SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Giáo dục công dân 12

Một số vấn đề chung về dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

2.1. Khái niệm về năng lực:

- Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin,

giá trị vào việc thực hiện các nhiệm vụ trong những hoàn cảnh cụ thể của thực

tiễn.6

- Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền

tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.

Năng lực chung được hình thành và phát triển từ nhiều môn học.

- Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên

cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt. Năng lực chuyên

biệt sẽ được hình thành và phát triển trong môn học hoạt động giáo dục.

2.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy

học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng

năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho

con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá

trình nhận thức.

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định

hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là

“sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học

chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học

tập của học sinh.

Các năng lực mà môn GDCD hướng đến:

* Năng lực chung:

- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực tự quản lí

- Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Nhóm năng lực công cụ:

+ Năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Giáo dục công dân 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả xâm phạm chỗ ở 
của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm? 
 Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống khám xét chỗ ở trái quy định của pháp 
luật. giải thích vì sao em cho là vi phạm? 
 Nhóm 3: Chuẩn bị một tình huống thực hiên đúng quyền bất khả xâm phạm 
về chỗ ở của công dân.Giải thích vì sao em cho là đúng? 
 31 
 Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở 
nhà. Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, Iternet, hay có thể lấy những tình huống 
mà các em đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. 
Kết quả chuẩn bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng 
vào điểm miệng nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. 
 Tình huống của nhóm 1: P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa 
trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P để tìm nhưng bị em trai của p mắng 
chửi và đuổi về. Theo em việc làm của H đúng hay sai? Vì sao? 
Tình huống của nhóm 2: Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với 
công an xã. Ông L khẳng định anh T là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông L, 
công an xã ngay lập tức xông vào nhà khám xét và bắt giữ anh T. Em có nhận xét 
như thế nào về việc làm của công an xã? 
Tình huống của nhóm 3 : Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị 
B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến 
nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối muốn níu kéo tình cảm, anh A 
đã đến nhà và xin vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự 
sát nếu không cưới được chị làm vợ. Em có nhận xét như thế nào về việc làm của 
anh A? 
 Bước 3: Giáo viên cùng học sinh phân tích tình huống . 
 Khi giảng tới mỗi phần kiến thức đó, học sinh đại diện cho nhóm mình 
trình bày trước lớp kết quả chuẩn bị bài của nhóm mình. 
 Tình huống của nhóm 1: Hành vi H đã tự ý vào nhà P để tìm sách là sai. Vì H 
đã tự ý vào nhà bạn để tìm sách khi không được sư đồng ý của bạn. Theo quy định 
của pháp luật cá nhân tự ý vào nhà người khác là vi phạm phám luật. Không ai 
được tự ý vào nhà người khác khi chưa được người đó đồng ý. 
 Tình huống của nhóm 2: Hành vi của công an xã ngay lập tức xông vào nhà 
khám xét và bắt giữ anh T là trái quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp 
luật cá nhân tự tiên xông vào nhà người khác là vi phạm pháp luật. Trong một số 
trường hợp được khám xét chỗ ở của công dân , nhưng việc khám xét không được 
tiến hành tùy tiện mà phải theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định 
 Tình huống của nhóm 3: Hành vi sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ 
chối muốn níu kéo tình cảm, anh A đã đến nhà và xin vào phòng riêng của chị B để 
lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ là thực hiện 
đúng theo quy định của pháp luật. Vì Chỗ ở của công dân được nhà nươc và mọi 
người tôn trọng , không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác. Người nào tự ý vào 
nhà người khác là vi phạm pháp luật. 
 Bước 4: Giáo viên cùng học sinh rút ra nội dung bài học. 
 32 
 Khi các nhóm đã trao đổi giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học 
sinh rút ra nội dung chính của bài học. 
 Nội dung 1: 
+ Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, 
tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. 
+ Không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. 
Nội dung 2: 
Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau: 
+ Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ để khẳng định, chỗ ở, địa điểm của người 
nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên 
quan đến vụ án. 
+ Trường hợp thứ hai: Việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến 
hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó. 
=> Tuy nhiên, việc khám xét không được tiến hành tùy tiện mà phải theo đúng 
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. 
Như vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học 
sinh trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một 
phương pháp rất hiệu quả trong vấn đề giảng dạy. Qua đó, học sinh không những 
tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủ động, 
sự tìm tòi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. 
 Bên cạnh việc tự tạo ra tình huống và giải quyết tình huống của nhóm mình 
thì mỗi nhóm có thể tham gia giải quyết tình huống với các nhóm còn lại bằng việc 
bổ sung những vấn đề còn thiếu. Như vậy tất cả các nhóm có thể tham gia được 
công việc một cách hiệu quả nhất. 
 Như vậy thông qua hoạt động này tôi nhận thấy học sinh thể hiện mình như 
một tư vấn viên pháp luật đưa ra những giải pháp giúp cho các quyền và nghĩa vụ 
của các thành viên trong gia đình được sáng rõ nên các em làm việc tích cực, trao 
đổi sôi nổi, các em đã vận dụng vào trong chính cuộc sống của mình tốt hơn, lớp 
học trở nên sôi nổi hơn, thúc đẩy tinh thần đoàn kết và tính hợp tác giữa các học 
sinh với nhau. Tuy nhiên phương pháp này chỉ lôi kéo được những học sinh khá 
giỏi và hứng thú với môn học, sẽ có một số em ngoài cuộc không hiểu nội dung 
kiến thức. 
 4.2.5 Kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi. 
 Phương pháp trò chơi: là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một 
vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, những việc làm thông qua một 
trò chơi nào đó. 
 Với phương pháp này có một số ưu điểm sau: Qua trò chơi, học sinh có cơ 
 33 
hội thể nghiệm những thái độ hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành 
ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cưc, tạo ra động cơ bên trong 
cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn 
luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp 
tronh tình huống. Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được 
rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. Bằng trò chơi việc học tập được tiến 
hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán. Học sinh được 
lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách 
nhiệm, đồng thời giải trừ những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Trò chơi còn 
giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và 
học sinh. 
 Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp này còn có một số hạn chế sau: 
Trong quá trình chơi có thể ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp khác. Học sinh có 
thể ham vui, kéo dài thời gian chơi, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tiết 
học. Sự ganh đua thái quá giữa các cá nhân và nhóm học sinh trong khi chơi có thể 
mất đoàn kết trong tập thể học sinh. Ý nghĩa giáo dục trò chơi có thể bị hạn chế 
nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt. 
 Một số trò chơi thường được sử dụng trong quá trình dạy học môn GDCD 
như trò chới tiếp sức, trò chơi rung chuông vàng, trò chơi đối mặt, trò chơi ai là 
triệu phú, trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi tập làm phóng viên 
Ví dụ ở phần 1d nội dung quyền được pháp luật đảm bảo an toàn bí 
mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tôi sử dụng phương pháp trò 
chơi “Đuổi hình bắt chữ” như sau: 
 Để dạy phần này có nhiều phương pháp dạy học khác nhau, thông thường 
nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp đàm thoại, với phương pháp này học 
sinh dễ nhàm chán, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Để thay 
đổi không khí và tạo hứng khởi cho học sinh tôi đã sử dụng phương pháp chơi trò 
chơi: “ Đuổi hình bắt chữ” 
- Trước hết giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học 
sinh: GV sẽ chiếu một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, có thể 5 hay 6 
hình ảnh tùy giáo viên lựa chọn. Sau đó giáo viên sẽ hỏi những hình ảnh trên đề 
cập đến nội dung gì? 
 Câu hỏi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” 
 Hình 1,2,3: Nói đến nội dung gì? 
- Lưu ý là GV không yêu cầu học sinh nói đúng từng câu, từng chữ mà chỉ 
cần học sinh trả lời có ý gần giống, hoặc tương tự với nội dung cần tìm. 
- Mỗi hình ảnh giáo viên chỉ gọi 1-2 học sinh trả lời, ai nói đúng hơn thì sẽ 
được điểm, nếu cả hai đều trả lời đúng thì cả hai đều được điểm, nếu cả hai đều trả 
lời sai thì gọi đến em thứ 3 sau đó giáo viên nhận xét, chốt lại đáp án đúng. 
 34 
- Phần thưởng cho mỗi học sinh trả lời đúng là 10 điểm. 
- Trò chơi phải phù hợp với nội dung mục 1d phần nội dung quyền được pháp 
luật bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, với đặc 
điểm và trình độ học sinh THPT, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện lớp 
học. 
- Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. Phải quy 
định rõ thời gian chơi (2-3 phút). 
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, Giáo viên phải 
gọi cả học sinh nhút nhát tham gia. 
Với phương pháp này, Tôi sử dụng để dạy phần 1d nội dung thứ nhất : Thư 
tín, điện thoại, điện tín của công dân luôn được đảm bảo an toàn bí mật, không ai 
được tự ý tiêu hủy thu giữ thư tín, điện tín của người khác thực hiện trong vòng 5 
phút như sau: 
+ Trước hết GV nháy chuột vào từng hình ảnh sau đó GV đặt câu hỏi hình 
ảnh trên nói đến nội dung gì? 
+ Mỗi hình GV gọi 1-2 học sinh trả lời, sau đó GV nhận xét và cho điểm. 
Để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ” tôi sử dụng bộ 
tranh ảnh sau: 
 Hình ảnh 1? 
 35 
Hình ảnh 2? 
Hình ảnh 3? 
 36 
Hình ảnh 4? 
Qua các hình ảnh trên các em tự đoán và ghi lên bảng hình ảnh đó là gì và sau 
đó giáo viên nêu câu hỏi: Qua những hình ảnh trên em rút ra nhận xét gì? 
GV nhận xét và rút ra nội dung bài học: 
 - Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. 
 - Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác, 
những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, 
không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân 
dân. 
 - Thư tín, điện thoai, điện tín được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng, 
được pháp luật bảo vệ. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp 
luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư tín, 
điện thoại, điện tín của người khác. 
Sử dụng phương pháp trò chơi mục đích để phát triển năng lực là: 
+ Năng lực sáng tạo: Trong quá trình chơi sẽ phát huy được tính sáng tạo của các 
em. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách giải quyết những vấn đề đặt ra 
trong quá trình học tập và trong cuộc sống. 
+ Năng lực giao tiếp: Hình thành năng lực giao tiếp giữa GV với HS, giữa HS với 
 HS. 
 37 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS đứng lên quan sát hình ảnh và trả lời đáp án. 
+ Năng lực tự học: Học sinh tự suy nghĩ và đưa ra đáp án. 
Ví dụ Sử dụng phương pháp trò chơi để dạy phần củng cố bài học: 
 Củng cố bài học là một phần cuối cùng của tiết học, bài học nên ở phần này 
có nhiều giáo viên chưa đầu tư đổi mới cách dạy, có một số giáo viên thì dùng 
phương pháp thuyết trình, có giáo viên dùng phương pháp đàm thoại, có giáo viên 
sử dụng phương pháp trực quan với những phương pháp này học sinh dễ nhàm 
chán, tiết học không sôi nổi. Với tôi để củng cố tiết học này tôi sử dụng phương 
pháp “Trò chơi tiếp sức”. 
 GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức: 
- GV chia lớp thành hai đội 
- GV phổ biến luật chơi: 
Yêu cầu: mỗi đội dán các nội dung tương ứng theo yêu cầu ở bảng biểu (), thời 
gian 1 phút, mỗi đội lên thứ tự lần lượt từng bạn. 
Đội 1: 
Hành vi đúng pháp luật Hành vi trái pháp luật 
Đội 2: 
Hành vi đúng pháp luật Hành vi trái pháp luật 
- HS dán xong, tự nhận xét, học sinh nhận xét chéo. 
- GV nhận xét, kết luận. 
GV trao thưởng cho đội giành chiến thắng. 
Sử dụng phương pháp trò chơi “Tiếp sức” ở phần củng cố bài học mục đích 
nhằm phát triển năng lực học sinh là: 
+ Năng lực tự quản lí: Học sinh biết quản lí thời gian khi chơi tiếp sức (Trong vòng 
1 phút). 
+Năng lực hợp tác: Học sinh hợp tác với nhau trong đội chơi để làm việc tốt hơn. 
+ Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn mực 
đạo đức xã hội: Học sinh tự biết nhận thức những hành vi đúng pháp luật thực hiện 
đúng pháp luật, lên án những hành vi trái pháp luật. 
+ Năng lực tự chịu trách nhiệm cà thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, 
 đất nước: Học sinh có ý thức nêu cao trách nhiệm đấu tranh trước các hành vi xâm 
 38 
phạm quyền tự do cơ bản của công dân. 
+ Năng lực tự học: Học sinh tự suy nghĩ, tự học và tự bộc lộ khả năng của mình. 
Hiệu quả: Với phương pháp này tôi nhận thấy lớp học sôi nổi hơn, học sinh hứng 
thú hơn, thay đổi được không khí trong lớp học, học sinh hăng say học tập. Học 
sinh sẽ rèn luyện được tính mạnh dạn, tự tin, khả năng hợp tác. Học sinh được trải 
nghiệm, được làm, được thể hiện bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi nhận thấy 
hoạt động trên còn một số hạn chế: trong quá trình chơi lớp học sẽ ồn ào, các thông 
tin chưa nhiều để học sinh lựa chọn trong một thời gian ngắn. 
Hình ảnh hai đội chơi tham gia trò chơi 
 39 
Sản phẩm của hai đội chơi 
Giáo viên trao thưởng cho đội chiến thắng 
 40 
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 
 5.1. Tiến hành thực nghiệm sư phạm thực hiện trong năm học 2020- 2021 
 - Tôi tiến hành dạy ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng ở khối 12 có trình 
độ tương đương: 
 + Lớp: 12 D- E (ĐC) và 12A -B (TN) 
 - Cách Tiến hành dạy một tiết bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản 
(Tiết 3) - Giáo dục công dân 12 
 + Lớp 12D - E dạy không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. 
 + Lớp 12A - B dạy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. 
 5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
 Với trường tôi chất lượng đầu vào thấp dẫn tới khả năng nhận thức và tiếp thu 
kiến thức của các em hạn chế, các em chưa sưu tập được nhiều tình huống mà giáo 
viên yêu cầu. Vì vậy giáo viên phải động viên, hướng dẫn, khuyến khích các em, 
với cách làm đó các em đã tích cực học tập và thu được kết quả như sau: 
 Qua những lá phiếu thăm dò hai lớp 12A và 12B với 45 học sinh và câu hỏi 
kiểm tra (Giống nội dung câu hỏi ở lớp 12D và 12E đã trình bày ở phần thực 
trạng), tôi thu được kết quả như sau: 
Bảng 1: 
Nội dung 12A – 12B 
Số học sinh yêu thích môn GDCD 87% 
Số học sinh nắm vững kiến thức 95% 
Số học sinh biết cách vận dụng thực tiễn 76% 
Số học sinh biết cách xử lí các tình huống thực tế 75% 
Bảng 2: 
Loại Số em Tỷ lệ % 
Giỏi 15 31% 
Khá 18 38% 
TB 12 31% 
Yếu 0 0% 
 41 
* So sánh kết quả: 
Bảng 1: 
Nội dung 
Cách dạy 
trước (12D, 
12E) 
Cách dạy 
sau (12A, 
12B) 
Tăng % 
Số học sinh yêu thích môn GDCD 47% 87% 40% 
Số học sinh nắm vững kiến thức 54,5% 95% 40,5% 
Số học sinh biết cách vận dụng thực 
tiễn 
41,5% 76% 34,5% 
Số học sinh biết cách xử lí các tình 
huống thực tế 
28% 75% 47% 
Bảng 2: 
Loại 
Cách dạy trước 
(12D- 12E ) 
Cách dạy sau (12A – 
12B) Tăng % Giảm % 
Số em Tỷ lệ % Số em Tỷ lệ % 
Giỏi 0 0% 15 31% 31% 
Khá 12 35% 18 38% 3% 
TB 25 50% 12 31% 19% 
Yếu 7 15% 0 0% 15% 
 Như vậy cách dạy mới đã đạt được kết quả khả quan, chất lượng học tập 
của các em được nâng cao rõ rệt. 
 Sau khi dạy xong bài này ở lớp 12A, 12B tôi nhận thấy lớp học sôi nổi, học 
sinh hứng thú hơn, vui vẻ hơn, bài học đã thực sự thay đổi nhận thức, hành vi của 
các em học sinh. 
 5.3. Nhận xét kết quả TNSP 
 Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm 
 - Ở lớp 12 A- B các em học sinh đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, 
các em hăng hái thảo luận những tình huống giáo viên đưa ra và nghiêm túc chuẩn 
bị những yêu cầu giáo viên giao một cách có hiệu quả. Phần lớn các em nắm vững 
nội dung cơ bản của bài học. 
 Ngoài các lớp được TN trên, tôi cũng đã tiến hành dạy ở các lớp khác nhau. 
Đặc biệt ở các lớp ôn thi THPT tôi đã sử dụng tình huống theo các cấp độ tăng 
dần. Thì hầu hết HS đều nắm vững và vận dụng khá tốt kiến thức vào giải quyết 
 42 
tình huống. Hơn thế, học sinh cảm thấy hết sức thích thú khi ôn tập kiến thức dưới 
dạng các câu hỏi tình huống , Các em có thể không nắm chắc kiến thức lí thuyết 
nhưng cũng có thể tìm ra được kết quả chính xác cho câu hỏi.. Trước đây, với cách 
ôn tập lại kiến thức lí thuyết tôi phải trình bày theo từng bài học và mất khá nhiều 
thời gian nhưng HS vẫn không hiểu nội dung hoặc không nhớ được chính xác kiến 
thức đã học. 
 Sau khi dạy xong tôi đã xin ý kiến nhận xét của một số học sinh, và các 
em đã nhận xét: 
 43 
 44 
 Đồng thời , tôi đã mời giáo viên trong tổ xã hội tới dự giờ. Sau giờ dạy tôi đã 
xin nhận xét của các giáo viên dự giờ, và họ đã nhận xét như sau: 
 45 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
 Sau khi tiến hành dạy thử ở nhiều đối tượng HS khác nhau và tiến hành 
kiểm chứng ở 2 lớp với 45 HS khác nhau chúng tôi đã rút ta kết luận như sau: 
- Các Phương pháp này có phạm vi áp dụng rộng. Đây là phương pháp 
chung áp dụng cho tất cả các tiết dạy. Không làm hình thức, không quá lạm dụng. 
- Cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật chất từ phía nhà trường để hỗ trợ cho 
việc dạy học. 
- Các Phương pháp này không đòi hỏi HS nhớ máy móc, chỉ cần HS hiểu là 
có thể áp dụng được. Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học tùy nội 
dung của bài cho phù hợp. 
- Các Phương pháp này phát hiện nhanh kiến thức, tránh trường hợp học tủ học 
mơ hồ. Học sinh có thể không nắm chắc lí thuyết vẫn có thể trả lời và giải quyết được 
tình huống thực tiễn. 
 - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy giúp 
tôi nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Không những thế 
khi sử dụng cách dạy này giáo viên đỡ vất vả hơn vì không mất nhiều công sức 
trong quá trình giảng dạy. Tạo hứng thú, say mê học tập cho học sinh: Như hăng 
say phát biểu, rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày một vấn đề trước đám 
đông, kĩ năng giao tếp, kĩ năng hợp tácRèn luyện cho học sinh thói quen chủ 
động sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đồng thời học sinh biết lên án đấu 
tranh với những hành vi, việc làm trái với quy tắc chuẩn mực đạo đức và quy định 
của pháp luật. 
- Đặc biệt, khi thi trắc nghiệm chỉ yêu cầu xác định đúng tình huống thì HS 
không mất thời gian để liên hệ kiến thức nhiều bài. Điều này không chỉ giảm bớt 
thời gian mà còn nâng cao độ chính xác của đáp án . Hơn thế, trong thi trắc 
nghiệm khách quan, chỉ cần xác định sai tình huống là có thể sai hoàn toàn kết quả. 
Tuy nhiên, do phạm vi của một sáng kiến khoa học nên tôi chỉ trình bày một 
số ví dụ thường gặp. Chưa lấy trình bày được nhiều ví dụ cho từng trường hợp; 
chưa mở rộng cho các tình huống phức tạp Nếu được mở rộng phạm vi nghiên 
cứu tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về đề tài này. 
2. Kiến nghị 
 Tôi kiến nghị với các GV THPT áp dụng và phát triển thêm các phương 
pháp dạy học tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Và qua đây tôi cũng 
rất mong được nhận sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng 
nghiệp. Mặt khác tôi cũng mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm dạy học của 
các thầy cô và đồng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn giáo dục 
công dân. 
 46 
 Trên đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân sau một quá trình dạy và học hỏi đồng 
nghiệp chắc còn một số khiếm khuyết rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến 
từ đồng nghiệp và giới chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn 
thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn ! 
 47 
TT TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Sách giáo khoa GDCD 12 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
2 Sách giáo viên GDCD 12 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
3 
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn GDCD trường THPT 
 (Bộ GD & ĐT) 
4 
Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 12 
– Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
5 
 Sách bài tập tình huống GDCD 12 – Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí 
Minh 
6 
Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK môn GDCD 12 – Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam 
7 
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định 
hương phát triển năng lực học sinh – Bộ GD & ĐT 
8 Một số thông tin, tài liệu từ mạng Internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day.pdf
Sáng Kiến Liên Quan