển để “xem họ làm như thế nào, rồi về giúp đồng bào ta”. 
Chọn phương án A. (Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc còn đi rất nhiều nơi, đến các 
nước thuộc địa, phụ thuộc, làm đủ nghề) 
Câu 3. Đâu không phải là nhận định đúng khi nói về Việt Nam Quốc dân đảng ? 
A. Là một chính đảng đứng trên lập trường dân chủ tư sản. 
B. Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) đã kéo theo sự tan rã của đảng. 
C. Chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là nền tảng tư tưởng của đảng 
D. Độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là tôn chỉ hoạt động của đảng. 
 Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng là: Đánh đuổi giặc 
Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất. 
Vì vậy, đáp án đung là D. 
Câu 4. Chủ trương nào được xem là sáng tạo nhất của Hội nghị Trung ương Đảng 
tháng 5 năm 1941 so với Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939 ? 
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tăng cường mặt trận dân tộc 
thống nhất để chống đế quốc và tay sai. 
B. Đề ra khẩu hiệu thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ 
cộng hòa. 
C. Thành lập Mặt trận Việt Minh để giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ 
mỗi nước ở Đông Dương. 
D. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng 
khởi nghĩa. 
 So với Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939, thì Hội nghị Trung ương 
tháng 5 năm 1941 có nhiều chủ trướng sáng tạo như thành lập Chính phủ nhân dân, 
xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa, nhiệm vụ giai cấpTuy nhiên, trong các 
chủ trương đó, thì chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh thay Mặt trận Thống 
nhất dân tộc phản đế Đông Dương, đống thời thành lập ở Lào và Cam pu chia mỗi 
n]ơcs một mặt trận riêng. Quan điểm của Đảng và Nguyễn Ái Quốc là giải quyết 
vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể 
của mỗi nước. Chọn phương án C. 
Câu 5. Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh, đế quốc Mĩ đối mặt với 
mâu thuẫn nào sau đây: 
A. Muốn tăng số quân Mĩ nhưng bị nhân dân Mĩ phản đối mạnh mẽ. 
Trang 29 
B. Muốn tăng quân đồng minh nhưng Chính phủ các nước này không đồng ý. 
C. Muốn rút dần quân Mĩ về nước nhưng quân đội Sài Gòn ngày càng suy yếu. 
D. Muốn cô lập Việt Nam nhưng quan hệ Trung – Xô đang rất nồng ấm. 
 Khi thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh, Ních xơn muốn rút dần quân Mĩ, 
quân các nước nước đồng minh, để giảm xu]ơng máu cho ngừi Mĩ, nhưng lại muốn 
quân đội Sài Gòn tự gánh vác lấy chiến tranh. Đây là một mâu thuẫn không thể 
giải quyết được. Vì, ngay cả khi thực hiện “chiến tranh cục bộ”, số quân Mic hơn 
nửa triệu tham chiến nhưng quân đội Sài Gòn vẫn không thể tự đứng vững được. 
Một khi quân Mĩ rút thì quân Sài Gòn càng suy yếu, và thực tế đúng như thê. Vì 
vậy, C là phương án đúng. 
Câu 6. Từ những hạn chế của Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 và thắng lợi của 
Hiệp định Pa ri năm 1973, giúp Đảng và nhân dân ta rút ra được bài học quý báu gì 
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? 
A. Phải dựa vào các nước lớn, phụ thuộc vào các nước láng giềng. 
B. Phải coi độc lập tự chủ là bất biến, đường lối đối ngoại là ứng vạn biến. 
C. Không để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam 
D. Phải thực hiện đường lối đối ngoại cứng rắn trong mọi hoàn cảnh. 
Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì độc lập và tự chủ là giá trị trường tồn của dân tộc. 
Vì vậy, nó là cái bất biến. Còn đường lối đối ngoại phải tùy thuộc vào hoàn cảnh 
cụ thể để đề ra những sách lược phù hợp, gọi là ứng vạn biến. Nhất là trong bối 
cảnh hiện nay, khi quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp thì chúng ta phải tỉnh táo, 
phải xây dựng đường lối đối ngoại cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo về sách 
lược. Chọn phương án B. 
Trang 30 
Phần 3 
 KẾT LUẬN 
 1. Ý nghĩa của đề tài 
Theo kinh nghiệm của bản thân và đánh giá của các động nghiệp, nhất là những 
giáo viên tham gia dạy khối C và bồi dưỡng học sinh giỏi thì đây là một đề tài có ý 
nghĩa thiết thực. Nó giúp học sinh nhận thức được nhiều vấn đề lịch sử mới và 
khó, so sánh được những đặc điểm và những vấn đề lịch sử liên quan nhau, đối lập 
nhau. Để từ đó có những lựa chọn đúng khi học lịch sử và nhất là làm các bài thi 
lịch sử. 
Đề tài này có ý nghĩa góp phần tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Để phát triển tư duy độc lập 
sáng tạo cho học sinh. 
Thông qua việc so sánh kết hợp các câu hỏi tình huống có vấn đề, bản thân đã 
phát hiện được nhiều học sinh có năng lực tư duy thực sự về môn Lịch sử. 
 2. Khả năng ứng dụng của đề tài 
Đề tài đã được áp dụng vào quá trình ôn thi Đại học cho các em học sinh khối C 
(Ban KHXH) để thi vào các trường Đại học và có ý nghĩa đối với học sinh và giáo 
viên khi tham gia bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh gỏi cấp tỉnh. 
Bản thân cũng đã thành công trong việc bồi dưỡng các em học sinh khóa 2019 – 
2020 thi vào các trường Đại học. Cụ thể: có 4 em có tổng điểm trên 27,25. Trong 
đó có 3 em đạt điểm 9,0 – 9,25; có 01 em đạt điểm 10,0. Kết quả bồi dưỡng học 
sinh gỏi tỉnh năm học 2020 – 2021 có 3/3 em đạt, trong đó 01 giải 3. 
 3. Bài học kinh nghiệm 
Sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn tôi nhận thấy yếu tố đưa lại thành công là 
giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn. Sự nhiệt huyết của giáo viên sẽ làm 
chuyển biến nhận thực của học sinh về bộ môn lịch sử. Nhất là trong thực trạng 
hiện nay đối với môn lịch sử ở các trường THPT. 
Đối với học sinh khá và giỏi rất thích phương pháp dạy học so sánh lịch sử. Vì 
nó phát huy tư duy lịch sử của học sinh, đồng thời giúp các em hình thành các kỹ 
năng học lịch sử nói riêng và học các môn xã hội nói chung. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân sau nhiều năm dạy học lịch sử tại 
trường đơn vị. Đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, tôi 
mong đợi được Hội đồng khoa học, các đồng nghiệp đánh giá và góp ý để đề tài 
này có tác dụng thiết thực, góp phần lấy lại vị thế của môn Lịch sử trong bối cảnh 
hiện nay. 
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
Trang 31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Thành Khôi: “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” - NXB 
Thế giới năm 2016. 
2. Trần Bá Đệ (chủ biên) Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, NXB Đại học QG 
Hà Nội 2002. 
3. Đinh Xuân Lâm: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1,2,3 , NXB Giáo dục. Hà Nội 
2000. 
4. Nguyễn Văn Kiệm: Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX – 1980, NXB Giáo dục. Hà 
Nội 1980 
5. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, NXB Giáo duc. Hà Nội năm 2020. 
6. Sách giáo khao Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục. Hà Nội năm 2020. 
7. Các tài liệu ôn thi Đại học, tốt nghiệp THPT, bồi dưỡng học sinh giỏi. 
8. Các đề thi Học sinh giỏi môn Lịch sử THPT, tỉnh Nghệ An các năm 2017 đến 
nay.
Trang 32 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_so_sanh_de_boi_duong_hoc_si.pdf
Sáng Kiến Liên Quan