SKKN Sử dụng công cụ Learning activity rubric (LAR) vào thiết kế, đánh giá, cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí theo hướng phát triển năng lực học sinh

Sử dụng LAR để cải tiến HĐHT

Bên cạnh việc cung cấp các tiêu chí rõ ràng để GV có thể tự cho điểm về

mỗi phương diện của HĐHT, LAR còn mang tính chất định hướng cho GV

trong việc cải tiến các HĐHT đó. Xuất phát từ việc xác định được HĐHT mà

mình tổ chức hiện đang ở mức độ nào trong mỗi phương diện, GV có thể thay

đổi, cải tiến cách thức tổ chức hoạt động cho HS để nâng cao mức điểm trong

từng phương diện, từ đó nâng cao tổng điểm của HĐHT.

Cụ thể, khi sử dụng LAR để cải tiến các HĐHT đã có, GV cần trải qua

các bước sau đây:13

- Bước 1: Sử dụng LAR để đánh giá mức độ hiện tại của HĐHT đó (lần

lượt trả lời 3 câu hỏi cho mỗi phương diện, từ đó xác định điểm thành phần và

tổng điểm của HĐHT).

Bước 2: Ở mỗi phương diện, tiếp tục trả lời câu hỏi: Liệu có thể làm tăng

điểm cho mỗi phương diện của HĐHT này không? Nếu được thì nên thay đổi

như thế nào?

- Bước 3: Thiết kế lại HĐHT, kiểm tra sự phù hợp giữa hoạt động của HS

với nội dung kiến thức và hoàn cảnh học tập hiện có.

- Bước 4: Sử dụng LAR để đánh giá hoạt động vừa cải tiến.

VD : Đánh giá và cải tiến hoạt động hình thành kiến thức Tiểu sử và con

người Nam Cao.

*Hoạt động cũ :

- GV cho HS đọc phần Tiểu sử và con người trong SGK.

- GV hỏi, HS tìm những

pdf76 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng công cụ Learning activity rubric (LAR) vào thiết kế, đánh giá, cải tiến các hoạt động học tập trong dạy học chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời đọc.( Dạng 
câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, 
một từ...) 
* Cách mở đầu bản tin. 
- Thông báo khái quát về sự kiện và kết 
quả. 
* Cách triển khai chi tiết bản tin. 
- Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích 
nguyên nhân, kết quả tường thuật chi tiết 
các sự kiện 
HĐ 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu về 
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 
III. PHỎNG VẪN VÀ TRẢ LỜI 
PHỎNG VẤN 
1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng 
 59 
HS làm việc cá nhân 
- Kể lại một số hoạt động phỏng vấn 
mà em biết? 
 Không phải bất cứ cuộc trò chuyện, 
hỏi đáp nào cũng mặc nhiên được coi 
là phỏng vấn. Chỉ là phỏng vấn khi 
cuộc trò chuyện ấy được thực hiện 
nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập 
thông tin về một chủ đề quan trọng, có 
ý nghĩa. 
- Mục đích của việc phỏng vấn và trả 
lời phỏng vấn ? 
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có 
vai trò gì đối với xã hội? 
HS thảo luận nhóm lớn 
Chia lớp thành 4 nhóm 
Trong thời gian 7p 
Nội dung thảo luận: Nếu được giao 
làm nhiệm vụ phỏng vấn, em thấy 
cần chuẩn bị những gì ? 
Câu hỏi định hướng: 
- Trước khi phỏng vấn ta cần chuẩn bị 
những gì? 
vấn và trả lời phỏng vấn. 
- Các hoạt động phỏng vấn và trả lời 
phỏng vấn thường gặp. 
+ Một chính khách, một nhà văn, một nhà 
hoạt động xã hội, một doanh nhân...trả lời 
trên ti vi. 
+ Một bài phỏng vấn đăng báo. 
+ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin 
việc làm ở một cơ quan, doanh nghiệp... 
- Mục đích. 
+ Để biết quan điểm của một người nào 
đó. 
+ Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội 
của vấn đề đang được phỏng vấn. 
+ Để tạo lập các mối quan hệ xã hội. 
+ Để chọn được người phù hợp với công 
việc. 
- Vai trò: Biểu hiện một XH văn minh, dân 
chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau về một 
vấn đề nào đó. 
2. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt 
động phỏng vấn. 
a. Công việc chuẩn bị phỏng vấn. 
- Các yếu tố cần chuẩn bị: 
+ Chủ đề phỏng vấn. 
+ Mục đích phỏng vấn. 
+ Đối tượng được phỏng vấn. 
+ Người thực hiện phỏng vấn. 
 60 
- Người phỏng vấn cần chuẩn bị câu 
hỏi và có thái độ như thế nào ? 
- Sau khi phỏng vấn xong người phỏng 
vấn cần phải làm gì 
HS trình bày, nhận xét, bổ sung 
GV chuẩn xác kiến thức. 
+ Phương tiện phỏng vấn. 
 - Hệ thống câu hỏi phỏng vấn. 
+ Ngắn gọn, rõ ràng. 
+ Phù hợp với mục đích và đối tượng 
phỏng vấn. 
+ Làm rõ được chủ đề. 
+ Liên kết với nhau và được sắp xếp theo 
một trình tự hợp lí. 
+ Tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ 
cần đáp có/không, đúng/sai. 
b. Thực hiện cuộc phỏng vấn. 
- Ngoài hệ thống câu hỏi được chuẩn bị 
sẵn, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều 
chỉnh cuộc phỏng vấn để cuộc phỏng vấn 
không bị khô khan, máy móc, nhưng cũng 
không lam man, lạc đề. 
- Người phỏng vấn cần phải có thái độ thân 
tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông 
tin với người trả lời. 
- Kết thúc cuộc phỏng vấn, người phỏng 
vấn phải cảm ơn người trả lời phỏng vấn. 
c. Biên tập sau khi phỏng vấn. 
- Người phỏng vấn không được tự ý thay 
đổi nội dung các câu trả lời để đảm bảo 
tính trung thực của thông tin; nhưng có thể 
sắp xếp lại một số câu chữ cho ngắn gọn, 
trong sáng, dễ hiểu. 
- Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của 
người trả lời phỏng vấn để người đọc hiêủ 
rõ hơn tình huống của câu nói. 
3. Những yêu cầu đối với người trả lời 
 61 
- Người trả lời phỏng vấn cần có thái 
độ, phẩm chất như thế nào? 
(cho HS theo dõi đoạn BH trả lời 
phỏng vấn nhà báo Pháp) 
Câu hỏi: Hãy nêu một số hiện tượng 
cho thấy hiện nay đôi khi phỏng vấn 
không mang mục đích của báo chí chân 
chính mà chỉ là một “chiêu trò” để nổi 
tiếng? 
PV. 
- Người trả lời phỏng vấn cần có phẩm 
chất: 
+ Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách 
nhiệm về lời nói của mình. 
+ Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, 
hấp dẫn. Có thể pha chút hóm hỉnh, gây ấn 
tượng 
Yêu cầu chuẩn bị cho hoạt động ứng dụng, mở rộng 
Chia lớp thành 4 nhóm: 
- Các nhóm bốc thăm lựa chọn một trong bốn thể loại văn bản báo chí. 
- Thực hành các sản phẩm báo chí theo thể loại đã bốc thăm để tổ chức một 
chương trình 
- Gồm các thể loại: 
1. Bản tin: Khai mạc Hội thi xác lập kỉ lục Guinness Nghi Lộc 4 lần thứ nhất; 
Cuộc thi giải toán bằng máy tính cầm tay nhanh nhất (phát thanh trực tiếp/làm 
thành video) 
2. Phóng sự. Đề tài tự chọn. Vd: Tấm gương học tốt, HS đạt giải cao trong các kì 
thi. (video hoàn chỉnh) 
3. Phỏng vấn. Học sinh đạt giải cao nhất trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12; 
Học sinh có điểm tuyển sinh cao nhất năm 2020 (video hoàn chỉnh) 
4. Tiểu phẩm: Bạo lực học đường, Áp lực học tập; Bảo vệ môi trường (kịch bản + 
diễn trực tiếp) 
Thời gian báo cáo sản phẩm – tiết 72 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG 
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề. 
* Hình thức tổ chức hoạt động 
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 
HĐ 1. Luyện tập về Phong cách ngôn I. Luyện tập phong cách ngôn ngữ báo 
 62 
ngữ báo chí 
HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 
trắc nghiệm 
chí 
Bài tập 1: 
Câu 1: Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần 
tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một 
cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn. Nhận định trên: 
A. Đúng B. Sai 
Câu 2: Phân loại báo chí thành: nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, nguyệt san, niên 
báo, là dựa trên tiêu chí nào? 
A. Theo phương tiện. B. Theo định kì xuất bản. 
C. Theo tôn chỉ mục đích và lĩnh vực xã hội. D. Theo nghề nghiệp. 
Câu 3: Ngôn ngữ báo chí có cho phép sử dụng các lớp từ sinh hoạt, tiếng địa phương, 
tiếng lóng, hay không? A. Có B. Không 
Câu 4: Về việc sử dụng các biện pháp tu từ, văn báo chí giống với văn phong của thể 
loại văn bản nào? A. Văn bản khoa học. B. Văn bản hành chính. 
C. Văn bản nghệ thuật. D. Gồm A và C. 
Câu 5: Đặc điểm này thể hiện rõ nhất đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? 
A. Tính thông tin thời sự B. Tính ngắn gọn, hàm súc 
C. Tính hấp dẫn D. Tính chính xác 
Câu 6: Cấu trúc: nguồn tin – thời gian – nơi chốn – sự kiện diễn ra là cấu trúc của thể 
loại gì trong phong cách ngôn ngữ báo chí? 
A. Phóng sự B. Phóng sự điều tra C. Ghi chép D. Các bản tin thời sự 
HS thảo luận nhóm theo bàn 
Phân tích những đặc trưng cơ bản của 
ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời 
sự, tính ngắn gọn) thể hiện trong bản 
tin sau: 
Ngày 3 -2, tỉnh An Giang long trọng tổ 
chức lễ đón nhận quyết định của Bộ 
Bài tập 2: 
Những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo 
chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) 
thể hiện trong bản tin: 
- Tính thông tin thời sự: cập nhật chính 
xác rõ ràng 
 63 
văn hóa - Thông tin công nhận di tích 
lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà 
Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri 
Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 
của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng 
sơn lâm rộng khoảng 5km2 thuộc núi 
Giài. Với hệ thống hang động và 
đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 
1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy An 
Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của 
tỉnh... 
 (Theo báo Lao động, số 35/2004) 
 + Thời gian: ngày 3/2. 
 + Địa điểm: xã Lương Phi, huyện Tri Ôn, 
tỉnh An Giang. 
 + Sự kiện: công nhận di tích lịch sử.cấp 
quốc gia 
 + Cơ quan cấp, nơi được nhận. 
- Tính ngắn gọn, giàu thông tin: chỉ gồm có 
hai câu nhưng chứa đựng đủ thông tin để 
người đọc hiểu. 
 - Tính hấp dẫn: giới thiệu về danh sách 
danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang 
động và đường mòn hiểm trở, thu hút sự 
chú ý của những người đã từng đến đây. 
Đồng thời kích thích sự tò mò khám phá 
của những người chưa từng đến nơi đây. 
HĐ 2. Hướng dẫn HS luyện tập về 
bản tin 
HS đọc bản tin 
Thảo luận cặp đôi 
- Cấu trúc của VB1: 
+ Có nhan đề không? Nhan đề có đảm 
bảo tính khái quát về nội dung không? 
+ Cách mở đầu bản tin như thế nào? 
Cách triển khai thông tin theo trật tự 
như thế nào? 
 Triển khai thông tin từ khái quát đến 
cụ thể, chi tiết . 
II. Luyện tập về bản tin 
Bài tập 1: 
“ Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á – 
Thái Bình Dương về bình đẳng giới” 
- Về cấu trúc: 
+ Có nhan đề, đảm bảo tính khái quát về 
nội dung 
+ Câu đầu là mở đầu bản tin. 
+ Các câu tiếp theo là các chỉ số bình đẳng 
giới (c2, 3, 4, 5 – mỗi câu nói đến một bình 
diện) 
+ Câu cuối cùng nêu một số tồn tại của bất 
bình đẳng giới. 
-> Cấu trúc khoa học, rõ, gọn – người đọc 
dễ tiếp nhận thông tin. 
 64 
- Nhận xét của em về dung lượng của 
bản tin? ( độ dài, thông tin, sự kiện 
- Qua phân tích, em hãy cho biết bản 
tin này thuộc loại tin nào? 
Thuộc loại tin thường vì : người viết 
không đi vào tỉ mỉ mà chỉ chọn một số 
thông tin chủ yếu trên ba lĩnh vực mà 
nữ giới thường bị xem nhẹ : y tế, giáo 
dục, hoạt động kinh tế 
Bài tập 2: HS đọc văn bản và trả lời 
câu hỏi. 
- Nội dung chủ yếu của bản tin “ 
Việt Nam ....” là gì? 
Làm thế nào để nhanh chóng nắm bắt 
được nội dung thông tin đó? 
- Về dung lượng: 
+ Độ dài trung bình (11 dòng) 
+ Thông tin về kết quả (đứng đầu khu vực 
Châu Á- Thái Bình Dương về bình đẳng 
giới) 
+ Sự kiện: Bình đẳng giới trong giáo dục, y 
tế, kinh tếvà những hạn chế. 
- Loại bản tin bình thường 
Bài tập 2: 
- Nội dung chủ yếu của bản tin: Dự án phát 
triển và đưa cây dược liệu Việt Nam ra thị 
trường thế giới được lựa chọn vào danh 
sách 10 ứng cử viên cho giải thưởng “Môi 
trường và phát triển 2007” 
- Cách thức nắm bắt thông tin nhanh: 
 + Căn cứ vào nhan đề của bản tin 
 + Căn cứ vào câu mang nội dung thông 
tin quan trọng nhất có liên quan đến sự 
kiện được nhắc đến trong nhan đề. Câu này 
thường đứng ở đầu bản tin. 
Cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật 
7. Thể loại thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí cung cấp tin tức nhưng mở rộng 
phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả (Từ gồm 7 chữ cái – Phóng sự) 
8. Căn cứ vào đâu người ta chia các bản tin thành tin vắn, tin thường , tin tường 
thuật (gồm 9 chữ cái) - Dung lượng 
9. Khi viết bản tin, đưa tin cần phải có thái độ như thế nào? (gồm 9 chữ cái) 
Trung thực 
10. Phần mở đầu của bản tin có đặc điểm gì đáng chú ý ?(gồm 8 chữ cái) Khái 
quát 
11. Khi đặt tiêu đề cho bản tin cần chú ý đến điều này (gồm 6 chữ cái) Hấp dẫn 
12. Loại tin nào không có nhan đề, dung lượng ngắn, chỉ thông báo vắn tắt các 
sự kiện. (gồm 6 chữ cái)Tin vắn 
Ô chìa khóa: Người làm báo luôn phải tôn trọng điều này: (gồm 6 chữ cái) 
 65 
Sự thật 
HĐ 3. Hướng dẫn HS luyện tập 
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 
Cho HS xem video "Ca sĩ Chi Pu: 'Tôi 
sẽ tiếp tục hát vì vẫn có người khen' 
https://vnexpress.net/chi-pu-toi-se-tiep-tuc-hat-
vi-van-co-nguoi-khen-
3675977.html?commentid=24015697 
HS quan sát và trả lời: (câu hỏi in sẵn 
cho HS) 
a) Về phía người phỏng vấn: Phóng 
viên báo vnexpress.net 
- Phóng viên hay người dẫn chương 
trình có chuẩn bị kỹ không? 
- Câu hỏi có hợp lý, có nhiều khả năng 
khai thác thông tin không? 
- Cách dẫn dắt tự nhiên, có khéo léo 
không? 
b) Về phía người trả lời phỏng vấn: Chi 
pu 
- Người trả lời phỏng vấn có trả lời 
thẳn thắn, trung thực không? 
- Câu trả lời có rõ ràng thú vị không? 
- Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân 
thành và lịch thiệp không? 
Theo em, phỏng vấn có vai trò như thế 
nào trong đời sống? 
III. Luyện tập phỏng vấn và trả lời 
phỏng vấn 
Phỏng vấn có vai trò vô cùng quan trọng 
trong đời sống, nhất là phỏng vấn truyền 
hình bởi so với phỏng vấn trên đài phát 
thanh hoặc báo chí phỏng vấn truyền hình 
sống động và hấp dẫn hơn cả. Thông qua 
những thông tin trao đổi hỏi đáp giữa người 
phỏng vấn và người được phỏng vấn khán 
giả sẽ được giải đáp những thông tin, 
những vấn đề thắc mắc mà mình đang quan 
tâm. 
(In thành phiếu HT) Đọc đoạn phỏng vấn sau và trả lời câu hỏi: 
PV: Có một lần bạn vô tình nhắc đến ba mình trên sóng truyền hình và bật 
khóc. Vậy mối quan hệ của bạn và ba hiện tại như thế nào? 
 66 
VCT: Ba tôi vẫn ở dưới quê, tôi đã không ở với ba từ rất lâu. Thường thì mỗi năm tôi 
chỉ thăm ba một lần, có khi là vài tiếng. Đã lâu tôi không gần ba nên tình cảm chỉ có 
trong tim, ít khi nào được thể hiện ra ngoài. Bây giờ tôi lớn rồi, cũng nhìn sự việc 
thoáng hơn. Chứ ngày xưa, tôi thấy rất giận ba vì ra đi mà để lại 3 đứa con cho mẹ 
tôi nuôi nấng. 
PV: Ít tiếp xúc như vậy có khi nào bạn và ba khó khăn để ngồi lại nói chuyện 
cùng nhau? 
VCT: Tính điềm tĩnh và những điệu bộ cử chỉ của tôi rất giống ba. Tôi là phiên bản 
nhỏ hơn, phiên bản mini của ba. Mỗi lần tôi ngồi xuống với ba dù ít tiếp xúc nhưng 
chưa bao giờ cảm thấy xa cách. Mỗi lần tôi định mở miệng nhưng chưa kịp nói là ba 
đã hiểu tôi muốn nói gì. 
PV: Nếu sự việc trong quá khứ xảy ra một lần nữa, bạn nghĩ có đủ bản lĩnh vượt 
qua khi lòng tin đặt quá nhiều vào người khác? 
VCT: Cuộc đời là cả một chuỗi thách thức lòng tin nên tôi nghĩ nếu có cú sau chắc 
còn lớn hơn như vậy. Ông trời sẽ luôn thách thức lòng tin của mình đối với người, 
của người đối với mình và của mình đối với đời xem mình có nhìn cuộc đời theo 
hướng thiện hay bất chấp rồi nhúng tay vào điều ác? 
(Cát An (thực hiện), Vũ Cát Tường: “Mỗi năm tôi chỉ thăm ba một lần, có khi chỉ là 
vài tiếng”, 
Yan news, ngày 10/10/2017) 
a. Chỉ ra nội dung chính của cuộc phỏng vấn trên. 
Nội dung chính của đoạn trích là phỏng vấn Vũ Cát Tường về cuộc sống riêng tư, 
đặc biệt là đời sống gia đình của chị. 
b. Phóng viên có những câu hỏi khác nhau để hỏi Vũ Cát Tường. Theo anh/chị, 
những câu hỏi này có nhiều khả năng khai thác thông tin không, tại sao? 
Phóng viên đã đặt những câu hỏi mở, có khả năng khai thác được nhiều thông tin, 
được sắp xếp theo trình tự hợp lí, không thể đảo lộn được. 
- Hỏi về mối quan hệ giữa nhân vật và ba của mình. 
- Hỏi chi tiết hơn về khoảng thời gian mà nhân vật không giao tiếp được với ba mình. 
- Hỏi về dự định của người được phỏng vấn có thể vượt qua được thử thách nếu nó 
xảy ra một lần nữa trong tương lai. 
 67 
Câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1: Có thể xem phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một hoạt động để đánh giá tính 
chất văn minh, tiến bộ của xã hội. 
Nhận định nêu trên: A. Đúng B. Mang tính cực đoan 
Câu 2: Không phải bất cứ cuộc trò chuyện, hỏi đáp nào cũng mặc nhiên được xem là 
phỏng vấn. Chỉ là phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích 
rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa. 
Nhận xét nêu trên: A. Đúng B. Sai 
Câu 3: Công việc quan trọng nhất trong bước chuẩn bị phỏng vấn là: 
A. Chọn chủ đề PV B. Chọn đối tượng PV 
C. Xây dựng hệ thống câu hỏi PV D. Chuẩn bị phương tiện PV 
Câu 4: Để có thể thu thập được nhiều nhất những thông tin như mong muốn, người 
phỏng vấn cần tránh điều gì? 
A. Tránh việc chuẩn bị trước những câu hỏi ở nhà. 
B. Tránh việc tập trung chỉ hỏi vào đề tài phỏng vấn. 
C. Tránh việc hỏi quá sâu vào đề tài. 
D. Tránh việc sử dụng những câu hỏi mà người trả lời có thể đáp ngắn gọn. 
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG 
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung 
của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp/kĩ thuật: Dạy học dự án, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. 
* Hình thức tổ chức hoạt động 
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 
HĐ 1. HS báo cáo tiến trình thực hiện dự án, những khó khăn vướng mắc để các bạn 
và giáo viên tư vấn, giúp đỡ. 
HĐ 2. GV giải đáp, định hướng, lưu ý một số vấn đề: 
 68 
- Vận dụng lí thuyết báo chí để viết và trình bày một số bản tin: thời gian, địa điểm, 
hoạt động chính, ý nghĩa của hoạt động. 
- Tiểu phẩm 
+ Tìm hiểu tình hình thực tế, thu thập thông tin về suy nghĩ, hành xử của giới trẻ hiện 
nay. 
+ Viết kịch bản, lựa chọn diễn viên, tập diễn. 
- Phỏng vấn: Trò chuyện với người nổi tiếng: 
+ Giả định là một MC của chương trình truyền hình “Trò chuyện cùng người nổi 
tiếng”. 
+ Thu thập, tìm kiếm thông tin về nhân vật định phỏng vấn. 
+ Làm trailler giới thiệu nhân vật 
+ Xây dựng kịch bản, tập diễn. 
- Phóng sự: 
+ Phân công xây dựng kịch bản 
+ Liên hệ với nhân vật làm phóng sự 
+ Phân công quay phim, viết lời bình  
Giáo viên hướng dẫn, dặn dò học sinh : tiếp tục hoàn thiện sản phẩm ngoài giờ lên 
lớp. 
Học sinh thảo luận, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. 
HĐ 3. HS trình bày sản phẩm 
https://www.youtube.com/watch?v=FkCkLL8vt6M, 
https://www.youtube.com/watch?v=a7o058hckLA 
https://www.youtube.com/watch?v=Aa2JNDddc2U 
HS dẫn và giới thiệu chương trình: 
1. Chuyên mục bản tin (Phát thanh trực tiếp + clip, hình ảnh minh họa). 
2. Chuyên mục phóng sự (Clip hoàn chỉnh). 
3. Chuyên mục giải trí (Tiểu phẩm – Diễn trực tiếp). 
4. Chuyên mục phỏng vấn (clip hoàn chỉnh). 
Các nhóm theo dõi, thảo luận, nhận xét, bổ sung và đánh giá bằng phiếu (nộp kèm 
bảng đánh giá thành viên trong nhóm) 
 69 
HĐ 4. Giáo viên cho học sinh xem clip: Nghề báo - Nghề nguy hiểm! 
(https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/nghe-bao-nghe-nguy-hiem-20160621152615976.htm) 
Giáo viên nêu câu hỏi : 
Clip này nói với chúng ta điều gì về nghề làm báo ? 
+ Để tìm ra sự thật, các nhà báo phải đối mặt với những điều gì? (đe dọa, nguy 
hiểm, cám dỗ) 
+ Theo em, tại sao các nhà báo/phóng viên lại cấp nhận “dấn thân” vào những điều 
nguy hiểm như vậy? (vì trọng trách phải đại diện cho công lý, tìm ra sự thật giữa 
một thế giới còn nhiều điều phải thay đổi). 
+ Các bạn có hứng thú với bài tập thực hành này không? Tại sao? 
+ Bạn hãy chia sẻ những khó khăn và thuận lợi hoặc các kinh nghiệm của nhóm khi 
làm bài tập này? 
+ Qua sản phẩm của mình, các bạn muốn gửi đến mọi người thông điệp gì? 
+ Các em có muốn trở thành những phóng viên hay không? Để hoàn thành được ước 
mơ của mình, ngay từ bây giờ em phải làm những gì? 
 70 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
BÀI CHỦ ĐỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 
HS: 
Câu hỏi: Để tiến hành một cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn cần chú ý những 
vấn đề gì trước, trong và sau cuộc phỏng vấn: 
+ Trước khi phỏng vấn: 
+ Khi tiến hành phỏng vấn: 
+ Sau khi phỏng vấn 
Tổng kết, đánh giá 
- GV chú ý những nội dung trọng tâm của chủ đề 
- GV nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong suốt quá trình học 
+ Thái độ, tinh thần tự học của học sinh ở nhà 
+ Kết quả trình bày trước lớp: Ngôn ngữ nói, ngữ điệu nói, tư thế, tác phong 
khi trình bày 
- GV hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua việc chuẩn bị những bài tập 
cụ thể 
 71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Trọng Thủy, Một lí thuyết về Hoạt động học tập, Tạp chí Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông- Chương 
trình tổng thể, Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn 
Ngữ văn. Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng GV: Sử dụng 
phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 
trung học phổ thông môn Ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Trần Khánh Ngọc (2020), Khóa học Vận dụng các phương pháp tích cực 
trong dạy học 
6. Trần Khánh Ngọc (2020), Khóa học Dạy học phát triển năng lực học sinh 
7. Trần Khánh Ngọc (2020), Khóa học Dạy học tích hợp liên môn 
8. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Ngữ Văn 
(2014 - Vụ giáo dục) 
9. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá 
trình dạy học, Nxb Giáo dục. 
10. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới 
phương pháp dạy học ở trường THPT 
11. Các công văn CV 3535; CV 791; CV 5555; CV 4612 
12. Nguyễn Kỳ (chủ biên). Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm 
trung tâm. NXB Giáo dục Hà nội - 1996. 
13. Nguyễn Hải Châu (2009), Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
14. Vũ Quốc Anh (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn 
Ngữ Văn lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
15. Ngữ Văn 11 - Nxb Giáo dục 
16. Ngữ Văn 11 nâng cao - Nxb Giáo dục 
17. Ngữ Văn 11- Sách giáo viên, Nxb Giáo dục 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_cong_cu_learning_activity_rubric_lar_vao_thiet.pdf
Sáng Kiến Liên Quan