SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh khi dạy bài “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, Lớp 12, Ban cơ bản

ội dung dạy học đảm bảo tính cơ bản có nghĩa là nội dung dạy học được

chọn lọc bao gồm các nội dung chính, chủ yếu, tập trung vào các nội dung mang

tính bản chất mà không tập trung vào các nội dung không chính yếu, không phải

bản chất của sự vật hiện tượng. Nội dung dạy học đảm bảo tính thiết thực có nghĩa

là nội dung dạy học sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế. Nội

dung dạy học đảm bảo tính hiện đại đòi hỏi nội dung dạy học phải mới, tiên tiến,

áp dụng được những thành tựu của khoa học kĩ thuật, vận dụng vào thực tiễn.

Năng lực được coi là sự huy động kiến thức, kĩ năng, niềm tin để học sinh

thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong

những điều kiện cụ thể. Theo đó, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đặt ra yêucầu cốt lõi là tập trung vào những gì học sinh cần có (kiến thức, kĩ năng, niềm

tin ) để từ đó họ có thể “làm” được những việc cụ thể, hữu ích hơn là tập trung

vào những gì mà học sinh biết hoặc không biết. Vì vậy, các nội dung dạy học cần

được chắt lọc, lựa chọn sao cho thật gọn, đắt.

Việc lựa chọn, sử dụng các nội dung cơ bản, trọng tâm sẽ giúp học sinh có cơ

hội và thời gian tập trung phát triển những nền tảng vững chắc cho các năng lực

cốt lõi. Cùng với đó, việc giúp học sinh tiếp cận các nội dung kiến thức thiết thực,

hiện đại cùng với phương pháp tư duy và học tập tích cực chính là nhằm tạo cơ hội

giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, từng bước hình thành, phát triển năng lực, giải

quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn từ đó có cơ hội hòa nhập, hội nhập quốc

tế để cùng tồn tại và phát triển.

pdf63 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh khi dạy bài “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, Lớp 12, Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em chưa biết và có mong muốn được tìm hiểu. 
 * Phương thức: 
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc đoạn thơ và thực hiện một 
số yêu cầu sau: 
Chống gậy lên non xem trận địa 
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây 
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu 
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy 
 (Bản dịch của Xuân Diệu) 
 - Hãy cho biết tên bài thơ và tác giả bài thơ trên? 
 - Bài thơ đó ra đời gắn liền với sự kiện nào của lịch sử dân tộc? 
 * Dự kiến sản phẩm 
 Học sinh có thể trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, giáo viên lựa 
chọn một sản phẩm hợp lý nhất để làm tình huống dẫn dắt vào bài mới. 
 Đây là bài thơ “Đăng sơn” (Lên núi) của Bác Hồ. Bài thơ này được Bác 
sáng tác trong lúc Bác ra mặt trận trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. 
Vậy vì sao đến năm 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới? 
 Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 
học hôm nay. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức 
 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến 
 * Mục tiêu 
 Nêu được những thuận lợi và khó khăn của ta từ sau chiến dịch Việt Bắc thu 
đông 1947. Lý giải được vì sao những sự kiện đó lại là thuận lợi và khó khăn đối 
với nước ta. 
 * Phương thức 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn. 
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và nhiệm vụ của các nhóm như sau: 
 Nhóm 1,3,5: Đọc thông tin sách giáo khoa mục 1 trang 135, 136 kết hợp với 
quan sát hình ảnh 1,2,3,4 dưới đây, xác định những thuận lợi của ta trước khi mở 
chiến dịch Biên Giới thu – đông năm 1950. Giải thích vì sao những sự kiện đó lại 
thuận lợi đối với cách mạng nước ta? 
 Nhóm 2,4,6: Đọc thông tin sách giáo khoa mục 1 trang 135, 136 kết hợp với 
quan sát hình ảnh 1,2,3,4 dưới đây, xác định những khó khăn của ta trước khi mở 
chiến dịch Biên Giới thu – đông năm 1950. Giải thích vì sao sự kiện đó lại khó 
khăn đối với cách mạng nước ta ? 
Hình 1: Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố 
thành lập nước Cộng hòa Nhân dân 
Trung Hoa 
Hình 2:Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận 
và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa 
Hình 3: Tổng thống Truman người mở 
đầu sự can thiệp Mĩ vào chiến tranh Đông 
Dương thông qua viện trợ chiến phí 
cho Pháp 
Hình 4: Tướng Rơve được Pháp cử sang 
làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh 
Đông Dương 
* Dự kiến sản phẩm 
- Thuận lợi: 
+ Sau chiến thắng Việt bắc thu – đông 1947, lực lượng kháng chiến ngày 
càng trưởng thành 
+ 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước cộng hòa nhân dân 
Trung Hoa ra đời. Sự kiên có ảnh hưởng tích cực tới cách mạng nước ta, là cầu nối 
cho cách mạng Việt Nam liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa. 
+ 1/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại 
giao với nước ta. Chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta từ đây không còn bị cô lập nữa 
mà nhận được sự đồng tình, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa. 
- Khó khăn: 
+ Từ tháng 5/1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu“ trực tiếp vào 
chiến tranh ở Đông Dương. Kể từ đây nhân dân ta không những chống Pháp mà 
còn chống cả sự can thiệp Mĩ. 
+ 5/1949, được sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve: tăng 
cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải 
Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để 
nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Pháp triển khai kế hoạch Rơve làm cho vùng tự 
do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây. 
 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 
 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về chủ trương của Đảng và Chính phủ 
 * Mục tiêu 
Nêu được mục đích của Đảng và Chính phủ khi mở chiến dịch Biên giới thu - 
đông 1950. Giải thích được vì sao trong chiến dịch Biên giới Bác Hồ trực tiếp ra 
chiến trường. 
* Phương thức 
Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với phương pháp trực quan, 
tổ chức cho học sinh đóng vai cảnh Bác Hồ cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp và 
Hoàng Văn Thái đi thị sát vùng Biên giới và nghiên cứu phương án tác chiến. Sau 
khi kết thúc hoạt cảnh, học sinh nhận xét về cảm xúc và cách ứng xử vai diễn. Giáo 
viên nhận xét, khen ngợi tinh thần làm việc của học sinh. Giáo viên hướng dẫn học 
sinh nhớ lại nội dung vở kịch, kết hợp với quan sát hình ảnh 5, 6 và dựa vào kiến 
thức sách giáo khoa để làm sáng tỏ một số vấn đề sau: 
Hình 5: Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia 
chiến dịch biên Giới 1950. 
Hình 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài 
quan sát chiến dịch Biên giới thu - đông 
năm 1950 mặt trận Đông Khê. 
- Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì? 
- Tại sao Bác lại trực tiếp ra chiến trường và việc làm này có ý nghĩa như 
thế nào? 
 * Dự kiến sản phẩm 
- Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích: 
+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. 
+ Khai thông đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới. 
+ Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên. 
- Tại sao Bác lại trực tiếp ra chiến trường và việc làm này có ý nghĩa như 
thế nào? 
 + Đây là chiến dịch tấn công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến 
chống thực dân Pháp, đặc biệt ở trận mở màn Đông Khê, việc thắng hay bại có ảnh 
hưởng lớn đến toàn cục chiến dịch. Do tính chất quan trọng của chiến dịch, vì vậy 
Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận một mặt để giúp đỡ Ban chỉ huy mặt trận, mặt khác 
động viên các chiến sĩ tham gia chiến dịch. 
+ Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng của Người: sống giản dị, 
gần gũi, ân cần, chu đáo đối với bộ đội, sâu sát chiến trường. 
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch 
Biên giới thu – đông 1950 
* Mục tiêu 
Nêu được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch 
Biên giới thu – đông 1950. Hiểu được vì sao ta chọn Đông Khê làm trận mở màn 
chiến dịch. 
* Phương thức 
Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về chiến dịch Biên giới. Sau 
đó giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai tình huống như sau: 
“Em hãy tưởng tượng mình là một người lính Pháp bị ta bắt làm tù binh kể 
lại sự thất bại trong chiến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950” 
“Em hãy tưởng tượng mình là một chiến sĩ cách mạng kể lại cuộc chiến đấu 
ở trận Đông Khê trong chiến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950” 
Sau hoạt động đóng vai giáo viên sử dụng kĩ thuật tia chớp để khái quát 
những nét chính về chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 như sau: 
Trong vòng một phút giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời. 
Câu 1: Mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ta đánh ở cứ điểm 
nào? 
Câu 2: Tai sao ta chọn Đông Khê làm trận mở màn chiến dịch Biên giới? 
Câu 3: Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường cho đồng đội 
xông lên đánh địch trong trận Đông Khê? 
Câu 4: Ai là người đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục xông 
lên đánh địch trong trận Đông Khê? 
Câu 5: Kết thúc chiến dịch Biên giới thu – đông ta đã tiêu diệt và bắt sống 
bao nhiêu tên địch? 
Câu 6: Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đã làm phá sản kế hoạch 
nào của Pháp? 
Câu 7: Ý nghĩa lớn nhất trong chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950? 
Câu 8: Chiến thuật quân sự của ta trong chiến dịch Biên giới thu – đông 
1950. 
* Dự kiến sản phẩm 
- Hoạt động đóng vai: 
 + Học sinh đóng vai về người lính Pháp bị bắt làm tù binh kể lại sự thất bại 
của Pháp trong chiến dịch Biên giới: Trận chiến trong chiến dịch Biên giới là một 
trận chiến gay go, ác liệt đối với chúng tôi. Tại đây tôi đã tận mắt chứng kiến sự 
chiến đấu quả cảm, kiên cường, anh dũng của các chiến sĩ Việt Nam. Chúng tôi bị 
tấn công, giống như con chuột trong hang dần dần bị người ta vây kín trong cái 
thung lũng Cốc Xá. Chúng tôi bị tiêu diệt cả cánh quân tiếp viện và cánh quân rút 
chạy. Tôi thấy thật điên rồ khi đem quân xâm lược Việt Nam, đó là sai lầm vô 
cùng nghiêm trọng của Chính phủ Pháp. Thất bại ở chiến dịch Biên giới là tiếng 
chuông báo tử cho sự có mặt của Pháp ở Đông Dương. 
+ Học sinh đóng vai chiến sĩ bộ đội Việt Minh kể lại cuộc chiến đấu ở trận 
Đông Khê trong chiến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: 
Trận đánh đồn Đông Khê là trận chiến đầy khốc liệt và bi tráng. Ngày 
16/9/1950 quân ta tấn công vào cứ điểm Đông Khê, đánh chiếm các vị trí của địch. 
Quân Pháp chống trả quyết liệt gây nhiều khó khăn và thương vong cho ta. Trong 
cuộc chiến gay go, ác liệt có nhiều tấm gương anh dũng như đại đội trưởng Trần 
Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường cho đồng đội xông lên đánh địch; tiểu 
đội trưởng La Văn Cầu bị thương khi đánh bộc phá vào lô cốt của địch, anh đã nhờ 
đồng đội của mình chặt cánh tay phải bị thương để tiếp tục xông lên. Sau hơn hai 
ngày chiến đấu gay go ác liệt, đến ngày 18/9/1950 ta đã chiếm được cứ điểm Đông 
Khê. Cái giá cho chiến thắng không hề nhỏ nhưng ta đã giành được tháng lợi. 
- Kĩ thuật tia chớp 
 Câu 1: Đông Khê 
Câu 2: có vị trí chiến lược quan trọng 
Câu 3: Đội trưởng Trần Cừ 
Câu 4: Anh hùng La Văn Cầu 
Câu 5: 8000 tên địch. 
Câu 6: kế hoạch Rơve của Pháp 
Câu 7: Giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ) 
Câu 8: Đánh điểm, diệt viện. 
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu 
Giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được lĩnh hội ở hoạt 
động hình thành kiến thức về chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 
* Phương thức 
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học bằng sơ 
đồ tư duy 
 * Dự kiến sản phẩm 
Học sinh vẽ sơ đồ tư duy về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Với kĩ 
thuật này giúp học sinh ghi nhớ kiến thức bài học một cách có hệ thống. 
4. Hoạt động vận dụng 
 * Mục tiêu 
Nhằm giúp học sinh thấy được bước phát triển của chiến dịch Biên giới thu 
– đông năm 1950 so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. Đồng thời vận dụng 
kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn để góp phần nâng cao giá trị nhận 
thức và ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong công cuộc xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó các em có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống 
yêu nước của cha ông, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội 
nhập. 
* Phương thức 
Thông qua nội dung bài học, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: So 
sánh chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 với chiến dịch Biên giới thu – đông 
năm 1950 ( Loại hình tác chiến, chiến thuật quân sự, kết quả và ý nghĩa)?Rút ra 
nhận xét về chiến dịch Biên giới. Từ chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950 rút 
ra được bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 
 * Dự kiến sản phẩm 
- So sánh chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 với chiến dịch Biên giới 
thu – đông năm 1950: 
Nội dung 
so sánh 
Chiến dịch Việt Bắc 
Chiến dịch Biên giới 
Loại hình 
chiến dịch 
Chiến dịch phản công Chiến dịch ta chủ động tấn công 
Chiến thuật 
đánh địch 
Đánh du kích. Đánh điểm diệt viện. 
Kết quả, ý 
nghĩa 
+ Sau hơn hai tháng chiến đấu, ta 
đã loại khỏi vòng chiến đấu 
6.000 tên, bắn rơi 16 máy bay, 
bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô; 
giữ vững căn cứ, bảo vệ an toàn 
cơ quan đầu não và 
quân chủ lực 
+ Đây là cuộc phản công lớn của 
ta; ta đánh bại hoàn toàn chiến 
lược đánh nhanh thắng nhanh 
của địch, buộc chúng phải 
chuyển sang đánh lâu dài với ta. 
+ Chiến dịch Biên giới kết thúc, 
thắng lợi thuộc về ta. Ta đã loại 
hơn 8.000 tên địch; khai thông 
vùng biên giới Việt - Trung từ 
Cao Bằng đến Đình Lập dài 750 
km với 35 vạn dân; chọc thủng 
hành lang Đông - Tây của Pháp. 
Thế bao vây của địch cả trong và 
ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc 
bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve bị 
phá sản. 
+ Đây là chiến dịch ta chủ động 
tấn công và giành thắng lợi, nói 
lên sự trưởng thành nhiều mặt của 
quân đội ta. Với chiến thắng Biên 
giới, con đường liên lạc của ta với 
các nước xã hội chủ nghĩa được 
khai thông; quân đội ta đã trưởng 
thành, ta giành được quyền chủ 
động trên chiến trường chính (Bắc 
Bộ), địch bị đẩy vào thế bị động 
đối phó, mở ra bước phát triển 
mới của cuộc kháng chiến chống 
Pháp. 
Nhận xét: Đây là chiến dịch ta chủ động tấn công và giành thắng lợi, nói lên 
sự trưởng thành nhiều mặt của quân đội ta, mở ra bước phát triển mới của cuộc 
kháng chiến chống Pháp. 
 + Bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay 
. Có tầm nhìn chiến lược, hoạch định đường lối và kế hoạch tác chiến đúng 
đắn. 
. Phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện toàn 
dân đánh giặc. 
. Chủ động đối phó trước mọi khó khăn, thử thách 
. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
* Mục tiêu 
Học sinh mở rộng kiến thức của nội dung bài học bằng cách thu thập các 
thông tin về chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, để hiểu biết thêm về chiến 
dịch này. 
* Phương thức 
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tư liệu và sưu tầm tranh ảnh về chiến dịch 
Biên giới thu - đông năm 1950. 
- Sau khi học sinh thu thập tư liệu, buổi sau giáo viên có thể cho học sinh 
trình bày, trao đổi sản phẩm hoặc treo sản phẩm vào góc học tập để các bạn cùng 
đọc và tham khảo. 
- Sản phẩm có thể là các bài viết, tư liệu, tranh ảnh về các nội dung đã tìm 
hiểu. 
 GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG 
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950) 
Tiết 3: MỤC IV – HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN 
GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950 
1.Kiến thức 
- Trình bày được hoàn cảnh lịch sử mới trước khi ta mở chiến dịch Biên giới 
thu - đông năm 1950. 
- Hiểu được mục đích của Đảng và Chính phủ khi mở chiến dịch Biên giới 
thu – đông 1950. 
- Nêu được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. 
- Giải thích được vì sao Bác Hồ ra mặt trận và vì sao mở đầu chiến dịch Biên 
giới thu – đông 1950 ta đánh ở Đông Khê. 
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định lịch sử, kĩ 
năng sử dụng bản đồ, lược đồ và tranh ảnh lịch sử. 
3. Thái độ 
- Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta 
trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc. 
- Củng cố niềm tin vào sự sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; lòng 
kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh; xác định đúng đắn nhiệm vụ học tập tư tưởng và 
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình 
- Phương pháp trực quan 
III. Tài liệu thiết bị dạy - học 
1. Giáo viên 
- Kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
- Tranh ảnh, phim tư liệu về Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút. 
IV. Tiến trình dạy học dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 
 2. Dẫn dắt vào bài mới 
3. Tổ chức hoạt động dạy và học 
Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cơ bản 
Hoạt đông 1: Cả lớp, cá nhân 
- Giáo viên: Nêu những thuận lợi và 
khó khăn của nước ta từ sau chiến dịch 
Việt Bắc thu – đông 1947. 
- HS theo dõi SGK trả lời 
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về 
những thuận lợi và khó khăn của nước 
ta sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 
1947. 
Hoạt đông 2: Cả lớp, cá nhân 
- Giáo viên: Mục đích của Đảng và 
Chín phủ khi mở chiến dịch Biên giới 
thu – đông 1950? 
- HS theo dõi SGK trả lời 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận 
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân 
Giáo viên sử dụng lược đồ Chiến dịch 
Biên giới thu – đông 1950, yêu cầu học 
sinh tường thuật lại diễn biến chiến 
dịch Biên giới thu đông 1950. 
IV- Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến 
dịch thu – đông 1950 
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc 
kháng chiến 
* Thuận lợi 
- 1/10/1949 nước cộng hòa nhân dân 
Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện cho 
cách mạng Việt Nam liên lạc với các 
nước xã hội chủ nghĩa 
- 1/1950 các nước xã hội chủ nghĩa đặt 
quan hệ ngoại giao với ta 
* Khó khăn 
- Mỹ từng bước can thiệp sâu vào 
chiến tranh Đông Dương 
- 5/1949 được sự đồng ý của Mỹ, Pháp 
đề ra kế hoạch Rơve, chuẩn bị tấn 
công Việt Bắc lần thứ hai để nhanh 
chóng kết thúc chiến tranh 
2. Chiến dịch Biên giới thu - đông 
1950 
- 6/1950 Đảng, Chính phủ quyết định 
mở chiến dịch Biên giới 
* Mục đích: 
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch 
 - Khai thông đường biên giới 
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt 
Bắc 
* Diễn biến: 
- 16/9/1950 ta đánh cụm cứ điểm 
Đông Khê 
- 18/9 ta tiêu diệt hoàn toàn 
→ Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị uy 
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân 
- Giáo viên: Nêu kết quả và ý nghĩa của 
chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. 
Căn cứ vào đâu khẳng định từ chiến 
dịch Việt Bắc đến chến dịch Biên giới 
thu đông 1950 là bước phát triển của 
cuộc kháng chiến. 
- HS suy nghĩ trả lời 
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận 
+ Thế và lực của ta: 
Chiến dịch Việt Bắc, địch tấn công ta 
trước, ta phản công lại địch. 
Chiến dịch Biên giới ta chủ động tấn 
công 
+ Kết quả : 
Chiến dịch Việt Bắc: loại 6000 tên 
địch, làm phá sản âm mưu đánh nhanh 
thắng nhanh của địch, buộc địch phải 
chuyển sang đánh lâu dài. 
Chiến dịch Biên giới: loại hơn 8000 tên 
địch, làm phá sản kế hoạch Rơve, khai 
thông đường liên lạc, giành thế chủ 
động trên chiến trường chính và mở ra 
bước phát triển mới của cuộc kháng 
chiến. 
hiếp 
→ Pháp phải rút khỏi Cao Bằng 
- Ta bố trí mai phục, chặn đánh địch 
trên đường 4, phá tan kế hoạch rút 
quân của chúng 
→ 22/10/1950 đường 4 được giải 
phóng 
* Kết quả, ý nghĩa: 
- Kết quả 
+ Giải phóng biên giới Việt - Trung từ 
Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn 
dân 
+ Phá sản kế hoạch Rơve 
- Ý nghĩa 
+ Khai thông biên giới Việt – Trung 
+ Ta giành được thế chủ động trên 
chiến trường chính Bắc Bộ. 
+ Mở ra bước phát triển mới của cuộc 
kháng chiến 
4. Củng cố 
Giáo viên khái quát lại những nội dung của bài và dặn dò học sinh học bài 
cũ và đọc, tìm hiểu trước bài 19. 
 PHỤ LỤC III 
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 
 1. Hoạt động nhóm 
 2. Hoạt động đóng vai 
 3. Kĩ thuật lập sơ đồ tư duy 
 4. Bài kiểm tra 10 phút cuối buổi học 
 MỤC LỤC 
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2 
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 
4. Đóng góp của đề tài. 2 
PHẦN II: NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
3 
1. Cơ sở lý luận 3 
1.1. Khái niệm 3 
1.1.1. Khái niệm về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. 3 
1.1.2. Khái niệm về phẩm chất, năng lực. 4 
1.2. Các nguyên tắc dạy học tích cực nhằm phát triển phầm chất, 
năng lực học sinh. 
4 
1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích 
cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
6 
2. Cơ sở thực tiễn 6 
2.1. Đối với giáo viên 6 
2.2. Đối với học sinh 8 
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH 
CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC 
SINH KHI DẠY BÀI “NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC 
KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
(1946 – 1950), LỚP 12, BAN CƠ BẢN. 
9 
1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài “Những năm đầu của cuộc 
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950), Lớp 
12, Ban cơ bản. 
9 
1.1. Kiến thức 9 
1.2. Kỹ năng 10 
1.3. Thái độ 10 
1.4. Năng lực, phẩm chất hướng tới 10 
2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát 
triển phẩm chất, năng lực học sinh khi dạy bài “Những năm 
10 
 đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 
– 1950)”, Lớp 12, Ban cơ bản. 
2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực 10 
2.1.1. Dạy học giải quyết vấn đề 10 
2.1.2. Dạy học hợp tác 13 
2.1.3. Phương pháp đóng vai 17 
2.1.4. Phương pháp dạy học trực quan 20 
2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 27 
2.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn 27 
2.2.2. Kĩ thuật tia chớp 29 
2.2.3. Kĩ thuật sơ đồ tư duy 22 
3. Thực nghiệm sư phạm 35 
3.1. Mục đích thực nghiệm 35 
3.2. Đối tượng thực nghiệm 36 
3.3. Phương pháp thực nghiệm 36 
3.4. Kết quả thực nghiệm 36 
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 38 
1. Kết luận 38 
2. Kiến nghị 38 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 
PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_nh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan