SKKN Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - thành phố Vinh

Cơ sở thực tiễn, tình hình thực tế và thực trạng:

Theo thống kê của bộ Lao động Thương binh & Xã hội, mỗi năm tại Việt Nam, trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu, có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Ở Việt Nam với địa hình với địa hình chằng chịt sông, ngòi, ao hồ, kênh, mương, với bờ biển dài hơn cả chiều dài đất nướ hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai bão lụt. Diện tích mặt nước cao làm tăng nguy cơ đuối nước. Tại Nghệ An trong thời gian qua đã xẩy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm diễn ra nhiều nhiệu huyện thị như: Diễn Châu, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Thị Xã Hoàng Mai Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh. Mỗi khi vụ việc liên quan đến tai nạn đuối nước xảy ra, là một lần nữa để lại sự chua xót, day dứt, ân hận và hai tiếng “giá như” mơ hồ của người lớn. Vì vậy việc học bơi là cách tốt nhất để phòng chống tai nạn “chết đuối” có thể xảy ra.

 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Vinh có khoảng 1500 học sinh địa bàn phân bố rộng khắp toàn thành phố và một số xã phụ cận tiếp giáp thành phố, nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều học sinh còn phải phụ gia đình làm thêm để trang trải cuộc sống hàng ngày bên cạnh đó nhiều học sinh không có sự bao bọc của bố mẹ do phải làm ăn xa nên nhiều học sinh trong nhà trường không được học bơi, hoặc không muốn tham gia học bơi.

 Trong hoạt động giảng dạy môn giáo dục thể chất được sự quan tâm của ban giám hiệu hàng năm đã tu bổ thêm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, đặc biệt đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng bể bơi trong 2 năm qua, chỉ đạo trực tiếp nhóm thể dục khi xây dựng chương trình phải đưa môn bơi lội vào trong giảng dạy trong nhà trường góp phần nâng cao kỹ năng bơi lội trong học sinh

Cũng từ những thực trạng đó mà tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh THPT” mà tôi đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, áp dụng vào giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh nơi tôi công tác.

 

doc42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số bài tập hoàn thiện kỹ năng bơi ếch góp phần giảm nguy cơ đuối nước cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống nội dung các bài tập ta tiến hành xây dựng phương pháp tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy, tiến trình giảng dạy kỹ thuật bơi ếch cho học sinh THPT Nguyễn Trường Tộ - TP.Vinh.
 	Phương pháp tổ chức lớp học: Để đảm bảo an toàn trong các giờ học bơi khi lên lớp cần chú ý phải tăng cường giáo dục và giúp học sinh quán triệt các biện pháp an toàn suốt quá trình dạy bơi cũng như nội quy bể bơi. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý theo dõi, tìm hiểu tình hình sức khỏe của học sinh để có giải pháp thích hợp. Chuẩn bị tốt các điều kiện cà các dụng cụ cứu đuối.
	Trước khi xuống nước tổ chức nhóm học tập, chọn các em có tinh thần cao và khả năng bơi tốt làm tổ trưởng. Các thành viên trong nhóm cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chú ý điểm danh từng người trong nhóm. Phải khởi động tốt, khi lên lớp cần chuẩn bị số lượng người cứu đuối thích hợp đứng quan sát trên bờ. Nếu phát hiện có người đuối nước cần lập tức phát tín hiệu và sử dụng các dụng cụ cứu đuối. Trong khi lên lớp bài bơi thứ nhất là kiểm tra ban đầu đối với học sinh để nắm vững trình độ bơi của từng người. Thường xuyên kiểm tra sĩ số của lớp để đề phòng và phát hiện kịp thời sự cố. Khi lên lớp, giáo viên cần đứng ở chỗ có thể quan sát được toàn thể học sinh, nhất là các học sinh cá biệt. Giáo viên có thể chỉ định một số học sinh bơi khá hơn giúp đỡ các học sinh kém, đồng thời đặc biệt chú ý ngăn ngừa phát sinh sự cố ranh giới giữa chỗ nước nông với chỗ nước sâu. Tổ chức dạy bơi phải nghiêm khắc, chặt chẽ, phải có tính tổ chức. Sau giờ học phải điểm danh đủ số học sinh rồi mới nhận xét, biểu dương người tốt, việc tốt, chỉ ra những vấn đề cần chú ý cho lần lên lớp sau.
Cách phân nhóm, tổ học sinh trong học tập bơi. Đơn vị giảng dạy bơi thông thường là lớp. Trong một lớp cần phân thành các nhóm tổ. Việc phân nhóm tổ hợp lý sẽ thuận tiện cho việc dạy và học, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả dạy học. Thường có hai cách phân nhóm: Phân nhóm hỗn hợp và phân nhóm theo trình độ kỹ thuật. Thông thường ở các lớp khi chia nhóm mỗi nhóm khoảng 8 đến 10 học sinh.
	Phương pháp giảng dạy kỹ thuật bơi ếch tương đối phức tạp, vì vậy khi dạy bơi ếch cần nắm bắt kỹ thuật cơ bản. Trình tự dạy bơi ếch như sau: sau khi làm quen với nước – tập động tác chân – động tác tay – động tác tay với thở - phối hợp chân với tay – phối hợp toàn bộ kỹ thuật kiểu bơi ( chân – tay – thở).
Trong quá trình đứng lớp giảng dạy cần vận dụng phù hơp các phương pháp để học sinh dễ tiếp thu và nắm bắt nội dung được dễ dàng hơn. Từ việc sắp xếp đội hình và chọn vị trí thị phạm, góc độ và tốc độ khi thị pham để học sinh có thể quan sát đầy đủ và rõ ràng. Ngoài ra người dạy cũng chỉ ra những động tác đúng và động tác sai để học sinh nhận biết và sửa sai kịp thời. Đồng thời sử dụng đa dạng các dụng cụ, phương tiện trực quan để giúp học sinh quan sát rõ ràng và nhận thức đầy đủ, kết hợp sử dụng các ký hiệu, tín hiệu trong giảng dạy để nhấn mạnh, nhắc nhở và biểu dương...
Trong giảng dạy cần dựa vào quá trình nhận thức, quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo, cơ chế của sự thích nghi để sắp xếp nội dung, các tố chất vận động, lượng vận động và độ khó, mức độ phức tạp của động tác phải được tăng dần. Yêu cầu của từng buổi tập sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ, khả năng để học sinh dễ cảm nhận, dễ tiếp thu và dễ thực hiện. 
Sắp xếp nội dung, xác định yêu cầu, lựa chọn bài tập khi giảng dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, từ chưa biết đến biết, từ tại chỗ đến di chuyển, từ chậm đến nhanh, một bên rồi đến hai bên...
Dạy kỹ thuật mới trên cơ sở củng cố kỹ thuật cũ, những hiểu biết và kĩ năng đã có.
Tăng dần lượng vận động bằng cách tăng dần cự ly, số lần lặp lại, tốc độ bơi, giảm dần thời gian nghỉ giữa quãng.
Cần chú ý đến đặc điểm cá nhân về tuổi, giới tính, sức khỏe, khả năng tiếp thu, trạng thái tâm lý để dần nâng cao yêu cầu và độ khó bài tập. 
	Phương pháp tổ chức tập luyện Đội hình tập luyện: phân chia tập luyện theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 người. Số bài tập: 2-3 bài/buổi. Với tốc độ động tác: Chậm –> trung bình –> nhanh. Thời gian buổi tập: 90 phút (kể cả thời gian khởi động và thả lỏng). Nguyên tắc tập luyện: tăng dần độ khó của các bài tập sau từng buổi tập.
2.2.4. Xây dựng tiến trình giảng dạy.
TT
 Buổi HL
BT áp dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Kiểm tra trình độ ban đầu
+
2
Hệ thống bài tập thở
+
+
3
Hệ Thống bài tập chân ếch
+
+
+
4
Hệ thống bài tập tay ếch
+
+
+
5
Hệ thống bài tập phối hợp Tay - Chân
+
+
+
6
Hệ thống bài tập phối hợp Tay – Thở
+
+
+
7
Hệ thống bài tập phối hợp Tay – Chân – Thở
+
+
+
8
Hoàn thiện động tác bơi ếch
+
+
+
+
9
Kiểm tra Học sinh
+
2.2.5. Xây dựng giáo án minh họa.
“ GIÁO ÁN MINH HỌA
	 Ngày soạn: 22/2/2021
GIÁO ÁN THỂ DỤC 11
Thể thao tự chọn (Bơi ếch)
Tiết PPCT 47 – 48 (Tiết 7 + 8) 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Biết được yếu lĩnh kỹ thuật của đạp chân, quạt tay trong bơi ếch, nắm được nguyên lý, cách thức thực hiện các bài tập đơn lẻ. 
	2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng các giai đoạn kỹ thuật đạp chân ếch, thực hiện được động tác quạt tay ếch. 
	3. Thái độ: Nghiêm túc, chấp hành tốt nội quy bể bơi, nội quy lớp bơi, tuân thủ tuyệt đối các mệnh lệnh giáo viên, tích cực tập luyện các bài tập giáo viên đưa ra, vệ sinh cá nhân trước khi xuống bể. 
II. Địa điểm phương tiện: 
	1. Địa điểm: Bể bơi Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP. Vinh 
	2. Phương tiện: Còi, phao bơi quả tim (20 cái), sào cứu hộ. 
III. Tiến trình lên lớp
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP, 
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Thời gian
Số lần
 1. Phần khởi động
 a. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, kiểm tra tình trạng sức khỏe học sinh. 
 b. Khởi động:
 - Khởi động chung: Bài thể dục tay không, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, xoay hông, xoay vai, cẳng tay
 - Khởi động chuyên môn: 
 + Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông, 2 chân đánh chéo.
 + Gập thân tay không hoạt động mô phỏng tay ếch, 2 cánh tay đánh liên tục. 
 + Căng cơ. 
 c. Hỏi bài cũ: Gọi học sinh tại chỗ ngồi xuống đạp chân ếch đã học tiết trước. 
 d. Tắm tráng: 
 2. Hình thành kiến thức
 + Bám thành bể
 Trước khi thực hiện bài tập học sinh bám thành bể thực hiện ngồi xuống nước, tập thở dưới nước trước. 
 Sau đó chia thành 2 nhóm, nhóm 1 tập tay, sau đổi sáng nhóm 2 tập chân sau đó đổi lại. 
 a. Tập tay: 
 - Bài tập 1: Tập tay ếch tại chỗ tựa lưng vào trường (không úp mặt dưới nước). 
 - Bài tập 2: Úp mặt xuống nước di chuyển quạt tay ếch kết thúc quạt tay ngoi lên thở. 
 - Bài tập 3: Đạp thành bể úp mặt thân người nổi quạt tay ếch sang bờ đối diện. 
 b. Tập chân: 
 - Bài tập 1: Vịn thành bể úp mặt đạp chân ếch. 
 - Bài tập 2: Cầm phao tim úp mặt đạp chân ếch qua thành bể. 
 - Bài tập 3: Úp mặt lướt đạp chân ếch qua thành bể 
15’-20’
5’
5’
7’
13’
5’
8’
12’
2 lần 
X 
 8 nhịp
10 lần/1 bài tập
5 lần/1 bài tập
10 lần/1 bài tập
20 lần x 3 tổ
6 lượt
10 lượt
x x x x
x x x x
 U
 GV

x x x x
x x x x
 x x
 x x
 U x x
 GV x x
 x x x x
 x x x x
 U
 GV
 x 
 x UGV 
 x 
 x
 UGV 
 x x x
 x x x
 UGV 
 x x 
 x x 
 x 
 x 
 x 
 UGV 
 UGV 
 x x x
 x x x
 UGV 
 x x x
 x x x
GV: Phổ biến mục tiêu tiết học
HS: trật tự lắng nghe
Đội hình 2 hàng hình chữ L dãn cách 60cm. 
GV: Hô động tác khởi động học sinh làm theo. 
GV: nhận xét đánh giá cho điểm
Nhóm 1: Thực hiện các bài tập
a. Sau đó đổi nhiệm vụ với nhóm 2
GV: Kết hợp học sinh phân tích thị phạm động tác cho học sinh sau đó quan sát sửa sai. 
HS: Thực hiện bài tập đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Nhóm 2: Thực hiện các bài tập phần b, sau đó đổi nhiệm vụ với nhóm 1. 
GV: Kết hợp với học sinh thực hiện thi phạm động tác cho học sinh sau đó quan sát sửa sai.
 HS: Thực hiện bài tập đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 3. Củng cố và nâng cao
 Tập trung học sinh ở thành bể: gọi 3-> 5 học sinh thực hiện các bài tập
4-’->6’
 UGV 
 x x 
 x x 
 x x 
 x x
 Lớp gọi 3->5 học sinh lên thực hiện bài tập, học sinh nhận xét đánh giá các bạn thực hiện động tác. 
GV: Phân tích nhận xét đánh giá các học sinh. 
4. Phần mở rộng: 
- Điểm danh
- Nhận xét lớp.
- Bài tập về nhà
- Vệ sinh bể
- Xuống lớp
7’->10
 x x x x x x 
 x x x x x x 
 Gv
Đội hình nhận xét lớp 4 hàng ngang cự li hẹp
Rút kinh nghiệm giờ dạy
	Người soạn
 Hồ Văn Hoàn ”
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.1. Mục tiêu, đối tượng thực nghiệm.
Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên học sinh (cả nam và nữ) lớp 11D1, 11C1 học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh. Nhóm được thực hiện theo các giải pháp, các bài tập mà sáng kiến đã lựa chọn.
Nhóm đối chứng: được tiến hành tại 2 lớp 11A, 11D2 học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh. Được hướng dẫn học bơi theo các phương pháp cũ.
Mục đích của thực nghiệm nhằm làm nổi bật ưu điểm, tính vượt trội của các giải pháp cải tiến, ứng dụng cho học sinh. Đây là những yếu tố tác động tích cực đến kết quả chuyên môn, thành tích bơi. Giúp phụ huynh, học sinh nhận rõ tầm quan trọng của việc học bơi. Hình thành một số kỹ năng cơ bản về bơi lội nhằm giúp học sinh phòng chống được việc đuối nước do không biết bơi. Góp phần nâng cao hoạt động thể dục thể thao dưới nước cũng như phát hiện những học sinh có năng khiếu bơi lội để bồi dưỡng rèn luyện tạo nguồn tham gia các hội thao, hội khỏe các cấp, từ đó góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2. Nội dung thực nghiệm.
 	Thực hiện đúng quy trình dạy bơi: Cho dù là dạy bơi hay tự học bơi, tất cả đều phải tuân thủ theo một quy trình chung; cái nào tập trước, cái nào tập sau không thể đảo lộn được, cụ thể quy trình như sau: Làm quen với nước, tập thở trong nước, tập nổi trong nước, tập lướt nước, tập đạp chân, tập quạt tay, tập phối hợp đạp chân quạt tay, tập phối hợp đạp chân quạt tay với thở, tập xuất phát, tập quay vòng.
 	Đảm bảo an toàn trong quá trình giảng dạy: Giáo viên phải thường xuyên quan sát, bao quát lớp học ở mọi vị trí của hồ bơi. Học sinh phải tuyệt đối chấp hành nội quy, quy định bể bơi, tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên, không tuỳ tiện ra khỏi khu vực quản lý của giáo viên. Không được đùa giỡn trong quá trình học. Phải khởi động và tập trên cạn thật kỹ, tắm tráng nước mới xuống hồ.
 	Hướng dẫn và hình thành cơ bản khả năng cứu đuối cho học sinh: Khi gặp trường hợp đuối nước, việc đầu tiên là nhanh chóng hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu và tìm cách đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước. Khi đưa được nạn nhân lên bờ cần nhanh chóng tiến hành khai thông đường thở và thổi ngạt cho nạn nhân, sau 2 nhịp thổi ngạt đầu tiên, nếu không thấy mạch đập phải nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, nếu nạn nhân thở lại được cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục các biện pháp sơ cứu và ủ ấm cho nạn nhân.
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.3.1. Kết quả kiểm tra ban đầu.
	Để đánh giá chính xác, khách quan hiệu quả áp dụng của sáng kiến cũng như các bài tập tập đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành điều tra ban đầu trình độ bơi ếch của học sinh các lớp, trong đó nhóm lớp thực nghiệm gồm lớp 11C1, lớp 11D1. Nhóm lớp đối chứng gồm lớp 11A, lớp 11D2. 
Cách đánh giá trình độ học sinh như sau:
Học sinh biết bơi (Đạt): Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật bơi ếch, phối hợp cơ bản được Tay – Chân – Thở, bơi được trên 15m.
Học sinh chưa biết bơi (Chưa Đạt): Thực hiện chưa đúng kĩ thuật bơi ếch, phối hợp chưa tốt Tay – Chân – Thở chưa có tính nhịp điệu, bơi được dưới 15m.
Bảng: Kết quả kiểm tra ban đầu trình độ bơi của học sinh
Nhóm
Lớp
Sĩ
Số
Học sinh biết bơi
Học sinh chưa biết bơi
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
Nhóm đối chứng
11A
39
5
12,82 %
34
87,18%
11D2
43
6
13,95%
37
86,05%
Nhóm thực nghiệm
11C1
47
5
10,64%
42
89,36%
11D1
49
7
14,29%
42
85,71%
3.3.2. Kết quả kiểm tra sau khi áp dụng các bài tập lựa chọn.
	Qua kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy một thực tại đáng buồn là tỉ lệ học sinh biết bơi trong các nhà trường THPT là quá thấp, đặc biệt các trường trong địa bàn thành phố và hệ thống ngoài công lập. Trong 4 lớp tôi áp dụng vào sáng kiến với trình độ bơi của các em ban đầu giữa các lớp là tương đối đồng đều. Qua đó việc ứng dụng các bài tập vào nhóm thực nghiệm gồm 2 lớp 11C1, 11D1 cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy cũ cho 2 lớp 11A, 11D2 (Nhóm đối chứng) là tương đối khách quan và phù hợp với yêu cầu sáng kiến. Kết quả kĩ thuật bơi ếch thu được như sau:
Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện các bài tập ứng dụng trong sáng kiến
Nhóm
Lớp
Sĩ
Số
Học sinh biết bơi
Học sinh chưa biết bơi
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
Nhóm đối chứng
11A
39
27
69,23%
12
30,77%
11D2
43
30
69,77%
13
30,23%
Nhóm thực nghiệm
11C1
47
43
91,49%
4
8,51%
11D1
49
45
91,84%
4
8,16%
Từ kết quả trên cho thấy các lớp thực nghiệm (Lớp 11C1, lớp 11D1) và đối chứng ( Lớp 11A, lớp 11D2) tỉ lệ học sinh biết bơi ( Đạt) đều tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm ( Lớp 11C1, 11D1) áp dụng phương pháp giảng dạy, các bài tập lựa chọn cho học sinh thì học sinh biết bơi (Đạt) chiếm tỉ lệ trên 91% cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ( Lớp 11A, lớp 11D2) sử dụng phương pháp dạy học cũ với tỉ lệ dưới 70%. Bên cạnh đó tỉ lệ học sinh chưa biết bơi (Chưa đạt) ở nhóm thực nghiệm thấp hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ hiệu quả từ việc áp dụng các bài tập, phương pháp giảng dạy trong sáng kiến cho học sinh lớp 11. Có thể áp dụng rộng rãi sáng kiến vào việc giảng dạy bơi ếch để nâng cao thành tích cho học sinh nói chung cũng như học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tô – Vinh nói riêng. Trong tiết dạy ở nội dung thể thao tự chọn để cho học sinh dễ tiếp thu, tích cực chủ động trong việc tập luyện góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cao thành tích cho người tập.
PHẦN III: KẾT LUẬN.
1. Ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm, những vấn đề sau khi áp dụng.
1.1. Ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm. 
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bơi ếch trong phần thể thao tự chọn ở các trường THPT. Đề tài đã lựa chọn được các bài tập phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT. Thông qua việc ứng dụng bài tập vào các đơn vị như Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP.Vinh. Kết quả đã cho thấy thành tích nâng lên đáng kể, nhiều học sinh từ chỗ nhút nhát, ngại vận động, sợ nước nay đã mạnh dãn xuống nước, chơi đùa dưới nước đặc biệt là yêu thích môn bơi lội hơn. 
Bơi lội là một môn thể thao thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Do yêu cầu cơ động trên chiến trường, do yêu cầu xây dựng hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải, sự đòi hỏi về nâng cao năng suất, đưa khoa học kỹ thuật vào mặt trận nông, lâm nghiệp v.v mà mỗi người dân nước ta sống trong một đất nước nhiệt đới nhiều sông ngòi ao hồ và biển bao quanh, đặc biệt thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, hàng năm mưa bão lũ lụt thường xảy ra đòi hỏi phải biết bơi lội. Biết bơi con người như có thêm đôi mái chèo trên sông nước. 
Trong thực tế của xã hội ta từ ngàn xưa, lịch sử đã ghi nhận các vị anh hùng chống ngoại xâm đã dùng bơi lội trong các trận thủy chiến với quân thù, ngày nay bơi lội được vận dụng trong nhiều ngành quan trọng như quân sự, hàng hải, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, xây dựng v.v Trong các lĩnh vực ấy bơi lội có ý nghĩa thực dụng rất lớn, chính trị vì vậy đối với dân tộc ta bơi lội là một môn thể thao có truyền thống lâu đời và được mọi người yêu thích.
Việc giảng dạy bơi lội trong nhà trường không những giúp các em rèn luyện sức khỏe, trang bị những kĩ năng cơ bản về Bơi lội mà còn góp phần không chỉ thực dụng rất lớn mà còn rất quan trọng. Môn bơi lội nước ta hiện nay đã được xác định là một môn thể thao trọng điểm. Phong trào bơi lội đang có nhiều triển vọng, những trung tâm bơi lội được hình thành. Qua đó đã đánh giá được hiệu quả đối với kinh tế, xã hội của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào cho các đối tượng giảng dạy, huấn luyện từ đó có thể áp dụng rộng rãi đề tài vào các cơ sở giáo dục để tiếp tục hoàn thiện đề tài hơn nữa.
1.2. Những vấn đề sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Trước tình hình trẻ đuối nước ngày một gia tăng, Bộ GD & ĐT đã có kế hoạch triển khai công tác phòng chống đuối nước và dạy bơi cho trẻ em trong trường học trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Để đạt hiệu quả trong phòng chống đuối nước theo tôi, các ban ngành, đoàn thể đều phải chung tay vào cuộc. Đặc biệt ở các trường học, thầy cô giáo có thể cho các em biết cách phòng chống đuối nước, cách sơ cấp cứu với người đuối nước... Trong các giờ ngoại khoá, nên hướng dẫn trẻ về lý thuyết, có thể cho xem các hình ảnh “ảo” trên máy chiếu để trẻ biết các động tác cơ bản khi xuống nước. Cha mẹ và thầy cô cũng có thể tham khảo và cho trẻ tiếp cận với chương trình dạy bơi trên truyền hình. Khi đưa trẻ đi chơi, tắm sông hoặc ao hồ và khu vực có nước, cần lưu ý để mắt tới trẻ. Chú ý phải có áo phao (cho trẻ quá nhỏ), và người lớn kèm (với trẻ đã biết tự vận động bơi).
	Hiện nay, đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong các trường học rất nhiều giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn, chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp trong việc tổ chức dạy bơi cho các em. Nên qua việc nghiên cứu đề tài để các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng tìm ra được những bài tập hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy. 
	Với các bài tập đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với nhu cầu học sinh, qua đó các em có thể tìm hiểu để tự tập luyện góp phần làm hạn chế tai nạn liên quan đến đuối nước.
2. Kiến nghị, đề xuất.
	Để giảm thiểu tai nạn đuối nước - đặc biệt với trẻ em, điều mà toàn xã hội ta mong mỏi. Nhưng điều này không phải một sớm một chiều, và cũng không phải trách nhiệm riêng cuả nhà trường hay thầy cô giáo. Mỗi chúng ta cùng chung tay góp sức một ít, chắc chắn nạn đuối nước trẻ em sẽ sớm được đẩy lùi. Đó là trách nhiệm chung của tôi, của bạn, của tất cả mỗi chúng ta. Tại các công trình xây dựng, cần áp dụng các biện pháp cảnh báo, phòng hộ cần thiết như làm rào chắn các hố sau xây dựng, mương chảy gần nhà. Đặt các tín hiệu cảnh báo khi ngập lụt, sau trận mưa đề phòng sạt lở, không cho trẻ em chơi gần ao, hồ có bờ đất sau khi mưa, tránh sạt lở. Ở các điểm vui chơi công cộng, khu du lịch có suối, bể bơi, cần lưu ý đến các biện pháp an toàn như cảnh báo độ sâu, cử cán bộ trực ứng cứu.
Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy. Kết quả cho thấy học sinh đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tự giác, tích cực, sáng tạo và chăm chỉ trong tập luyện, từ chỗ nhút nhát, sợ nước các em đã dãn nước hơn và đặc biệt nhiều học sinh biết bơi và bơi tốt, đồng thời khuyến khích được giáo viên trong quá trình giảng dạy. Đề tài cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu đề tài ở các năm học tiếp theo thông qua kiểm tra đánh giá. Tính hiệu quả của việc lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập kỹ thuật bơi ếch của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Vinh. Để kiểm chứng một cách khách quan các giải pháp đã được xây dựng.
Tuy nhiên trong phạm vi khiêm tốn của đề tài, cũng như thời gian và khả năng bản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục thể chất và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là nâng cao hơn nữa hiệu quả chất lượng giảng dạy Bơi lội trong các trường THPT nói chung và toàn xã hội nói riêng chung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và ngành Giáo dục Đào tạo đề ra góp phần giảm đuối nước trong toàn xã hội. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 	Sách giáo khoa Thể dục lớp10,11,12.
2. 	Sách giáo viên Thể dục lớp 10,11,12.
3. Giáo trình bơi lội - PGS. Nguyễn Văn Trạch.
4. Giáo trình bơi ếch – Th.S Nguyễn Thành Sơn, GV Nguyễn Thành Kha.
5. Giáo trình lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học trong TDTD. PGS,TS Đỗ Vĩnh - PGS,TS Nguyễn Quang Vinh - PGS,TS Nguyễn Thanh Đề.
6. Học thuyết huấn luyện của D.Harre – NXB TDTT.
7. Nhóm Facebook Yêu Bơi Lội Club.
8. Nhóm Facebook Hội yêu thích Bơi Lội.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_bai_tap_hoan_thien_ky_nang_boi_ech_gop_p.doc
Sáng Kiến Liên Quan