SKKN Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 11 theo hướng phát huy tích cực, chủ động của học sinh

Đối với HS: Chơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự

nhiên của tâm sinh lí tuổi trẻ (từ nhi đồng qua thiếu niên đến lứa tuổi thanh niên

bước vào đời sống xã hội). Những yêu cầu của các môn giáo dục có tính hệ thống,

trình tự trong nhà trường các cấp, nhất là các môn GDQP - AN sẽ được tuổi trẻ học

sinh, sinh viên tiếp nhận, tự rèn luyện một cách thoải mái qua hoạt động “chơi”. và

là một việc làm tích cực góp phần giúp đỡ tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ

quốc một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.

Trò chơi có mục đích rèn luyện lòng yêu nước, giáo dục ý thức quốc phòng

dưới dạng vui chơi bằng các trò chơi nhỏ, trò chơi lớn trong quá trình dạy và học

môn GDQP - AN. Làm cho tuổi trẻ tự nguyện rèn luyện một số kỹ năng quân sự và4

tự rèn luyện tính cách cá nhân của từng học sinh. Để tạo lập một nếp sống có tác

phong quân sự; luôn luôn sẵn sàng hành động. Hành động đó qua vui chơi mà

thấm nhuần lòng yêu nước của truyền thống lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết hợp với các bài học chính khóa

nên hành động có ý thức, có hiệu quả hơn.

Đồng thời với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn

diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực khả

năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam

XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục

học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Đối với GV: Đề tài này tạo cho không khí của tiết học GDQP - AN trở nên

sinh động, sôi nổi, hứng thú các em có thể vừa học, vừa chơi mà vẫn truyền tải

được kiến thức đồng thời tạo cho các em ý thức tự giác học tập, khả năng làm việc

theo nhóm, tinh thần đoàn kết làm tiền đề cho những năm học tiếp theo và nhiệm

vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN sau này. Từ đó GV sẽ điều chỉnh

phương pháp dạy học phù hợp với nội dung. Đồng thời GV cũng đánh giá được

thái độ, tinh thần, ý thức học tập của HS.

Như vậy, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDQP - AN, GV sử

dụng phương pháp sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc

phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học

sinh phù hợp sẽ góp phần rất lớn mang lại hiệu quả cho bài giảng, phát huy tối đa

tính chủ động, tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy và học.

pdf31 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 11 theo hướng phát huy tích cực, chủ động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa hồ rãi các đồ vật. Lần lượt các đội đi quanh hồ 3 vòng để quan sát. 
Mỗi đội cách nhau một đến hai phút, về tới đích mỗi đội ghi ra giấy những gì đã 
nhìn thấy, đội nào đúng nhất là thắng cuộc. 
1.2.3. Luyện trí nhớ 
 Trò chơi: Anh nuôi đi chợ 
Người chơi: Từ một tiểu đội đến hai tiểu đội 
13 
Cách chơi: Cả tiểu đội ngồi vòng tròn, người chỉ huy nói “anh nuôi đi chợ đi 
chợ Nho Lâm mua một mớ rau”, người bên cạnh nói tiếp “anh nuôi đi chợ đi chợ 
Nho Lâm mua một mớ rau, một lạng thịt”, người sau nói tiếp “anh nuôi đi chợ đi 
chợ Nho Lâm mua một mớ rau, một lạng thịt, một cân cá”. Rồi người sau lại nói 
tiếp bằng cách nhắc lại câu nói trên và thêm vào cuối câu một thức ăn khác, ai 
quên hay nhầm phải nhảy lò cò một vòng. 
 Trò chơi: Tin đồn 
Người chơi: Một trung đội 
Cách chơi: Mỗi tiểu đội là một dãy bàn, hai người một bàn và ngồi ở đầu bàn và 
đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Người chỉ huy tập hợp các số 1 lại và đọc cho nghe 
một tin nhắn khoảng 30 từ, số 1 nhắc lại cho số 2, số 2 nhắc lại cho số 3 cứ như 
vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng ghi mẫu tin nhắn ra giấy và đưa 
cho người chỉ huy và đọc thật to cho mọi người nghe. Đội nào ít sai nhất là chiến 
thắng (giáo viên có thể liên hệ lấy mẫu tin nhắn đó từ nội dung bài học). 
1.2.4. Luyện kiến thức 
 Trò chơi: Những từ bắt đầu cùng một chữ 
Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội 
14 
Cách chơi: Người chỉ huy nói to một chữ, ví dụ: chữ “m”, những người chơi 
phải ghi vào giấy những từ bắt đầu là chữ “m” (mắt, mèo, mạnh, mai) trong hai 
phút, cuối cùng người chỉ huy thu giấy kiểm tra và khen thưởng những người đã 
ghi được nhiều từ nhất. 
1.2.5. Luyện thính tai 
 Trò chơi: Tiến công im lặng 
Người chơi: Một trung đội 
Cách chơi: Một người bịt mắt đứng giữa làm người canh đêm, những người 
khác đứng xung quanh cách xa khoảng 10m. Khi có lệnh chơi, tất cả tiến lại gần 
người canh đêm. Nếu người này thấy tiếng động ở hướng nào mà chỉ tay về hướng 
đấy, thì người làm ra tiếng động phải đứng yên cho đến tan cuộc chơi. Người nào 
đến sát được người canh đêm và đập tay vào vai người ấy là thắng cuộc. Lưu ý 
không được chạy hay nhảy xô vào người canh đêm, dù chỉ cách một mét cũng vậy. 
 Trò chơi: Vượt rào ban đêm 
Người chơi: Từ hai tiểu đội đến bốn tiểu đội 
Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên, một bên bịt mắt đứng thành vòng 
tròn, chân xoạc rộng sát vào chân nhau, tay để xuôi theo người. Bên còn lại đứng ở 
ngoài vòng, cố vượt rào bằng cách chui qua chân hoặc chui qua cạnh những người 
chơi. Người làm rào không được khụy chân xuống, chỉ khi nào nghe tiếng động 
mới được quờ tay tóm đối phương. Người nào vượt được rào vào trong vòng tròn 
là được một điểm cho bên mình, sau một thời gian quy định thì đổi bên. Cuối cùng 
bên nào ghi được nhiều điểm là thắng cuộc. 
15 
1.2.6. Luyện tinh mắt 
 Trò chơi: Cán bộ hải quân 
Người chơi: Một trung đội 
Cách chơi: Cán bộ hải quân lùng bắt những người buôn lậu đang chuyền nhau 
loại hàng cấm. Người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm vào chiếc dây nối thành 
vòng ở trước mặt, dây có lồng một cái vòng nhỏ (hàng cấm). Cán bộ hải quan đứng 
giữa vòng để quan sát, mọi người vừa hát vừa nắm vào chiếc dây làm điệu bộ như 
nắm vào chiếc vòng chuyền cho người bên cạnh, trong đó có người chuyền vòng 
thật, nhưng không để cho cán bộ hải quan trông thấy. Nếu cán bộ hải quan chỉ 
đúng tay người có vòng là bắt được người mang hàng lậu, người này phải nhảy lò 
cò một vòng và cán bộ hải quan được tín nhiệm làm một lần nữa. Nếu bắt sai thì bị 
phạt và cử người khác thay thế. (Lưu ý: Nếu không có dây thì có thể cho người 
chơi chuyền nhau cái vòng nhỏ bằng cách nắm tay nhau). 
16 
1.3. GIẢI PHÁP 3: Trò chơi rèn luyện sức khỏe 
 1.3.1. Tập chạy 
 Trò chơi: Chạy vượt chướng ngại vật 
Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội 
Cách chơi: Người chơi đóng các chiến sĩ bộ đội phải vượt qua các chướng ngại 
vật: nhảy qua hố, nhảy qua dây, nhảy qua đống cặp sách  khi nhảy phải nhảy cả 
hai chân, ai về sớm nhất là thắng cuộc. 
 Trò chơi: Chạy tiếp sức 
Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội 
Cách chơi: Các tiểu đội số lượng đều nhau, xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. 
Khi có lệnh người đứng đầu mỗi hàng, tay cầm một vật gì đó (khăn, thước, bút) 
chạy quanh một điểm (cái mũ, viên gạch) cách đó khoảng 20m rồi về hàng đưa 
cho người thứ hai, xong đứng về cuối hàng, người thứ hai chạy giống người thứ 
nhất, cứ như vậy cho đến người cuối cùng. Tiểu đội nào có người cuối cùng chạy 
về vạch xuất phát trước là chiến thắng. 
17 
1.3.2. Trò chơi chạy đuổi 
 Trò chơi: Về vị trí chiến đấu 
Người chơi từ một trung đội đến hai trung đội 
Cách chơi: Người chơi đóng một đơn vị bộ đội đang sinh hoạt ở doanh trại, mỗi 
người có một vị trí chiến đấu (vẽ một đường tròn đường kính khoảng 50cm rải rác 
khắp doanh trại hoặc chọn những vị trí, vật nào đó cố định), trừ một người chiến sĩ 
vừa đến chưa được phân công (chưa có vòng vẽ). Người chỉ huy hô “báo động” tất 
cả về vị trí chiến đấu, cả chiến sĩ mới cũng đến chiếm một vị trí. Người nào thừa ra 
làm nhiệm vụ tiếp tế đạn cho các đơn vị. 
 Trò chơi: Bảo vệ cán bộ 
Người chơi: Một trung đội 
Trong vùng địch, cán bộ bị địch truy lùng được nhân dân bảo vệ. 
18 
Cách chơi: Những người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay. Một người 
làm cán bộ bị truy lùng chạy quanh vòng rồi chạm tay vào một người ở vòng là 
“đích”. Người này phải đuổi theo người vừa chạy để làm sao bắt được anh ta trước 
khi chạy hết ba vòng. Khi hết ba vòng, mọi người reo “mở cửa ra” và đồng thời 
cũng giơ tay cao lên giống như những chiếc cửa. Nếu người cán bộ chạy lọt vào 
giữa vòng là anh ta được nhân dân bảo vệ, thoát tay địch. Anh ta được đứng vào 
vòng và người đuổi trở thành người bị đuổi. Nếu người chạy bị bắt thì anh ta trở 
thành người đuổi mới và người đuổi cũ đứng vào vòng. 
 1.3.3. Tập nhảy 
 Trò chơi: Qua suối 
Người chơi: Từ hai đến bốn tiểu đội 
Cách chơi: Vạch hai đường thẳng song song cách nhau từ 6m đến 10m làm bờ 
suối, giữa hai đặt những hòn đá (vẽ những đường tròn hoặc các vật khác thay thế) 
khoảng cách không đều nhau, gần có thể bước qua được, xa phải nhảy qua theo 
một đường ngoằn ngoèo. Từng người trong mỗi đội, liên tiếp theo nhau, nhảy qua 
suối trên những hòn đá nổi giữa dòng. Tính thời gian cho mỗi đội từ người thứ 
nhất bắt đầu nhảy xuống suối, đến khi người cuối cùng đặt chân lên bờ bên kia, đội 
nhảy nhanh nhất được 10 điểm, các đội sau rút dần đi một điểm. Ai trượt chân 
xuống suối hay dẫm phải vạch làm giã hòn đá bị trừ nữa điểm. Cuối cùng đội nào 
nhiều điểm nhất là thắng cuộc. 
 Trò chơi: Đi đều tiếp sức 
Người chơi: Từ hai đến bốn tiểu đội 
Cách chơi: Các tiểu đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát, cách đó 10m, 
kẻ một vạch nữa làm vạch về đích. Khi có lệnh, những người đứng đầu mỗi hàng 
đi đều tới vạch đích rồi đi đều về chạm tay vào người thứ hai, sau đó đứng vào 
cuối hàng. Người thứ hai cũng đi đều như người thứ nhất và cứ như thế cho đến 
người cuối cùng, hàng nào người cuối đi đều về tới vạch xuất phát trước là thắng 
cuộc. 
19 
1.3.4. Trò chơi luyện sức bền 
 Trò chơi: Kéo co 
Người chơi: Từng hai tiểu đội một 
Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên ngang sức nhau, mỗi bên nắm vào 
nữa chiếc thừng to. Giữa thừng buộc vào một dãi màu để đánh dấu; bắt đầu chơi, 
dải màu đặt vào một điểm trung tâm ở giữa sân. Khi có lệnh, hai bên cố kéo đối 
phương về phía mình, bên nào kéo được dải màu về phía mình cách xa điểm trung 
tâm 3m là chiến thắng. 
 Trò chơi: Đoạt cờ 
 Người chơi: Từng hai tiểu đội một 
20 
 Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên, mỗi bên đều đánh số của từng 
người và đứng ở sau vạch cuối sân. Giữa sân để một chiếc khăn làm cờ. Người chỉ 
huy gọi một số, hai người cùng số của hai bên chạy lên giữa sân cố đoạt cờ về phía 
mình. Người đoạt cờ đưa về phía sau vạch cuối sân mình là thắng. Nếu đang mang 
cờ về mà bị đối phương chạm vào người thì phải để lại cờ về chỗ cũ. Người chỉ 
huy có thể gọi một lúc nhiều số. 
IV. Áp dụng một số phương pháp cụ thể vào bài giảng 
Ví dụ 1: Bài 7 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương, tiết 34 PPCT để củng 
cố các kĩ năng cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, chuyển thương, ôn 
luyện kĩ năng thực hiện tư thế động tác bắn súng tiểu liên AK, tư thế động tác 
đứng ném lựu đạn, tôi vận dụng phương pháp “Trò chơi quân sự”. Cách thức tiến 
hành như sau: 
* Công tác chuẩn bị: 
+ Thiết kế trò chơi: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài, liên bài, 
nội dung trọng tâm của tiết học (tiết luyện tập) tôi thiết kế trò chơi như sau: 
. Tên trò chơi: “Đồng đội” 
. Số đội chơi: 4 đội. HS trên vai trò chiến sĩ. 
. Số thành viên mỗi đội 6. 
. Thời gian: 7 phút. 
. Điểm xuất phát: CS số 1 được trang bị sử dụng súng tiểu liên AK, vận 
động vượt qua chướng ngại vật đến vị trí qui định (ụ cát), dùng súng tiêu diệt mục 
tiêu ở tư thế nằm bắn có bệ tì. Sau loạt đạn đầu tiên CS số 1 bị trúng hỏa lực của 
địch, gãy xương cánh tay. Tiếp theo CS số 2 được trang bị súng tiểu liên AK và 1 
21 
quả lựu đạn, vận động vượt qua chướng ngại vật, tiếp cận vị trí CS số 1 đang bị 
thương, dùng lựu đạn ném tiêu diệt mục tiêu địch, tạo điều kiện cho các CS số 3 và 
CS số 4 vận chuyển CS số 1 về trạm quân y. Khi thấy CS số 2 ném lựu đạn, ra tín 
hiệu đã tiêu diệt được mục tiêu thì CS số 3 và CS số 4, mang cán thương (võng và 
gậy dài) vận động lên tiếp cận và chuyển CS số 1 về vị trí trạm quân y. 
Tại vị trí trạm quân y, CS số 5 và CS số 6 sẽ thực hiện cầm máu tạm thời và 
cố định gãy xương cánh tay cho CS số 1. 
Cách tính thành tích: Đội hoàn thành sớm nhất, đúng kĩ thuật nhất sẽ được 
tuyên dương khen thưởng. 
+ Thiết kế sân chơi: Chọn vị trí sân rộng, bố trí các chướng ngại vật, bia số 
4a tượng trưng cho mục tiêu địch. 
+ Chuẩn bị vật chất: Súng tiểu liên AK, lựu đạn, âm thanh mô phỏng chiến 
trường, dây văng, trụ gỗ, bao cát, bia số 4a, băng, bộ nẹp gỗ. 
* Công tác tổ chức: GV cho tập trung lớp, giới thiệu sơ đồ sân chơi, giới 
thiệu ngắn gọn luật chơi, qui ước kí tín hiệu, mục tiêu. Lập các đội chơi (từng tiểu 
đội). Tiến hành theo kế hoạch. Tổng kết, đánh giá, trao đổi với HS, rút kinh 
nghiệm. 
Ví dụ 2: Bài 3 Bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia (GDQP - AN lớp 
11), tiết 10 PPCT, để củng cố nội dung trọng tâm của bài “Một số quan điểm của 
Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc 
gia”, tôi sử dụng phương pháp “Trò chơi ô chữ”. Cách thức tiến hành cụ thể như 
sau: 
* Công tác chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội 
dung trọng tâm của tiết 10, tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố bài 
tôi thiết kế “Trò chơi ô chữ” với 7 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (Mẫu 
1b). Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang . Chuẩn bị khung Trò chơi ô 
chữ biên soạn trên Word, in thành một số bảng (Mẫu 1a) để phát cho HS. 
* Công tác tổ chức: Tôi chia lớp thành 4 đội, chọn đội trưởng. Chọn lớp 
trưởng, bí thư chi đoàn trợ giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội. Phổ biến luật chơi: 
Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV đọc câu hỏi và gợi ý, trong thời 
gian 15 giây toàn đội suy nghĩ. HS trả lời bằng giấy hoặc giành quyền trả lời bằng 
cách giơ tay (có thể sử dụng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ có một từ khóa in đậm 
xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả lời đúng được 10 điểm. 
Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Trả lời xong 7 ô hàng ngang mới 
được giải ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (viết hoa không dấu). Phần 
thưởng có giá trị về tinh thần. 
* Tiến hành trò chơi trong 5-7 phút. Kết thúc trò chơi GV tổng kết, nhận xét, 
qua đó hệ thống lại các nội dung trọng tâm. 
22 
Mẫu 1a. Khung Trò chơi ô chữ 
Câu hỏi gợi ý cho các ô hàng ngang như sau: 
1. Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện 
biện pháp này trong giải quyết phân định biên giới? 
2. Hàng ngang số 2 có 5 chữ cái: “ xây Trường Sa” là tên một phong 
trào do Báo Tuổi trẻ và Trung ương đoàn phát động”. 
3. Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái: “Bộ đội . là lực lượng nòng cốt trong 
quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia”. 
4. Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái: “Sẵn sàng.” là yêu cầu xây dựng lực 
lượng vũ trang chuyên trách trong quản lí bảo vệ biên giới quốc gia”. Đây còn là 
biện pháp bất khả kháng để bảo vệ biên giới quốc gia. 
5. Hàng ngang số 5 có 7 chữ cái: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: 
“Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của” 
6. Hàng ngang số 6 có 7 chữ cái: Đây là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ 
biển đảo của Tổ quốc. 
7. Hàng ngang số 7 có 7 chữ cái: Đây là quan điểm của Đảng, Nhà nước và 
là mong muốn của nhân dân ta trong xây dựng biên giới với các nước láng giềng? 
Cũng là tên của một cửa khẩu Quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, trước đây 
còn có tên gọi là Ải Nam Quan? 
* Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (không dấu): Đây là quan điểm của Đảng và 
Nhà nước ta trong xây dựng biên giới, giải quyết các vấn đề về biên giới? 
23 
 Mẫu 1b. Khung Trò chơi ô chữ thiết kế trên Powerpiont 
Chương III: Kết quả thực nghiệm 
 Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy kết quả học tập môn GDQP - AN các 
lớp do tôi phụ trách có sự cải thiện. Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công 
giảng dạy 8 lớp: 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 11A7, 11A10 và năm học 
2019 - 2020 tôi cũng dạy với 8 lớp 11 như vậy. Với các phương pháp giảng dạy 
mang tính vui chơi có chọn lọc cùng với hệ thống bài học ở trường nên gây ra một 
hiệu ứng mạnh mẽ lên hứng thú học tập của các em. Đa phần HS học tập với thái 
độ, tinh thần học tập tích cực, chủ động. 
 Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN 
Điều tra kết quả học tập học sinh ở trường THPT qua các năm học cho thấy 
một thực tế như sau: 
Điểm lý thuyết 
 Loại 
 Nhóm 
 Giỏi 
(Điểm 9 -10) 
 Khá 
 (Điểm 7–8) 
 Trung bình 
 (Điểm 5–6) 
 Yếu 
 (Điểm < 5) 
Lớp 11A4, 11A7 
năm học 2019 – 
2020. Chưa áp 
dụng các phương 
pháp trên (72 hs) 
 8,3% 
 ( 6 hs ) 
 27,8% 
 ( 20 hs ) 
 52,8% 
 ( 38 hs ) 
 11,1% 
 ( 8hs ) 
Lớp 11A4, 11A7 
năm học 2020 – 
2021. Đã áp dụng 
các phương pháp 
trên (72 hs) 
 21,9% 
 ( 16 hs ) 
 43,8% 
 ( 32 hs ) 
 32,9% 
 (24 hs ) 
 1,4% 
 ( 1 hs ) 
Điểm thực hành 
 Loại 
 Nhóm 
 Giỏi 
 (Điểm 9-10) 
 Khá 
 (Điểm 7–8) 
 Trung bình 
 (Điểm 5–6) 
 Yếu 
 (Điểm < 5) 
Lớp 11A4, 11A7 
năm học 2019 – 
2020. Chưa áp 
dụng các phương 
pháp trên (72 hs) 
 18% 
 ( 13 hs ) 
 34,7% 
 ( 25hs ) 
 41,7% 
 ( 30 hs ) 
 5,6% 
 ( 4 hs ) 
Lớp 11A4, 11A7 
năm học 2020 – 
2021. Đã áp dụng 
các phương pháp 
trên (72 hs) 
 35,6% 
 ( 26 hs ) 
 45,2% 
 ( 33 hs ) 
 19,2% 
 (14 hs ) 
 0% 
 ( 0 hs ) 
24 
Bảng tổng hợp lý thuyết và thực hành 
 Loại 
 Nhóm 
 Giỏi 
( Điểm 9-10) 
 Khá 
 (Điểm 7–8) 
Trung bình 
(Điểm 5–6) 
 Yếu 
 (Điểm < 5) 
Lớp 11A4, 11A7 
năm học 2019 – 
2020. Chưa áp 
dụng các phương 
pháp trên (72 hs) 
 13,2% 31.2% 47,2% 8,4% 
Lớp 11A4, 11A7 
năm học 2020 – 
2021. Đã áp dụng 
các phương pháp 
trên (72 hs) 
 28,8% 44.5% 26% 0,7% 
 Nhận xét: 
 - Theo bảng đánh giá và biểu đồ của hai nhóm nghiên cứu thì chúng ta nhận 
thấy: 
 + Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh giỏi (điểm 9 - 10) đạt 28,8% cao hơn 
gấp đôi nhóm đối chứng. 
 + Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh khá (điểm 7 - 8) đạt 44,5% cao gần gấp 
đôi nhóm đối chứng. 
 + Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh trung bình (điểm 5 - 6) đạt 26 % giảm 
so với nhóm đối chứng. 
 + Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh yếu (điểm dưới 5) đạt 0,7% giảm nhiều 
lần so với nhóm đối chứng. 
 Như vậy theo kết quả đạt được chúng ta có thể khẳng định sử dụng trò chơi 
trong quá trình dạy và học môn GDQP - AN lớp 11 bước đầu đã đem lại cho học 
sinh kết quả học tập tốt hơn. 
25 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Ý nghĩa của SKKN 
“Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc phòng - an 
ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” là 
khâu rất quan trọng trong một tiết dạy. Tiết dạy sẽ thực sự thành công nếu GV có 
phương pháp “trò chơi” hợp lí với từng bài, từng lớp và từng đối tượng HS. Qua 
đề tài tôi đã đề xuất các phương pháp “Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học 
môn giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động của học sinh”: 
+ Trò chơi rèn luyện lòng yêu nước, ý thức quốc phòng trong học sinh. 
+ Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan. 
+ Trò chơi rèn luyện sức khỏe. 
II. Bài học kinh nghiệm 
Qua thực tiễn dạy học, tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, internet, tôi áp dụng 
các phương pháp “Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc 
phòng - an ninh lớp 11 THP theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của 
học sinh” trên đã góp phần thu hút HS tham gia vào tiết học, HS tích cực hơn 
trong nhận thức, quan tâm, hứng thú hơn đối với môn học. Đương nhiên GV sẽ 
phải mất nhiều thời gian tốn nhiều tâm lực, sức lực để đạt được kết quả mong 
muốn. Trong khi “Sử dụng một số trò chơi trong dạy và học môn giáo dục quốc 
phòng - an ninh lớp 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học 
sinh”, GV cần căn cứ vào nội dung, mức độ cần đạt về mục tiêu dạy học, thời gian 
thực hiện và đối tượng HS để có thể lựa chọn phương pháp trò chơi phù hợp. GV 
cần vận dụng tổng hợp và sáng tạo các phương pháp trò chơi quân sự mới lạ, hấp 
dẫn, đồng thời ứng dụng CNTT vào soạn giảng sẽ tăng hiệu quả của các phương 
pháp, lôi cuốn sự tham gia tích cực của HS. Ví dụ: Đối với phương pháp trò chơi 
bài giảng bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm khách quan; GV có thể thiết kế thành 
trò chơi phông theo trò chơi Rung chuông vàng của VTV3. 
III. Khả năng áp dụng và phát triển của SKKN 
 Tôi nhận thấy đề tài này có khả năng áp dụng, có tính khả thi tại các trường 
THPT, ngoài ra đề tài này cũng đã được áp dụng vào công tác giảng dạy, huấn 
luyện tại các địa phương. 
IV. Một số đề xuất 
 Để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDQP - AN nói chung cũng như đẩy 
mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong đội ngũ GV tôi mạnh dạn 
đề xuất một số yêu cầu sau: 
26 
 Thứ nhất: Cần quán triệt sâu rộng, nhất quán đến tất cả các GV về mục 
đích, yêu cầu, nguyên tắc của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích 
cực. 
 Thứ hai: Tổ chức thường xuyên và nâng cao chất lượng các lớp bồi dưỡng 
chuyên môn về đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. 
 Thứ ba: Định kì tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới phương 
pháp, báo cáo SKKN, hội giảng cấp Tỉnh để GV bộ môn có dịp gặp gở, học tập, 
trao đổi kinh nghiệm nhất là những kinh nghiệm tốt về các PPDH tích cực. 
 Thứ tư: Nâng cao hơn nữa số lượng cũng như chất lượng của các trang 
thiết bị, đồ dùng dạy học. 
 Để đề tài hoàn chỉnh hơn, tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp 
ý của Hội đồng khoa học giáo dục nhà trường, Tổ chuyên môn, cùng quí đồng 
nghiệp. 
 Trân trọng cảm ơn! 
27 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 11 (Sách giáo khoa) 
2. Sách Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 11 (Sách giáo viên) 
3. Sách Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 11 (Sách chuẩn kiến thức và kĩ năng) 
4. Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng (www.giaoducquocphong.org) 
5. Thông tin trên mạng Internet. 
6. Trò chơi ngoài trời. 
7. Giáo trình GDQP Đại Học. 
8.Thông tin tư liệu. 
9. Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân. 
10. Tài liệu Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh của cơ quan thường trực hội đồng 
GDQP - AN Trung ương. 
28 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt 
1 GDQP-AN Giáo dục quốc phòng – an ninh 
2 PPCT Phân phối chương trình 
3 CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội 
4 THPT Trung Học Phổ Thông 
5 QĐNDVN Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 
6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 
7 HS Học sinh 
8 SGK Sách giáo khoa 
9 SGV Sách giáo viên 
10 CNTT Công nghệ thông tin 
11 CS Chiến sĩ 
12 GV Giáo viên 
13 PPDH Phương pháp dạy học 
14 AK Súng tiểu liên AK 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_day_va_hoc_mon_giao_duc_q.pdf
Sáng Kiến Liên Quan